5 cách lựa chọn thức ăn cho người tiểu đường nên và không nên

Khi nhắc đến thức ăn cho người tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường), điều quan trọng nhất là người bệnh cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng cân bằng để vừa giúp ổn định lượng đường trong máu và vừa đảm bảo dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể hoạt động, giúp ngăn ngừa cảm giác đói và thèm ăn. Đặc biệt, là đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Hãy cùng Hạ Đường SIKAI tìm hiểu xem những thức ăn nào nên được đưa vào chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường nhé!

1.     Tăng cường rau xanh và trái cây trong thức ăn cho người tiểu đường

Ai cũng biết rau củ và trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa và chất xơ không thể thiếu trong một bữa ăn của người tiểu đường. Tuy nhiên, để tối đa hóa hiệu quả kiểm soát tăng huyết áp và bệnh tiểu đường, bạn nên cân nhắc hai lưu ý sau trong việc lựa chọn thức ăn cho người tiểu đường:

thức ăn cho người tiểu đường
Rau xanh và trái cây luôn được ưu tiên trong thức ăn cho người tiểu đường
  • Thứ nhất: Người bệnh tiểu đường nên kết hợp luân phiên nhiều loại rau củ, trái cây trong một bữa ăn là điều rất quan trọng. Bởi mỗi loại rau quả sẽ cung cấp cho cơ thể chúng ta lượng chất dinh dưỡng khác nhau. Hơn nữa, việc thường xuyên thay đổi món cũng giúp cho người bệnh không bị nhàm chán, làm cho bữa ăn gia đình thêm phần đa dạng và phong phú. Người bệnh cũng nên ưu tiên ăn rau, trái cây tươi thay vì uống nước ép hay xay nhuyễn vì sẽ giữ được lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể, rất tốt cho huyết áp và mức glucose huyết.
  • Thứ hai: Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ hay chuyên gia để xác định khẩu phần ăn phù hợp nhất cho tình trạng đường huyết của mình. Bởi vì, trong mỗi loại rau củ quả đều chứa một lượng đường nhất định. Nếu bạn ăn quá nhiều, mức đường huyết trong cơ thể có thể tăng lên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tăng nguy các biến chứng. Tùy vào tình trạng bệnh tăng huyết áp và tiểu đường, bác sĩ sẽ giúp bạn phòng tránh triệt để nguy cơ này, lựa chọn loại rau củ quả và định mức an toàn cho bạn.

Trái lại với nhóm rau xanh, trong trái cây chứa khá nhiều đường fructose là loại đường chuyển hóa nhanh nên người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn các loại trái cây ít ngọt, ăn không quá 200g mỗi ngày. Các loại trái cây có chỉ số đường cao (GI cao) như: xoài, mít, nhãn, nho, sầu riêng, dưa hấu… nên hạn chế tối đa và phải ăn sau bữa ăn chính. Thay vào đó, người bệnh tiểu đường nên ăn các loại trái cây có chỉ số đường thấp (GI thấp) như: bưởi, sơ ri, thanh long, dưa gang, táo…

2.     Nên chọn thực phẩm nguyên hạt trong khẩu phần thức ăn cho người tiểu đường

Tại Việt Nam thực phẩm nguyên hạt hiện chưa quá phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta, tuy nhiên bạn vẫn có thể mua được những loại thực phẩm này tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng dinh dưỡng trên toàn quốc. Lưu ý, đối với thực phẩm nguyên hạt trên bao bì sản phẩm sẽ có dòng chữ “Whole Grain” hay “Whole Grain Wheat”.

thức ăn cho người tiểu đường
Thực phẩm nguyên hạt “Whole Grain” là thiết yếu trong thức ăn cho người tiểu đường

Sở dĩ, các chuyên gia khuyên người bệnh tiểu đường và tăng huyết áp nên lựa chọn thực phẩm nguyên hạt vì chúng có hàm lượng chất xơ và dinh dưỡng rất cao, trong khi lượng đường và tinh bột lại thấp, có khả năng làm giảm lượng cholesterol gây hại và tăng mức cholesterol có lợi trong cơ thể từ đó giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa bệnh mỡ máu. Bên cạnh đó các chất carbs phức hợp trong ngũ cốc còn có tác dụng điều hòa sự hấp thu đường và chuyển hóa chất béo từ đó phòng tránh bệnh tiểu đường rất tốt. Chất xơ chậm tiêu hóa và hấp thu carbohydrate và không thể tăng lượng đường trong máu của bạn nhanh như ngũ cốc tinh chế (gạo trắng, bánh mì, bún, phở, mì…). Và bởi vì ngũ cốc nguyên hạt giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, nó có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng của bạn một cách hiệu quả.

