Cụt chân do biến chứng tiểu đường – Nguy cơ có thể phòng tránh?

Biến chứng bệnh tiểu đường thường gặp nhất là loét bàn chân, đây được xem là nỗi sợ hãi “kinh hoàng” của người bệnh, dần trở thành nguyên nhân hàng đầu của tình trạng nhập viện và cắt cụt chân. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh không những bị tàn phế mà còn có nguy cơ tử vong. Bài viết sau đây, Hạ Đường SIKAI sẽ giúp bạn có được cách điều trị bệnh tiểu đường và phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường tốt nhất.

Một biến chứng bệnh tiểu đường rất phổ biến

Theo GS.TS Thái Hồng Quang, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam (VADE) cho biết: “Bệnh tiểu đường đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới với 415 triệu người mắc, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Việt Nam là một trong những nước có người mắc cao nhất thế giới, với tỷ lệ bệnh nhân chiếm khoảng 5,4 % dân số. Ngoài ra, khoảng 69,9% người bệnh chưa được chẩn đoán, tức đã có bệnh nhưng chưa biết để điều trị và giảm thiểu các biến chứng”.

 

Trong đó, 25% bệnh nhân tiểu đường bị loét bàn chân ở một thời điểm nào đó ở trong đời. Không phải ai cũng biết rằng, chi phí điều trị loét bàn chân tiểu đường vượt hẳn chi phí điều trị các loại ung thư phổ biến. Như ở Mỹ, chi phí điều trị bệnh tiểu đường là 176 tỉ đô/năm, trong đó chăm sóc bàn chân tiểu đường chiếm tỉ lệ khoảng 1/3.

Vì sao người bị biến chứng bệnh tiểu đường dễ bị cắt cụt chân?

Thông thường, một vết thương của người bình thường sẽ lành chỉ trong 1 tuần. Tuy nhiên, đối với người bệnh tiểu đường thì vết thương sẽ kéo dài hơn đến vài tuần hoặc 1 tháng. Điều này sẽ dấn đến nhiễm trùng vết thương, nguy hiểm hơn là nhiễm trùng có thể lan rộng dẫn đến cắt cụt chân hoặc nặng nhiễm trùng toàn thân. Vậy tại sao người bệnh tiểu đường lại dễ bị cắt cụt chân?

Ảnh hưởng của bệnh thần kinh

Tổn thương hệ thống thần kinh là biến chứng bệnh tiểu đường thường gặp ở người bệnh ở khoảng 40%. Nguyên nhân là bởi lượng đường trong máu quá cao dẫn đến làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh trong cơ thể. Điều này làm giảm đi khả năng cảm nhận trên cơ thể, người bệnh sẽ không thấy cảm giác đau, nóng hay lạnh, đồng nghĩa với việc sẽ không thể cảm nhận được khi bàn chân bị tổn thương.

 

Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, người bệnh có thể dẫm đạp lên các vật nhọn hoặc có thể bị vết xước… nhưng họ vẫn không hề hay biết, điều này sẽ dẫn đến nhiễm trùng nặng thì bạn mới biết – khi đó là đã ở giai đoạn muộn, điều trị thường không đạt kết quả tốt. Hơn nữa, biến chứng thân kinh trên người bệnh còn làm cho da không tiết mồ hôi, khô và dễ tổn thương.

Ảnh hưởng của bệnh xơ vữa mạch

 

Một trong những biến chứng bệnh tiểu đường phổ biến là xơ vữa động mạch. Biến chứng này làm cho các động mạch ở chân bị hẹp hoặc tắc nghẽn, làm giảm lượng máu đến các phần cơ thể. Các động mạch có chức năng dẫn máu nuôi dưỡng chân và bàn chân, nên khi tắc nghẽn, lượng máu nuôi dưỡng bàn chân bị giảm, đến một mức nào đó sẽ gây loét, hoại tử. Điều này sẽ hạn chế khả năng điều trị nhiễm trùng và làm lành các vết loét. Nguy hiểm hơn là trường hợp tắc toàn bộ động mạch, bàn chân và ngón chân sẽ bị hoại tử toàn bộ.

