Chữa bệnh tiểu đường hiệu quả bằng bài thuốc dân gian với khổ qua

Khổ qua (hay còn gọi là mướp đắng) là món ăn quen thuộc trong mỗi bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Không chỉ mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nói chung mà còn là phương pháp chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nói riêng. Ngày nay, các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh về công dụng tuyệt vời của khổ qua đối với bệnh nhân tiểu đường như giúp hạ đường huyết, phục hồi sản sinh insulin… Nếu bạn quan tâm đến các phương pháp hỗ trợ cải thiện căn bệnh thế kỷ này, bạn có thể tham khảo những thông tin hữu ích được đề cập trong bài viết dưới đây.

Công dụng của khổ qua trong chữa bệnh tiểu đường

Trong tự nhiên, có rất nhiều loại thực phẩm mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nói chung và đối với bệnh nhân tiểu đường nói riêng. Trong đó phải kể đến là trái khổ qua, ngoài việc là một thực phẩm dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn hàng ngày, khổ qua còn là một loại dược liệu quý có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh phổ dụng khác, bao gồm bệnh tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu, béo phì…

Trong khổ qua có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như Protein, Lipid, Vitamin C, Canxi, Magiê, Sắt… Là dược liệu có vị đắng, tính lạnh không độc, có tác dụng bổ dưỡng, thanh nhiệt, tiêu khát, nhuận tràng, giảm ho, giảm đau, trừ độc,… Đặc biệt, mướp đắng có công dụng hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường hiệu quả.

Theo các nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm dân gian từ các quốc gia Braxin, Philipin, Ấn Độ cho biết: Khổ qua còn chứa các hoạt chất Charantin, Vicine, Polypeptide-P, Lectin… có công dụng tuyệt vời cho người tiểu đường như:

  • Charantin: Hoạt chất được biết đến với tác dụng làm hạ đường huyết và ổn định đường huyết.
  • Vicine và polypeptide-p (hợp chất giống insulin): Những chất này hoạt động cùng nhau hay hoạt động riêng lẻ đều có tác dụng là giảm đường huyết.
  • Lectin: Đây được xem là yếu tố chính đằng sau hiệu quả hạ đường huyết khi dùng khổ qua. Nó làm giảm nồng độ glucose trong máu bằng cách hoạt động trên các mô ngoại biên và ức chế sự thèm ăn – tương tự như tác động của insulin lên não.

Hơn nữa, khổ qua còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do – một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường.Vì không kỵ thuốc Tây nên khổ qua được xem là thực phẩm lành tính, dù vậy trong một số trường hợp, người bệnh có thể phải kiêng dùng mướp đắng (phụ nữ có thai, đang cho con bú, huyết áp thấp, bệnh tan máu…).

Các bài thuốc chữa bệnh tiểu đường từ khổ qua

Bài thuốc thứ 1

Bài thuốc này được áp dụng cho bệnh nhân tiểu đường type 2 khi chưa phải sử dụng thuốc tây để điều trị.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1kg khổ qua.
  • 500ml nước lọc.

Cách thực hiện như sau:

Để thực hiện bài thuốc chữa bệnh tiểu đường này, bạn lấy 1kg khổ qua tươi rồi cắt đôi bỏ hạt, cắt thành miếng nhỏ + 500ml nước lọc rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn ra. Sau đó cho vào một túi vải sạch để vắt lấy nước. Sau đó đun sôi bằng lửa nhỏ trong khoảng 15 phút rồi để nguội. Mỗi ngày uống 1 cốc nước ép mướp đắng sẽ giúp hạ đường huyết, điều trị bệnh tiểu đường type 2 hiệu quả khi chưa phải sử dụng thuốc tây để điều trị.

Bài thuốc thứ 2

Món ăn bài thuốc này được áp dụng cho bệnh nhân tiểu đường, kém ăn, thể trạng gầy yếu, giúp hạ đường huyết và ổn định đường huyết, người mắc chứng phân sống.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 100g khổ qua.
  • 100g mộc nhĩ đen.
  • 150g thịt gà.
  • 150g nấm hương.

