Kiến thức tổng quát về bệnh tiểu đường

Tốc độ gia tăng bệnh tiểu đường ở Việt Nam đang nhanh nhất thế giới, gây ra những gánh nặng về vật chất và thể chất cho ngành y tế.

Kiến thức tổng quát về bệnh tiểu đường.
Kiến thức tổng quát về bệnh tiểu đường.

I. Tình hình bệnh tiểu đường hiện nay ở việt nam

Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng

Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ai trong chúng ta cũng có khả năng mắc phải căn bệnh này, vì bên cạnh các yếu tố khách quan do di truyền, sắc tộc, môi trường địa lý, … nó là hệ quả trực tiếp mang lại do các thói quen sống chưa lành mạnh.

Ăn uống không điều độ, ít vận động, lối sống công nghiệp với thực phẩm ăn nhanh, ít dinh dưỡng và quá thừa năng lượng, kèm theo áp lực công việc và cuộc sống, tình trạng căng thẳng (stress) kéo dài,…đều là những nhân tố tác động đến khả năng mắc bệnh tiểu đường.

Tiến triển âm thầm, cùng tỉ lệ tử vong cao (khoảng 6 người bệnh tử vong/phút trên toàn cầu), tiểu đường vẫn được xem như “kẻ giết người thầm lặng” của toàn nhân loại thời hiện đại. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có hơn 190 triệu người mắc bệnh tiểu đường và con số này đang tiếp tục tăng lên. Ước tính đến cuối năm nay, con số này sẽ là 221 triệu, năm 2025 sẽ lên đến 330 triệu (gần 6% dân số toàn cầu).

Việt Nam – nước có tỉ lệ gia tăng đái tháo đường nhanh nhất thế giới

Riêng tại nước ta, theo GS. VS Phạm Song – nguyên Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam (nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế): “Việt Nam có 5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, nhưng trong đó có đến 65% người bệnh không hề biết mình mắc bệnh. Với tỉ lệ bệnh nhân tăng từ 8-10%/năm, Việt Nam trở thành nước có tỉ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường nhanh nhất thế giới”(*).

Kiến thức tổng quát về bệnh tiểu đường.
Tại Việt nam, tình hình bệnh đái tháo đường đang gia tăng rất nhanh, đặc biệt ở các thành phố lớn.

Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở nước ta chiếm khoảng trên 4% dân số, gần 10% dân số khác mắc tiền ĐTĐ và thực trạng này vẫn đang gia tăng rất nhanh. Theo PGS. TS. Tạ Văn Bình, Viện trưởng Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa: “Số người mắc bệnh được điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương trong những năm gần đây gia tăng rất nhiều. Năm 2003, số bệnh nhân được điều trị nội trú chỉ là 2. 480, con số này đã tăng lên 7. 301 vào năm 2007, và số lượt bệnh nhân đến khám tăng từ 53. 042 lên 211. 889 người. Tuy nhiên, đây chỉ chiếm con số nhỏ, vì số người mắc bệnh mà không biết mình mắc bệnh đang chiếm tới 65%. Có tới hơn 85% số bệnh nhân khi được phát hiện đã có biến chứng, chỉ có khoảng 8% số bệnh nhân phát hiện được bệnh khi khám sức khoẻ định kỳ. Do phát hiện bệnh muộn, đến bệnh viện muộn, đã dẫn tới chi phí cho mỗi đợt điều trị của bệnh nhân rất tốn kém, từ 500. 000đ – 20 triệu đồng”(** ).

Ý thức phòng và điều trị bệnh tiểu đường còn rất kém

Trong khi đó, theo nghiên cứu trên các bệnh nhân tiểu đường, số bệnh nhân chưa tuân thủ chế độ ăn vẫn chiếm tới 33%; có tới 26, 6% gia đình không khám, kiểm tra các xét nghiệm để phát hiện biến chứng sớm, tỷ lệ bệnh nhân bỏ thuốc điều trị cao, trong đó bệnh nhân được cấp thuốc điều trị lại bỏ nhiều hơn bệnh nhân tự mua thuốc điều trị… khiến cho tình hình tiểu đường ngày càng khó kiểm soát hơn. Chi phí điều trị tiểu đường chiếm khoảng 6% ngân sách của ngành y tế trong một năm, hầu hết chi phí điều trị tập trung cho biến chứng của tiểu đường như tim mạch, tai biến mạch máu não, mù lòa, hoại tử chi, suy thận… gây ra.