Ảnh hưởng của bệnh nhiễm trùng

Ở người bệnh tiểu đường tình trạng nhiễm trùng bao giờ cũng cao hơn so với người bình thường, vì lượng đường cao trong máu làm cho các mạch máu hẹp và cản trở lưu thông máu, dẫn đến các vết thương khó lành hơn. Hơn nữa, việc tuần hoàn máu kém sẽ làm cho các phản ứng bảo vệ chống nhiễm trùng ở các bệnh nhân này diễn ra chậm và kém hiệu quả hơn. Vì vậy, khi người bệnh tiểu đường có bất kỳ vết thương nào trên cơ thể sẽ rất dễ dấn đến nhiễm trùng và nghiêm trọng hơn phải cắt cụt bàn chân.

Phòng ngừa nguy cơ bị cắt cụt chân bằng cách nào?

Để ngăn chặn được các biến chứng bệnh tiểu đường nói chung và phòng ngừa bị cắt cụt chân nói riêng; thì việc làm quan trọng nhất là cần kiểm soát tốt đường huyết bằng cách thực hiện chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn hằng ngày và dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn.Bên cạnh đó người bệnh cần thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp bảo vệ bàn chân để tránh bị chấn thương. Các bệnh nhân cần lưu ý trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường:

 

  • Kiểm tra chân mỗi ngày: Đây là một việc lầm cần thiết để giúp người bệnh tiểu đường phòng ngừa nguy cơ bị cắt cụt chân, thời điểm thích hợp buổi trước khi đi ngủ là tốt nhất.
  • Rửa sạch chân: Dùng xà phòng dịu nhẹ để rửa sạch sẽ bàn chân, đặc biệt là giữa các kẽ ngón chân, sau đó lau khô nhẹ bằng vải mềm. Nên thoa thêm kem dưỡng vào gót chân và đầu các ngón chân để giữ cho da mềm mại, phòng tránh những vết nứt.
  • Cắt móng chân cẩn thận: Bạn đặc biệt cần lưu ý điều này, nên cắt thẳng các móng chân, sau đó dùng dũa để mài bớt các góc cạnh. Nếu móng chân mọc quặp, người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị dự phòng vết loét.
  • Không bao giờ đi chân đất: người bệnh hãy bảo vệ đôi chân của mình bằng việc đi giày déo thường xuyên, kể cả trong nhà. Tốt nhất là nên lựa chọn những đôi giày déo mềm nhẹ, vừa với chân để tránh các nốt phỏng rát do quá chật. tránh đi những đôi giày mũi nhọn hay đế cao…
  • Bỏ ngay thuốc lá:Thuốc lá hay thuốc lào là nguyên nhân làm giảm tuần hoàn máu ở chân.
  • Tránh ngâm chân hoặc sưởi chân: Bởi vì khả năng cảm nhận trên cơ thể của người bệnh tiểu đường rất kém nên người bệnh sẽ không thấy cảm giác đau, nóng hay lạnh, đồng nghĩa với việc sẽ không thể cảm nhận được khi bàn chân bị tổn thương. Điều này sẽ rất dễ khiến chân của người bệnh bị bỏng hoặc tổn thương do nhiệt.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải có kế hoạch đi khám bàn chân định kỳ, vì chỉ có bác sĩ mới phát hiện sớm các dấu hiệu biến chứng bệnh tiểu đường. Các bác sĩ sẽ chỉ dẫn cho bạn cách chăm sóc đúng, cho dùng kháng sinh nếu cần và đôi khi sẽ cắt lọc và làm sạch mủ vết thương của bạn giúp nó mau liền hơn.Song song đó, người bệnh cũng cần khám chuyên khoa mạch máu định kỳ để phát hiện và xử trí tình trạng thiếu máu chi do tắc nghẽn động mạch cũng như phẫu thuật chỉnh hình sửa chữa sự biến dạng của bàn chân.