Cách thực hiện như sau:

Để thực hiện bài thuốc chữa bệnh tiểu đường này, bạn làm sạch tất cả các nguyên liệu trên rồi cho tất cả vào nồi, đổ nước ngập các thành phần đem hầm chín nhừ với lửa nhỏ. Khi tất cả đều gần chín thì nêm nếm lại gia vị, dùng nóng (có thể thay cơm). Không chỉ người bị bệnh tiểu đường mà người mỡ máu ăn cũng rất tốt.

Bài thuốc thứ 3

Món ăn bài thuốc này thích hợp cho người bệnh tiểu đường, phù thũng, ăn uống kém, giúp hạ đường huyết và ổn định đường huyết.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 100g khổ qua.
  • 1 quả tim lợn.
  • 15g hoài sơn.
  • 150g nấm hương.
  • 10g thiên hoa phấn.

Cách thực hiện như sau:

Đầu tiên, bạn làm sạch các nguyên liệu trên rồi đem hầm với lửa nhỏ cho mềm, nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Món này nên ăn nóng để giữ hương vị. Người bị đái tháo đường, ăn uống kém, phù thũng nên áp dụng bài thuốc lành tính này.

Bài thuốc thứ 4

Bài thuốc này để chữa các chứng bệnh có biểu hiện khí huyết suy nhược, mệt mỏi nhiều, mắt mờ, đầu choáng, mất ngủ, hay quên, tỳ mất công năng kiện vận gây rối loạn chuyển hóa chất trong cơ thể như: Tiểu Đường, mỡ máu,… giúp hạ đường huyết và ổn định đường huyết.

Bài thuốc thứ 5

Bài thuốc này được áp dụng cho bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Khổ qua 100g.
  • Tuỵ lợn 1 cái.
  • Nấm hương 200g.

Cách thực hiện như sau:

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường này thực hiện rất đơn giản, bạn sơ chế sạch và nấu tất cả các nguyên liệu trên thành món canh thơm ngon với gia vị vừa ăn. Tuần dùng món này khoảng 2-3 lần sẽ thấy tác dụng tích cực. Người bệnh có thể ăn món này thường xuyên để thấy rằng, mướp đắng chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả.

Trong những nghiên cứu gần đây, đã cho thấy những lợi ích khó có thể thay thếcủa các thảo dược truyền thống trong việc chữa bệnh tiểu đường. Điển hình trong số đó là những thảo dược quý như: Khổ qua, Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm… có công dụng tuyệt vời trong việc phục hồi sản sinh insulin, điều khiển lượng đường trong máu hoạt động trở lại bình thường, giúp hạ và ổn định đường huyết, giải độc và phục hồi các chức năng gan, phòng ngừa hiệu quả các biến chứng bệnh tiểu đường, nhất là biến chứng trên thận. Đặc biệt, giúp an thần, bổ khí, hồi phục nguyên khí… Vì vậy, sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường có nguồn gốc từ thảo dược, cũng là cách để phòng ngừa, điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả – được nhiều chuyên gia và người bệnh tin dùng.

Với những bài thuốc chữa bệnh tiểu đườngtrên, đã được nhiều bệnh nhân tiểu đường áp dụng và mang lại hiệu quả bất ngờ. Với công thức đơn giản lại dễ làm bạn có áp dụng vào những bữa ăn hằng ngày để mang lại kết quả tốt.

Hạ Đường Sikai
Hạ Đường Sikai

Viên uống SIKAI – được chiết xuất 100% từ các thảo dược thiên nhiên như Khổ qua, Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm,… giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường. Sản phẩm được dùng cho các trường hợp người có thể trạng đường máu cao, người bị tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Có thể bạn quan tâm:

Tổng Kết Hội Nghị Đông Y Quận Gò Vấp 2017

Sáng ngày 08-12-2017, hội Đông y quận Gò Vấp (TP. Hồ Chí Minh) đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác hội năm 2017 và phương hướng hoạt động năm 2018. Chương trình đã thu hút gần 200 Lương Y và hội viên tham dự. Đây cũng là dịp để các Lương Y học hỏi kinh nghiệm nhằm ứng dụng, phát huy tác dụng của các vị thuốc quý, các bài thuốc cổ truyền quý trong công tác khám chữa bệnh cứu người.

