Nguyên Nhân Bệnh Tiểu Đường Mà Bạn Không Ngờ Tới

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một căn bệnh mãn tính và sẽ càng nguy hiểm theo thời gian nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nó được xem như là một đại dịch trên toàn cầu. Vậy nguyên nhân bệnh tiểu đường là gì?

Nguyên nhân bệnh tiểu đường là gì? Rất nhiều người bệnh cho rằng, việc ăn quá nhiều đường hay đồ ngọt là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, sự thật cho thấy nhiều người có chế độ ăn uống ít ngọt mà họ vẫn mắc phải căn bệnh thời đại này. Để phòng tránh và điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả trước hết bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2, và những yếu tố tác động từ thói quen, lối sinh hoạt có thể vô tình gây bệnh.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra do cơ thể không tự sản xuất ra được insulin và phải phụ thuộc hoàn toàn vào insulin bằng cách tiêm hàng ngày loại chất này vào trong cơ thể. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 1 bao gồm:

Do di truyền

Yếu tố di truyền là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1, lý do gen sẽ được truyền từ bố mẹ sang con. Hệ gen này giúp thực hiện tạo ra các protein cần thiết cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể.

  • Nếu cả hai bố mẹ đều bị tiểu đường tuýp 1 nguy cơ 30% con cũng sẽ bị tiểu đường.
  • Nếu chỉ có bố bị tiểu đường tuýp 1 thì 6% nguy cơ con sinh ra cũng bị lây bệnh từ bố.
  • Còn nếu như mẹ bị tiểu đường tuýp 1 sinh con trong thời điểm dưới 25 tuổi và trên 25 tuổi thì nguy cơ con bị tiểu đường tương ứng là 4% và 1%.

Tuy nhiên một vài nhóm gen tương tác với nhau hoặc một số biến thể gen trở thành nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường.

Do hệ thống miễn dịch

Khi tuyến tụy bị suy yếu hay mất đi chức năng của nó, không sản xuất đủ insulin cần thiết do các tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào beta cũng chính là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1.

Do môi trường sống, thực phẩm, vi khuẩn, virus và các độc tố

Các yếu tố từ bên ngoài như thức ăn, đồ uống, chế độ sinh hoạt… làm cho cơ thể bị nhiễm độc có thể gây ra sự phá hủy tế bào beta của tuyến tụy gây ra bệnh tiểu đườngdo không sản sinh đủ insulin. Hơn nữa, các loại Virus coxsackie, rubella, cytomegalo, Epstein-Barr và retro… cũng nằm trong số virus có liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp 1.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2

Nếu trước kia, bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở người lớn tuổi từ 40 tuổi trở lên, thì ngày nay căn bệnh càng trẻ hóa dần, , bệnh chiếm khoảng 90% trong số bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Nhưng ít ai biết rằng nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2 xuất phát từ chính những thói quen và sinh hoạt thiếu lành mạnh hàng ngày, phải kể đến như:

Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc

Một trong những nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2 rất phổ biến là thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc. Trong quá trình khám bệnh nhiều chuyên gia tiểu đường cho biết, tỉ lệ đường huyết của người bị tiểu đường dễ dàng tăng vọt nếu đêm trước họ mất ngủ, thức khuya không ngủ được.

Nguyên nhân bởi vì, thiếu ngủ sẽ gây rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể, gây mất cân bằng glucose trong cơ thể và hoạt động của tuyến tụy cũng bị gián đoạn – là yếu tố gây nên bệnh tiểu đường. Đồng thời làm hàm lượng chất béo tích tụ tăng cao, cơ thể không kiểm soát được sự thèm ăn. Một nghiên cứu ở ở Đại học Boston (Mỹ) đã cho thấy, những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 2 lần so với người ngủ 7-8 giờ mỗi ngày. Cho nên việc thức khuya, ngủ không đủ giấc vừa khiến bạn tăng khả năng bị béo phì, vừa mắc phải chứng bệnh tiểu đường nữa.

