Thưa bác sỹ em đag có thai 26 tuần . Đi xét nghiệm đường thì kết quả lúc đói 4.5 sau 1h 7.1 sau 2h 9.5 vậy em có bị sao ko ạ?

Chào bạn
Đối với Phụ nữ mang thai được cảnh báo là tiểu đường thai kỳ khi kết quả là 2/3 các thông số lớn hơn giá trị dưới đây:

+ Mức đường huyết đo được lúc đói >92 mg/dl (>5mmol/l)
+ Mức đường huyết đo sau khi ăn 1 giờ >180 mg/dl(10mmol/l)
+ Mức đường huyết đo sau khi ăn 2-3 giờ >140 mg/dl (7,8 mmol/l)

Trường hợp của bạn chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ cao hơn mức cho phép nên bạn có nguy cơ tiểu đường thai kỳ, nên cần điều chỉnh chế độ ăn uống. Bạn nên hạn chế ăn đồ tinh bột, chất béo, tăng cường rau xanh, uống nước nhiều …Bạn nên đi kiểm tra đường huyết định kì và nên tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên đi bộ rất tốt cho phụ nữ mang thai.
Để được tư vấn thêm bạn có thể liên hệ trực tiếp số tổng đài 0931 456 911

Chào bác sĩ! Tôi năm nay 26 tuổi 66kg cao 1m70.đi khám sức khoẻ thì được biết chỉ số đường trong máu lúc đói là 89mg/dl(70~109).vậy tình trạng mắc bệnh tiểu đường như thế nào ạ.và tiểu đường tuýp 1 hay 2 ạ?

Chào bạn
Chỉ số đường huyết trong máu lúc đói của bạn vẫn trong giới hạn bình thường, nên bạn yên tâm. Chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thông qua chỉ số đường huyết lúc đói là ≥ 7,0mmol/l (≥126mg/dl), hoặc đường huyết sau ăn hay bất kỳ thời điểm nào ≥ 11,1mmol/l (≥200mg/dl). Còn nếu đường huyết lúc đói từ 109-125mg/dl (6,1-6,9mmol/l ) thì là bị tiền tiểu đường, nghĩa là có nguy cơ cao bị tiểu đường. vì vậy bạn nên lưu ý.
Còn tiểu đường tuýp 1 là tình trạng tuyến tụy không còn khả năng sản xuất insulin nữa. Trong điều trị phải phụ thuộc insulin hoàn toàn. Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi.
Còn tiểu đường tuýp 2 là tình trạng tuyến tụy vẫn còn khả năng sản xuất ra insulin nhưng không đủ để đáp ứng, Bệnh thường gặp ở người trung, cao tuổi, nhưng hiện nay bệnh cũng dần trẻ hóa và xuất hiện ngày càng nhiều ở những người trẻ tuổi.
Để được tư vấn thêm bạn có thể liên hệ trực tiếp số tổng đài 0931 456 911

Chào bác sỹ sao khi ăn lượng đường 109 vậy có phải bệnh tiểu đường không ạ?

Mến chào bạn !
Chỉ số đường huyết trong máu lúc đói (sau ăn 8h ) ≥126mg/dl ( 7,0mmol/l) thì được chẩn đoán là tiểu đường.
Còn chỉ số đường huyết trong máu lúc đói từ 109-125mg/dl (6,1-6,9mmol/l) được gọi là tiền tiểu đường (có nguy cơ cao bị tiểu đường).
Chỉ số của bạn ở trong giới hạn bình thường nhưng có nguy cơ vì vậy bạn cần điều chỉnh ngay chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lí. Nên hạn chế tinh bột đường, không ăn đường hay bánh kẹo ngọt, tăng cường rau xanh và thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế những thực phẩm nhiều chất béo hoặc đồ ăn chế biến sẵn. Hạn chế sử dụng bia rượu, cafe, thuốc lá và không uống nước ngọt có ga. Nên vận động thể dục thể thao; yoga, thiền, chạy bộ… thường xuyên sẽ giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường trở thành năng lượng, giúp lượng đường trong máu giảm hơn.
Bên cạnh đó bạn có thể dùng SIKAI để hạn chế nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường. SIKAI có tác dụng giảm hấp thu đường ở ruột, kích thích tăng tiết Insulin, tăng men sử dụng đường ở mô cơ, giải độc gan, vì vậy giúp ngăn ngừa được nguy cơ tiến triển và phòng ngừa bệnh. Ngoài ra ,còn giúp hạ mỡ máu xấu và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
Để được tư vấn thêm bạn có thể liên hệ trực tiếp số tổng đài 0931 456 911