Để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh, thuốc Đông Y có nguồn gốc từ thiên nhiên ngày một được các người bệnh tin dùng vì tính an toàn và hiệu quả cao. Chúng tôi (An Đông Pharma) đã may mắn lĩnh hội được sự hợp tác của Lương Y Dương Phú Cường (Phó Chủ Tịch Hội Đông Y Quận Gò Vấp) -người đã có hơn 20 năm kinh nghiệm và nổi tiếng trong việc nghiên cứu và chữa bệnh tiểu đường.

Ông Phạm Văn Dũng – Tổng Giám Đốc An Đông Pharma phát biểu quy trình hợp tác giữa An Đông Pharma và các Lương Y có bài thuốc quý hiếm, có tác dụng hiệu quả đã được nghiên cứu lâm sàng. Với tinh thần hồ hởi sẵn sàng đón nhận tất cả sự hợp tác từ các quý Lương Y trong Hội Đông Y.

“Andong Pharma tin tưởng vào tương lai, với những gì chúng tôi đã đạt được, chúng tôi không ngừng cải tiến nâng cao hiệu suất hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Góp phần phát triển mạng lưới phân phối trong ngành dược phẩm ngày càng phát triển. Đặt mục tiêu win-win cho đôi bên cùng hợp tác và phát triển bền vững.” – Ông Phạm Văn Dũng chia sẻ.

Bài thuốc được nhiều Hội viên quan tâm nhất trong hội nghị đó là Hạ Đường SIKAI – được xem là một giải pháp mới cho người bệnh tiểu đường. Bài thuốc dựa trên kinh nghiệm chữa bệnh –  nghiên cứu hơn 20 năm của Lương Y Dương Phú Cường.

Khách hàng tìm hiểu sản phẩm Hạ Đường SIKAI

Khách hàng tìm hiểu sản phẩm Hạ Đường SIKAI

Nhân dịp này, Hội Đông Y cũng đã khen thưởng và trao tặng giấy khen cho các Lương Y có thành tích xuất sắc trong hoạt động công tác Đông y 2017.

Kết thúc chương trình, đại diện chấp hành Hội gửi lời cảm ơn đến các Lương Y.Hy vọng những chương trình tư vấn sức khỏe hữu ích như thế này sẽ tiếp tục được tổ chức, nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như thúc đẩy công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

5 lầm tưởng “chết người” trong việc điều trị bệnh tiểu đường – bạn đã biết ?

Có rất nhiều quan điểm sai lầm xoay quanh người bệnh tiểu đường mà không phải ai cũng biết. Với những quan điểm sai lầm, những lời đồn thổi không đúng, sẽ làm cho quá trình điều trị bệnh trở lên khó khăn hơn – thâm chí có thể gây tử vong cũng như tăng các biến chứng nguy hiểm ở tiểu đường tuýp 2. Bài viết sau đây, Hạ Đường SIKAI sẽ chỉ ra những hiểu lầm tai hại trong điều trị bệnh tiểu đường mà bạn cần lưu ý.

Hiểu lầm 1: Bệnh tiểu đường tuýp 2 không nguy hiểm

Bởi vì, không phải người bệnh tiểu đường tuýp 2 nào cũng phải tiêm insulin nên rất nhiều người đã hiểu lầm rằng bệnh tiểu đường tuýp 2 không nguy hiểm. Nhưng sự thật, bệnh tiểu đường tuýp 2 được xem như “kẻ giết người thầm nặng”, bởi những dấu hiệu nguy hiểm không biểu hiện ra bên ngoài. Hơn nữa, các bác sĩ cho biết, bệnh tiểu đường tuýp 2 phức tạp hơn nhiều bệnh tiểu đường tuýp 1, là một loại bệnh kháng insulin hay còn là hội chứng chuyển hóa.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh thường phát triển âm thầm trong một thời gian dài, ảnh hưởng trực tiếp bởi nồng độ đường huyết. Nếu không điều trị bệnh tiểu đường kịp thời,một khi đã mắc phải các biến chứng thì sức khoẻ và tinh thần của người bệnh sẽ bị sụt giảm một cách nhanh chóng. Các biến chứng nguy hiểm mà người bệnh thường mắc phải như: Biến chứng thần kinh, biến chứng tim và mạch máu, mắt nhìn mờ và mù lòa, nhiễm trùng chân, suy thận…