Lười vận động – thừa cân béo phì

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, lười vận động là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì. Bạn có biết? Bệnh béo phì có liên quan mật thiết với nguyên nhân bệnh tiểu đường, trong cơ thể người béo phì tồn tại một trạng thái bệnh lý đặc thù gọi là chất đề kháng insulin (hormon điều hòa đường huyết và đưa nhanh glucose vào tế bào để sử dụng) nên là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người béo phì. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, cứ mỗi 150 calo thừa gây ra bởi đường sẽ khiến gia tăng những 11 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh thừa cân béo phì cũng không ngừng tăng lên.

Ăn nhiều trái cây ngọt, tinh bột và chất béo

Rất nhiều người đều nhầm lẫn rằng, chỉ khi ăn nhiều đường hay nhiều đồ ngọt mới nguyên nhân bệnh tiểu đường. Nhưng sự thật khi bạn ăn quá nhiều trái cây ngọt, thực phẩm chứa nhiều tinh bột (bún, phở, khoai tây…) hay chất béo (mỡ heo, mỡ gà, da gà…) liên tục đều khiến bạn có nguy cơ mắc phải căn bệnh thời đại này. Đối với các loại trái cây chiếm càng nhiều nước (>80%) thì hàm lượng đường trong nó càng ít và ngược lại. Đặc biệt, bạn nên hạn chế các loại trái cây như: sầu riêng, nhãn, vải, chôm chôm, mít… hay nước ngọt đóng chai, bánh kẹo ngọt,… là những thực phẩm có chứa rất nhiều đường – là nguyên nhân làm lượng đường trong máu tăng cao, dẫn đến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Không dung nạp đủ lượng vitamin D

Các chuyên gia nghiên cứu về bệnh tiểu đường trên thế giới cho thấy, những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường thường bị thiếu hụt một lượng lớ vitamin D. Điều này có nghĩa vitamin D có vai trò hết sức quan trọng giúp tuyến tụy khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Từ đó mà hoạt động điều tiết ra insulin chuyển hóa lượng đường trong máu cũng hài hòa hơn.Vì vậy nếu bạn ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời do sợ sự nguy hại của các tia cực đến làn da. Chúng ta nên thay thế bằng các thực phẩm như cá hồi, ngũ cốc nguyên cám phân vân để bù đắp lượng vitamin D này.

Không ăn sáng

Nếu bạn đang nghĩ rằng, hai bữa trưa và tối là quan trọng nhất trong ngày thì đó là một sai lầm nghiêm trọng. Chính vì không ăn sáng là nguyên nhân gây hại đến bao tử dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, giảm mất năng lượng hoạt động trong ngày. Song song đó, nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Nghiêm trọng hơn, bỏ ăn sáng sẽ làm hạ đường huyết, khiến bạn thèm ăn vặt đồ ngọt hơn. Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm ngọt giải toả cơn thèm sẽ khiến đường huyết tăng đột ngột, kích thích sản xuất insulin quá mức gây bệnh tiểu đường.

Giờ giấc làm việc bất thường

Đối với những người thường xuyên đổi ca làm việc giữa ngày và đêm có khả năng bị bị tiểu đường tuýp 2 tăng đến 50%. Bởi vì, giờ giấc làm việc không ổn định sẽ dẫn đến rối loạn nhịp sinh học, trong có tuyến tụy và gây ra bệnh tiểu đường.

Làm thế nào để ngăn ngừa căn bệnh thời đại này, các chuyên gia y tế cho biết, hãy thực hiện các nguyên tắc dưới đây để phòng mắc bệnh tiểu đường.

  • Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cá béo, ít thực phẩm giàu carbohydrate… tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều đường, thuốc lá, rượu bia, thực ăn nhanh…
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, việc vận động cơ thể giúp cho hoạt động của insulin nhịp nhàng, hỗ trợ cho quá trình vận chuyển glucose vào máu và biến thành năng lượng cho con người hoạt động.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, loại bỏ nguy cơ thừa cân béo phì, bởi vì đây là nguyên nhân gia tăng mắc các bệnh chuyển hóa, trong đó có tiểu đường.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm căn bệnh nguy hiểm này.

