Điều Trị Bệnh Tiểu Đường Đúng Cách Và Hợp Lý Nhất

Khi nhận biết cơ thể đã bị bệnh tiểu đường qua các dấu hiệu và triệu chứng, cần lập tức lên kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường với việc tuân thủ các nếp sống được nêu dưới đây  sao cho hợp lý nhất .Cơ chế mắc phải bệnh tiểu đường là khi cơ thể không tạo ra đủ insulin và hoặc không đáp ứng tốt với insulin nó tạo ra ở bệnh tiểu đường tuýp 2 và khi không còn khả năng sản sinh insulin ở bệnh tiểu đường tuýp 1.

Nếp sống trong điều trị bệnh tiểu đường:

Việc điều chỉnh nếp sống khi có bệnh tiểu đường sẽ bao gồm việc hợp tác với chuyên viên chăm sóc sức khỏe để theo dõi và săn sóc đường glucose trong máu, huyết áp và mức cholesterol trong máu để giảm nguy cơ biến chứng. Điều này nên được kết hợp với sự lựa chọn lối sống lành mạnh, bao gồm một chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất. Đối với tất cả các loại bệnh tiểu đường, hiểu rõ về bệnh giúp đảm bảo rằng những người có bệnh này có được các kỹ năng, kiến thức và nguồn phương tiện cần thiết để giúp họ săn sóc bệnh trạng của họ

Người có bệnh tiểu đường loại 1 nên:
Thử nghiệm mức đường glucose trong máu ba hoặc nhiều lần mỗi ngày và điều chỉnh insulin của họ bằng chích (tiêm) hoặc bơm insulin.
Đảm bảo liều insulin được cân bằng với lượng thức ăn và mức độ hoạt động hàng ngày. Những người bị bệnh tiểu đường loại 1 có thể có mức độ đường trong máu khi thấp khi cao; điều này cần được theo dõi và săn sóc cẩn thận.
Tuy nếp sống khi có bệnh tiểu đường loại 1 đòi hỏi một cách sắp xếp sinh hoạt hàng ngày nhưng máy bơm và các sản phẩm insulin mới hơn đã giúp việc săn sóc bệnh trạng này được linh hoạt hơn. Một chuyên viên chăm sóc sức khỏe có thể cho lời khuyên để giúp kiểm soát mức đường trong máu.

Săn sóc tình trạng cao huyết áp,Cholesterone trong máu, đường trong máu:

Nghiên cứu cho thấy rằng săn sóc huyết áp, mức độ cholesterol trong máu và mức đường glucose có thể làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường như bệnh tim và đột quỵ. Chuyên viên chăm sóc sức khỏe có thể giúp quý vị lập một kế hoạch để theo dõi và săn sóc huyết áp, cholesterol trong máu và glucose

Chỉ số đường huyết và những điều bệnh nhân tiểu đường cần biết

Điều trị bệnh tiểu đường cần hợp lý:

1/ Lựa chọn lối sống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

2/ Cần chích (tiêm) nhiều lần để điều chỉnh mức độ insulin.

3/ Cần dùng thuốc để điều chỉnh mức glucose trong máu

4/ Dùng viên uống Hạ đường để ổn định chỉ số đường huyết, kiểm soát lượng đường trong máu

Nếp sống khi có bệnh tiểu đường loại 1:

Nếp sống khi có bệnh tiểu đường Loại 1 tạo ra những thách thức suốt đời cho tất cả các thành viên của gia đình. Người có bệnh tiểu đường loại 1 nên:
Thử nghiệm mức đường glucose trong máu ba hoặc nhiều lần mỗi ngày và điều chỉnh insulin của họ bằng chích (tiêm) hoặc bơm insulin.Đảm bảo liều insulin được cân bằng với lượng thức ăn và mức độ hoạt động hàng ngày. Những người bị bệnh tiểu đường loại 1 có thể có mức độ đường trong máu khi thấp khi cao; điều này cần được theo dõi và săn sóc cẩn thận. Tuy nếp sống khi có bệnh tiểu đường loại 1 đòi hỏi một cách sắp xếp sinh hoạt hàng ngày nhưng máy bơm và các sản phẩm insulin mới hơn đã giúp việc săn sóc bệnh trạng này được linh hoạt hơn.
Một chuyên viên chăm sóc sức khỏe có thể cho lời khuyên để giúp kiểm soát mức đường trong máu.

