Bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?

Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không là câu hỏi được hầu hết bệnh nhân khi mới mắc bệnh quan tâm. Hãy cùng Hạ đường SIKAI tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này qua bài viết sau đây.

Tiểu đường tuýp 1 tuy ít gặp hơn tiểu đường tuýp 2 và không nguy hiểm như tiểu đường tuýp 2 nhưng nếu không có biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời, bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng gây hại cho sức khỏe, thậm chí khiến người bệnh tử vong. Vậy bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì? Tiểu đường tuýp 1 có triệu chứng gì?

Tiểu đường tuýp 1 là gì?

Bệnh tiểu đường type 1 (đái tháo đường tuýp 1), hay còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trẻ. Trong bệnh tiểu đường , là do cơ chế tự miễn, tức tuyến tụy bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho tuyến tụy không còn khả năng sản xuất insulin nữa dẫn tới làm tăng đường huyết và tiểu ra đường.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?

Gen gây bệnh tiểu đường type 1 có nhiễm sắc thể (AND) số 11 giống nhau ( nhiễm sắc thể là nơi lưu trữ mọi thông tin di truyền bằng các nucleotic trong tế bào). Tiếp xúc, nhiễm một số virus như quai bị, Coxakies virus hay các độc chất trong môi trường có thể khởi phát đáp ứng kháng thể một cách bất thường, là nguyên nhân làm hư tổn tế bào tuỵ tiết ra insulin.

Bệnh tiểu đường type 1 là do cơ chế tự miễn, tức tuyến tuỵ bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho cơ quan này không còn khả năng sản xuất insulin nữa. Kháng thể bất thường này được thành lập ngay trong cơ thể người bệnh tiểu đường type 1, bản chất là protein trong máu, một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Trong bệnh lý miễn dịch, cũng như ở bệnh nhân tiểu đường type 1, hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể trực tiếp chống lại chính mô của người bệnh.Biểu hiện của tiểu đường tuýp 1.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có triệu chứng gì?

Tiểu đường có rất nhiều dấu hiệu nhận biết, song chúng lại khá mờ nhạt, khó phát hiện. Diabetna khuyên bạn hãy tới các cơ sở y tế để kiểm tra đường huyết, nếu bạn nhận thấy mình có một vài triệu chứng trong số được liệt kê dưới đây:

– Đi tiểu nhiều lần: Do đường huyết cao hơn mức cho phép, cơ thể sẽ thực hiện đào thải lượng này qua đường nước tiểu. Điều này dẫn đến việc người bệnh đi tiểu nhiều hơn, do cần đào thải liên tục lượng đường trong máu dư thừa.

– Khát nước hơn thường lệ: Đi tiểu nhiều cũng sẽ làm cho bạn cảm thấy khô và khát, do đó người bệnh sẽ uống nước nhiều hơn.

– Sút cân: Người bị tiểu đường sút cân nặng vì 2 lý do: (1) mất nước – do đi tiểu nhiều lần; (2) calories (năng lượng) có trong đường bị mất đi qua nước tiểu, và cơ thể không hấp thụ đủ lượng calories cần thiết từ đường huyết. Do đó, nếu cân nặng sụt giảm bất thường (trên 5% khối lượng cơ thể, trong thời gian ngắn và không có nguyên nhân), hãy cân nhắc kiểm tra khả năng mắc bệnh của bạn.

– Thường xuyên mệt mỏi: Mệt mỏi là vấn đề thường gặp ở tất cả mọi người. Nhưng nếu bạn cảm thấy mệt mỏi liên tục, thì đây lại là dấu hiệu đáng chú ý cho thấy bạn có thể mắc tiểu đường: đồ ăn được nạp vào cơ thể không được tiêu thụ đúng cách, và không tạo ra năng lượng cần thiết cho hoạt động của các tế bào.

– Mắt mờ đi: Trong một số trường hợp, mắt mờ có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm nhất của bệnh tiểu đường. Đường huyết quá cao có thể khiến tăng dịch kính (khối dịch trong suốt nằm sau thủy tinh thể, có chức năng tiếp truyền các tia sáng từ ngoài vào đáy mắt, cung cấp dinh dưỡng cho thủy tinh thể và võng mạc) trong mắt và làm thay đổi kích thước thủy tinh thể. Khi kích thước thủy tinh thể thay đổi, mắt của bạn sẽ có tầm nhìn thay đổi, gây mờ mắt.

– Các vết cắt trên da (như đứt tay) lâu lành hơn: Hệ thống miễn dịch bị ức chế khi lượng đường trong máu quá cao vì thế cơ thể khó nhận biết được các vấn đề về nhiễm trùng nên vết thương lâu lành.

– Tê bì các ngón chân, ngón tay (như bị kiến bò): Đường huyết tăng cao có thể gây ra một vài biến chứng, ngay trước cả khi bạn biết mình mắc tiểu đường. Một trong số đó là triệu chứng tê bì chân tay, dấu hiệu cho biết dây thần kinh đang bị tổn thương do lượng đường trong máu cao.

– Các bệnh về đường tiết niệu: Lượng đường cao hơn trong nước tiểu có thể là nơi sinh sản cho vi khuẩn và nấm men gây nhiễm trùng, tổn thương đường tiết niệu. Những dấu hiệu ban đầu nếu được nhận biết kịp thời sẽ giúp người bệnh phát hiện được bệnh sớm nhất và có phương pháp kiểm soát đường huyết tốt nhất.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?

Tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?