Lời khuyên: Bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường có nguồn gốc từ thảo dược cũng là cách để phòng ngừa biến chứng loét chân và điều trị bệnh hiệu quả. Các nghiên cứu cho thấy: Khổ qua – có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng cường tiết insulin, cải thiện sự dung nạp glucose và hỗ trợ ổn định đường huyết. Hơn nữa, sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược như: Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm… có công dụng tuyệt vời trong việc giúp hạ và ổn định đường huyết ở mức an toàn, ngăn ngừa và giảm các biến chứng do tiểu đường gây ra, giúp tuyến tụy phục hồi sản sinh insulin điều khiển lượng đường trong máu hoạt động bình thường trở lại, giải độc gan, khôi phục hoạt động lục phủ ngũ tạng và an thần, bổ khí, hồi phục nguyên khí…

Rất nhiều người hoang mang và lo sợ khi bị mắc phải bệnh tiểu đường, vì nghĩ mình sắp rơi vào cửa tử. Tuy nhiên, nếu người bệnh biết cách điều chỉnh lại lối sông sinh hoạt hàng ngày, kết việc sử dụng đều đặn bài thuốc trị bệnh tiểu đường trên, bạn hoàn toàn có thể sống chung với bệnh dễ dàng và ngăn ngừa được biến chứng bệnh tiểu đường.

Hạ Đường Sikai
Hạ Đường Sikai

Viên uống SIKAI – được chiết xuất 100% từ các thảo dược thiên nhiên như Khổ qua, Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm,… giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường. Sản phẩm được dùng cho các trường hợp người có thể trạng đường máu cao, người bị tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

 

Có thể bạn quan tâm:

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường– mối nguy hại không trừ một ai

Những hệ lụy nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường chính là những biến chứng mà nó gây ra, nếu không kịp thời phát hiện và kiểm soát có thể sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề nhất là tử vong cho người bệnh. Những biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường thường diễn ra đột ngột và trong thời gian ngắn, được gọi là biến chứng cấp tính. Sau đây SIKAI sẽ cùng bạn tìm hiểu về những biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường, cùng cách phòng ngừa như thế nào cho an toàn và mang lại hiệu quả cao.

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường.
Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường.

1. Những biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường

Biến chứng cấp tính thường gặp nhất ở bệnh tiểu đường là biến chứng tăng đường huyết, và biến chứng hạ đường huyết.

1.1. Biến chứng tăng đường huyết

Là biến chứng rất hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Bao gồm các thể:

– Hôn mê do biến chứng nhiễm toan Ceton:

xảy ra khi tuyến tụy không tiết ra đủ lượng insulin để vận chuyển glucose vào trong tế bào, chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể. Lúc này cơ thể sẽ tự tạo ra nguồn năng lượng bằng cách phân hủy chất béo như một nhiên liệu thay thế. Quá trình này cũng sẽ sản xuất ra một axit độc hại trong máu gọi là ceton.

Đây là một trong những nguyên nhân thường khiến bệnh nhân phải vào viện và là nguyên nhân tử vong cao nhất trong các biến chứng tiểu đường. Thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 hoặc người đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến tụy. Thống kê có khoảng 20-40% bệnh nhân mới được chẩn đoán phải vào viện điều trị do nhiễm toan. Tỷ lệ tử vong do hôn mê nhiễm toan xeton có thể từ 2% – 10%. Các nguyên nhân và yếu tố khởi phát nhiễm toan xeton thường gặp bao gồm: đái tháo đường không được chẩn đoán và điều trị, bỏ tiêm insulin, các bệnh cấp tính như nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, chấn thương,…

Các triệu chứng bao gồm buồn nôn, nôn và đau bụng, hơi thở có mùi ceton, như mùi hoa quả lên men, các dấu hiệu bị mất nước (môi khô, da khô), nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, rối loạn ý thức ở các mức độ khác nhau, từ nhẹ đến hôn mê.