Hiểu lầm 2: Insulin chữa khỏi bệnh tiểu đường

Một hiểu lầm rất phổ biến của người bệnh tiểu đường đó là: “Insulin là thuốc điều trị bệnh tiểu đường, sẽ khỏi hoàn toàn nếu kiên trì sử dụng lâu dài”. Sự thật, insulin chỉ giúp quản lý đường huyết của người bệnh ở mức an toàn, chứ không chữa khỏi được bệnh tiểu đường. Insulin giúp lấy glucose ra khỏi mạch máu và đưa vào trong tế bào, nơi nó có thể được sử dụng để tạo ra năng lượng. Việc này giúp duy trì đường trong máu ở mức kiểm soát hay mức an toàn – việc sử dụng insulin không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh.

Hiểu lầm 3: Ăn nhiều đồ ngọt là nguyên nhân gây bệnh

Theo Thạc Sĩ, Bác Sĩ Nguyễn Huy Cường cho biết: “Từ trước đến nay, rất nhiều người bệnh tiểu đường cho rằng ăn nhiều đường là nguyên dẫn đến bệnh tiểu đường”. Đây là một quan niệm sai lầm. Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường là do cơ thể tiết không đủ insulin hoặc insulin hoạt động kém hiệu quả dẫn đến việc biến đổi glucose trong máu thành năng lượng bị cản trở. Từ đó lượng đường không được chuyển hóa sẽ “tồn đọng” lại trong máu dẫn đến hiện tượng đường huyết cao.

Trong đó, những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của của insulin có thể kể đến như:  Béo phì, di truyền, lười vận động, lối sống không lành mạnh… Sự thật chúng ta vẫn có thể thấy, có những người ăn rất nhiều đồ ngọt chứa nhiều đường nhưng vẫn không mắc phải căn bệnh thế kỉ này. Việc ăn nhiều đồ ngọt chỉ làm đẩy nhanh quá trình phát bệnh hơn hay các biến chứng nguy hiểm ở tiểu đường tuýp 2. Thay vì phát bệnh vào lúc 60 hoặc 70 tuổi nhưng bạn lại có những triệu chứng bệnh vào năm 30, 40 hoặc 50 tuổi nếu lạm dụng đường.

Hiểu lầm 4: Thể dục không thể ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2

Có thể nói, “Thuốc – Thức ăn – Tinh thần – Tập luyện” (theo nguyên tắc 4T của Lương Y Dương Phú Cường – người có hơn 20 năm nghiên cứu & điều trị bệnh tiểu đường) là 4 yếu tố quan trọng trong việc điều trị tiểu đường hiệu quả. Tập thể dục là việc làm quan trọng cho tất cả mọi người nói chung, đặc biệt là cho người bệnh tiểu đường nói riêng. Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp đốt cháy glucose và làm cho các tế bào nhạy cảm hơn với insulin. Nó cũng cải thiện sức khỏe tim mạch, giúp tâm trạng tốt hơn, giảm căng thẳng và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Thậm chí, nhiều Bác Sĩ cho rằng việc tập thể dục còn có tốt hơn các thuốc đặc trị tiểu đường.

Trong một nghiên cứu, bệnh nhân tiền tiểu đường tuýp 2được khuyến khích tập thể dục 150 phút/ tuần. Sau 3 năm tập luyện đều đặn, những bệnh nhân này đã giảm 58% nguy cơ phát triển lên bệnh tiểu đường, tốt hơn so với khi sử dụng thuốc là 38%.

Hiểu lầm 5: Người bị bệnh tiểu đường nên ăn những thực phẩm  đặc biệt chỉ dành cho bệnh tiểu đường

Trong việc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh không cần phải kiêng khem đến mức quá khó khăn mà không thể áp dụng được. Thực tế, chế độ ăn uống khoa học cho người bệnh tiểu đường nói chung là giống như một chế độ ăn uống lành mạnh cho bất cứ ai – ít chất béo (đặc biệt là chất béo bão hòa), lượng muối và đường trung bình, ăn nhiều rau xanh. Trong các bữa ăn nên có các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây.