Nếp sống khi có bệnh tiểu đường loại 2:
Người có bệnh tiểu đường loại 2 có thể giúp điều chỉnh mức đường đường glucose trong máu và giảm nguy cơ biến chứng bằng cách:
1/ Làm giảm cân
2/ Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh
3/ Vận động cơ thể
4/ Cho thuốc uống hoặc dung insulin để giúp điều chỉnh mức đường trong máu.

Nếp sống khi có bệnh tiểu đường thai kỳ:
Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra trong thời kỳ mang thai, và thường hết trong vòng sáu tuần sau khi sinh nở. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ thường có thể giữ cho mức đường glucose trong máu trong giới hạn chấp nhận được bằng
cách ăn uống tốt và tập thể dục thường xuyên. Trong một số trường hợp, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sẽ cần thuốc uống hoặc chích (tiêm) insulin.

Bên cạnh đó kết hợp với Viên uống Hạ đường SiKai kiểm soát chỉ số đường huyết ở mức ổn định nhất, tránh gia tăng lượng đường trong máu cao, giữ lượng đường ở mức ổn định và an toàn.

Hạ Đường Sikai
Hạ Đường Sikai

Xem thêm về triệu chứng bệnh tiểu đường

Kiểm soát cao huyết áp đối với người bệnh tiểu đường – Hết sức quan trọng!

Cao huyết áp là biến chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường, nó làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh võng mạc.

Với những người mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) đồng nghĩa với việc phải “sống chung” với căn bệnh này suốt đời. Một trong những biến chứng rất nguy hiểm của bệnh tiểu đường chính là bệnh cao huyết áp. Các chuyên gia cho biết, sự tăng cao của huyết áp là một trong những nguyên nhân gây đột tử ở người mắc bệnh tiểu đường. Chính vì lí do trên, người tiểu đường cần hiểu rõ tình trạng bệnh tật của mình và có lối sống lành mạnh để phòng ngừa được các tai biến xảy ra.

Tại sao bệnh tiểu đường lại có thể gây cao huyết áp?

Bệnh cao huyết áp và tiểu đường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Theo thống kê, bệnh tiểu đường làm tăng huyết áp gấp 3 lần so với người bình thường. Trong đó, nguy hiểm nhất là bệnh tiểu đường tuýp 2, nhóm đối tượng rất dễ bị cao huyết áp. Cao huyết áp ở người bệnh tiểu đường rất thường gặp và là yếu tố làm tăng mức độ nặng của bệnh tiểu đường.

Để giải thích nguyên nhân này, cần phải phân tích rõ hơn lượng đường (glucose) trong máu của người tiểu đường. Ở người bệnh tiểu đường luôn có lượng đường trong máu cao hơn so với người bình thường, lượng đường này kết hợp với tế bào xấu trong máu khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ hình thành lên các mảng xơ vữa động mạch, làm “tắc nghẽn” lưu thông máu, oxy lên nuôi cơ thể. Điều này, khiến huyến áp luôn cao hơn mức bình thường, đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nhồi máu não , tác mạch mãu não, đột quỵ, tai biến…

Đặc biệt, ở những bệnh nhân tiểu đường bị huyết áp cao, nguy cơ xảy ra các biến chứng mạch máu lớn, các bệnh tim mạch, bệnh về thận, về mắt càng có khả năng tăng cao gấp 5 lần so với các bệnh nhân khác. Do đó, có thể khẳng định bệnh tiểu đường gián tiếp gây ra chứng tai biến mạch máu não thông qua các căn bệnh máu nhiễm mỡ, cao huyết áp và hiện tượng xơ vữa động mạch.

Bệnh tiểu đường mà bị cao huyết áp phải làm sao?