 

Lúc này bệnh nhân cần ngay lập tức cấp cứu tại một cơ sở y tế chuyên khoa, điều trị bằng cách truyền tĩnh mạch bù nước và điện giải, đồng thời tiêm insulin. Nếu được cấp cứu kịp thời, đường huyết sẽ nhanh chóng ổn định. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh nhân có thể nhanh chóng đi vào hôn mê, thậm chí là tử vong.

Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu: Tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường máu là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid nặng, xảy ra do tăng đường máu rất cao kèm theo mất nước nặng, không có nhiễm toan xeton hoặc nhiễm toan xeton rất nhẹ. Tăng áp lực thẩm thấu nặng dẫn đến hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường máu.

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu chiếm 5-10% trong các loại biến chứng hôn mê ở bệnh nhân tiểu đường và là một trong những loại hôn mê nặng nhất, thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nhiều tuổi (trên 60 tuổi), tỷ lệ tử vong rất cao (10-30%). Mặc dù được điều trị tích cực, nguyên nhân tử vong thường do các biến chứng như: tắc mạch, phù não hoặc trụy mạch do điều trị bất hợp lý nhiễm khuẩn…

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường.

Các dấu hiệu khởi phát bệnh thường xuất hiện trước khi hôn mê thực sự xảy ra đôi khi từ vài ngày đến hàng tuần. Các biểu hiện lâm sàng bao gồm:

  • Uống nhiều, tiểu nhiều ở giai đoạn đầu.
  • Mất nước nặng, sút cân nhiều.
  • Tăng trương lực cơ, co giật khu trú hoặc lan rộng.
  • Rối loạn thị giác, các dấu hiệu tổn thương thần kinh khu trú.
  • Rối loạn ý thức từ mức độ nhẹ đến hôn mê sâu.

Giống như hôn mê do nhiễm toan ceton, hôn mê thẩm thấu là tình trạng cấp tính, bệnh nhân phải được nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được bù nước và điện giải ngay lập tức, sau đó các bác sỹ có thể tiếp tục truyền insulin theo đường tĩnh mạch và theo dõi các chỉ số sinh tồn như nhịp tim, nhịp thở, huyết áp…

1.2. Biến chứng hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu xuống thấp bất thường (thường xảy ra khi lượng đường máu thấp hơn 65 mg/dl). Đây là tình trạng thường thấy ở hầu hết các bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu như người mệt mỏi, vã mồ hôi, nhịp tim tăng, đói cồn cào, chân tay bủn rủn, choáng váng, nhức đầu, dễ bị kích thích, giảm khả năng chú ý… Nếu không kịp điều trị, lượng đường trong máu quá thấp có thể dẫn đến hiện tượng lên cơn co giật, mất dần ý thức, hôn mê và trong trường hợp xấu có thể gây chết não dẫn đến tử vong.

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến mức đường trong máu thấp là sử dụng quá liều insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết nhóm sulfamid; hoặc do bỏ bữa, bữa ăn không đủ cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho người bệnh; hoặc vận động quá mức như lao động nặng, quá sức; do uống rượu bia.

Cách điều trị:

  • Đối với hạ đường huyết mức độ nhẹ người bệnh có thể tự điều trị bằng cách uống ngay 10-15g đường, sau đó nghỉ ngơi trong khoảng 30 phút, hoặc có thể thay bằng vài viên kẹo, một cốc nước trái cây ngọt (khoảng 200ml).
  • Đối với hạ đường huyết vừa và nặng, bệnh nhân cần được đưa ngay đến các cơ sở y tế để được kiểm tra đường huyết mao mạch, nếu đường huyết <3mmol/l phải đặt đường truyền tĩnh mạch, truyền ngay khoảng 50 – 100ml dung dịch Glucose 30%, sau đó duy trì bằng dung dịch Glucose 5%.