Một số loại ngũ cốc nên bổ sung vào trong thức ăn cho người tiểu đường bao gồm: gạo nâu hay còn gọi là gạo lứt, yến mạch, lúa mạch, các loại bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên chất, đậu nành, các loại đậu xanh, đậu trắng còn nguyên vỏ, ngô, mè đen, lúa mỳ…

3.     Ưu tiên các nguồn chất đạm tốt

Để duy trì được các hoạt động trong ngày, người bệnh tiểu đường nên bổ sung chất đạm với lượng chiếm khoảng 13 – 20% tổng năng lượng hàng ngày (1g chất đạm cung cấp 4kcal). Lưu ý, 1g chất đạm không đồng nghĩa là 1g thịt heo hay thịt bò, thường trong 100g thịt có chứa khoảng 16 – 20g chất đạm.

thức ăn cho người tiểu đường

Bổ sung chất đạm tốt sẽ giúp bạn có đủ năng lượng, giúp hệ tim mạch khỏe mạnh. Ngược Lại, nếu bạn bổ sung chất đạm không tốt trong thức ăn cho người tiểu đường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả huyết áp lẫn đường huyết trong cơ thể. Đây là yếu tố làm gia tăng các biến chứng nguy hiểm ở người bệnh tiểu đường. Người bệnh nên chọn các loại chất đạm dễ hấp thu, chứa ít lượng chất béo bão hòa vì giúp giảm biến chứng thận, mắt  và tim mạch. Các thực phẩm giàu chất đạm nên chọn là: Cá, các loại đậu, nấm, tàu hũ, trứng, sữa, các loại thịt gia cầm (bỏ da)…

Khi bị tăng huyết áp và đái tháo đường, bạn cần hạn chế ăn loại thịt đỏ như thịt bò, các loại da (da gà, da heo, da vịt…) và sữa tươi nguyên kem. Thay vào đó, hãy chuẩn bị bữa ăn bổ dưỡng cho gia đình với cá và các loại thịt nạc như ức gà, thịt nạc thăn…Chọn mua thịt, cá tươi sống để chế biến chứ không nên mua thịt đông lạnh, tẩm ướp, xông khói… vì hàm lượng muối và phụ gia thực phẩm cao, có thể khiến huyết áp của bạn tăng lên đáng kể.

4.     Không phải mọi chất béo đều có hại cho sức khỏe người bệnh

Chất béo vẫn là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, giúp hấp thu vitamin và là cơ chất trong tổng hợp các hormone nội tiết. Đối với người bệnh tiểu đường kèm theo bệnh rối loạn chuyển hóa mỡ hay có nguy cơ mắc phải bệnh tim mạch, điều quan trọng nhất là phải nhận biết được về việc sử dụng chất béo có lợi trong thức ăn cho người tiểu đường.

thức ăn cho người tiểu đường

Ngoài các thực phẩm chứa chất béo bão hòa (hay còn gọi là chất béo xấu) thì vẫn còn những loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh – là chất béo không bão hòa. Chất béo bão hòa (có trong thịt động vật, sữa béo, bơ, phô mai…) và chất béo chuyển hóa (dùng nhiều trong thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, thức ăn nhanh…). Khi ăn vào cơ thể, những chất béo này làm tăng lượng cholesterol gây hại, đe dọa sức khỏe của người bệnh tăng huyết áp và tiểu đường.

Ngược lại, vẫn có một số chất béo tốt cho tim mạch và mức glucose huyết của bạn. Điển hình các loại thực phẩm với chất béo lành mạnh bao gồm: hạnh nhân, lạc, hồ đào, đậu nành, hạt vừng, ô liu, dầu oliu, bơ và dầu hạt cải, óc chó… Các loại cá biển cũng có nhiều axit béo Omega-3 có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.

5.     Bao nhiêu chất bột đường là đủ trong mỗi khẩu phần thức ăn cho người tiểu đường?

Một câu hỏi mà hầu hết những người bệnh tiểu đường vẫn luôn thắc mắc, nên ăn bao nhiêu chất bột đường trong một ngày? Các chuyên gia khoa nội tiết cho biết rằng, lượng chất bột đường người bệnh tiểu đường tuýp 2 ăn trong một ngày nên chiếm từ 45 – 60% (người bình thường là 65%) tổng năng lượng. Năng lượng cho một người trưởng thành trung bình 2.000 calorie/ngày. Mức năng lượng sẽ thay đổi theo tuổi tác, mức độ hoạt động thể lực, tình trạng cân nặng và giới tính. Nếu cần giảm cân thì phải cắt giảm bớt năng lượng trong bữa ăn hàng ngày. Lưu ý, trong 1g chất bột đường cung cấp được 4kcal cho cơ thể.

thức ăn cho người tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên ưu tiên sử dụng chất bột đường như: đậu, gạo lứt, lúa mạch, yến mạch, các loại rau xanh và trái cây ít ngọt, gạo còn vỏ nguyên cám… Các chất này được cơ thể hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết, chứa nhiều chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể.

Trên đây là những cách lựa chọn thức ăn cho người tiểu đường nên và không nên mà bạn cần lưu ý. Bạn hãy chọn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe để sống vui sống khỏe giảm thiểu biến chứng của bệnh bạn nhé!