Có thể nói tỉ lệ bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng nhanh như hiện nay, một phần do lối sống với chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý và nhận thức của cộng đồng về phòng chống bệnh còn rất hạn chế. Do đó, các nhà khoa học khuyến cáo, tại các nước đang phát triển như nước ta cần xây dựng kế hoạch giáo dục quần chúng về ý thức phòng bệnh và việc thay đổi lối sống để ngăn chặn ĐTĐ, loại bệnh đang được cho là đại dịch của toàn nhân loại ( ).

II. Làm sao biết mình mắc bệnh tiểu đường?

Muốn biết mình mắc bệnh tiểu đường phải thử máu khi đói. Các KTV sẽ báo cho bạn biết mức độ đường có trong máu, các BS sẽ thống báo cho bạn biết bạn có bệnh tiểu đường không và cho bạn hướng điều trị.

Bạn đừng tìm các vị thầy thuốc Đông y để xác định mình có bị bệnh không? Bạn đừng đợi: đái nhiều, khát nhiều, đói nhiều… mới xác định mình mắc bệnh tiểu đường, khi đến đây thì bệnh đã nặng rồi, các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng đã xuất hiện rồi. Điều ấy thường quá chậm, bạn không nên biết mình bị bệnh tiểu đường trong giai đoạn này. Đừng đợi kiến bu khi đi đái mới gọi là tiểu đường, đừng dùng thuốc theo các vị “thần y ” mách bảo, đừng chữa bệnh bằng internet… hãy tìm người có chuyên môn được chứng nhận của Y tế.

Tây y là xác định, là hạ đường trong máu, là tầm soát các biến chứng sớm. Đông y là hổ trợ hạ đường, là giúp ổn định hoạt động các tạng phủ, giúp hồi phục khả năng ổn định đường huyết, giúp giảm bớt lệ thuộc vào thuốc tây y dùng lâu dài dễ gây biến chứng ngoài mong muốn, tăng cường sức đề kháng, giúp mau lành vết thương nếu có, giúp an lành thần kinh. Nhớ rằng đông y không phải chỉ có thuốc mà còn có: thức ăn hài hoàn, tập luyện khí huyết lưu thông, luyện thiền cân bằng thần kinh âm dương tạng phủ.

Cả đông y và tây y phải kết hợp hài hòa, chỉ một bên thường thất bài hoàn toàn. Một bên không thể chữa trị được. không có thuốc nào chữa trị thành công mà cần phối hợp rất nhiều kinh nghiệm và phương pháp.

III. Nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường (ĐTĐ), là bệnh mạn tính đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết và các rối loạn chuyển hóa do sự thiếu hụt tương đối hoặc tuyệt đối insulin gây ra.

Insulin là một hormone được sản xuất bởi tuyến tụy, có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, thông qua việc đưa glucose vào trong tế bào để cung cấp năng lượng cho mọi tế bào trong cơ thể hoạt động. Lượng đường trong máu được kiểm soát chặt chẽ bởi insulin. Ở người bình thường, khi đường huyết tăng (ví dụ, sau khi ăn), insulin sẽ được bài tiết ra từ tuyến tụy để đưa mức glucose máu trở về bình thường. Với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, sự thiếu hụt insulin tuyệt đối (ĐTĐ typ 1) hoặc insulin có nhưng hoạt động không hiệu quả (ĐTĐ typ 2) sẽ gây tăng đường huyết vượt quá ngưỡng(***).

Kiến thức tổng quát về bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường lâu năm nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các biến chứng làm tổn thương và suy giảm chức năng của các cơ quan như thận, tim, mắt, não.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường như:

  • Di truyền; đột biến gen;
  • Bệnh lý ở tụy, gan; rối loạn nội tiếp;
  • Tác dụng phụ của thuốc;
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt,
  • Stress…Chế độ ăn thừa dinh dưỡng, nhiều chất béo,
  • Ít vận động,
  • Công việc căng thẳng,
  • Ô nhiễm môi trường là các yếu tố làm tăng tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường hiện nay và
  • Căn bệnh này đang dần trẻ hóa.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường nguyên phát và thứ phát

1. Đái tháo đường nguyên phát

 – ĐTĐ do bệnh lý ty lạp thể

+  Là một bệnh di truyền từ mẹ sang con do sự đứt đoạn hay đột biến ADN (ít gặp, thường từ 5-10% trong số các trường hợp bị bệnh).