Tiểu đường tuýp 1 tuy ít gặp hơn tiểu đường tuýp 2 và không nguy hiểm như tiểu đường tuýp 2 nhưng nếu không có biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời, bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng gây hại cho sức khỏe, thậm chí khiến người bệnh tử vong.

Bệnh tiểu đường type 1 có thể để lại  một số biến chứng nguy hiểm như hạ đường huyết, Nhiễm ketone máu, rối loạn cương dương , các biến chứng ở mắt và biến chứng ở chân…

Hạ dường huyết:

Đường huyết thấp còn được gọi là hạ đường huyết. Nó có thể xảy ra do tiêm quá nhiều insulin, tập thể dục quá nhiều, hoặc ăn quá ít thức ăn. Hạ đường huyết thường gặp ở bệnh nhân Đái tháo đường type 1 đang điều trị.

Triệu chứng thường xuất hiện khi lượng đường trong máu giảm dưới 70mg/dl .Các triệu chứng bao gồm:

  • Nhức đầu
  • Đói
  • Căng thẳng
  • Run tay
  • Đổ mồ hôi
  • Yếu mệt
  • Nhìn mờ

Nếu những triệu chứng này xảy bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu. Nếu đường huyết thấp, ăn uống những thức ăn chứa đường: nước trái cây, vài muỗng đường, một ly sữa  hoặc nước ngọt.

Sau khi các triệu chứng hết, bạn nên  ăn thêm thức ăn khác. Nếu bị hạ đường huyết nặng hơn nên được điều trị tại bệnh viện. Bệnh nhân cần được điều chỉnh liều insulin thích hợp để tránh hạ đường huyết thường xuyên.

Nhiễm ketone máu

Nếu đái tháo đường type 1 không được điều trị rất dễ xảy ra biến chứng hôn mê do nhiễm ceton acid.

Khi không có đủ insulin để đưa glucose vào tế bào, glucose có thể tăng cao trong máu. Khi đó, cơ thể tìm các hình thức khác để tạo năng lượng và sử dụng chất béo như là một nguồn nhiên liệu. Mỡ sẽ bị phân hủy để tạo năng lượng và quá trình này sẽ tạo ra nhiều acetone acid , ketone tăng trong máu và nước tiểu. Gây ra nhiễm cetone acid ( ketoacidosis.)

Các triệu chứng cảnh báo nhiễm  cetone acid ,bao gồm:

  • Thở nhanh, sâu
  • Da và miệng khô
  • Bừng mặt
  • Hơi thở có mùi trái cây
  • Buồn nôn hay nôn mửa
  • Đau dạ dày

Nếu những triệu chứng này xảy ra, gọi cho bác sĩ hay đi đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Nếu không được điều trị , tình trạng này sẽ dẫn đến hôn mê và thậm chí tử vong.

Các biến chứng Đái tháo đường type 1 khác

  • Các biến chứng khác của bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể bao gồm:
  • Rối loạn cương dương
  • Biến chứng ở mắt: bệnh võng mạc do đái tháo đường, bong võng mạc, Glaucoma, và đuc thủy tinh thể.
  • Biến chứng ở chân
  • Nhiễm trùng của da,tiết niệu và sinh dục ở nữ
  • Bệnh thận (bệnh tiểu đường nephropathy)
  • Biến chứng thần kinh do đái tháo đường
  • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh mạch máu, bao gồm thuyên tắc mạch và đột quị

Trên đây là những chia sẻ của Hạ đường SIAKI để giải đáp cho câu hỏi là bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không? Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân trong gia đình. Chúc bạn luôn mạnh và khỏe hạnh phúc!

Tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tiểu đường là một bệnh mãn tính xảy ra do rối loạn chuyển hóa chất đường glucose trong máu không đi đến được các tế bào do insulin bị thiếu hoặc bị giảm tác động trong cơ thể. Có 3 loại bệnh tiểu đường chính là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Trong bài viết này SIKAI sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường tuýp 1. Vậy bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

Tiểu đường tuýp 1 hay còn gọi là đái tháo đường tuýp 1, có khi được gọi là bệnh tiểu đường người trẻ hoặc bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, là một tình trạng mãn tính, trong đó tuyến tụy sản xuất insulin ít hoặc không có, nội tiết tố cần thiết để cho phép đường (glucose) nhập vào tế bào để sản xuất năng lượng, dẫn tới làm tăng đường huyết và tiểu ra đường. Tiểu đường tuýp 2 phổ biến hơn, xảy ra khi cơ thể trở nên kháng với những tác động của insulin hoặc không tạo ra đủ insulin.

Các yếu tố khác nhau có thể đóng góp cho bệnh tiểu đường tuýp 1, bao gồm di truyền và tiếp xúc với vi rút nào đó. Mặc dù bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện trong thời niên thiếu, nó có thể phát triển ở mọi lứa tuổi.

Tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Gen gây bệnh tiểu đường type 1 có nhiễm sắc thể (AND) số 11 giống nhau (nhiễm sắc thể là nơi lưu trữ mọi thông tin di truyền bằng các nucleotic trong tế bào). Tiếp xúc, nhiễm một số virus như quai bị, Coxakies virus hay các độc chất trong môi trường có thể khởi phát đáp ứng kháng thể một cách bất thường, là nguyên nhân làm hư tổn tế bào tuỵ tiết ra insulin.

Mặc dù hoạt động nghiên cứu tích cực, bệnh tiểu đường tuýp 1 đã không có điều trị đặc hiệu, nhưng nó có thể được quản lý. Với các phương pháp điều trị thích hợp, những người có bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể sống lâu, sống khỏe mạnh hơn so với trong quá khứ.

Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 1

Nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường tuýp 1 là chưa biết. Các nhà khoa học biết rằng trong hầu hết các bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, hệ thống miễn dịch thường chống vi khuẩn và vi rút có hại – nhầm phá hủy tế bào sản xuất insulin – các tế bào trong tuyến tụy. Di truyền học có thể đóng một vai trò trong quá trình này, và tiếp xúc với virus nào đó có thể gây ra bệnh.

Dù nguyên nhân nào, khi các tế bào islet bị phá hủy, sẽ sản xuất ra insulin ít hoặc không có. Thông thường, các hormone insulin sẽ giúp glucose vào các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ và các mô. Insulin từ tuyến tụy, một tuyến nằm ngay phía sau dạ dày. Khi mọi thứ đang làm việc đúng cách, khi ăn, tuyến tụy tiết ra insulin vào máu. Khi insulin lưu thông, nó hoạt động như một chìa khóa bằng cách mở phép đường vào các tế bào của cơ thể. Insulin làm giảm lượng đường trong máu.

Gan hoạt động như một trung tâm lưu trữ và sản xuất glucose. Khi mức insulin thấp – khi chưa ăn trong một thời gian, ví dụ – gan chuyển đổi lưu trữ glycogen trở lại đường để giữ mức đường trong máu trong một phạm vi bình thường.

Trong tiểu đường tuýp 1, không có quá trình trong số này xảy ra bởi vì không có insulin để cho glucose vào trong tế bào. Vì vậy, thay vì được vận chuyển vào tế bào, đường tích tụ trong máu, nơi nó có thể gây biến chứng đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 1 khác các nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 2. Trong bệnh tiểu đường type 2, các tế bào beta vẫn còn hoạt động, nhưng cơ thể trở nên kháng với insulin hoặc các tuyến tụy không sản xuất đủ insulin.

Dấu hiệu, triệu chứng của tiểu đường tuýp 1

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể đến nhanh chóng và có thể bao gồm:

– Tăng sự khát nước và đi tiểu thường xuyên: Khi dư thừa tích tụ đường trong máu, chất dịch được kéo từ các mô. Điều này có thể khát nước. Kết quả là, có thể uống và đi tiểu nhiều hơn bình thường.

– Tăng đói nhiều: Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào tế bào, các cơ quan của cơ trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên đói dữ dội có thể kéo dài ngay cả sau khi ăn. Nếu không có insulin, đường trong thức ăn không bao giờ đạt đến việc tạo năng lượng ở các mô.

– Giảm trọng lượng: Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm đói, nhưng có thể giảm cân – đôi khi rất nhanh. Nếu không có nguồn cung cấp đường năng lượng, các chất béo có thể co lại.

– Giảm thị lực: Nếu mức độ đường trong máu quá cao, chất dịch có thể được lấy từ các mô – bao gồm cả dịch ống kính của mắt. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng nhìn.

– Hay căng thẳng, mệt mỏi: Nếu các tế bào đang bị tước đoạt đường, có thể trở nên mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.

– Các triệu chứng khác: da khô, ngứa da, vết thương lành chậm, mất cảm giác ở bàn chân hoặc cảm giác châm chích, hay buồn nôn, ói mửa,…

Đối tượng nào dễ  mắc bệnh tiểu đường type 1?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 được phát hiện chủ yếu ở người trẻ tuổi, trong đó có cả trẻ nhỏ. Bệnh loại này thường phụ thuộc vào lượng insulin trong cơ thể. Nếu cơ thể tự bật chức năng bảo vệ, dùng kháng thể tấn côn và phá hủy tuyến tụy, dẫn tới tụy không còn khả năng sản sinh ra insulin nữa. Thực chất các kháng thể này là các protein trong máu, khi bệnh nhân được xác định mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì cần được tiêm insulin mỗi ngày để duy trì sự sống.

Ở trẻ nhỏ, khi có các dấu hiệu như uống nước nhiều và đi tiểu nhiều lần, kèm theo sụt cân, mệt mỏi thì cần được kiểm tra đường huyết ngay, để xác định bệnh và có phương pháp điều trị. Việc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 còn gặp nhiều khó khăn, cần xác định được những mục tiêu trước mắt, cũng như mục tiêu lâu dài cho quá trình điều trị bệnh.

Tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cách điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1

1. Điều trị bằng thuốc

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 không giống như tiểu đường tuýp 2, vì bệnh thường xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ do cơ thể phụ thuộc vào insulin dẫn tới quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn. Khi không được điều trị tốt, bệnh tiểu đường lâu ngày có thể sinh ra một số biến chứng nguy hiểm như gây hạ đường huyết, nhiễm ketone máu làm bệnh nhân hôn mê nguy hại tới tính mạng. Vì vậy để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 chúng ta cần tập trung vào 2 hường điều trị sau: Điều trị trước mắt và điều trị lâu dài.

– Điều trị trước mắt

 Nếu bệnh nhân gặp phải biến chứng nhiễm cetone axit và đường huyết tăng cao thì phải điều trị chứa nhiễm cetone axit trước. Khi cơ thể không có đủ insulin để vận chuyển glucose vào tế bào, lượng glucose trong máu có thể tăng cao bất thường. Gặp phải trường hợp này, cơ thể tìm các hướng khác để tạo ra năng lượng và sử dụng chất béo ở mô mỡ như là một nguồn nhiên liệu. Khi mô mỡ bị phân hủy trong quá trình tạo năng lượng sẽ sản sinh ra nhiều acetone axit, ketone tăng trong máu và nước tiểu, từ đó gây ra nhiễm cetone axit.