2. Cách phòng ngừa biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường.

Các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường là hậu quả của tình trạng tăng đường máu kéo dài. Kiểm soát tốt đường máu sẽ giúp hạn chế sự tiến triển của các biến chứng do bệnh gây ra. Để phòng ngừa, bạn cần biết cách:

  • Có chế độ ăn uống hợp lý, nên ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ, rau củ trái cây, tránh đồ ăn dầu mỡ, nhiều tinh bột, chất ngọt, không uống rượu bia.
  • Tập luyện nhẹ nhàng để nâng cao thể chất. Tập thể dục đều đặn sẽ giúp hạn chế rất tốt các biến chứng của bệnh.
  • Luôn giữ cho mình tinh thần ổn định, sống vui vẻ, lạc quan, bớt lo âu.

Trên đây, Hạ đường SIKAI đã hướng dẫn bạn tìm hiểu những biến chứng cấp tính rất nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Đề giảm thiểu tối đa tác hại của những biến chứng đó, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm Đông y, với các thành phần thảo dược thiên nhiên như khổ qua rừng, sa sâm, sâm đại hành, nam dương sâm… sẽ giúp bạn ngăn ngừa những biến chứng tiểu đường một cách an toàn và hiệu quả.

Viên uống SIKAI với thành phần gồm các thảo dược thiên nhiên như: khổ qua rừng, sa sâm, nam dương sâm, sâm đại hành, bố chính sâm, đã được kiểm định phù hợp quy định an toàn thực phẩm, có công dụng hỗ trợ và ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường, là một thực phẩm rất cần thiết cho người có thể trạng đường máu cao, người bị tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường và những điều cần biết

Bệnh tiểu đường được coi là căn bệnh hay rủ rê thêm nhiều bệnh khác, bởi những biến chứng mà nó gây ra. Nếu không có một liệu pháp điều trị phù hợp, cùng chế độ tập luyện, ăn uống hợp lý, sẽ dễ gây ra tình trạng rối loạn đường huyết. Chính những rối loạn này là nguyên nhân gây nên những biến chứng lâu dài của bệnh tiểu đường, hay còn gọi là biến chứng mạn tính. Vậy những biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường là gì, nguy hiểm như thế nào với người bệnh?  Hãy cùng SIKAI tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

 

Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm, bởi nó tấn công vào tất cả những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể khiến con người suy kiệt dần không còn sức phản kháng. Những biến chứng mạn tính của nó phá hủy cơ thể người bệnh một cách thầm lặng. Thường thì ta ko dễ gì nhận ra những thay đổi này, nhưnng khi được phát hiện lâm sàng thì biến chứng đã ở giai đoạn muộn.

Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường

1. Bệnh tiểu đường gây biến chứng thận

Biến chứng thận là một trong những biến chứng mạn tính hay gặp nhất,  chiếm gần 50% các trường hợp suy thận giai đoạn cuối, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các bệnh nhân tiểu đường.

Trong thận chứa hàng triệu tiểu cầu được cấu tạo bởi các mạch máu nhỏ  có nhiệm vụ lọc máu, giữ lại các chất thiết yếu trong cơ thể và loại bỏ các chất thải qua đường nước tiểu.

Lượng đường trong máu tăng cao, lâu ngày gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận, khả năng lọc của thận suy giảm, protein sẽ bị rò rỉ qua thận vào nước tiểu, máu không được lọc sạch, dẫn đến suy thận, phải chạy thận.

2. Biến chứng mắt do bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ trên võng mạc gây nên vỡ mạch máu và xuất huyết. Khi lượng đường máu trong mắt không được kiểm soát tốt sẽ dấn đến các bệnh về mắt như:

  • Bệnh võng mạc mắt: gây tổn thương các mạch máu nhỏ cung cấp máu tới võng mạc, là vùng nhạy sáng bên trong mắt, là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở bệnh nhân tiểu đường
  • Đục thuỷ tinh thể: nhân mắt trở lên trắng đục, làm giảm thị lực.
  • Glaucoma (tăng nhãn áp): mắt đau nhức dữ dội, đỏ mắt, chảy nước mắt, gây giảm thị lực đột ngột bởi tổn thương các sợi dây thần kinh thị giác do tăng áp lực nhãn cầu.

