Biến chứng bàn chân là một trong những biến chứng bệnh tiểu đường rất phổ biến, cứ 30 giây trên thế giới lại có một người bệnh tiểu đường phải cắt cụt bàn chân. Vì vậy, biết được cách chăm sóc bàn chân người bệnh tiểu đường là vô cùng quan trọng và cần thiết thiết đối với bất kỳ người bệnh nào.

Cách chăm sóc bàn chân người bệnh tiểu đường là mục tiêu quan trọng để phòng ngừa biến chứng bàn chân. Hội đái tháo đường Hoa Kỳ ước tính có khoảng 1/5 người bệnh tiểu đường phải vào bệnh viện vì vấn đề ở bàn chân. Các biến chứng bàn chân do tiểu đường gây ra thường gặp như: Biến dạng bàn chân, loét bàn chân, hoại tử ngón chân… là nguyên nhân phổ biến nhất trong nhóm nguyên nhân không phải chấn thương gây cắt cụt chi ở các nước phát triển. Dưới đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia Nội tiết đái tháo đường đối với người bệnh tiểu đường mà bạn không nên bỏ qua.

1. Kiểm soát được lượng đường trong máu

Đây là bước quan trọng nhất để ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường nói chung và phòng ngừa nguy cơ cắt cụt bàn chân nói riêng. Mắt nhìn mờ, tê bì chân tay, bệnh thần kinh tiểu đường và một hệ thống miễn dịch suy yếu… tất cả đều có thể được cải thiện nếu bạn kiểm soát tốt đường huyết của mình. Do đó, bạn cần phải đi khám thường xuyên để cùng bác sĩ có một kế hoạch ăn uống, tập luyện và dùng thuốc đúng cách… để giữ cho lượng đường trong máu luôn được ổn định.

2. Bỏ hút thuốc

Xem thêm:

>> Điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả bằng thảo dược quý trong Đông Y

>> 5 lầm tưởng “chết người” trong việc điều trị bệnh tiểu đường – bạn đã biết

Hút thuốc lá không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi, viêm phế quản, bệnh tim mạch… và nhiều bệnh khác. Ở người bệnh tiểu đường người ta thấy ảnh hưởng của thuốc lá còn nghiêm trọng hơn. Khi hút thuốc lá, người hút đưa một lượng carbon dioxin từ khói thuốc vào trong cơ thể, chất này ngăn cản oxy kết hợp với hồng cầu. Để bù đắp lại, cơ thể tăng sản xuất hồng cầu và đó chính là một trong những tác nhân làm tăng biến chứng bệnh tiểu đường như suy thận, mù mắt, hoại tử bàn chân, đột quỵ ở bệnh nhân đái tháo đường.Cũng từ khói thuốc, nicotin vào máu gây co thắt những mạch máu nhỏ, làm chậm sự hấp thu của insulin khi tiêm, đưa đến khó kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân sử dụng insulin.Ngoài ra, nó còn làm tăng tình trạng đề kháng insulin của cơ thể.

3. Kiểm tra kĩ lưỡng đôi chân mỗi ngày

Trong cách chăm sóc bàn chân người bệnh tiểu đường thì việc kiểm tra bàn chân luôn phải được thực hiện mỗi ngày. Lượng đường trong máu cao ở người bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương sợi thần kinh khắp cơ thể, dẫn đến mất cảm giác nơi bàn chân và thường bị tê bì. Vì vậy, những tổn thương ở bàn chân thường không dễ được nhận biết. Đây là lí do bạn cần kiểm tra cẩn thận đôi chân mỗi ngày để phát hiện sớm những dấu hiệu dù nhỏ như vết xước, đốm đỏ, bầm tím hay bọng nước….

Chọn một nơi có đủ điều kiện ánh sáng để quan sát bàn chân và các kẽ chân xem có vết xước, vết phồng rộp, vết thâm, cục chai chân hay chỗ nào đau không? Nếu như bạn không thể cúi được để nhìn bàn chân của mình được, hãy sử dụng một cái gương, hoặc là có thể nhờ một người trong gia đình hoặc người chăm sóc cho bạn. Nếu chân bị nhiễm trùng: Sát trùng vết thương và đến bệnh viện gần nhất để khám ngay.

