Tại sao người bệnh tiểu đường bị mờ mắt? Cách ngăn ngừa để tránh mù lòa

Biến chứng về mắt là một trong những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh tiểu đường phải đối mặt. nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị mù lòa vĩnh viễn. Vậy tại sao bệnh tiểu đường bị mờ mắt? Làm sao để ngăn ngừa mù lòa?

Bệnh tiểu đường bị mờ mắt thậm chí có thể dẫn tới mù, đây là một trong những triệu chứng nguy hiểm nhất ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Ngoài mờ mắt nhiều bệnh nhân tiểu đường còn bị ảnh hưởng bởi giao động tầm nhìn, nhìn mờ vào ban đêm, khả năng phân biệt màu sắc kém. Điều đáng nói ở đây là trung bình cứ 3 bệnh nhân bị tiểu đường thì 1 người bị tổn thương về mắt ở các mức độ khác nhau. Đáng sợ hơn, 60% người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể bị tổn thương võng mạc bất kỳ lúc nào.

Tại sao người bệnh tiểu đường bị mờ mắt?

Đối với bệnh nhân tiểu đường khi gặp phải tình trạng mờ mắt là dấu hiệu cho thấy các cơ quan của mặt, đặc biệt là võng mạc mắt đã bị tổn thương. Các chuyên gia khoa nội tiết cho biết, nguyên nhân chính gây tổn thương võng mạc ở người bệnh tiểu đường là do đường huyết tăng cao.

bệnh tiểu đường bị mờ mắt
bệnh tiểu đường bị mờ mắt

>> Cách chăm sóc bàn chân cho người bị bệnh tiểu đường mà bạn không nên bỏ qua

>> Điều trị bệnh tiểu đường đúng các và hợp lý

Giải thích điều này, các chuyên gia cho biết, khi lượng đường huyết tăng cao và không ổn định sẽ gây tổn thương các mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng võng mạc. Điều này khiến cho dịch từ trong lòng mạch như huyết tương, lipoprotein và các thành phần khác thấm qua thành mạch, rò rỉ ra ngoài võng mạc, gây mờ mắt và mất thị lực tạm thời. Theo thời gian, các mạch máu nhỏ này sẽ bị tắc nghẽn và gây thiếu máu từng vùng ở võng mạc.

Theo cơ chế tự nhiên, cơ thể người bệnh sẽ sản sinh ra thêm các mạch máu mới để bù đắp những mạch máu đã bị tổn thương. Tuy nhiên, đã phần các mạch máu mới sản sinh ra không đúng vị trí đã khiến võng mạc bị bong, tăng nhãn áp, khiến người bệnh tiểu đường phải đối mặt với nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn, dẫn đến mù lòa.

Biến chứng về mắt ở bệnh nhân đái tháo đường

Bạn có biết? Có đến 60% người bệnh tiểu đường tuýp 2 và 71% người bệnh tiểu đường tuýp 1 bị tổn thương võng mạc ở những giai đoạn khác nhau. Điều đáng nói ở đây, là người bệnh tiểu đường bị mờ mắt diễn biến một cách âm thầm, mặc dù đã có tổn thương sớm ở võng mạc và thủy thể, nhưng hầu hết người bệnh không thấy có triệu chứng bất thường về mắt, cho đến khi bị giảm hoặc mất thị lực.

bệnh tiểu đường bị mờ mắt
bệnh tiểu đường bị mờ mắt

Giai đoạn sớm (bệnh võng mạc không tăng sinh): Ở giai đoạn này người bệnh gần như không cảm thấy bất kỳ sự thay đổi nào của mắt. Tùy thuộc vào số lượng ít hay nhiều các mạch máu bị giãn ra mà chất dịch, máu hay mỡ thoát ra khỏi mạch máu gây phù võng mạc nặng hay nhẹ. Trong giai đoạn này , người bệnh đã có tổn thương ở võng mạc dù cho mắt có biểu hiện mờ hay không.

Giai đoạn muộn (bệnh võng mạc tăng sinh): Lúc này bệnh đã tiến triển nặng hơn, có những mạch máu mới, bất thường, mọc ra trên bề mặt võng mạc. Người bệnh sẽ thấy mắt mờ, thỉnh thoảng có cảm giác có đốm đen, ruồi bay, hoặc sợi tóc màu đen trước mắt…

Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh tiểu đường bị mờ mắt cho rằng, tình trạng mờ mắt chỉ là biểu hiện đi đôi với tuổi già nên không đi thăm khám và bỏ qua việc điều trị. Các chuyên gia y tế khẳng định, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì người bệnh tiểu đường sẽ tránh được các tổn thương mắt nặng hơn, ngăn chặn được mù lòa. Nếu không kiểm soát được lượng đường huyết, kéo trong một thời gian dài thì nguy cơ người bệnh tiểu đường bị mù vĩnh viễn rất cao. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến 1,8 triệu người mù lòa hàng năm do đái tháo đường.

Cách ngăn ngừa biến chứng mờ mắt ở người bệnh tiểu đường

Nếu được phát hiện và điều trị sớm tất cả các biến chứng về mắt do bệnh tiểu đường, sẽ giúp người bệnh giảm nguy cơ mất thị lực đến 95%.

bệnh tiểu đường bị mờ mắt
bệnh tiểu đường bị mờ mắt

Đi khám mắt định kỳ, soi đáy mắt

Cần chú ý là biến chứng mắt có thể xảy ra và diễn biến nặng hơn trên người bệnh tiểu đường tuýp 2 mà không có bất kỳ triệu chứng nào ở mắt. Theo các chuyên gia y tế, khi phát hiện ra mắc phải bệnh tiểu đường, người bệnh cần chủ động đi kiểm tra khám mắt, soi đáy mắt định kỳ 6 tháng 1 lần để có giải pháp kịp thời cho tình trạng bệnh.