+ Thường kèm theo điếc, viêm võng mạc sắc tố không điển hình.

+ Gặp ở mọi lứa tuổi.

 – ĐTĐ thể MODY (maturityonset diabetes of the young)

+ Khởi phát sớm (trước 25 tuổi), di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường, có bất thường về tiết insulin (5% trường hợp gặp ở đái tháo đường typ 2).

+ Có 3 thể MODY:

  • MODY 1: liên quan đến đột biến gen HNF- 4 (hiếm gặp).
  • MODY 2: liên quan đến đột biến gen glucokinase (tăng đường huyết vừa phải, ít khi cần điều trị bằng insulin).
  • MODY 3: liên quan đến đột biến gen HNF-1, tiến triển cần phải điều trị bằng insulin sớm.

 Bất thường về cấu trúc insulin: Các bất thường về cấu trúc insulin quyết định bởi các gen là một nguyên nhân hiếm gặp của ĐTĐ.

  – Các hội chứng do tăng đề kháng insulin

Là một hội chứng di truyền hiếm gặp, thường kết hợp với bệnh gai đen và kèm theo có cường androgen. Có 3 loại:

  • Tuýp A: những bất thường về số lượng và chất lượng thụ thể của insulin.
  • Tuýp B: có sự xuất hiện kháng thể kháng thụ thể insulin.
  • Tuýp C: những bất thường sau thụ thể insulin.

Một số hội chứng hiếm gặp như Leprechaunisme, ĐTĐ thể teo mỡ, hội chứng Ralsin-Mandenhall hay bệnh già-lùn (progeria) thường có liên quan đến typ A.

 – Các hội chứng di truyền kết hợp với bệnh ĐTĐ

  • Trisomia 21 (hội chứng Down).
  • Hội chứng Klinfelter (rối loạn di truyền do thừa một nhiễm sắc thể giới tính X ở nam giới).
  • Hội chứng Turner (loạn cấu tạo buồng trứng)
  • Hội chứng Wolfram (điếc, teo thần kinh thị giác, đái tháo đường hoặc đái tháo nhạt).

2. Đái tháo đường thứ phát

– Do bệnh lý tại tụy:

  • Viêm tụy mạn tính, vôi hoá tụy: có thể xuất hiện tiểu đường trong 30% các trường hợp, tiến triển chậm, cần phải dùng đến insulin.
  • Viêm tụy cấp: gây tiểu đường thoáng qua, sau điều trị khỏi đường huyết về bình thường.
  • Ung thư tụy.
  • Phẫu thuật cắt bỏ bán phần hoặc toàn phần tuyến tụy.

– Do bệnh lý tại gan:

  • Gan nhiễm sắt (hemosiderin).
  • Lắng đọng sắt ở các tiểu đảo b-Langerhans gây bất thường về tiết insulin.
  • Xơ gan đẫn đến đề kháng insulin.

– Do một số các bệnh nội tiết:

  • Cường sản, u thùy trước tuyến yên hoặc vỏ thượng thận (bệnh cushing hay hội chứng cushing).
  • Tăng tiết GH (TSH) sau tuổi dậy thì: bệnh to đầu chi (acromegalia).
  • Cường sản hoặc u tủy thượng thận sẽ làm tăng tiết cathecolamin (hội chứng pheocromocytoma).
  • Cường sản hoặc khối u tế bào anpha đảo Langerhans làm tăng tiết hormon tăng đường huyết (glucagon).
  • Khối u tiết somatostatin, aldosterol có thể gây đái tháo đường, nguyên nhân do khối u ức chế tiết insulin. Nếu phẫu thuật cắt khối u thì đường huyết sẽ giảm.

– ĐTĐ do thuốc:

  • Do điều trị bằng corticoid kéo dài.
  • Do dùng các thuốc lợi tiểu thải muối như: hypothiazit, lasix liều cao, kéo dài sẽ gây mất kali. Thiếu kali dẫn đến ức chế tuyến tụy giải phóng insulin và làm tăng đường huyết.
  • Hormon tuyến giáp.
  • Thuốc tránh thai: ở một số phụ nữ dùng thuốc tránh thai xuất hiện tăng đường máu (tuy nhiên cơ chế chưa rõ).
  • Interferon α: có thể bị đái tháo đường vì có kháng thể kháng lại đảo tụy.
  • Vacor: là một loại thuốc diệt chuột có thể phá huỷ tế bào β.