Lời khuyên cho người bệnh tiểu đường

Để kiểm soát tiểu đường hiệu quả và tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần:

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm căn bệnh nguy hiểm này.
  • Lựa chọn các thực phẩm lành mạnh như rau củ, trái cây ít đường, ngũ cốc nguyên hạt,… giúp giữ ổn định đường huyết. Nên ăn ít, chia thành nhiều bữa.
  • Hạn chế sử dụng bánh mỳ, bánh ngọt, kẹo, đường, nước ngọt, đồ ăn nhanh… vì sẽ làm nồng độ glucose trong máu tăng cao, dễ chuyển hóa thành chất béo.
  • Tập thể dục đều đặn (ít nhất 30 phút mỗi ngày) đểgiúp giảm cholesterol, kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
  • Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ và lạc quan.
  • Không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích khác.

Bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường có nguồn gốc từ thảo dược cũng là cách để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Các nghiên cứu cho thấy: Khổ qua – có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng cường tiết insulin, cải thiện sự dung nạp glucose và hỗ trợ ổn định đường huyết. Hơn nữa, sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược như: Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm… có công dụng tuyệt vời trong việc phục hồi sản sinh insulin, điều khiển lượng đường trong máu hoạt động trở lại bình thường, giải độc và phục hồi các chức năng gan, phòng ngừa hiệu quả các biến chứng bệnh tiểu đường, nhất là biến chứng trên thận.

Bạn có đang hiểu sai về bệnh tiểu đường? Nếu có, hãy thay đổi ngay từ bây giờ, để có được phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tốt nhất nhé!

Hạ Đường Sikai
Hạ Đường Sikai

Viên uống SIKAI – được chiết xuất 100% từ các thảo dược thiên nhiên như Khổ qua, Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm,… giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường. Sản phẩm được dùng cho các trường hợp người có thể trạng đường máu cao, người bị tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Có thể bạn quan tâm:

7 dấu hiệu bệnh tiểu đường dễ nhận biết nhất bạn không nên bỏ qua

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) được xem là kẻ giết người thầm lặng, nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 3 thế giới sau bệnh ung thư và tim mạch. Bệnh tiểu đường phát triển khá thầm lặng với những dấu hiệu tương đồng giống nhiều bệnh khác, khiến cho người bệnh đôi khi rất khó nhận ra. Một khi đã mắc bệnh thì sức khoẻ và tinh thần của người bệnh sẽ bị sụt giảm nhanh chóng,đường máu cao,kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là 7 dấu hiệu bệnh tiểu đường dễ nhận biết nhất mà bạn không nên bỏ qua.

1. Thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều lần

Đi tiểu nhiều lần là dấu hiệu thường gặp ở hầu hết các người bệnh tiểu đường. Cũng giống như các dấu hiệu bệnh tiểu đường khác, triệu chứng này xuất hiện do lượng đường dư thừa lưu thông trong cơ thể bạn. Theo Bác Sĩ Vouyiouklis Kellis chuyên khoa nội tiết tại bệnh viện Cleveland Clinic cho biết: “Khi lượng đường máu cao, cơ thể bạn sẽ cố gắng đào thải chúng ra ngoài. Khi tiểu nước cùng đường sẽ được cuốn ra khỏi cơ thể, vì vậy bạn sẽ thường xuyên mắc tiểu”. Nếu bạn cảm thấy mình đi tiểu nhiều hơn bình thường mặc dù bạn không hề uống nhiều nước, đặc biệt là bạn hay thức dậy vào nửa đêm để đi tiểu, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để kiểm tra đường huyết nhé.

Đi tiểu quá nhiều lần trong ngày cũng là nguyên nhân khiến cho cơ thể của bạn bị mất nước. Theo bác sĩ Goundan cho biết: “ Có rất nhiều người không biết họ đã mắc bệnh tiểu đường nên đã giải khát bằng các loại nước ngọt, soda và nước trái cây, nhưng việc làm này làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể bạn và làm tình trạng bệnh càng tồi tệ hơn”. Nếu bạn luôn cảm thấy cực kỳ khát nước, người đổ mồ hôi nhiều và liên tục khi tập thể dục hoặc ở trong thời tiết nóng thì đây có thể là dấu hiệu bệnh tiểu đường.