Như vậy, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn được bệnh tiểu đường khi bạn biết rõ nguyên nhân bệnh tiểu đường. Để từ đó có một chế độ ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên và kết hợp với thuốc uống đúng cách.

Xem thêm bài viết về Tiểu đường nên ăn gì

Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của bệnh tiểu đường

Đái tháo đường là một tình trạng rối loạn chuyển hóa đa nguyên nhân đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mạn tính với các rối loạn chuyển hóa carbohydrate, mỡ, protein do hậu quả của khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai. Tăng Glucose máu mạn tính trong bệnh tiểu đường sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.

Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

– Đái tháo đường do tụy

Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tụy.

Sỏi tụy: Đây là biến chứng ít gặp.

Ung thư tụy nguyên phát hoặc thứ phát do ung thư nơi khác di căn đến: Ít gặp, các triệu chứng của bệnh lý ung thư lấn át bệnh đái tháo đường.

Di truyền: Đái tháo đường type 1 do di truyền thường liên quan đến hệ kháng nguyên bạch cầu người (Human Leucocyte Antigen – HLA) trong cơ thể.

Yếu tố môi trường: Các yếu tố môi trường tác động lên cơ thể làm tổn thương tuyến tụy, đặc biệt là tụy nội tiết bao gồm: Virus (quai bị, Rubella, Coxsakie B4), các chất hóa học có chứa Nitơ hay các chất độc từ củ sắn…

Yếu tố miễn dịch: Một số kháng thể tham gia vào miễn dịch dịch thể như kháng thể chống tế bào β tiểu đảo tụy, tự kháng thể kháng tế bào tiểu đảo (ICA), kháng thể kháng insuline (IAA)… được tìm thấy ở bệnh nhân đái tháo đường type 1. Ngoài ra, sự rối loạn tế bào Lympho T cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường type 1.

– Nguyên nhân ngoài tụy

Cường thùy trước tuyến yên: Làm tăng tiết GH, gây ra đái tháo đường tuyến yên.

Cường vỏ thượng thận: Làm tăng tiết Hormone cortisol làm tăng tạo đường mới và giảm tiêu thụ Glucose tế bào, gây ra đái tháo đường do tuyến thượng thận.

Cường giáp trạng: Do Hormone tuyến giáp hầu như tác dụng lên tất cả các giai đoạn của chuyển hóa Glucid nên có thể gây rối loạn chuyển hóa đường. Tuy nhiên, trường hợp này không nặng nề.

Di truyền: Những người có tiền sử gia đình có bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 thì có nhiều nguy cơ mắc bệnh.

Yếu tố môi trường: Tuổi tác, béo phì, lối sống tĩnh tại, chế độ ăn quá nhiều chất béo, đường bột và ít rau quả tươi… là những nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường type 2.

Cơ chế sinh bệnh của bệnh tiểu đường

Khi đường từ thức ăn sau khi đưa vào cơ thể sẽ được bẻ gãy để tạo thành đường đơn như Glucose. Sau khi lưu hành trong máu, Glucose được đưa vào tế bào để sử dụng tạo thành năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Insuline là Hormone do các tế bào β của tuyến tụy nội tiết bài tiết, có tác dụng vận chuyển Glucose vào tế bào. Khi Glucose máu tăng cao, tuyến tụy sẽ bài tiết một lượng insuline vừa đủ để vận chuyển Glucose vào tế bào. Khi Glucose máu xuống thấp tụy sẽ ngừng bài tiết insuline.