– Điều trị mục tiêu lâu dài

Dùng bài thuốc từ các loại thảo dược như Khổ qua – Sa sâm – Bố chính sâm – Nam dương sâm – Sâm đại hành… kiểm soát đường huyết, giảm các triệu chứng phát sinh bệnh, ngăn ngừa các biến chứng xảy ra do đái tháo đường.

2. Các biện pháp điều trị tự nhiên

– Kiểm soát đường huyết

Dù bạn sử dụng loại insulin nào, mức độ đường huyết vẫn cần được theo dõi chặt chẽ, ít nhất 4 lần/ngày hoặc thường xuyên hơn. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo, bạn nên kiểm tra đường huyết vào trước khi đi ngủ, trước khi ăn, sau ăn 2h, trước khi tập thể dục và bất cứ thời điểm nào trong ngày bạn nghi ngờ có mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp.

Thiết bị theo dõi đường huyết liên tục (CGM) được khuyến khích sử dụng vì rất hữu ích, tiện lợi trong việc phòng ngừa hạ đường huyết. Mức độ chính xác của phương pháp này vẫn chưa cao bằng kiểm tra lượng đường huyết theo tiêu chuẩn, do đó nó chỉ được xem là công cụ bổ sung giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.

Tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Cần kiểm xoát đường huyết 4 lần/ngày.

– Chế độ ăn uống

Trái với suy nghĩ của rất nhiều người, không có một chế độ ăn chung cho tất cả người bệnh tiểu đường type 1. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm: trái cây, rau, các loại ngũ cốc… Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn nên hạn chế các sản phẩm từ đông vật và carbonhydrat tinh chế (bánh mì trắng, bánh kẹo).

– Hoạt động thể chất

Tập thể dục thường xuyên như aerobic, đạp xe, bơi lội, đi bộ nhanh… được khuyến khích cho người bệnh tiểu đường type 1. Bởi những hoạt động này sẽ góp phần vào việc giảm đường huyết, tăng sức bền cho tim nên ngăn ngừa được biến chứng tim mạch.

Điều trị tiểu đường type 1 trong các tình huống cấp tính

1. Hạ đường huyết

  • Nếu có những dấu hiệu dưới đây, bạn có nguy cơ cao đã bị hạ đường huyết:
  • Đổ mồ hôi
  • Run
  • Đói
  • Chóng mặt
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều
  • Mệt mỏi
  • Nhức đầu
  • Mờ mắt
  • Cáu gắt

Hạ đường huyết xảy ra khi đường trong máu giảm dưới 3.9mmol/l vì nhiều lý do, chẳng hạn như bỏ qua bữa ăn, hoạt động thể chất quá sức, tiêm quá liều insulin…

– Cách xử trí: Bạn nên bổ sung ngay khoảng 15 – 20 gam carbohydrate tác dụng nhanh như nước ép trái cây, kem, kẹo cứng… Sau 15 phút, kiểm tra lại đường huyết, nếu vẫn thấp hãy sử dụng thêm 1 khẩu phần tương tự và kiểm tra lại sau 15 phút. Nếu đường huyết vẫn có xu hướng không tăng, bạn nên nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện để được cấp cứu.

2. Tăng đường huyết

  • Dấu hiệu tăng đường huyết bao gồm:
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Khát nước
  • Mờ mắt
  • Cáu gắt
  • Đói
  • Khó tập trung

Nếu lượng đường trong máu trên 240 mg/dl (13.3mmol/l), bạn sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm toan ceton. Do khi đó tế bào bị thiếu năng lượng, cơ thể sẽ phân hủy chất béo, tạo ra một acid độc gọi là keton, khi đó bạn có thể có thêm các biểu hiện như: buồn nôn và nôn, đau bụng, hơi thở có mùi trái cây lên men…

– Cách xử trí: Khi có các triệu chứng kể trên, bạn nên uống nhiều nước để tăng đào thải keton ra ngoài qua đường tiểu, đồng thời nhập viện cấp cứu sớm để có hướng xử trí phù hợp.

Một số tình huống cần lưu ý khi điều trị tiểu đường type 1

– Lái xe: Hãy kiểm tra đường huyết trước khi lái xe, nếu đường huyết dưới 70 mg/dl hãy ăn nhẹ và chờ 15 phút trước khi lái xe.

– Làm việc: Việc mắc tiểu đường có thể hạn chế một số công việc đối với người bệnh. Những công việc như lái xe, vận hành mày móc nặng là những công việc mà bạn không nên nhận, bởi có thể khiến đường huyết xuống thấp bất cứ lúc nào.

– Mang thai: Phụ nữ mắc tiểu đường type 1 được khuyến cáo rằng không nên mang thai vì những biến chứng thai kỳ với mẹ hoặc dị tật bẩm sinh của thai nhi có khả năng xảy ra cao hơn.

Lời kết

Trên đây những thông tin cơ bản mà SIKAI tổng hợp và chia sẻ nhằm giải đáp cho những thắc mắc thường gặp về tiểu đường tuýp 1 như: Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 như thế nào? Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những kiến thức, hiểu biết hơn về căn bệnh này.

Mặc dù tiểu đường type 1 gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng chúng ta có thể ngăn ngừa những biến chứng này bằng việc tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị của bác sỹ và duy trì một lối sống lành mạnh. Việc điều trị trước mắt bằng thuốc là biện pháp can thiệp trực tiếp ngay khi bệnh có các triệu chứng chuyển biến nặng hơn, còn việc điều trị lâu dài bằng bài thuốc từ các loại thảo dược quý trong đông y thì lại đem đến hiệu quả lâu dài giúp kiểm soát đường huyết, giảm các triệu chứng phát sinh bệnh, ngăn ngừa các biến chứng xảy ra. Do đó việc điều trị cần kết hợp cả hai phương pháp này, đồng thời cần duy trì một chế độ ăn uống, luyện tập khoa học, lành mạnh để đem lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh.

Hạ đường SIKAI – được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như: Khổ qua, Sa sâm, Bồ chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm,…giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường. Sản phẩm phù hợp cho đối tượng người có thể trạng đường máu cao, người bị tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường– mối nguy hại không trừ một ai

Những hệ lụy nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường chính là những biến chứng mà nó gây ra, nếu không kịp thời phát hiện và kiểm soát có thể sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề nhất là tử vong cho người bệnh. Những biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường thường diễn ra đột ngột và trong thời gian ngắn, được gọi là biến chứng cấp tính. Sau đây SIKAI sẽ cùng bạn tìm hiểu về những biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường, cùng cách phòng ngừa như thế nào cho an toàn và mang lại hiệu quả cao.

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường.
Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường.

1. Những biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường

Biến chứng cấp tính thường gặp nhất ở bệnh tiểu đường là biến chứng tăng đường huyết, và biến chứng hạ đường huyết.

1.1. Biến chứng tăng đường huyết

Là biến chứng rất hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Bao gồm các thể:

– Hôn mê do biến chứng nhiễm toan Ceton:

xảy ra khi tuyến tụy không tiết ra đủ lượng insulin để vận chuyển glucose vào trong tế bào, chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể. Lúc này cơ thể sẽ tự tạo ra nguồn năng lượng bằng cách phân hủy chất béo như một nhiên liệu thay thế. Quá trình này cũng sẽ sản xuất ra một axit độc hại trong máu gọi là ceton.

Đây là một trong những nguyên nhân thường khiến bệnh nhân phải vào viện và là nguyên nhân tử vong cao nhất trong các biến chứng tiểu đường. Thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 hoặc người đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến tụy. Thống kê có khoảng 20-40% bệnh nhân mới được chẩn đoán phải vào viện điều trị do nhiễm toan. Tỷ lệ tử vong do hôn mê nhiễm toan xeton có thể từ 2% – 10%. Các nguyên nhân và yếu tố khởi phát nhiễm toan xeton thường gặp bao gồm: đái tháo đường không được chẩn đoán và điều trị, bỏ tiêm insulin, các bệnh cấp tính như nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, chấn thương,…

Các triệu chứng bao gồm buồn nôn, nôn và đau bụng, hơi thở có mùi ceton, như mùi hoa quả lên men, các dấu hiệu bị mất nước (môi khô, da khô), nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, rối loạn ý thức ở các mức độ khác nhau, từ nhẹ đến hôn mê.

 

Lúc này bệnh nhân cần ngay lập tức cấp cứu tại một cơ sở y tế chuyên khoa, điều trị bằng cách truyền tĩnh mạch bù nước và điện giải, đồng thời tiêm insulin. Nếu được cấp cứu kịp thời, đường huyết sẽ nhanh chóng ổn định. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh nhân có thể nhanh chóng đi vào hôn mê, thậm chí là tử vong.

Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu: Tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường máu là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid nặng, xảy ra do tăng đường máu rất cao kèm theo mất nước nặng, không có nhiễm toan xeton hoặc nhiễm toan xeton rất nhẹ. Tăng áp lực thẩm thấu nặng dẫn đến hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường máu.

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu chiếm 5-10% trong các loại biến chứng hôn mê ở bệnh nhân tiểu đường và là một trong những loại hôn mê nặng nhất, thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nhiều tuổi (trên 60 tuổi), tỷ lệ tử vong rất cao (10-30%). Mặc dù được điều trị tích cực, nguyên nhân tử vong thường do các biến chứng như: tắc mạch, phù não hoặc trụy mạch do điều trị bất hợp lý nhiễm khuẩn…

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường.

Các dấu hiệu khởi phát bệnh thường xuất hiện trước khi hôn mê thực sự xảy ra đôi khi từ vài ngày đến hàng tuần. Các biểu hiện lâm sàng bao gồm:

  • Uống nhiều, tiểu nhiều ở giai đoạn đầu.
  • Mất nước nặng, sút cân nhiều.
  • Tăng trương lực cơ, co giật khu trú hoặc lan rộng.
  • Rối loạn thị giác, các dấu hiệu tổn thương thần kinh khu trú.
  • Rối loạn ý thức từ mức độ nhẹ đến hôn mê sâu.

Giống như hôn mê do nhiễm toan ceton, hôn mê thẩm thấu là tình trạng cấp tính, bệnh nhân phải được nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được bù nước và điện giải ngay lập tức, sau đó các bác sỹ có thể tiếp tục truyền insulin theo đường tĩnh mạch và theo dõi các chỉ số sinh tồn như nhịp tim, nhịp thở, huyết áp…

1.2. Biến chứng hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu xuống thấp bất thường (thường xảy ra khi lượng đường máu thấp hơn 65 mg/dl). Đây là tình trạng thường thấy ở hầu hết các bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu như người mệt mỏi, vã mồ hôi, nhịp tim tăng, đói cồn cào, chân tay bủn rủn, choáng váng, nhức đầu, dễ bị kích thích, giảm khả năng chú ý… Nếu không kịp điều trị, lượng đường trong máu quá thấp có thể dẫn đến hiện tượng lên cơn co giật, mất dần ý thức, hôn mê và trong trường hợp xấu có thể gây chết não dẫn đến tử vong.

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến mức đường trong máu thấp là sử dụng quá liều insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết nhóm sulfamid; hoặc do bỏ bữa, bữa ăn không đủ cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho người bệnh; hoặc vận động quá mức như lao động nặng, quá sức; do uống rượu bia.

Cách điều trị:

  • Đối với hạ đường huyết mức độ nhẹ người bệnh có thể tự điều trị bằng cách uống ngay 10-15g đường, sau đó nghỉ ngơi trong khoảng 30 phút, hoặc có thể thay bằng vài viên kẹo, một cốc nước trái cây ngọt (khoảng 200ml).
  • Đối với hạ đường huyết vừa và nặng, bệnh nhân cần được đưa ngay đến các cơ sở y tế để được kiểm tra đường huyết mao mạch, nếu đường huyết <3mmol/l phải đặt đường truyền tĩnh mạch, truyền ngay khoảng 50 – 100ml dung dịch Glucose 30%, sau đó duy trì bằng dung dịch Glucose 5%.

2. Cách phòng ngừa biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường.

Các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường là hậu quả của tình trạng tăng đường máu kéo dài. Kiểm soát tốt đường máu sẽ giúp hạn chế sự tiến triển của các biến chứng do bệnh gây ra. Để phòng ngừa, bạn cần biết cách:

  • Có chế độ ăn uống hợp lý, nên ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ, rau củ trái cây, tránh đồ ăn dầu mỡ, nhiều tinh bột, chất ngọt, không uống rượu bia.
  • Tập luyện nhẹ nhàng để nâng cao thể chất. Tập thể dục đều đặn sẽ giúp hạn chế rất tốt các biến chứng của bệnh.
  • Luôn giữ cho mình tinh thần ổn định, sống vui vẻ, lạc quan, bớt lo âu.

Trên đây, Hạ đường SIKAI đã hướng dẫn bạn tìm hiểu những biến chứng cấp tính rất nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Đề giảm thiểu tối đa tác hại của những biến chứng đó, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm Đông y, với các thành phần thảo dược thiên nhiên như khổ qua rừng, sa sâm, sâm đại hành, nam dương sâm… sẽ giúp bạn ngăn ngừa những biến chứng tiểu đường một cách an toàn và hiệu quả.

Viên uống SIKAI với thành phần gồm các thảo dược thiên nhiên như: khổ qua rừng, sa sâm, nam dương sâm, sâm đại hành, bố chính sâm, đã được kiểm định phù hợp quy định an toàn thực phẩm, có công dụng hỗ trợ và ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường, là một thực phẩm rất cần thiết cho người có thể trạng đường máu cao, người bị tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường và những điều cần biết

Bệnh tiểu đường được coi là căn bệnh hay rủ rê thêm nhiều bệnh khác, bởi những biến chứng mà nó gây ra. Nếu không có một liệu pháp điều trị phù hợp, cùng chế độ tập luyện, ăn uống hợp lý, sẽ dễ gây ra tình trạng rối loạn đường huyết. Chính những rối loạn này là nguyên nhân gây nên những biến chứng lâu dài của bệnh tiểu đường, hay còn gọi là biến chứng mạn tính. Vậy những biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường là gì, nguy hiểm như thế nào với người bệnh?  Hãy cùng SIKAI tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

 

Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm, bởi nó tấn công vào tất cả những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể khiến con người suy kiệt dần không còn sức phản kháng. Những biến chứng mạn tính của nó phá hủy cơ thể người bệnh một cách thầm lặng. Thường thì ta ko dễ gì nhận ra những thay đổi này, nhưnng khi được phát hiện lâm sàng thì biến chứng đã ở giai đoạn muộn.

Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường

1. Bệnh tiểu đường gây biến chứng thận

Biến chứng thận là một trong những biến chứng mạn tính hay gặp nhất,  chiếm gần 50% các trường hợp suy thận giai đoạn cuối, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các bệnh nhân tiểu đường.

Trong thận chứa hàng triệu tiểu cầu được cấu tạo bởi các mạch máu nhỏ  có nhiệm vụ lọc máu, giữ lại các chất thiết yếu trong cơ thể và loại bỏ các chất thải qua đường nước tiểu.

Lượng đường trong máu tăng cao, lâu ngày gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận, khả năng lọc của thận suy giảm, protein sẽ bị rò rỉ qua thận vào nước tiểu, máu không được lọc sạch, dẫn đến suy thận, phải chạy thận.

2. Biến chứng mắt do bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ trên võng mạc gây nên vỡ mạch máu và xuất huyết. Khi lượng đường máu trong mắt không được kiểm soát tốt sẽ dấn đến các bệnh về mắt như:

  • Bệnh võng mạc mắt: gây tổn thương các mạch máu nhỏ cung cấp máu tới võng mạc, là vùng nhạy sáng bên trong mắt, là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở bệnh nhân tiểu đường
  • Đục thuỷ tinh thể: nhân mắt trở lên trắng đục, làm giảm thị lực.
  • Glaucoma (tăng nhãn áp): mắt đau nhức dữ dội, đỏ mắt, chảy nước mắt, gây giảm thị lực đột ngột bởi tổn thương các sợi dây thần kinh thị giác do tăng áp lực nhãn cầu.