3. Bệnh tiểu đường gây ra bệnh lý tim mạch

Thông thường những bệnh nhân mắc tiểu đường khoảng 5 năm sẽ bắt đầu xuất hiện các biểu hiện về bệnh tim mạch đi kèm. Biểu hiện khi mắc biến chứng tim mạch bao gồm:

– Viêm tắc động mạch chi dưới: là nguyên nhân gây ra hoại tứ chi. Người bệnh có cảm giác đau, lạnh bàn chân, đau chân về đêm… viêm tắc động mạch chi dưới kết hợp với tổn thương thần kinh làm tăng nguy cơ hoại tử chi tới 7 lần, nguyên nhân của 50% số ca cắt đoạn chi không do chấn thương.

– Xơ vữa động mạch: lượng đường trong máu cao làm tăng lắng đọng chất mỡ ở thành mạch và làm chậm dòng chảy của máu. Lâu dần có thể phát triển thành mảng xơ vữa và làm dày thành mạch máu. Ngoài ra bệnh tiểu đường làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, kích hoạt sự xâm nhập tế bào viêm, làm tăng kết dính ở thành mạch máu.

– Tắc, nghẽn mạch máu não (đột quỵ): Những mảng xơ vữa động mạch có thể vỡ ra gây tắc nghẽn phía dưới nơi mạch máu, chi phối gây tắc mạch đột ngột. Tắc ở mạch não gây đột quỵ, tai biến mạch máu não, cơn thiếu máu não thoáng qua. Với mạch máu ngoại vi gây tắc mạch chi, hoại tử chi, loét bàn chân

– Bệnh mạch vành: là căn nguyên tử vong chủ yếu của bệnh lý tim mạch ở các bệnh nhân tiểu đường. Biểu hiện lâm sàng bằng cơn đau thắt ngực, cảm giác tức nặng ngực trái, hồi hộp, khó thở.

– Bệnh lý mạch máu ngoại biên: người bệnh thấy đau, mỏi chân hay chuột rút khi đi bộ.

– Cao huyết áp: có thể xuất ở 50% số người bệnh tiểu đường tuýp 2 sau độ tuổi 45 hoặc trước khi mắc bệnh.

– Các rối loạn mỡ máu: như tăng triglicerid máu, tăng HDL cholesterol hay giảm HDL cholesterol

4. Biến chứng thần kinh do tiểu đường

Biến chứng thần kinh rất hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường, biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau như:

– Tổn thương thần kinh ngoại biên: 

  • Thường gặp nhất là tổn thương thần kinh vận động cảm giác như rối loạn cảm giác ở các chi, thường là chân, mang tính chất đối xứng.
  • Tổn thương ở vị trí xa trướcnhư tê bì, kim châm, đau rát như bỏng.
  • Giảm/mất cảm giác :dẫn đến chấn thương không nhận biết, hay gặp ở bàn chân.
  • Khô da dẫn đến nứt da (bàn chân)
  • Teo cơ bàn chân dẫn đến biến dạng bàn chân làm tăng nguy cơ loét do tỳ đè.

– Tổn thương thần thần kinh tự động: có thể gặp ở bất cứ hệ cơ quan nào:

  • Về tim mạch: rối loạn nhịp tim, có thể gây đột quỵ, suy tim cấp và tử vong.
  • Về tiêu hóa: gây cảm giác đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Về bàng quang: gây tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu không tự chủ, khó hoặc bí tiểu, ứ đọng nước tiểu trong bàng quang dễ gây nhiễm khuẩn tiết niệu.
  • Về cơ quan sinh dục: ở nam gây rối loạn cương, bất lực. Nữ gây khô âm đạo, giảm cảm giác và ham muốn tình dục.
  • Rối loạn tiết mồ hôi.