2. Sụt cân ngay cả khi bạn ăn nhiều hơn

Sụt cân không rõ nguyên nhân là dấu hiệu của nhiều bệnh nghiêm trọng, trong đó có cả bệnh tiểu đường. Theo Bác Sĩ Vouyiouklis Kellis cho biết: “Vì cơ thể không thể hấp thụ đủ năng lượng từ đường nên cơ thể bạn sẽ tự đốt cháy chất béo và cơ bắp của bạn, để bổ sung cho lượng năng lượng thiếu hụt đó. Từ đó dẫn đến sự sụt cân đáng kể, thường từ 4.5-9kg”. Một phần lượng cân nặng bị mất cũng là do cơ thể bạn mất nước nghiêm trọng. Khi cơ thể bạn bị thiếu hụt insulin, các tế bào trong cơ thể sẽ không nhận được đủ năng lượng cần thiết mặc dù trong cơ thể và máu của bạn chứa đầy đường. Cơ thể bạn sẽ trở nên “đói” năng lượng và có cảm giác thèm ăn nhiều hơn, đó cũng là dấu hiệu bệnh tiểu đường bạn cần lưu ý.

3. Hơi thở bị hôi

Đây chính là nguyên nhân từ việc mất nước trong cơ thể ở các người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, ở người bệnh tiểu đường thường có lượng đường máu cao hơn so với mức cho phép, điều này dẫn đến việc cơ thể không thể chuyển hóa đường trong thức ăn thành năng lượng mà bắt buộc phải sử dụng lượng mõ của cơ thể để thay thế. Quá trình này lại sản sinh ra axit keton trong máu khiến cho hơi thở của bạn có mùi khó chịu.

4. Mắt mờ

7 dấu hiệu bệnh tiểu đường dễ nhận biết nhất bạn không nên bỏ qua.

Khi lượng đường huyết trong máu cao sẽ làm cho các mạch máu bị nhỏ lại, võng mạc bị tắc nghẽn, có thể bị vỡ gây tấy đỏ và sưng ứ gây ra tổn thương mắt. Khi không biết mắt mờ là một trong nhưng dấu hiệu bệnh tiểu đường, người bệnh thường đến gặp bác sĩ để khám mắt và làm kính cận. Tuy nhiên, bạn chỉ cần điều chỉnh  lại lượng đường trong cơ thể bằng cách kiểm soát bệnh tiểu đường của mình, là có thể xóa bỏ triệu chứng này và mắt bạn sẽ nhìn rõ trở lại.

5. Chậm hồi phục vết thương, vết bầm

7 dấu hiệu bệnh tiểu đường dễ nhận biết nhất bạn không nên bỏ qua.

Một khi căn bệnh không được kiểm soát, thì khi bạn bị thương sẽ khiến cơ thể khó lành hơn. Bác sĩ Goundan cho biết: ”Các vêt bị cắt, xước khó phục hồi hơn, điều đó có nghĩa cơ thể dễ bị nhiễm bệnh hơn. Đường máu cao là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển”. tiểu đường đi cùng với huyết áp cao, cholesterol cao,… có thể làm tắc nghẽn mạch máu, làm giảm lượng máu cung cấp để chữa lành vết thương.

6. Cảm thấy rất mệt mỏi

Một dấu hiệu bệnh tiểu đường thường thấy ở người bệnh là cơ thể luôn mệt mỏi, thiếu sức sống. Tình trạng này diễn ra khi carbohydrates – hợp chất bị cơ thể chúng ta phân hủy thành glucose, là nguồn năng lượng chính của cơ thể nhưng chúng lại không được hấp thụ khi bạn mắc bệnh tiểu đường. Nhưng khi các tế bào không thể hấp thụ đường sẽ không giải phóng năng lượng khiến bạn có thể cảm thấy kiệt sức.

7. Đen vùng cổ và nách

Sự thay đổi màu da sẫm ở sau cổ hoặc nách bất ngờ không rõ nguyên nhân chính là dấu hiệu bệnh tiểu đường bạn cần lưu ý. Tình trạng này được gọi là thuật ngữ chuyên môn được gọi là Acanthosis Nigricans, đây thường là dấu hiệu của đề kháng insulin – mất độ nhạy với loại hormon mà cơ thể sử dụng để điều chỉnh đường – có thể thực sự dẫn đến tiểu đường.