Nếu không may bạn mắc phải căn bệnh tiểu đường, bạn phải thường xuyên theo dõi đồng thời các chỉ số đường huyết, chỉ số cao huyết áp, chỉ số mỡ máu (triglycerid, cholesterol) nhằm loại trừ được các yếu tố gây tăng huyết áp dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh tiểu đường bị cao huyết áp nên có chế độ ăn và thói quen như nào?

  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh bao gồm nhiều rau xanh và trái cây ít đường, ngũ cốc nguyên hạt, cá… Hạn chế ăn các chất béo và chất béo bão hòa, những thực phẩm chứa nhiều cholesterol. Điều này sẽ giúp người bệnh kiểm soát được trọng lượng cơ thể cũng như hàm lượng đường trong máu.

Lưu ý rất quan trọng đó là bệnh nhân mắc tiểu đường bị cao huyết áp nên ăn nhạt (không quá 1 muỗng cà phê muối mỗi ngày), thức ăn nên chế biến như luộc, hấp, tránh thức ăn xào, rán, chiên…Các chuyên gia khuyên người bệnh tiểu đường tránh xa rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích… vì đây là nguyên nhân gây cao huyết áp. Tốt hơn hết là bạn nên đoạn tuyệt với rượu và các chất kích thích.

  • Tăng cường vận động

Thường xuyên vận động cơ thể là lựa chọn hàng đầu cho người bệnh tiểu đường bị cao huyết áp. Bởi nó có ảnh hưởng tích cực đến quá trình chuyển hóa glucose trong máu cũng như khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể. Bạn nên tập luyện các bài tập có cường độ trung bình như đi bộ, đạp xe, yoga, thiền… ít nhất 30 phút mỗi ngày, 4-5 lần mỗi tuần. Ngoài ra, luyện tập thể dục đều đặn có thể giúp người bệnh giảm chứng béo phì, ngăn chặn các bệnh về tim mạch, chứng tăng mỡ trong máu và cao huyết áp.

  • Sử dụng thuốc đúng cách

Bên cạnh thực hiện lối sống lành mạnh, người bệnh tiểu đường bị huyết áp cao cũng cần phải tuân thủ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài sử dụng thuốc Tây y, nhiều bệnh nhân tiểu đường đã tìm đến cách hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bằng các thảo dược trong Đông y với những thành phần tự nhiên vô cùng thân thiện và đã nhận được những kết quả bất ngờ.

Lương y Dương Phú Cường (Phó chủ tịch thường trực Hội Đông Y Gò Vấp) cho biết, người bệnh tiểu đường  bị cao huyết áp nên kết hợp dùng sản phẩm chiết xuất từ thảo dược như: Khổ qua, Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành… để giúp tuyến tụy phục hồi sản sinh insulin, điều khiển lượng đường trong máu hoạt động bình thường trở lại, giúp hạ và ổn định đường huyết, từ đó phòng tránh được các bệnh liên quan đến cao huyết áp, tim mạch… và các biến chứng nguy hiểm khác.

Vậy là bạn đã hiểu được mối liên hệ giữa cao huyết áp và tiểu đường rồi đúng không? Như vậy, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sống vui – sống khỏe, không còn lo những biến chứng cao huyết áp nếu biết cân bằng chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày.

Nguồn bài viết: http://suckhoedoisong.vn/kiem-soat-cao-huyet-ap-cho-nguoi-benh-tieu-duong-het-suc-quan-trong-n143232.html

Hạ Đường SIKAI cam kết KHÔNG CHỨA thành phần tân dược Gliclazide, Metformin

Viên uống Hạ Đường SIKAI cam kết không chứa thành phần tân dược Gliclazide và Metformin bởi các tác dụng không tốt mà chúng gây nên. Với Hạ Đường SIKAI bạn yên tâm khi uống bởi được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị và giảm các biến chứng do tiểu đường.

Thành phần viên uống Hạ Đường SIKAI

Hạ Đường SIKAI – viên uống được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên 100% không chứa bất kì thành phần tân dược.