4. Lựa chọn giày phù hợp

Nếu không may bạn mắc phải căn bệnh mãn tính này, bạn buộc phải từ bỏ thói quen đi giày cao gót, bó khít hay mũi nhọn… Thay vào đó bạn hãy chọn cho mình một đôi giày thoải mái và phù hợp, để có thể vận động mà không lo làm sưng tấy hay trầy xước da. Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường nên kiểm tra giày trước khi đi để chắc chắn không có các vật gây tổn thương bên trong. Hạn chế tối đa đi bộ chân trần kể cả trong nhà cũng là cách để bạn giảm thiểu chấn thương chân thường gặp.

5. Rửa chân bằng nước ấm hằng ngày

Người bệnh tiểu đường nên rửa chân bằng nước ấm ít nhất một lần, rửa kỹ bàn chân và các kẽ ngón chân. Tránh ngâm chân với nước quá lâu vì như vậy có thể làm da bạn trở nên khô hơn. Trước khi rửa chân hoặc tắm hãy kiểm tra nước để chắc chắn rằng nó không quá nóng. Bạn có thể sử dụng nhiệt kế hoặc dùng mu tay, khuỷu tay để đo độ nóng của nước. Nếu da chân bị khô hãy sử dụng kem dưỡng ẩm thoa và giữ ẩm cho đôi chân để da chân luôn mềm mịn, tránh khô ráp, nứt nẻ đặc biệt là phần gót chân. (Lưu ý người bệnh không được bôi kem vào các kẽ ngón chân).

6. Chú ý khi cắt móng chân

Thời điểm phù hợp nhất để cắt móng chân cho người bệnh chính là sau khi rửa chân với nước ấm, bởi lúc này móng đã được làm sạch và mềm hơn bình thường. Bạn nên cắt móng chân và tay một lần mỗi tuần, cắt theo đường cong tự nhiên của móng để tránh gây tổn thương vùng da tại đó. Sau đó dũa mịn các góc cạnh để tránh làm xước các ngón lân cận khi bạn di chuyển.

7. Tránh để chân tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh

Nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh cũng là nguyên nhân gây tổn thương chân ở người bệnh tiểu đường, vì vậy bạn cần phải luôn đảm bảo nhiệt độ an toàn cho đôi chân của mình trong mọi tình huống. Nếu bạn có kế hoạch đi chơi vào mùa hè trên bãi biển, hãy nhớ thoa kem chống nắng để bảo vệ chân và mang dép để hạn chế chân tiếp xúc với vật nhọn. Vào những ngày mùa đông, bạn hãy sử dụng tất dày hơn đi cùng với giày để đôi chân luôn được giữ ấm tránh chân bị tê cóng.

Song song với các cách chăm sóc bàn chân người bệnh tiểu đường ở trên, ngoài sử dụng thuốc Tây y, người bệnh tiểu đường cũng có thể tìm đến phương pháp hỗ trợ điều trị bằng các loại thảo dược trong Đông y với những thành phần tự nhiên vô cùng thân thiện mà lại có hiệu quả cao và bền vững.Theo Lương y Dương Phú Cường (Phó chủ tịch thường trực Hội Đông Y – quận Gò Vấp)  với hơn 20 năm nghiên cứu và điều trị bệnh tiểu đường cho biết, để ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường người bệnh tiểu đường nên kết hợp dùng với sản phẩm chiết xuất từ thảo dược như: Khổ Qua, Sa Sâm, Bố Chính Sâm, Sâm Đại Hành, Nam Dương Sâm… để giúp tuyến tụy phục hồi sản sinh insulin, điều khiển lượng đường trong máu hoạt động bình thường trở lại. Từ đó giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng bàn chân do bệnh tiểu đường gây ra.

Bạn có biết? Hầu hết các trường hợp bị cắt cụt bàn chân đều bắt nguồn từ sự chậm trễ trong việc điều trị các chấn thương ở chân và bàn chân. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe và đôi chân của mình khi mắc phải căn bệnh thế kỉ này, bạn cần có kiến thức vững chắc về bệnh và biết cách chăm sóc bàn chân người bệnh tiểu đường, để biến chứng tiểu đường không trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội nữa.