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra ở trẻ em và người vị thành niên, nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào? Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng về tim, mắt, thận, hệ thần kinh, nướu và răng miệng… Vậy tiểu đường tuýp 1 là gì? Dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 1? Những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì? Cùng SIKAI tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi tuyến tụy sản xuất rất ít insulin hoặc không sản xuất insulin. Những người bị bệnh tiểu đường Type 1 thường là dưới 20 tuổi. Đó là lý do tại sao loại bệnh tiểu đường này còn được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên hoặc bệnh tiểu đường trẻ em. Khoảng 15% trong số tất cả bệnh nhân mắc tiểu đường là loại 1.

Bởi vì các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin bị phá hủy, những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 sẽ sống hầu như suốt đời với căn bệnh này và phải tiêm insulin thường xuyên. Ngoài việc điều trị bằng insulin, tập thể dục và cẩn thận chú ý đến chế độ ăn uống là cần thiết để ngăn chặn các biến động của lượng đường trong máu. Tiểu đường type 1 không thể phòng ngừa được.

Trong bệnh tiểu đường type 1, cơ thể không sản xuất insulin, trong khi trong bệnh tiểu đường loại 2 các tế bào không được đáp ứng đúng với insulin hoặc không sản xuất đủ insulin.

Mặc dù hoạt động nghiên cứu, bệnh tiểu đường tuýp 1 đã không có điều trị đặc hiệu, nhưng nó có thể được quản lý. Với điều trị thích hợp, những người có bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể sống lâu, sống khỏe mạnh hơn so với trong quá khứ.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

Dấu hiệu của tiểu đường tuýp 1

Các triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể đến nhanh chóng và có thể bao gồm:

– Khát nước và đi tiểu nhiều lần: Khi dư thừa tích tụ đường trong máu, chất lỏng được kéo từ các mô. Điều này có thể khát nước. Kết quả là, có thể uống và đi tiểu nhiều hơn bình thường.

– Thường xuyên thấy đói: Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào tế bào, các cơ quan của cơ trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên đói dữ dội có thể kéo dài ngay cả sau khi ăn. Nếu không có insulin, đường trong thức ăn không bao giờ đạt đến việc tạo năng lượng thiếu ở các mô.

– Giảm cân: Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm đói, nhưng có thể giảm cân – đôi khi rất nhanh. Nếu không có nguồn cung cấp đường năng lượng, và các mô cơ bắp đơn giản là chất béo có thể co lại.

– Mệt mỏi: Nếu các tế bào đang bị tước đoạt đường, có thể trở nên mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.

Tầm nhìn giảm: Nếu mức độ đường trong máu quá cao, chất lỏng có thể được lấy từ các mô – bao gồm cả dịch ống kính của mắt. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng nhìn tập trung rõ ràng.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1 là do sự thiếu insulin trầm trọng của cơ thể, khi bị thiếu insulin thì lượng đường trong máu không được chuyển hóa đến tề bào trong cơ thể nên không thể sinh ra năng lượng. Lúc này đường theo máu và được đào thải qua nước tiểu. Vậy tại sao tuyến tụy lại không thể sản xuất insulin một cách bình thường? Như chúng ta đã biết hệ thống miễn dịch có cơ chế bảo vệ cơ thể bằng cách xác định và tiêu diệt vi khuẩn, virus.

Nhưng trong các bệnh tự miễn dịch, hệ thống miễn dịch lại tấn công các tế bào trong cơ thể, và trong bệnh tiểu đường thì hệ thống này đã tấn công các tế bào beta trong tuyến tụy làm cản trở hoặc ngừng sản xuất insulin của tuyến tụy. Các yếu tố chính của bệnh tiểu đường tuýp 1:

– Tiểu đường loại 1 do di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ai là người có khả năng phát triển bệnh tiểu đường tuýp 1. Gen được truyền từ bố mẹ cho con. Gen giúp thực hiện tạo ra các Protein cần thiết cho hoạt động của các tế bào. Tuy nhiên một số biến thể gen hoặc một vài nhóm gen tương tác với nhau tạo nên nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường.

– Tiểu đường loại 1 do hệ thống miễn dịch: Các tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào beta. Chính lý do này làm cho tuyến tụy suy giảm hoặc mất hẳn chức năng sản xuất insulin.

– Yếu tố môi trường, thực phẩm, vi khuẩn, virus và các độc tố: Chính các yếu tố này gây ra sự phá hủy tế bào beta của tuyến tụy gây nên bệnh lý.

Bị tiểu đường thì nên điều trị như thế nào?

Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể tự chủ động trong điều trị và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Bạn có thể làm cho lượng đường huyết của mình ổn định hơn, thậm chí là chung sống hòa bệnh căn bệnh này bằng nhiều cách khác nhau.

Thay vì để cơ thể ngày càng trở nên quá phụ thuộc, phải tiêm insulin hàng ngày, đi đâu cũng phải đặt báo thức vì đã tới giờ chích thuốc. Chỉ với bài thuốc kết hợp nhiều loại thảo dược trong đông y sẽ giúp bạn kiểm soát nhanh lượng đường – tác dụng của các loại thảo dược này đã được rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe khẳng định.

Nhiều người nghĩ phương pháp chữa bệnh tiểu đường bằng đông y thì có tác dụng chậm, nhưng nó lại khá triệt để và an toàn tuyệt đối, không gây các tác dụng phụ như Tây y, qua đó giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình khỏi những tác nhân gây tổn hại tới sức khỏe. Vấn đề quan trọng còn lại mà bạn phải làm đó chính là lựa chọn cho mình một sản phẩm có chất lượng và đáng tin cậy nhất!

Hạ đường SIKAI là bài thuốc Đông Y hàng đầu hiện nay trong điều trị và ngăn ngừa sự tái phát của tiểu bệnh tiểu đường. Lương Y Dương Phú Cường, người có hơn 20 năm nghiên cứu về bệnh tiểu đường cho biết bài thuốc Hạ đường SIKAI là sự kết hợp hoàn hảo của rất nhiều loại thảo dược quý trong đông y như: Khổ qua, Sa sâm, Nam dương sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành,.. có tác dụng hạ và ổn định đường huyết ở mức an toàn, ngăn ngừa biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra như: Bệnh tim mạch, đục thủy tinh thể, giảm thị lực mắt, giảm cảm giác và tê bì ngón chân…

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?

Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không là câu hỏi được hầu hết bệnh nhân khi mới mắc bệnh quan tâm. Hãy cùng Hạ đường SIKAI tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này qua bài viết sau đây.

Tiểu đường tuýp 1 tuy ít gặp hơn tiểu đường tuýp 2 và không nguy hiểm như tiểu đường tuýp 2 nhưng nếu không có biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời, bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng gây hại cho sức khỏe, thậm chí khiến người bệnh tử vong. Vậy bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì? Tiểu đường tuýp 1 có triệu chứng gì?

Tiểu đường tuýp 1 là gì?

Bệnh tiểu đường type 1 (đái tháo đường tuýp 1), hay còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trẻ. Trong bệnh tiểu đường , là do cơ chế tự miễn, tức tuyến tụy bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho tuyến tụy không còn khả năng sản xuất insulin nữa dẫn tới làm tăng đường huyết và tiểu ra đường.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?

Gen gây bệnh tiểu đường type 1 có nhiễm sắc thể (AND) số 11 giống nhau ( nhiễm sắc thể là nơi lưu trữ mọi thông tin di truyền bằng các nucleotic trong tế bào). Tiếp xúc, nhiễm một số virus như quai bị, Coxakies virus hay các độc chất trong môi trường có thể khởi phát đáp ứng kháng thể một cách bất thường, là nguyên nhân làm hư tổn tế bào tuỵ tiết ra insulin.

Bệnh tiểu đường type 1 là do cơ chế tự miễn, tức tuyến tuỵ bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho cơ quan này không còn khả năng sản xuất insulin nữa. Kháng thể bất thường này được thành lập ngay trong cơ thể người bệnh tiểu đường type 1, bản chất là protein trong máu, một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Trong bệnh lý miễn dịch, cũng như ở bệnh nhân tiểu đường type 1, hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể trực tiếp chống lại chính mô của người bệnh.Biểu hiện của tiểu đường tuýp 1.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có triệu chứng gì?

Tiểu đường có rất nhiều dấu hiệu nhận biết, song chúng lại khá mờ nhạt, khó phát hiện. Diabetna khuyên bạn hãy tới các cơ sở y tế để kiểm tra đường huyết, nếu bạn nhận thấy mình có một vài triệu chứng trong số được liệt kê dưới đây:

– Đi tiểu nhiều lần: Do đường huyết cao hơn mức cho phép, cơ thể sẽ thực hiện đào thải lượng này qua đường nước tiểu. Điều này dẫn đến việc người bệnh đi tiểu nhiều hơn, do cần đào thải liên tục lượng đường trong máu dư thừa.

– Khát nước hơn thường lệ: Đi tiểu nhiều cũng sẽ làm cho bạn cảm thấy khô và khát, do đó người bệnh sẽ uống nước nhiều hơn.

– Sút cân: Người bị tiểu đường sút cân nặng vì 2 lý do: (1) mất nước – do đi tiểu nhiều lần; (2) calories (năng lượng) có trong đường bị mất đi qua nước tiểu, và cơ thể không hấp thụ đủ lượng calories cần thiết từ đường huyết. Do đó, nếu cân nặng sụt giảm bất thường (trên 5% khối lượng cơ thể, trong thời gian ngắn và không có nguyên nhân), hãy cân nhắc kiểm tra khả năng mắc bệnh của bạn.

– Thường xuyên mệt mỏi: Mệt mỏi là vấn đề thường gặp ở tất cả mọi người. Nhưng nếu bạn cảm thấy mệt mỏi liên tục, thì đây lại là dấu hiệu đáng chú ý cho thấy bạn có thể mắc tiểu đường: đồ ăn được nạp vào cơ thể không được tiêu thụ đúng cách, và không tạo ra năng lượng cần thiết cho hoạt động của các tế bào.

– Mắt mờ đi: Trong một số trường hợp, mắt mờ có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm nhất của bệnh tiểu đường. Đường huyết quá cao có thể khiến tăng dịch kính (khối dịch trong suốt nằm sau thủy tinh thể, có chức năng tiếp truyền các tia sáng từ ngoài vào đáy mắt, cung cấp dinh dưỡng cho thủy tinh thể và võng mạc) trong mắt và làm thay đổi kích thước thủy tinh thể. Khi kích thước thủy tinh thể thay đổi, mắt của bạn sẽ có tầm nhìn thay đổi, gây mờ mắt.

– Các vết cắt trên da (như đứt tay) lâu lành hơn: Hệ thống miễn dịch bị ức chế khi lượng đường trong máu quá cao vì thế cơ thể khó nhận biết được các vấn đề về nhiễm trùng nên vết thương lâu lành.

– Tê bì các ngón chân, ngón tay (như bị kiến bò): Đường huyết tăng cao có thể gây ra một vài biến chứng, ngay trước cả khi bạn biết mình mắc tiểu đường. Một trong số đó là triệu chứng tê bì chân tay, dấu hiệu cho biết dây thần kinh đang bị tổn thương do lượng đường trong máu cao.