– Tổn thương đơn dây thần kinh: hay gặp ở các dây thần kinh sọ não.

5. Tiểu đường gây biến chứng bệnh Alzheimer

Nhiều nghiên cứu cho thấy người bệnh tiểu đường có nhiều khả năng sẽ bị mất trí nhớ và có vấn đề về kỹ năng tư duy khi về già.

Cần làm gì để phòng ngừa những biến chứng mạn tính?

 Với bệnh nhân tiểu đường, những biến chứng xảy ra là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên chúng ta có thể làm chậm sự tiến triển và hạn chế mức độ biến chứng tiểu đường lâu dài bằng cách kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Cùng với đó là biết kết hợp duy trì lối sống lành mạnh:

  • Có chế độ ăn uống hợp lý: nên ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ, rau củ trái cây, ăn hạn chế muối, tránh đồ ăn dầu mỡ, nhiều tinh bột, chất ngọt, không dùng thuốc lá, bia rượu. Đặc biệt bệnh nhân tiểu đường nên ăn gạo lứt bởi trong gạo lứt nảy mầm giàu magie giúp bài tiết glucose và insulin có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase, điều hòa hoạt động trung ương não bộ. Do đó, gạo lứt chữa bệnh tiểu đường hiệu quả, an toàn.
  • Tăng cường luyện tập thể dục: Thường xuyên tập thể dục có khả năng làm giảm đường huyết hiệu quả, nhờ giảm đề kháng insulin. Nên tập các môn thể thao nhẹ nhàng, như đi bộ, thiền định, Yoga
  • Rèn luyện tinh thần: Không làm việc quá căng thẳng, nên sắp xếp thời gian giải trí, thư giãn, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc. Giữ cho bản thân tinh thần thoải mái, an thần, sống lạc quan, tránh phiền muộn, bi thương
  • Chăm sóc mắt, răng, miệng, da, chân: giúp giảm đáng kể những biến chứng do ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ nhất trong cơ thể, và thường gặp nhất là ở mắt, thận, thần kinh.

Trên đây là những biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường và các phương pháp phòng ngừa biến chứng. Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm, bởi những biến chứng do bệnh tiểu đường mà nó gây ra có thể sẽ lấy đi tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào nếu như không được kiểm soát tốt. Do đó, vấn đề đáng quan tâm nhất ở bệnh nhân tiểu đường là làm sao để giữ cho lượng đường hạ và ổn định ở mức đó. Vì vậy, ngoài chế độ ăn uống, tập luyện, bạn cũng nên trang bị cho mình một loại sản phẩm giúp ổn định đường huyết, với các thành phần thảo dược thiên nhiên như: khổ qua rừng, sa sâm, bố chính sâm, sâm đại hành….

Hạ đường SIKAI với chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như: khổ qua rừng, sa sâm, bố chính sâm, nam dương sâm, sâm đại hành,… có tác dụng hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường, sử dụng an toàn cho người có thể trạng đường máu cao, người bị tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Lương y Dương Phú Cường – Bàn tay vàng chữa bệnh tiểu đường

Sau 7 năm đấu tranh với căn bệnh tiểu đường, bà Bùi Thị Châu Loan – 60 tuổi (ngụ phường Quảng Phú – TP. Quảng Ngãi) hiện tại đã có một cuộc sống rất khỏe mạnh. Từng phải chịu những cơn đau tim dữ dội do biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra, chỉ số đường huyết lúc nào cũng ở mức báo động và phải kiêng khem rất kỹ, bà Loan nhắc lại thời điểm đó là giai đoạn “kinh hoàng” nhất trong cuộc đời mình.