Làm thế nào để điều trị và ngăn ngừa các biến chứng của căn bệnh thời đại này, các chuyên gia y tế cho biết, hãy thực hiện các nguyên tắc dưới đây:

  • Cần phải kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp ở giới hạn cho phép là những bước quan trọng nhất, tránh để đường máu cao tăng vọt.
  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ để giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng tiềm ẩn.
  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau và hoa quả tươi, ít thực phẩm giàu carbohydrate.
  • Tăng cường tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Việc vận động cơ thể giúp cho hoạt động của insulin nhịp nhàng, hỗ trợ cho quá trình vận chuyển glucose vào máu và biến thành năng lượng cho con người hoạt động.
  • Tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ.
  • Hạn chế đồ ngọt, không hút thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm căn bệnh nguy hiểm này.

Bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược cũng là cách để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường tốt nhất. Khổ qua – có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng cường tiết insulin, cải thiện sự dung nạp glucose và hỗ trợ ổn định đường huyết. Hơn nữa, sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược như: Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm… có công dụng tuyệt vời trong việc phục hồi sản sinh insulin, điều khiển lượng đường trong máu hoạt động trở lại bình thường, giải độc và phục hồi các chức năng gan, phòng ngừa hiệu quả các biến chứng bệnh tiểu đường, nhất là biến chứng trên thận.

Qua bài viết này, Hạ Đường SIKAI đã giúp bạn nhận biết kịp thời những dấu hiệu bệnh tiểu đường, để nhận ra mình có mắc phải căn bệnh thế kỷ này không. Nếu bạn có ít nhất một trong các triệu chứng được liệt kê ở trên, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có thể tiến hành các phương pháp điều chỉnh lượng đường trong cơ thể nhé!

Hạ Đường Sikai
Hạ Đường Sikai

Viên uống SIKAI – được chiết xuất 100% từ các thảo dược thiên nhiên như Khổ qua, Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm,… giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường. Sản phẩm được dùng cho các trường hợp người có thể trạng đường máu cao, người bị tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 nặng hay nhẹ? Chắc hẳn là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và thắc mắc. Một số người bệnh cho rằng, tiểu đường tuýp 2 sẽ nặng hơn tiểu đường tuýp 1 và ngược lại. Vậy câu trả lời đúng nhất là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 nặng hay nhẹ?

Tuýp 1 hay tuýp 2 không phải là yếu tố để đánh giá mức độ nặng hay nhẹ của căn bệnh thời đại này, nhưng lại có rất nhiều người chưa phân biệt được điều này.Bản chất của 2 loại này hoàn toàn khác xa nhau.

Sự phân chia type 1 và type 2 là dựa trên cơ sở của nguyên nhân gây bệnh (việc sản xuất và sử dụng insulin của cơ thể – hormon vận chuyển đường từ máu vào tế bào), việc lựa chọn phương pháp điều trị. Một sự thật là cả bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều có mức độ nguy hiểm như nhau, nếu người bệnh không tích cực trong việc kiểm soát đường huyết. Vì vậy, bạn không nên nhầm lẫn hiểu rằng tiểu đường cấp 2 là cấp độ cao và nguy hiểm hơn tiểu đường tuýp 1.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2

Sau khi đã tìm hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường type 2 nặng hay nhẹ? Thì việc nhận biết các triệu chứng của bệnh tiểu đường là vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người. Khác với tiểu đường type 1, các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 phát triển một cách thầm nặng trong một thời gian dài và người bệnh thường không biết đến sự tồn tại của căn bệnh này. Sự thật, trong những người mới được chuẩn đoán thì có đến một nửa đã gặp phải những biến chứng thần kinh ngay tại thời điểm được chuẩn đoán.

Một số dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết bao gồm:

  • Khô miệng, khát nước liên tục, đi tiểu nhiều vào đêm.
  • Ăn nhiều nhưng vẫn có cảm giác đói.
  • Vết thương lâu lành, nhiễm trùng thường xuyên ở da. Phụ nữ có thể dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm âm đạo và bàng quang.
  • Đau, tê bì, châm chích hoặc ngứa ran ở chân tay.
  • Mắt nhìn mờ, khó tập trung.