– Đái tháo đường type 1

Vì những lí do trên, các tế bào β của tụy bị phá hủy, không thể bài tiết insulin phục vụ cho quá trình vận chuyển Glucose vào tế bào, làm lượng đường máu tăng cao. Hai giai đoạn phát triển đái tháo đường type 1 là: Tạo đáp ứng tự miễn hằng định với tế bào β đảo tụy, có sự xuất hiện đơn độc hay phối hợp các tự kháng thể GAD65, IAA, ICA, IA-2 và giai đoạn tiến triển từ đáp ứng tự miễn với tế bào β đảo tụy sang đái tháo đường type 1.

– Đái tháo đường type 2

Ở những bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2, tuyến tụy bài tiết đủ insuline nhưng các tế bào trong cơ thể kháng lại tác dụng của insuline, hoặc do lượng Glucose đưa vào cơ thể quá nhiều, insuline do tụy tiết ra không đủ để đáp ứng việc vận chuyển chúng vào trong tế bào. Kết quả là đường máu tăng cao, đến một mức nào đó sẽ đào thải qua nước tiểu, gây nên tình trạng đái tháo đường.

Sự đề kháng insuline trong đái tháo đường type 2 là hậu quả của nhiều cơ chế bệnh sinh khác nhau như: Tăng Glucose máu, tăng Acid béo không – ester hoá. Những nghiên cứu gần đây thấy rằng sự đề kháng insulin ở mô cơ xảy ra rất sớm trong quá trình phát triển của bệnh.

Các Enzyme insuline receptor kinase, phosphatase liên quan tới hoạt động insuline, chất chuyển vận glucose và tổng hợp glycogene. Rối loạn chức năng tế bào β đảo tụy trong đái tháo đường type 2 bao gồm: Rối loạn tiết insuline, giảm đáp ứng của insuline đối với Glucose, rối loạn tiết insuline theo nhịp liên quan đến nồng độ Glucose, bất thường chuyển hóa Prinsuline, giảm lượng tế bào β, lắng đọng Amyloid tại đảo tụy. Vai trò của cơ chất thụ thể insulin2 2 (IRS 2: Insulin Receptor Substrate 2), NF-kB, rối loạn chức năng ti thể, stress oxy hóa.

Bị tiểu đường thì nên điều trị như thế nào?

Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể tự chủ động trong điều trị và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Bạn có thể làm cho lượng đường huyết của mình ổn định hơn, thậm chí là chung sống hòa bệnh căn bệnh này bằng nhiều cách khác nhau.

Thay vì để cơ thể ngày càng trở nên quá phụ thuộc, phải tiêm insulin hàng ngày, đi đâu cũng phải đặt báo thức vì đã tới giờ chích thuốc. Chỉ với bài thuốc kết hợp nhiều loại thảo dược trong đông y sẽ giúp bạn kiểm soát nhanh lượng đường – tác dụng của các loại thảo dược này đã được rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe khẳng định.

Nhiều người nghĩ phương pháp chữa bệnh tiểu đường bằng đông y thì có tác dụng chậm, nhưng nó lại khá triệt để và an toàn tuyệt đối, không gây các tác dụng phụ như Tây y, qua đó giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình khỏi những tác nhân gây tổn hại tới sức khỏe. Vấn đề quan trọng còn lại mà bạn phải làm đó chính là lựa chọn cho mình một sản phẩm có chất lượng và đáng tin cậy nhất!

Hạ đường SIKAI là bài thuốc Đông Y hàng đầu hiện nay trong điều trị và ngăn ngừa sự tái phát của tiểu bệnh tiểu đường. Lương Y Dương Phú Cường, người có hơn 20 năm nghiên cứu về bệnh tiểu đường cho biết bài thuốc Hạ đường SIKAI là sự kết hợp hoàn hảo của rất nhiều loại thảo dược quý trong đông y như: Khổ qua, Sa sâm, Nam dương sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành,.. có tác dụng hạ và ổn định đường huyết ở mức an toàn, ngăn ngừa biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra như: Bệnh tim mạch, đục thủy tinh thể, giảm thị lực mắt, giảm cảm giác và tê bì ngón chân…

Hạ đường SIKAI (Theo SKĐS)