– Các bệnh về đường tiết niệu: Lượng đường cao hơn trong nước tiểu có thể là nơi sinh sản cho vi khuẩn và nấm men gây nhiễm trùng, tổn thương đường tiết niệu. Những dấu hiệu ban đầu nếu được nhận biết kịp thời sẽ giúp người bệnh phát hiện được bệnh sớm nhất và có phương pháp kiểm soát đường huyết tốt nhất.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?

Tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?

Tiểu đường tuýp 1 tuy ít gặp hơn tiểu đường tuýp 2 và không nguy hiểm như tiểu đường tuýp 2 nhưng nếu không có biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời, bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng gây hại cho sức khỏe, thậm chí khiến người bệnh tử vong.

Bệnh tiểu đường type 1 có thể để lại  một số biến chứng nguy hiểm như hạ đường huyết, Nhiễm ketone máu, rối loạn cương dương , các biến chứng ở mắt và biến chứng ở chân…

Hạ dường huyết:

Đường huyết thấp còn được gọi là hạ đường huyết. Nó có thể xảy ra do tiêm quá nhiều insulin, tập thể dục quá nhiều, hoặc ăn quá ít thức ăn. Hạ đường huyết thường gặp ở bệnh nhân Đái tháo đường type 1 đang điều trị.

Triệu chứng thường xuất hiện khi lượng đường trong máu giảm dưới 70mg/dl .Các triệu chứng bao gồm:

  • Nhức đầu
  • Đói
  • Căng thẳng
  • Run tay
  • Đổ mồ hôi
  • Yếu mệt
  • Nhìn mờ

Nếu những triệu chứng này xảy bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu. Nếu đường huyết thấp, ăn uống những thức ăn chứa đường: nước trái cây, vài muỗng đường, một ly sữa  hoặc nước ngọt.

Sau khi các triệu chứng hết, bạn nên  ăn thêm thức ăn khác. Nếu bị hạ đường huyết nặng hơn nên được điều trị tại bệnh viện. Bệnh nhân cần được điều chỉnh liều insulin thích hợp để tránh hạ đường huyết thường xuyên.

Nhiễm ketone máu

Nếu đái tháo đường type 1 không được điều trị rất dễ xảy ra biến chứng hôn mê do nhiễm ceton acid.

Khi không có đủ insulin để đưa glucose vào tế bào, glucose có thể tăng cao trong máu. Khi đó, cơ thể tìm các hình thức khác để tạo năng lượng và sử dụng chất béo như là một nguồn nhiên liệu. Mỡ sẽ bị phân hủy để tạo năng lượng và quá trình này sẽ tạo ra nhiều acetone acid , ketone tăng trong máu và nước tiểu. Gây ra nhiễm cetone acid ( ketoacidosis.)

Các triệu chứng cảnh báo nhiễm  cetone acid ,bao gồm:

  • Thở nhanh, sâu
  • Da và miệng khô
  • Bừng mặt
  • Hơi thở có mùi trái cây
  • Buồn nôn hay nôn mửa
  • Đau dạ dày

Nếu những triệu chứng này xảy ra, gọi cho bác sĩ hay đi đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Nếu không được điều trị , tình trạng này sẽ dẫn đến hôn mê và thậm chí tử vong.

Các biến chứng Đái tháo đường type 1 khác

  • Các biến chứng khác của bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể bao gồm:
  • Rối loạn cương dương
  • Biến chứng ở mắt: bệnh võng mạc do đái tháo đường, bong võng mạc, Glaucoma, và đuc thủy tinh thể.
  • Biến chứng ở chân
  • Nhiễm trùng của da,tiết niệu và sinh dục ở nữ
  • Bệnh thận (bệnh tiểu đường nephropathy)
  • Biến chứng thần kinh do đái tháo đường
  • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh mạch máu, bao gồm thuyên tắc mạch và đột quị

Trên đây là những chia sẻ của Hạ đường SIAKI để giải đáp cho câu hỏi là bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không? Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân trong gia đình. Chúc bạn luôn mạnh và khỏe hạnh phúc!