Trên là những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường type 2, nếu bạn đang lo ngại về sức khỏe của bản thân thì hãy tới ngay chuyên khoa nội tiết để được thăm khám sớm.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 2

Các biến chứng nguy hiểm thường phát triển âm thầm trong một thời gian dài, ảnh hưởng trực tiếp bởi nồng độ đường huyết.Một khi đã mắc các biến chứng thì sức khoẻ và tinh thần của người bệnh sẽ bị sụt giảm một cách nhanh chóng. Dưới đây là một số biến chứng  nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời:

Biến chứng thần kinh

Tổn thương hệ thống thần kinh là biến chứng hầu như người bệnh tiểu đường type 2 nào cũng mắc phải. Nguyên nhân là bởi lượng đường trong máu quá cao sẽ dẫn đến làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Khi đó, các dây thần kinh không nhận được đủ các chất dinh dưỡng và oxy, từ đó dẫn đến các triệu chứng như: Châm chích như kiến bò, tê chân, nóng rát hay đau thường bắt đầu từ các ngón chân, ngón tay và lan dần lên.

Biến chứng tim và mạch máu

Theo thống kê của Chương trình phòng ngừa bệnh tiểu đường Quốc gia, trên 65% số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường là do bệnh tim mạch và đột quỵ. Khi lượng đường trong máu cao làm tăng sự lắng đọng mỡ ở thành mạch và làm chậm dòng chảy của máu, khiến các mạch máu bị hẹp không thể bơm đủ máu đến tim, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Biến chứng mắt

Người bệnh tiểu đường type 2 sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh võng mạc mắt cao hơn, do lượng đường huyết trong máu cao làm cho các mạch máu bị nhỏ lại, võng mạc bị tắc nghẽn, có thể bị vỡ gây tấy đỏ và sưng ứ gây ra tổn thương mắt. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này còn làm tăng nguy cơ một số bệnh về mắt khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và thậm chí dẫn đến mù lòa hoàn toàn.

Biến chứng chân

Tổn thương thần kinh ở chân và giảm tưới máu chân làm tăng nguy cơ các biến chứng trên bàn chân. Trong đó. Điển hình như: Vết thương không lành,cảm thấy tê và đau buốt bàn chân… Nếu tổn thương trầm trọng có thể phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân hay cả chân để cứu tính mạng bệnh nhân.

Biến chứng suy thận

Ở người bệnh tiểu đường type 2 thường có lượng đường trong máu cao, đó chính là nguyên nhân gây tổn thương các tế bào bào vi mạch thận, làm rối loạn chức năng lọc của thận và bài tiết nước tiểu, dẫn đến các vấn đề về thận. Nếu để tình trạng này kéo dài, bệnh nặng dần sẽ dẫn đến suy thận và hủy hoại chức năng của thận hay bệnh thận giai đoạn cuối không thể phục hồi được, khi đó cần phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận.

Làm thế nào để điều trị và ngăn ngừa các biến chứng của căn bệnh thời đại này, các chuyên gia y tế cho biết, hãy thực hiện các nguyên tắc dưới đây:

  • Cần phải kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp ở giới hạn cho phép là những bước quan trọng nhất.
  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ để giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng tiềm ẩn.
  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau và hoa quả tươi, ít thực phẩm giàu carbohydrate.
  • Tăng cường tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Việc vận động cơ thể giúp cho hoạt động của insulin nhịp nhàng, hỗ trợ cho quá trình vận chuyển glucose vào máu và biến thành năng lượng cho con người hoạt động.
  • Hạn chế đồ ngọt, không hút thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm căn bệnh nguy hiểm này.

Bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược cũng là cách để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường type 2 tốt nhất. Khổ qua – Có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng cường tiết insulin, cải thiện sự dung nạp glucose và hỗ trợ ổn định đường huyết. Hơn nữa, sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược như: Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm… có công dụng tuyệt vời trong việc phục hồi sản sinh insulin, điều khiển lượng đường trong máu hoạt động trở lại bình thường, giải độc và phục hồi các chức năng gan, phòng ngừa hiệu quả các biến chứng bệnh tiểu đường, nhất là biến chứng trên thận.

Bài viết trên, đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ?Chính bởi những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh tiểu đườngmà việc phòng tránh, phát hiện kịp thời và chữa trị là điều vô cùng cần thiết của bất kì ai. Đừng để bệnh tiểu đường có cơ hội cướp đi những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm: