Chế độ tập luyện cho người bệnh tiểu đường

Như chúng ta đã biết, bệnh tiểu đường đang ngày một gia tăng, một phần là do lối sống lười vận động của con người. Nếu biết duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp việc thể dục thể thao thường xuyên sẽ tránh được tối đa nguy cơ mắc bệnh. Đây cũng là một lời khuyên dành cho người bệnh tiểu đường, không chỉ phụ thuộc vào thuốc mà nên có một chế độ tập luyện để phòng tránh những nguy cơ biến chứng xảy ra. Vậy, chế độ tập luyện cho người bệnh tiểu đường như thế nào là phù hợp? Những lợi ích của việc luyện tập, nên tập luyện ra sao, những môn thể thao gì sẽ có lợi? Sau đây Hạ đường SIKAI sẽ hướng dẫn bạn cùng tìm hiểu.

Lợi ích của việc tập thể dục với người bệnh tiểu đường

Tập thể dục thể thao là một phương pháp điều trị đơn giản và không mất tiền nhưng có thể đem lại hiệu quả cao trong kiểm soát glucose máu và hạn chế các biến chứng của tiểu đường. Luyện tập thể dục thường xuyên sẽ đem lại những lợi ích sau:

  • Giúp tiêu hao lượng đường trong máu, giảm nồng độ đường máu cả trong và sau khi tập, giúp cải thiện việc kiểm soát đường máu tốt hơn trong thời gian dài.
  • Làm tăng nhạy cảm với insulin máu và tăng tác dụng của insulin. Đây là tác dụng cực kỳ quan trọng với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 vì insulin là tác nhân chính gây ra bệnh tiểu.
  • Giúp xương tăng độ chắc và khỏe.
  • Loại bỏ các loại mỡ máu gây hại và tăng các loại mỡ có lợi. Làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
  • Giảm huyết áp, đặc biệt rõ hơn ở các bệnh nhân có tăng huyết áp mức độ nhẹ hoặc vừa.
  • Làm giảm trọng lượng cơ thể, loại bỏ bớt lượng mỡ thừa ở các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 thừa cân hoặc béo phì.
  • Giúp cải thiện các chức năng tim mạch, làm tăng khả năng co bóp tống máu của tim…
  • Ngoài ra, tập thể dục đều đặn còn mang lại cho người bệnh cảm giác thoải mái và một cuộc sống có chất lượng cao, tăng mức năng lượng và khả năng làm việc, giảm căng thẳng, thúc đẩy sự thư giãn, loại bỏ sức ép và sự lo lắng.

Bệnh nhân tiểu đường nên tập luyện như thế nào?
Cần chuẩn bị gì trước khi tập luyện?

  • Những người mới bắt đầu tập luyện trước hết cần xác định loại hình vận động phù hợp với bản thân, tình trạng sức khỏe, cường độ và thời gian vận động.
  • Nên kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi tập, để phát hiện sớm những bệnh lý, những rối loạn hoặc những biến chứng đã có của bệnh tiểu đường, đặc biệt là với các bệnh lý hay biến chứng tim mạch, huyết áp, thận, thần kinh ngoại biên, bệnh lý cơ quan vận động để được tư vấn vận động phù hợp nhất.
  • Trước khi tập luyện nên đo đường máu. Nếu lượng đường máu quá thấp hoặc quá cao thì bạn không nên tập.

Phương pháp tập luyện như thế nào?

  • Trước hết bạn nên khởi động khoảng 5–10 phút với bài tập thể dục nhẹ nhàng có cường độ thấp, các động tác mềm dẻo, căng dãn cơ để phòng tránh chấn thương.
  • Sau thời gian đã quen dần những bài tập có cường độ thấp, có thể lựa chọn các bài tập nặng hơn với cường độ từ trung bình (các bài tập sức bền) cho đến các bài tập cường độ lớn hơn (các bài tập sức mạnh) với thời gian thích hợp.
  • Giảm dần khối lượng và cường độ vận động khoảng 5–10 phút trước khi kết thúc buổi tập bằng các động tác thư giãn thả lỏng, co duỗi khớp, đi bộ hít thở nhẹ nhàng.

Những môn thể thao phù hợp thể trạng người bệnh tiểu đường

– Bơi lội: Bơi lội là một trong những bài tập rất lý tưởng cho người bệnh tiểu đường đặc biệt là tiểu đường type 2 bởi chúng không gây áp lực lên xương khớp như các bài tập khác. Ngoài ra nhiều người rất thích bơi lội bởi nó giúp cho đôi chân của bạn không bị chấn thương như đi bộ hay chạy bộ, giúp làm giảm đáng kể giảm nồng độ đường máu.

– Đi bộ: giúp cơ bắp co thường xuyên và tăng tuần hoàn máu, ngăn ngừa sự suy yếu của tim. Đi bộ cũng cải tiến chức năng hô hấp vì khi đi bộ phồi phải hoạt động gấp đôi để cung ứng đủ oxi cho cơ thể.

– Taichi (tập dưỡng sinh): là những động tác thực hiện chậm rãi và thoải mái với thời gian khoảng 30 phút. Đây cũng là sự lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 bởi bài tập giúp giảm căng thẳng, cải thiện sự cân bằng và giảm tổn thương thần kinh, giảm biến chứng cho người bệnh tiểu đường.

– Yoga: Giúp giảm mỡ, chống lại kháng insulin, cải thiện chức năng thần kinh. Giống như Taichi, Yoga cũng là 1 loại hình giúp người bệnh tiểu đường giảm căng thẳn

– Đạp xe: giúp trái tim khỏe mạnh và phổi họat động tốt hơn. Xe đạp giúp cải thiện lưu lượng máu đến chân, giúp giảm biến chứng bàn chân cho người bệnh tiểu đường. Hoặc trong những ngày thời tiết xấu, bạn cũng có thể lựa chọn đạp xe đạp trong phòng tập, hoặc máy tập đạp xe tại nhà, cũng có tác dụng tương tự và không gây trở ngại về vấn đề nắng mưa.

Những nguyên tắc trong tập luyện đối với người bệnh tiểu đường

  • Lựa chọn thời điểm luyện tập để kiểm soát đường huyết: Thời gian lý tưởng nhất để tập luyện là vào sáng sớm. Lúc này cơ thể của bạn đang tràn đầy năng lượng, chỉ số đường huyết cũng ở mức thăng bằng.
  • Thảo luận với bác sĩ trước khi tập thể dục.
  • Khi bắt đầu tập chỉ tập ít thời gian thôi rôi tăng dẩn tới 30- 60 phút.
  • Uống nhiểu nước trong khi và sau khi tập.
  • Đo đường huyết thường xuyên.
  • Bổ sung thực phẩm khi đường huyết xuống thấp.
  • Bảo vệ bàn chân, mang giầy vừa văn thoải mái. Kiểm tra bàn chân mỗi ngày, nếu có vết thương hay da bị rộp, phồng thì phải chữa trị ngay để tránh biến chứng.
  • Người bệnh tiểu đường nên tập thể dục khi chưa ăn nhiều.
  • Nên ngưng tập ngay nếu khi đang tập thấy những triệu chứng: đau tức ngực, uể oải chóng mặt, mệt khác thường, tim đập không đều, ra mồ hôi quá nhiều và khó thở.

Như vậy có thể thấy tập thể dục cũng là một phương pháp điều trị rất hữu ích cho người bệnh tiểu đường. Nếu biết duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập phù hợp, lối sống lành mạnh cùng với việc tuân thủ theo những nguyên tắc tập luyện nêu trên, thì người bệnh hoàn toàn có thể khống chế bệnh tiểu đường mà không phải lệ thuộc quá nhiều vào thuốc chữa bệnh.

Hoài Phương (tổng hợp)

5 Comments

Leave a Reply

XHTML: You can use these tags: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>