Lương Y Dương Phú Cường

Chia sẻ về những ngày tưởng như là tận cùng của cuộc đời, bà Loan cho biết: “Tôi không bao giờ nghĩ mình bị bệnh tiểu đường. Bởi tôi có cuộc sống rất khỏe mạnh”. Ngày trước tôi từng làm quản lý kinh doanh thủy hải sản tại nhà. Do tinh chất công việc phải thường xuyên gặp gỡ đối tác, tiếp xúc với khách hàng, rất căng thẳng và hay bị stress nên tôi dần sinh bệnh. Những ngày tháng đầu tôi chỉ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, hay khát nước, đi tiểu nhiều hơn, đói cồn cào,… tình trạng đó kéo dài và ngày càng nặng hơn. Tôi quyết định đến Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ngãi để khám. Như sét đánh ngang tai, bác sĩ kết luận tôi bị bệnh tiểu đường, đường huyết lúc đó của tôi khoảng 17mmol/l”.

Sau khi được bác sĩ kê toa thuốc, tôi dùng thuốc và kết hợp với chế độ ăn uống kiêng khem, hoạt động nhiều hơn, giảm bớt công việc nên tình trạng cũng đỡ hơn. Thế nhưng, việc dùng thuốc Tây đều đặn và lâu dài đã khiến cho dạ dày của tôi ngày càng đau quặn, cơ thể lúc nào cũng như bị lửa đốt và đường huyết của tôi đôi lúc bị tụt đột ngột không kiểm soát được. Ngoài ra, các biến chứng của bệnh cũng bắt đầu xuất hiện, tay chân tê, mắt nhìn mờ, tim đau dữ dội, thi thoảng lại có cơn bồn chồn khó thở. Đi khám lại thì phát hiện ra gan nhiễm mỡ và huyết áp đều tăng, tôi phải uống thêm rất nhiều thuốc để chữa nhưng mà không thấy kết quả mấy.

“Trong một lần vào Sài Gòn thăm con gái, may mắn tôi được người thân giới thiệu đến thang thuốc chữa bệnh tiểu đường của Lương y Dương Phú Cường (Phó Chủ Tịch thường trực Hội Đông Y Quận Gò Vấp, TP.HCM). Được biết Lương y Cường đã có hơn 20 năm kinh nghiệm & điều trị bệnh tiểu đường, đã chữa cho rất nhiều người bệnh tiểu đường trên cả nước. Nên tôi cũng an tâm và tìm tới Lương y Cường để được thăm khám và bốc thuốc. Sau 2 tháng uống đều đặn các thang thuốc của Lương y Cường kết hợp với ăn uống kiêng khem và tập luyện đúng cách tôi thấy tình trạng bệnh của mình đã ổn định hơn rất nhiều. Để chắc ăn tôi đã đến bệnh viện khám lại, thì bác sĩ cho biết lượng đường trong máu đã được ổn định, không còn tăng cao hay tụt xuống nữa; kiểm tra tổng quát về gan, thận thì bác sĩ khá là ngạc nhiên vì các cơ quan đã được hồi phục trở lại, hoạt động ổn định hơn trước. Vui mừng, nhờ có Lương y Cường và bài thuốc Đông y của Lương y, tôi đã thoát khỏi biến chứng của bệnh tiểu đường”, bà Loan chia sẻ.

Bà Loan chỉ là một trong nhiều trường hợp đã thoát khỏi biến chứng của bệnh tiểu đường, bà nói “ Sau khi đã khỏe mạnh trở lại tôi đã giới thiệu cho rất nhiều người thân bạn bè tìm đến Lương Y Dương Phú Cường để được thăm khám và bốc thuốc, đặc biệt là người bệnh nên điều trị sớm để tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường như tôi”.

Để giúp bạn đọc có thể tìm hiểu rõ hơn bài thuốc đặc trị bệnh tiểu đường của Lương y Dương Phú Cường, quý bạn đọc xin liên hệ số điện thoại: 0931 456 911.

Theo Báo Sức Khỏe & Đời Sống