3. Bệnh tiểu đường gây ra bệnh lý tim mạch

Thông thường những bệnh nhân mắc tiểu đường khoảng 5 năm sẽ bắt đầu xuất hiện các biểu hiện về bệnh tim mạch đi kèm. Biểu hiện khi mắc biến chứng tim mạch bao gồm:

– Viêm tắc động mạch chi dưới: là nguyên nhân gây ra hoại tứ chi. Người bệnh có cảm giác đau, lạnh bàn chân, đau chân về đêm… viêm tắc động mạch chi dưới kết hợp với tổn thương thần kinh làm tăng nguy cơ hoại tử chi tới 7 lần, nguyên nhân của 50% số ca cắt đoạn chi không do chấn thương.

– Xơ vữa động mạch: lượng đường trong máu cao làm tăng lắng đọng chất mỡ ở thành mạch và làm chậm dòng chảy của máu. Lâu dần có thể phát triển thành mảng xơ vữa và làm dày thành mạch máu. Ngoài ra bệnh tiểu đường làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, kích hoạt sự xâm nhập tế bào viêm, làm tăng kết dính ở thành mạch máu.

– Tắc, nghẽn mạch máu não (đột quỵ): Những mảng xơ vữa động mạch có thể vỡ ra gây tắc nghẽn phía dưới nơi mạch máu, chi phối gây tắc mạch đột ngột. Tắc ở mạch não gây đột quỵ, tai biến mạch máu não, cơn thiếu máu não thoáng qua. Với mạch máu ngoại vi gây tắc mạch chi, hoại tử chi, loét bàn chân

– Bệnh mạch vành: là căn nguyên tử vong chủ yếu của bệnh lý tim mạch ở các bệnh nhân tiểu đường. Biểu hiện lâm sàng bằng cơn đau thắt ngực, cảm giác tức nặng ngực trái, hồi hộp, khó thở.

– Bệnh lý mạch máu ngoại biên: người bệnh thấy đau, mỏi chân hay chuột rút khi đi bộ.

– Cao huyết áp: có thể xuất ở 50% số người bệnh tiểu đường tuýp 2 sau độ tuổi 45 hoặc trước khi mắc bệnh.

– Các rối loạn mỡ máu: như tăng triglicerid máu, tăng HDL cholesterol hay giảm HDL cholesterol

4. Biến chứng thần kinh do tiểu đường

Biến chứng thần kinh rất hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường, biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau như:

– Tổn thương thần kinh ngoại biên: 

  • Thường gặp nhất là tổn thương thần kinh vận động cảm giác như rối loạn cảm giác ở các chi, thường là chân, mang tính chất đối xứng.
  • Tổn thương ở vị trí xa trướcnhư tê bì, kim châm, đau rát như bỏng.
  • Giảm/mất cảm giác :dẫn đến chấn thương không nhận biết, hay gặp ở bàn chân.
  • Khô da dẫn đến nứt da (bàn chân)
  • Teo cơ bàn chân dẫn đến biến dạng bàn chân làm tăng nguy cơ loét do tỳ đè.

– Tổn thương thần thần kinh tự động: có thể gặp ở bất cứ hệ cơ quan nào:

  • Về tim mạch: rối loạn nhịp tim, có thể gây đột quỵ, suy tim cấp và tử vong.
  • Về tiêu hóa: gây cảm giác đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Về bàng quang: gây tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu không tự chủ, khó hoặc bí tiểu, ứ đọng nước tiểu trong bàng quang dễ gây nhiễm khuẩn tiết niệu.
  • Về cơ quan sinh dục: ở nam gây rối loạn cương, bất lực. Nữ gây khô âm đạo, giảm cảm giác và ham muốn tình dục.
  • Rối loạn tiết mồ hôi.

– Tổn thương đơn dây thần kinh: hay gặp ở các dây thần kinh sọ não.

5. Tiểu đường gây biến chứng bệnh Alzheimer

Nhiều nghiên cứu cho thấy người bệnh tiểu đường có nhiều khả năng sẽ bị mất trí nhớ và có vấn đề về kỹ năng tư duy khi về già.

Cần làm gì để phòng ngừa những biến chứng mạn tính?

 Với bệnh nhân tiểu đường, những biến chứng xảy ra là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên chúng ta có thể làm chậm sự tiến triển và hạn chế mức độ biến chứng tiểu đường lâu dài bằng cách kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Cùng với đó là biết kết hợp duy trì lối sống lành mạnh:

  • Có chế độ ăn uống hợp lý: nên ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ, rau củ trái cây, ăn hạn chế muối, tránh đồ ăn dầu mỡ, nhiều tinh bột, chất ngọt, không dùng thuốc lá, bia rượu. Đặc biệt bệnh nhân tiểu đường nên ăn gạo lứt bởi trong gạo lứt nảy mầm giàu magie giúp bài tiết glucose và insulin có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase, điều hòa hoạt động trung ương não bộ. Do đó, gạo lứt chữa bệnh tiểu đường hiệu quả, an toàn.
  • Tăng cường luyện tập thể dục: Thường xuyên tập thể dục có khả năng làm giảm đường huyết hiệu quả, nhờ giảm đề kháng insulin. Nên tập các môn thể thao nhẹ nhàng, như đi bộ, thiền định, Yoga
  • Rèn luyện tinh thần: Không làm việc quá căng thẳng, nên sắp xếp thời gian giải trí, thư giãn, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc. Giữ cho bản thân tinh thần thoải mái, an thần, sống lạc quan, tránh phiền muộn, bi thương
  • Chăm sóc mắt, răng, miệng, da, chân: giúp giảm đáng kể những biến chứng do ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ nhất trong cơ thể, và thường gặp nhất là ở mắt, thận, thần kinh.