Kết quả phân tích được Sở Y tế TP. HCM, Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm kiểm nghiệm. Trong thành phần tạo nên mỗi viên nang của Hạ Đường SIKAI chứa 480mg cao khô dược liệu với các thành phần gồm:

  • Khổ qua: 1440mg
  • Sa sâm: 960mg
  • Bố chính sâm: 960mg
  • Sâm đại hành: 720mg
  • Nam dương sâm: 720mg

Ngoài ra còn có các phụ liệu khác như: talc, lactose, magnesi stearate vừa đủ 1 viên.

Dựa vào kết quả phân tích từ Sở Y tế TP. HCM Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm cho thấy về tính chất: viên uống Hạ Đường SIKAI có dạng viên nang cứng, vỏ nang màu đỏ, bột thuốc màu vàng nâu, với mùi thơm dược liệu và vị đắng.

Kiểm tra thành phần tạo viên uống Hạ Đường SIKAI cho kết quả âm tính với Gliclazide và Metformin.

Hạ Đường Sikai
Hạ Đường Sikai

Tại sao viên uống Hạ đường Sikai không chứa thành phần Gliclazide và Metformin.

Gliclazide và Metformin đều có công dụng rất hiệu quả trong việc điều trị tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, với những tác dụng phụ mà hai loại này đem lại thì lời khuyên bạn cần hết sức thận trọng khi dùng, chỉ nên dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Gliclazide

Bạn có thể gặp một số tác dụng phụ là đường huyết thấp (hạ đường huyết) – đây cũng là tác dụng phụ thường gặp nhất. Nếu không điều trị các triệu chứng này có thể ảnh hưởng xấu dẫn đến chóng mặt, mất ý thức hoặc có thể gây hôn mê. Tình trạng đường huyết thấp dưới mức nghiêm trọng kéo dài ngay cả khi bạn đã kiểm soát tạm thời bằng cách ăn đường, bạn nên đến các cơ sở y tế kiểm ra ngay. Tình trạng này có thể khiến bạn: xanh xao, xuất huyết kéo dài, bầm tím, đau họng, sốt, mệt mỏi, khó thở, chảy máu mũi, loét miệng, ớn lạnh nặng. Tuy nhiên các triệu chứng này thường biến mất khi ngưng điều trị.

Ngoài ra, bạn còn có thể gặp các tác dụng phụ như:

  • Các rối loạn về gan: chức năng gan thất thường, có thể gây vàng da và mắt.
  • Các rối loạn về da: đỏ, ngứa, phát ban, phù mạch, các phản ứng da với ánh nắng.
  • Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu, nôn mửa, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón.
  • Rối loạn thị giác: tầm nhìn của bạn có thể bị ảnh hưởng trong một thời gian ngắn, nhất là lúc bắt đầu điều trị.

Metformin

Trong Metformin chứa hoạt chất Metformin hydrochloride thường chỉ được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ bởi một số tác dụng phụ mà nó gây ra như: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Metformin có thể gây nhiễm toan axit lactic (việc tích tụ nhiều axit lactic trong cơ thể có thể gây tử vong). Các triệu chứng nhiễm toan axit lactic nhẹ như:

  • Đau cơ hoặc suy nhược.
  • Tê hoặc cảm giác lạnh ở cánh tay và chân.
  • Khó thở.
  • Cảm thấy chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi hoặc rất suy nhược.
  • Đau bụng, buồn nôn, ói mửa.
  • Nhịp tim chậm hoặc không đều.

Cùng các tác dụng phụ nghiêm trọng khác như:

  • Cảm thấy khó thở, thậm chí gắng sức nhẹ.
  • Sưng phù hoặc tăng cân nhanh chóng.
  • Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm.

Những tác dụng phụ mà khi sử dụng Gliclazide và Metformin gây nên, bạn cần hết sức thận trọng khi dùng. Chỉ nên uống khi có chỉ định của bác sĩ, đồng thời khi phát hiện bất kì triệu chứng thất thường nào nên đến trung tâm y tế để kiểm tra ngay lập tức.

Chính vì những tác dụng không tốt đến sức khỏe mà viên uống Hạ đường Sikai không sử dụng thành phần tân dược Gliclazide hay Metformin.