Bên cạnh những yếu tố liên quan đến di truyền hoặc gia đình, những yếu tố xã hội cũng góp phần gây ra bệnh, như béo phì, chế độ ăn uống, lối sống, ít hoạt động thể lực, stress… đây là những yếu tố mà chúng ta có thể cải thiện được.

Đối với những người trên 45 tuổi, nên đi khám và làm xét nghiệm đường huyết, nếu kết quả bình thường thì nên kiểm tra mỗi 3 năm một lần. Tiểu đường là một bệnh mạn tính, nghĩa là người bệnh sẽ phải chung sống với nó suốt cả cuộc đời.

Đường huyết tăng cao kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường. Biến chứng của tiểu đường là sự tổn thương các mạch máu dẫn đến tổn thương, rối loạn hay suy giảm chức năng ở nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, tim, não.

Biến chứng của tiểu đường mới là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tàn phế hoặc tử vong ở người bệnh. Vì vậy người bị tiểu đường phải tập trung chú trọng vào việc kiểm soát đường huyết để làm chậm tiến trình biến chứng, và kiểm soát biến chứng để cải thiện và ngăn ngừa tổn thương do biến chứng gây ra.

IV. Các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường

Kiến thức tổng quát về bệnh tiểu đường.

V. Chữa trị bệnh tiểu đường

– Cách nhìn mới: Tiểu đường là một bệnh lý như tất cả các bệnh khác, đều có khả năng chữa trị thành công, nếu chúng ta biết nguyên nhân thật của nó. Hiện nay đầu tiên căn bản của chữa trị là làm ngưng lại sự gia tăng có trong huyết mạch, cái này các loại thuốc tây y đều làm được. Nhưng đằng sau đó luôn luôn được khuyến cáo sự biến chứng dần dần vô cùng nguy hiểm cũng không kém gì sự gia tăng đường trong máu. Vì thế chúng ta tìm kiếm một phương cách, cùng với các loại thuốc tân dược, làm ổn định đường huyết và cùng lúc làm cái nguyên nhân làm gia tăng đường được chữa trị trở lại bình thường hoạt động, có thể kiểm soát dể dàng lượng đường trong máu.

– Vấn đề lương thực: Con người là một con vật ăn gì thuận theo tự nhiên? Theo những tư liệu nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, thì con người ăn Cốc Loại phù hợp với tự nhiên , cũng nhờ như thế dể dàng bảo vệ sức khỏe.

– Vấn đề tập luyện: luôn luôn cần có chế độ tập luyện, chúng ta tập gì, và tập như thế nào? Bài tập nào cũng được, nhưng cần phải làm cho cơ thể càng mềm càng tốt, bạn có thể tham khảo bài “Thanh Tịnh Tâm quyền” tại trang web thanhtinhtam.blogspot.com.

– Thiền Thương chuyển hóa tiểu đường: Thiền đem lại những giây phút thanh tịnh, là,m cân bằng nội môi, hồi phục tạng phủ. Còn hơn nữa đem lại tầm nhìn mới về thân nghiệp, nhờ thế có thể chuyển đổi sâu hơn từ trong tế bào và có thể cả gene di truyền. Người ta biết rằng một lối sống căng thẳng có thể gây nên đột biếm gène và dẫn đến những bệnh tật bất thường.

Phó Giáo sư Kha cho biết, theo y học phương Đông, thiền có tác dụng phòng bệnh do có thể tạo ra trạng thái cân bằng nội môi, cân bằng giữa cơ thể và môi trường sống, tăng cường miễn dịch, tăng đề kháng, tăng cường sức khỏe. Khi thiền, não trong trạng thái yên tĩnh, các ion của não chuyển động thấp và trật tự nhất; não lúc này dễ cảm nhận được những biến loạn cơ thể, giúp phát hiện bệnh sớm.

 Với thần kinh não bộ, thiền là một phương pháp thể dục vệ sinh tốt nhất đối với não bộ vì não được yên tĩnh, không tiêu hao nhiều năng lượng nên giảm gốc tự do, chậm lão hóa tế bào thần kinh não. Thiền giúp điều khiển một số biến loạn thần kinh não như nhức đầu cơ năng.

 Thiền trước khi ngủ tránh được mất ngủ, ngủ ngon giấc, không mộng mỵ, ác mộng. Thiền giúp trí nhớ tốt, tránh được bệnh suy giảm trí nhớ (Alzheimer), tránh run tay ở người già.