Trên đây là những biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường và các phương pháp phòng ngừa biến chứng. Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm, bởi những biến chứng do bệnh tiểu đường mà nó gây ra có thể sẽ lấy đi tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào nếu như không được kiểm soát tốt. Do đó, vấn đề đáng quan tâm nhất ở bệnh nhân tiểu đường là làm sao để giữ cho lượng đường hạ và ổn định ở mức đó. Vì vậy, ngoài chế độ ăn uống, tập luyện, bạn cũng nên trang bị cho mình một loại sản phẩm giúp ổn định đường huyết, với các thành phần thảo dược thiên nhiên như: khổ qua rừng, sa sâm, bố chính sâm, sâm đại hành….

Hạ đường SIKAI với chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như: khổ qua rừng, sa sâm, bố chính sâm, nam dương sâm, sâm đại hành,… có tác dụng hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường, sử dụng an toàn cho người có thể trạng đường máu cao, người bị tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Lương y Dương Phú Cường – Bàn tay vàng chữa bệnh tiểu đường

Sau 7 năm đấu tranh với căn bệnh tiểu đường, bà Bùi Thị Châu Loan – 60 tuổi (ngụ phường Quảng Phú – TP. Quảng Ngãi) hiện tại đã có một cuộc sống rất khỏe mạnh. Từng phải chịu những cơn đau tim dữ dội do biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra, chỉ số đường huyết lúc nào cũng ở mức báo động và phải kiêng khem rất kỹ, bà Loan nhắc lại thời điểm đó là giai đoạn “kinh hoàng” nhất trong cuộc đời mình.

Lương Y Dương Phú Cường

Chia sẻ về những ngày tưởng như là tận cùng của cuộc đời, bà Loan cho biết: “Tôi không bao giờ nghĩ mình bị bệnh tiểu đường. Bởi tôi có cuộc sống rất khỏe mạnh”. Ngày trước tôi từng làm quản lý kinh doanh thủy hải sản tại nhà. Do tinh chất công việc phải thường xuyên gặp gỡ đối tác, tiếp xúc với khách hàng, rất căng thẳng và hay bị stress nên tôi dần sinh bệnh. Những ngày tháng đầu tôi chỉ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, hay khát nước, đi tiểu nhiều hơn, đói cồn cào,… tình trạng đó kéo dài và ngày càng nặng hơn. Tôi quyết định đến Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ngãi để khám. Như sét đánh ngang tai, bác sĩ kết luận tôi bị bệnh tiểu đường, đường huyết lúc đó của tôi khoảng 17mmol/l”.

Sau khi được bác sĩ kê toa thuốc, tôi dùng thuốc và kết hợp với chế độ ăn uống kiêng khem, hoạt động nhiều hơn, giảm bớt công việc nên tình trạng cũng đỡ hơn. Thế nhưng, việc dùng thuốc Tây đều đặn và lâu dài đã khiến cho dạ dày của tôi ngày càng đau quặn, cơ thể lúc nào cũng như bị lửa đốt và đường huyết của tôi đôi lúc bị tụt đột ngột không kiểm soát được. Ngoài ra, các biến chứng của bệnh cũng bắt đầu xuất hiện, tay chân tê, mắt nhìn mờ, tim đau dữ dội, thi thoảng lại có cơn bồn chồn khó thở. Đi khám lại thì phát hiện ra gan nhiễm mỡ và huyết áp đều tăng, tôi phải uống thêm rất nhiều thuốc để chữa nhưng mà không thấy kết quả mấy.

“Trong một lần vào Sài Gòn thăm con gái, may mắn tôi được người thân giới thiệu đến thang thuốc chữa bệnh tiểu đường của Lương y Dương Phú Cường (Phó Chủ Tịch thường trực Hội Đông Y Quận Gò Vấp, TP.HCM). Được biết Lương y Cường đã có hơn 20 năm kinh nghiệm & điều trị bệnh tiểu đường, đã chữa cho rất nhiều người bệnh tiểu đường trên cả nước. Nên tôi cũng an tâm và tìm tới Lương y Cường để được thăm khám và bốc thuốc. Sau 2 tháng uống đều đặn các thang thuốc của Lương y Cường kết hợp với ăn uống kiêng khem và tập luyện đúng cách tôi thấy tình trạng bệnh của mình đã ổn định hơn rất nhiều. Để chắc ăn tôi đã đến bệnh viện khám lại, thì bác sĩ cho biết lượng đường trong máu đã được ổn định, không còn tăng cao hay tụt xuống nữa; kiểm tra tổng quát về gan, thận thì bác sĩ khá là ngạc nhiên vì các cơ quan đã được hồi phục trở lại, hoạt động ổn định hơn trước. Vui mừng, nhờ có Lương y Cường và bài thuốc Đông y của Lương y, tôi đã thoát khỏi biến chứng của bệnh tiểu đường”, bà Loan chia sẻ.

Bà Loan chỉ là một trong nhiều trường hợp đã thoát khỏi biến chứng của bệnh tiểu đường, bà nói “ Sau khi đã khỏe mạnh trở lại tôi đã giới thiệu cho rất nhiều người thân bạn bè tìm đến Lương Y Dương Phú Cường để được thăm khám và bốc thuốc, đặc biệt là người bệnh nên điều trị sớm để tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường như tôi”.

Để giúp bạn đọc có thể tìm hiểu rõ hơn bài thuốc đặc trị bệnh tiểu đường của Lương y Dương Phú Cường, quý bạn đọc xin liên hệ số điện thoại: 0931 456 911.

Theo Báo Sức Khỏe & Đời Sống