Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không, có chữa được không là điều mà nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat khi hocmon insulin bị thiếu hay bị tác động khiến đường glucose không đi đến được tế bào trong cơ thể. Và có khoảng 95% bệnh nhân tiểu đường thuộc tiểu đường tuýp 2, đặc biệt tiểu đường tuýp 2 rất nguy hiểm với các biến chứng về tim mạch, suy thận, mù mắt,… Vậy bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Vì sao bị tiểu đường tuýp 2? Tiểu đường tuýp 2 có triệu chứng gì?

Tiều đường tuýp 2 là gì?

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là tình trạng đường trong máu quá cao. Bệnh tiểu đường có hai dạng là bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2 (hay từng được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn). Ở bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2), cơ thể của bạn không thể tạo ra hoặc sử dụng tốt insulin. Insulin là một hormone giúp cho glucose (đường) có thể đi vào và nặp năng lượng cho các tế bào. Nếu không có insulin, quá nhiều glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở tim, mắt, thận, thần kinh, nướu và răng của bạn.

Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Vì sao bị tiểu đường tuýp 2?

Về cơ bản, bệnh tiểu đường tuýp 2 là bệnh lý tuyến tụy không sản xuất đủ isulin hoặc cơ thể tự kháng với insulin được sản xuất. Một trong những nguyên nhân phổ biến của bệnh tiểu đường tuýp 2 là béo phì, sử dụng nhiều rượu bia, tuổi cao, tiền sử bệnh rối loạn dung nạp glucose,…

Kết quả thống kê của Bộ Y tế Việt Nam có khoảng 30% bệnh nhân tiểu đường do yếu tố di truyền. Bên cạnh di truyền thì các yếu tố khác như thừa cân, huyết áp cao, lười vận động, tiền sử tiểu đường thai kỳ, suy giảm đường huyết lúc đói,.. cũng là các nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường tuýp 2. Những bệnh nhân bẩm sinh dung nạp glucose nhiều hơn hoặc suy giảm glycaemia tự nhiên khiến mức độ glucose trong máu cao hơn bình thường sẽ có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tiểu đường tuýp 2 có triệu chứng gì?

Việc phát hiện và điều trị sớm tiểu đường type 2 có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi nếu không được điều trị, bệnh sẽ có những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Vậy bệnh tiểu đường tuýp 2 có triệu chứng gì? Dưới đây là 7 dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường type 2 mà bạn không nên bỏ qua.

– Đi tiểu thường xuyên: Thường xuyên hoặc đi tiểu nhiều lần là một dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn cao, nó đã xâm nhập cả vào đường tiết niệu. Quả thận của chúng ta không thể hoạt động nhịp nhàng nếu lượng đường trong cơ thể quá cao, nếu hàm lượng glucose trong nước tiểu cao, nó sẽ phải thu hút một lượng nước từ đó khiến người bệnh phải đi tiểu thường xuyên.

– Khát nước: Lúc nào cũng cảm thấy khát là một trong những triệu chứng đáng chú ý đầu tiên của bệnh tiểu đường. Khi đường trong máu tăng lên, kèm theo việc đi tiểu nhiều dẫn đến khát nước, cơ thể bạn lúc đó cần lượng nước để bù lại chỗ đã mất đi.

– Hay cảm thấy đói: Chứng thèm ăn hoặc đói dữ dội cũng là một dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường. Đói là do đường trong máu của bạn quá cao hoặc quá thấp. Đường đảm nhiệm chức năng nuôi tế bào trong cơ thể, khi các tế bào không thể hấp thụ đường do thiếu insulin, cơ thể bạn sẽ phát tín hiệu cần thêm đường để nuôi tế bào, từ đó sinh ra các cơn đói cồn cào trong ruột.

– Đau hoặc tê bàn tay, chân: Những cảm giác kiến ​​bò hoặc tê ở tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường. Đây là một dấu hiệu thần kinh của bệnh tiểu đường, nhẹ có thể tê bì thoáng qua, nhưng khi đã sưng, đau là đã xuất hiện các tổn thương thần kinh nặng. Nếu người mắc bệnh tiểu đường mà không được điều trị, những biến chứng nặng của bệnh tiểu đường như tê bì hoặc sưng đau chân tay sẽ ngày một trầm trọng.

– Lâu lành vết thương: Lý do người bị tiểu đường thường khó lành vết thương hơn những người khác là do đường máu tăng cao, làm lượng máu  lưu thông kém. Bên cạnh tác động đến hệ tuần hoàn, bệnh tiểu đường còn ảnh hưởng cả đến hệ miễn dịch, cũng góp phần làm người bệnh khó lành các vết nhiễm trùng hoặc vết thương. Nếu xuất hiện triệu chứng này hãy nghĩ tới bệnh tiểu đường.

– Nhìn mờ: Mờ mắt thường xảy ra sớm nếu người mắc bệnh tiểu đường không được phát hiện và điều trị. Khi  lượng đường trong máu cao, gây dịch chuyển thủy tinh thể của mắt. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ tự khỏi khi lượng đường trong máu trở về mức bình thường.

– Mảng da tối màu: Nếu trên cơ thể xuất hiện những mảng da tối màu, đặc biệt là ở các nếp gấp của da như ở vùng nách, cổ, bẹn… rất có thể đó là dấu hiệu bạn đã mắc tiểu đường loại 2.  Những triệu chứng này được gọi là acanthosis nigricans, là một dấu hiệu của kháng insulin.

Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không? Có thể nói đây là dạng tiểu đường rất nguy hiểm bởi hệ lụy của nó chính là các biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí tính mạng cũng bị đe dọa nếu như người tiểu đường tuýp 2 không biết cách quản lý kiểm soát tốt đường huyết của mình. Những biến chứng nguy hiểm thường gặp nhất của bệnh tiểu đường tuýp 2 gồm có:

– Biến chứng cấp tính: Tăng đường huyết quá cao có thể đưa bệnh nhân vào hôn mê nhiễm ceton hay hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. Tử vong do hôn mê tăng đường huyết là rất cao.

– Biến chứng tim và mạch máu: Đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, bao gồm bệnh mạch vành với cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não , xơ vữa động mạch và tăng huyết áp .

– Biến chứng thần kinh (neuropathy): Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương thành mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng những sợi thần kinh, đặc biệt ở chân. Tổn thương này gây ra các triệu chứng : châm chích như kiến bò, tê chân, nóng rát hay đau thường bắt đầu từ các ngón chân, ngón tay và lan dần lên. Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt có thể gây mất toàn bộ cảm giác ở chi

– Tổn thương hệ thần kinh: Tổn thương những sợi thần kinh tự động kiểm soát việc tiêu hóa có thể gây buồn nôn, ói mữa, tiêu chảy hay táo bón . Đối với đàn ông, có thể bị rối loạn cương dương.

– Biến chứng thận (Nephropathy): Thận chứa hàng triệu búi mạch máu nhỏ có chức năng lọc chất thải ra khỏi cơ thể. Đái tháo đường có thể gây tổn thương những hệ thống lọc này. Cuối cùng có thể dẫn tới suy thận hay bệnh thận giai đoạn cuối không thể phục hồi được, khi đó cần phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận .

– Biến chứng mắt: Đái tháo đường có thể gây tổn thương mạch máu ở võng mạc (bệnh võng mạc do Đái tháo đường ), có thể dẫn tới giảm thị lực hay mù hoàn toàn. Đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý mắt khác như đục thủy tinh thể và glaucoma.

– Biến chứng chân: Tổn thương thần kinh ở chân và giảm tưới máu chân làm tăng nguy cơ của nhiều biến chứng trên bàn chân. Nếu không được điều trị, các vết thương hay nốt phồng sẽ bị nhiễm trùng. Nếu tổn thương trầm trọng có thể phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân hay cả chân để cứu tính mạng bệnh nhân.

Tiểu đường tuýp 2 có chữa được không?

Giải đắp thắc mắc về câu hỏi trên về bệnh tiểu đường tuýp 2 hay bệnh tiểu đường có chữa được không thì bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh phải sống với bệnh cả đời. Tuy nhiên, tin vui là 85% người bệnh có thể sống khỏe mạnh hoàn toàn nhờ chế độ dinh dưỡng, luyện tập và sử dụng các bài thuốc đông y lành tính từ các loại thảo dược tự nhiên. Dưới đây là một số thảo dược đông y chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 hiệu quả:

– Mướp đắng: khi còn xanh, mướp đắng chứa các hoạt chất charantin, glycosid steroid, có tác dụng hạ đường máu, làm chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc và đục thủy tinh thể và làm tăng khả năng dung nạp glucose của người bệnh. Mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do – một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường.

– Sa sâm: Có tính vị ngọt và hơi hàn, có tác dụng thanh tải phế và bổ âm tăng sinh dịch cơ thể. Khi nó được kết hợp với các vị thuốc khác nó có thể bồi bổ sức khỏe tăng cường chức năng sinh lý, và hạ được đường huyết phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường.

– Bố chính sâm: Có vị ngọt nhạt, có chất nhầy, tính bình; có tác dụng bổ mát, nhuận phế, dưỡng tâm, sinh tân dịch; sao với gạo thì tính ấm bổ tỳ vị, giúp tiêu hoá, thêm mạnh sức.

– Sâm đại hành: Theo Y học cổ truyền, sâm đại hành có vị ngọt nhạt, tính hơi ấm, có tác dụng tư âm bổ huyết, chỉ khái, chỉ huyết sinh,… nê sâm đại hành được dùng để chữa trị các bệnh về đường huyết, nhức đầu, hoa mắt, người mệt mỏi, vàng da, vết thương bị tụ máu bầm, băng huyết, kinh nguyệt không đều, viêm họng cấp và mạn tính, ho ra máu, ho lao, ho gà…

– Nam dương sâm: Theo Y học cổ truyền, Nam dương sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng: Thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng. Cũng theo Y học cổ truyền thì Nam dương sâm có công dụng trị tiểu đường rất hiệu quả.

Khi 5 loại thảo dược quý trên được kết hợp với nhau, sẽ tạo nên một giải pháp toàn diện và hiệu quả với 4 cơ chế chính là hạ và ổn định đường huyết; giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường; giảm mỡ máu, tăng cường lưu thông khí huyết, sức khỏe tim mạch; và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do đó, sự kết hợp này được xem là hy vọng mới cho người bệnh trong cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường cũng như làm giảm các biến chứng cho người bị tiểu đường hiện nay.

Hạ đường Sikai được chiết xuất 100% từ các thảo dược thiên nhiên như khổ qua, sa sâm, bố chính sâm, sâm đại hành, nam dương sâm… giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường. Sản phẩm được dùng cho các trường hợp người có thể trạng đường máu cao, người bị tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

31 Comments

Leave a Reply

XHTML: You can use these tags: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>