Kiểm soát đường huyết ở mức an toàn

Mấu chốt để ngăn ngừa và làm chậm tiến triển của biến chứng về mắt, ngăn chặn nguy cơ mù lòa ở người bệnh tiểu đường là cần kiểm soát đường huyết ở mức an toàn dưới 7 mmol/l bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, luyện tập mỗi ngày và dùng thuốc hợp lý. Theo dõi đường huyết thường xuyên giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

  • Về chế độ dinh dưỡng: Cắt giảm lượng tinh bột, đường, nước ngọt đóng chai, thức ăn nhanh… Thay vào đó, bạn nên tăng cường chất xơ (rau xanh, trái cây…), ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, hải sản, chất béo không bão hòa…
  • Về chế độ luyện tập: Tăng cường luyện tập luyện thể dục thể thao ít nhất là 30 phút mỗi ngày. Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe, bơi, khiêu vũ, thiền, yoga… vừa sức để tiêu thụ đường ở mô và cơ bắp.
  • Về dùng thuốc: Tuân thủ dùng đúng liều và liên tục theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Kiểm soát huyết áp

Các chuyên gia cho biết, đối với người bệnh tiểu đường tuýp 2 kèm tăng huyết áp có nguy cơ mắc bệnh lý về mắt nhiều và nặng hơn so với người bệnh tiểu đường không bị tăng huyết áp. Các bệnh lý về mắt phổ biến ở người tăng huyết áp bao gồm bệnh lý đáy mắt, bệnh cườm mắt và tổn thương dây thần kinh mắt… Huyết áp tăng cao không những gây những hậu quả nặng nề cho biến chứng mắt mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu não và mạch máu tim như gây liệt nửa người, nhồi máu cơ tim… Vì vậy, kiểm soát tốt huyết áp (dưới 140/90 mmHg) không những làm giảm nguy cơ biến chứng mắt mà còn giúp giảm các biến chứng khác như giảm đột quỵ, bệnh tim mạch…

Kiểm soát mỡ máu xấu

Để ngăn chặn các biến chứng về mắt, người bệnh tiểu đường cần theo dõi và kiểm soát chỉ số mỡ máu xấu để ngăn chặn nguy cơ mù lòa. Bởi vì, tăng mỡ trong máu tạo thành những mảng xơ vữa trong lòng mạch, nguy cơ xơ vữa tắc các mao mạch nhỏ rất cao. Mỡ máu có cao có thể góp phần làm tăng hình thành các đốm xuất tiết do tăng tính thấm qua mạch máu, hình thành các điểm lắng đọng mỡ ở hoàng điểm.

Bỏ hút thuốc lá

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ biến chứng mắt ở người bệnh tiểu đường. Hút thuốc lá còn làm biến chứng mắt tiến triển nhanh hơn. Chất nicotin có trong thuốc lá không những góp phần làm tăng huyết áp và tăng mỡ máu mà còn làm giảm tác dụng của insulin, từ đó làm tăng đường huyết.

Hiện nay, có rất nhiều người bệnh tiểu đường tuýp 2 bị kháng thuốc, nhờn thuốc, uống nhiều loại thuốc và uống thường xuyên trong một thời gian dài nhưng đường huyết vẫn cao và không ổn định. Bởi vậy, phương pháp được khuyến khích hiện nay là sử dụng Đông – Tây y kết hợp. Cụ thể, người bệnh vừa sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ, tái khám định kỳ cũng như sử dụng sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên để hạ và ổn định đường huyết.

Theo Lương y Dương Phú Cường (Phó chủ tịch thường trực Hội Đông Y Quận Gò Vấp) – với hơn 20 năm nghiên cứu và điều trị bệnh tiểu đường cho biết, để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, đặc biệt là người bệnh tiểu đường bị mờ mắt, người bệnh nên kết hợp dùng với sản phẩm chiết xuất từ các thảo dược như: Khổ Qua, Sa Sâm, Bố Chính Sâm, Sâm Đại Hành, Nam Dương Sâm… để giúp tuyến tụy phục hồi sản sinh insulin, điều khiển lượng đường trong máu hoạt động bình thường trở lại. Từ đó giúp hạ và ổn định được đường huyết, phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm, ngăn chặn được nguy cơ mù lòa ở người bệnh tiểu đường.

Hầu hết các trường hợp mù lòa ở người bệnh tiểu đường đều bắt nguồn từ sự chậm trễ trong việc điều trị các biến chứng về mắt. Do đó, đối với người bệnh tiểu đường bị mờ mắt để bảo vệ sức khỏe và đôi mắt của mình, cần phải có kiến thức vững chắc về bệnh tiểu đường. Điều này sẽ giúp bệnh tiểu đường không còn là gánh nặng của gia đình và xã hội nữa.

Có thể bạn quan tâm:

>> Câu chuyện khách hàng điều trị tiểu đường hiệu quả

>> Người tiểu đường bị tăng huyết áp cần lưu ý những điều gì?