Viên uống Hạ đường Sikai giúp hỗ trợ và ổn định đường huyết. Đồng thời hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

>> Tìm hiểu thêm về triệu chứng bệnh tiểu đường

Cách chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 nhờ chế độ ăn uống

Cách chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 nhờ chế độ ăn giúp duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định, hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học là điều cần thiết cho người bị tiểu đường tuýp 2.

Cách chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 nhờ chế độ ăn

Xây dựng chế độ ăn uống đối với người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 là điều cần thiết và đặc biệt lưu ý một số nguyên tắc nhất định. Thực đơn cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng nhưng vẫn kiểm soát được lượng đường trong máu. Một số điều người bị bệnh tiểu đường cần lưu ý lên thực đơn gồm:

  • Cân bằng lượng carbohydrates trong thức ăn

Khi lên thực đơn người bị tiểu đường cần kiểm soát carbohydrates là điều quan trọng. Một số thực phẩm chứa carbohydrates như: bánh mì, ngũ cốc, mì, lúa mạch, các loại đậu, một số rau củ quả như khoai tây, khoai lang, ngô… Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bị tiểu đường nên cần bằng các thực phẩm có GI thấp (GI dưới 55) và cao sẽ giúp kiểm soát đường huyết vừa phải và duy trì ở mức ổn định, tránh tăng quá cao hay hạ xuống quá thấp.

  • Hạn chế sử dụng chất béo (lipit) không lành mạnh

Trong thực đơn hàng ngày người bị tiểu đường nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo không lành mạnh phòng biến chứng có thể bị bệnh tim giảm xuống mức rủi ro thấp nhất. Người bị tiểu đường tuýp 2 nên hạn chế dùng: pho mát, thịt bò, các loại sữa chua tách béo, đồ nướng, chiên xào… Chất béo trans hay chất béo hydro hóa thường có trong các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn.

  • Không nên ăn thực phẩm chứa Protein (chất đạm) quá nhiều

Tuy protein là thành phần quan trọng giúp tăng cường khả năng miễn dịch và phục hồi các thương tổn của cơ thể nhưng với người bị tiểu đường nếu ăn quá nhiều chất béo, thịt mỡ có thể làm tăng nồng độ natri và cholesterol, gây bất lợi đến sức khỏe. Nhất là với người bị bệnh nặng nhằm tránh các biến chứng tim mạch thì việc sử dụng quá nhiều thịt, lòng đỏ trứng gà là điều không tốt.

  • Giảm lượng muối trong các món ăn
  • Natri có trong muối và các thực phẩm như: sò, trứng, sữa… có thể khiến cơ thể tăng giữ nước, gây tăng huyết áp, không có lợi cho tình trạng bệnh. Tốt nhất nên sử dụng không quá 2300mg/ngày, tương đương 1 muỗng cà phê để kiểm soát được huyết áp.
  • Các loại rau củ quả:
  • Hạn chế sử dụng các loại rau củ quả như: khoai tây, ngô… vì chúng cũng chứa nhiều tinh bột.
  • Nên ăn nhiều loại rau giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ bao gồm hầu hết các loại rau có màu xanh lá như: măng tây, cà rốt, củ cải, cần tây, dưa chuột, hành, ớt, rau cải mầm, cà chua…

Cách chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 nhờ chế độ ăn uống là điều cần thiết và quan trọng giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định hạn chế biến chứng xảy ra. Hy vọng người bị tiểu đường có thể xây dựng cho mình một chế độ ăn uống phù hợp cho bản thân. Bên cạnh chế độ ăn uống điều trị bệnh, người bệnh cũng nên thường xuyên thăm khám định kỳ để kiểm soát bệnh tốt nhất.

 

Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 1 – Bạn nên biết

Tiểu đường tuýp 1 hay tiểu đường tuýp 2 bạn vẫn cần kiểm soát nồng độ insulin trong máu ở mức cho phép nhằm hạn chế biến chứng xảy ra. Xây dựng một chế độ ăn uống cho người tiểu đường hợp lý, khoa học sẽ góp phần hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 1 hiệu quả.

Tiểu đường tuýp 1 hình thành khi lượng insulin trong tuyến tụy tiết ra không đủ để đáp ứng việc kiểm soát lượng đường trong máu. Với những người bị bệnh tiểu đường tuýp 1, chế độ ăn cần đảm bảo đầy đủ lượng protit, lipit cần thiết cho cơ thể. Theo đó, trong khẩu phần ăn lượng gluxit chiếm 50% lượng calo, protit chiếm 15%, lipit 35%. Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề trong khẩu phần ăn như sau:

Đối với thức ăn chứa tinh bột

Tốt nhất người bị tiểu đường tuýp 1 nên ăn các loại bánh mì không pha trộn với các loại thực phẩm như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ… Lượng tinh bột đối với người bị tiểu đường nên ở mức 50-60% so với người bình thường. Ngoài ra, việc sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

Lưu ý: Người bị tiểu đường tuýp 1 không nên chiên xào các loại thức ăn chứa tinh bột bởi cơ thể khó hấp thu và làm tăng lượng đường huyết nhanh chóng. Bên nên dùng phương pháp luộc hoặc nướng nhằm đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.

Không chỉ với người bị tiểu đường tuýp 1 và với cả tiểu đường tuýp 2 bạn nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. Lượng cholesteron cần cho cơ thể nên dưới 300mg mỗi ngày. Tốt nhất nên thay thế lượng mỡ bão hòa bằng các loại dầu thực vật như: đậu nành, dầu olive, dầu mè…

Lưu ý: Với những loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ không nên chiên xào bởi cơ thể sẽ rất khó hấp thụ. Hạn chế sử dụng dầu và chỉ nên dùng trong một số trường hợp cần thiết.

3. Đối với thực phẩm chứa nhiều chất đạm

Khi bị tiểu đường tuýp 1 bạn có thể ăn các loại: thịt lợn, thịt bò đã được lấy sạch mỡ. Không ăn các loại thực phẩm như: da gà, da vịt bởi chúng chứa rất nhiều cholesterol. Với những thực phẩm giàu chất đạm bạn nên chế biến là luộc, kho nướng thay vì chiên, xào.

Lưu ý: Hạn chế tối đa việc sử dụng thịt hộp, patê, xúc xích… Nên ăn cá, trứng, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu…

Đối với các loại rau xanh và trái cây tươi

Một ngày, người bị tiểu đường tuýp 1 nên ăn khoảng 400g rau và trái cây tươi. Đây là các loại thực phẩm giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa, đồng thời còn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Chất xơ ở rau quả là thành phần cần thiết giúp làm giảm đường và làm chậm quá trình hấp thụ đường, đỡ tăng đường sau khi ăn.

Lưu ý: Không phải bất kì loại trái cây nào cũng tốt đối với người bị tiểu đường tuýp 1, bạn nên hạn chế ăn: nho, xoài, na, nhãn… Đặc biệt nên tránh nhất là các loại trái cây sấy khô bởi chúng chứa hàm lượng đường khá cao.

Tiểu đường tuýp 1 và thực phẩm chứa chất ngọt

Trong chế độ ăn cho người bị tiểu đường tuýp 1 đặc biệt nên tránh: các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu… Chỉ nên sử dụng các loại đường được Cục quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt như aspartame, saccharin, sucralose… Các loại đường này vừa giúp làm giảm được lượng đường cung cấp vào cơ thể nhưng vẫn giữ được hương vị ngon người của thức ăn.

Chất ngọt chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh tiểu đường tuýp 1 và cũng chính nó khiến bệnh thêm trầm trọng.

Lưu ý: Người bị tiểu đường nên hết sức thận trọng trong việc sử dụng thực phẩm chứa đường.

Xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường là không hề dễ dàng, tuy nhiên với những thông tin trên bạn có thể tham khảo nhằm cải thiện tình trạng bệnh của mình. Tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có cách hỗ trợ phù hợp. Tùy vào tình trạng của bệnh mà có chế độ ăn uống riêng để hạn chế biến chứng xảy ra tốt nhất.

Xem thêm về triệu chứng bệnh tiểu đường