 Với hệ cơ xương, thiền chống được hội chứng chuột rút ở người già. Thiền lâu dài có thể chữa được bệnh đau xơ cơ tỏa lan, giúp đi lại vững chắc, không lập cập ở người già.

 Với cột sống, thiền tránh được đau cột sống lưng đối với hội chứng đau thắt lưng khi ngồi nhiều. Khi thiền với tư thế kiết già hay bán kiết già, cột sống thẳng, không cong gấp.

 Với hệ tiêu hóa, tập thở kiểu thiền làm nhu động ruột được điều hòa, kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, tránh táo bón.

Làm sao để đạt hiệu quả khi ngồi thiền: Ngồi tư thế kiết già chỉ là khó khăn ban đầu khi một người bước vào học thiền, cái khó nhất là có thể khống chế được suy nghĩ mông lung đủ loại vướng bận của sống thường nhật. Ban đầu bạn phải hết sức cố gắng, về sau thông qua quá trình rèn luyện tâm tính bạn sẽ dần làm chủ được cảm xúc của bản thân và không bị động tâm bởi những tác động từ bên ngoài.

– Vấn đề dùng thuốc: Tây y là xác định, là hạ đường trong máu, là tầm soát các biến chứng sớm. bạn phải nhờ BS cho thuốc tây y để ổn định đường huyết, và chỉ có BS mới có thể nói lượng đường chính xác mà bạn có trong máu. Đừng nghe ai khác vì rất nguy hiểm khi có “người đoán”.

Cả đông y và tây y phải kết hợp hài hòa, chỉ một bên thường thất bại hoàn toàn. Một bên không thể chữa trị được. không có thuốc nào chữa trị thành công mà cần phối hợp rất nhiều kinh nghiệm và phương pháp.

Phương pháp cốt tủy chữa bệnh tiểu đường của Dược phẩm từ thiên nhiên được gọi tên là Hạ đường SIKAI, chỉ là hổ trợ hạ đường, là giúp ổn định hoạt động các tạng phủ, giúp hồi phục khả năng ổn định đường huyết, giúp giảm bớt lệ thuộc vào thuốc tây y dùng lâu dài dễ gây biến chứng ngoài mong muốn, tăng cường sức đề kháng, giúp mau lành vết thương nếu có, giúp an lành thần kinh. Nhớ rằng đông y không phải chỉ có thuốc mà còn có: thức ăn hài hoàn, tập luyện khí huyết lưu thông, luyện thiền cân bằng thần kinh âm dương tạng phủ. SIKAI luôn luôn đồng hành với các thuốc hạ đường của tây y, cho đến khi giảm lần lần và theo dỏi thật kỷ, xác định ổn định thì mới bỏ hòan toàn thuốc tân dược, đừng vội vả sẽ thất bại.

Lương y DƯƠNG PHÚ CƯỜNG
Trưởng Ban Giảng Huấn Hội Đông y Quận Gò Vấp

Chú thích:

Với 5 triệu người đang mắc bệnh, và không có tình trạng lành hẳn, phải uống thuốc suốt đời. Với tỷ lệ hàng năm là tăng 10%, có nghĩa là một năm tăng thêm 500. 000 ngàn người lâm bệnh, tất cả những người này phải uống thuốc kiểm soát đường huyết suốt đời, theo khái niệm chữa trị của tây y. Có nghĩa là thêm 500. 000 người ngoài biến chứng về tiểu đường có thể còn thêm biến chứng về dùng các loại thuốc tiểu đường. Thật là thảm khốc. Nếu tinh thần tốt, môi trường, thức ăn, tập luyện, thiền định cũng là thuốc… tại sao chúng ta không dùng những loại thuốc không bị biến chứng ấy có phải là hoàn hảo hơn không?

** Hiện nay người ta điều trị chỉ làm hạ đường huyết, gần như không điều trị nguyên nhân vì sao đường huyết tăng. Vì thế, càng trị càng đông. “Trị cỏ không trị tận gốc, cắt ngọn quên gốc”.

*** Vượt quá ngưỡng là gì? Thông thường con người có chừng năm lít máu, trong một lít máu có chứa một gam đường (1000mg – 100mg/dl) thường được gọi là ngưỡng bình thường. nếu nó lên 2000mg/ lit thì vượt ngưỡng hoặc nhiều hơn sẽ dận vào hôn mê.

26 Comments

Leave a Reply

XHTML: You can use these tags: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>