Top 7 thực phẩm cho người tiểu đường bạn không nên bỏ qua

Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính, chế độ ăn uống hàng ngày có vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần lựa chọn đúng loại thực phẩm để đảm bảo lượng đường trong máu và giữ cân nặng ở mức khỏe mạnh. Vậy ăn gì để giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa các tiến triển của bệnh tiểu đường? Dưới đây là 7 loại thực phẩm cho người tiểu đường tốt nhất mà bạn không nên bỏ qua:

1. Khổ qua

Đúng như người xưa hay có câu “thuốc đắng dã tật”. Khổ qua (hay còn gọi là mướp đắng) từ lâu đã được biết đến như một vị thuốc rất quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày nói chung và là thực phẩm cho người tiểu đường nói riêng. Trong khổ qua có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như protein, lipid, vitamin C, canxi, magiê, sắt…

Top 7 thực phẩm cho người tiểu đường bạn không nên bỏ qua.

Đặc biệt, nó còn chứa các hoạt chất Charantin, Vicine, Polypeptide-P, Lectin… có công dụng tuyệt vời cho người tiểu đường như:

  • Charantin: Hoạt chất được biết đến với tác dụng làm ổn định chỉ số đường huyết.
  • Vicine và polypeptide-p (hợp chất giống insulin): Những chất này hoạt động cùng nhau hay hoạt động riêng lẻ đều có tác dụng là giảm đường huyết.
  • Lectin: Đây được xem là yếu tố chính đằng sau hiệu quả hạ đường huyết khi dùng khổ qua. Nó làm giảm nồng độ glucose trong máu bằng cách hoạt động trên các mô ngoại biên và ức chế sự thèm ăn – tương tự như tác động của insulin lên não.

Mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do – một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường.

2. Bông cải xanh

 

Top 7 thực phẩm cho người tiểu đường bạn không nên bỏ qua.

Bông cải xanh (hay còn gọi là súp lơ xanh) là một nguồn thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp của con người. Trong bông cải xanh và họ nhà rau cải như: cải xoăn, cải bẹ, cải cúc,… đều có chứa một hợp chất gọi là Sulforaphane. Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, Sulforaphane có khả năng chống viêm, kích hoạt các enzyme có chức năng bảo vệ nhằm hạn chế sự phát triển của các tế bào tổn thương, giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Loại thực phẩm cho người tiểu đường này,không chỉ chứa ít calo và carbohydates mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin C và sắt. Nó có tất cả các tính năng tuyệt vời để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn.

3. Đậu

Đậu là một trong những thực phẩm cho người tiểu đường bạn không nên bỏ qua, bởi vì chúng có nhiều tác dụng rất tốt cho người bệnh. Trong đậu có chứa nhiều chất xơ và protein khiến cho bạn cảm thấy no lâu, làm giảm sự tiêu hóa thức ăn mà còn ổn định đường huyết sau khi ăn. Một nghiên cứu tại Canada cho thấy: “Những người bệnh tiểu đường bổ sung thêm một hoặc nhiều cốc sữa đậu vào khẩu phần ăn mỗi ngày giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu và giảm huyết áp”.

Top 7 thực phẩm cho người tiểu đường bạn không nên bỏ qua.

Chỉ cần một nửa chén đậu mỗi ngày sẽ cung cấp cho cơ thể của bạn đến một phần ba lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày. Trong đó, các loại đậu như đậu lăng, đậu xanh, đậu trắng, đậu nành,… không làm tăng đường huyết lại có thể chế biến với nhiều loại thực phẩm khác nhau.

4. Cá hồi

Top 7 thực phẩm cho người tiểu đường bạn không nên bỏ qua.

Là một trong những loại cá sống môi trường nước lạnh, giàu protein và chứa nhiều axit béo omega-3 – giúp bảo vệ tim mạch, mạch máu bằng cách giảm huyết áp và cải thiện nồng độ cholesterol trong cơ thể. Hơn nữa, nó còn là thực phẩm cho người tiểu đường giúp giảm viêm, cải thiện tình trạng kháng insulin, ngăn chặn sự phát triển chứng mất trí nhớ ở người bệnh tiểu đường. Các loại cá như cá mòi, cá thu hoặc cá ngừ cũng có tác dụng tương tự.

5. Dầu ôliu

Top 7 thực phẩm cho người tiểu đường bạn không nên bỏ qua.

Trong dầu oliu có chứa hàm lượng axit amin rất cao và nhiều vitamin A, E,… rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Một chế độ dinh dưỡng giàu dầu oliu có thể phòng ngừa trên 90% các trường hợp tiểu đường type2. Các chất béo không bão hòa đơn (như axit oleic) trong dầu oliu có tác dụng tích cực với sự nhạy cảm insulin. Người bị tiểu đường type2 bổ sung 10-40g dầu oliu vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày thì việc kiểm soát đường huyết sẽ được cải thiện rõ rệt.

6. Rau bina

Top 7 thực phẩm cho người tiểu đường bạn không nên bỏ qua.

Rau bina (hay còn gọi là cải bó xôi) là một nguồn thực phẩm chứa rất nhiều vitamin K, vitamin A, megie,… giúp cơ thể bạn sử dụng insulin để hấp thụ các chất đường trong máu và quản lý đường huyết hiệu quả hơn. Hơn nữa, chất chống oxy hóa được gọi là axid alphalipoic có trong rau bina đã được chứng minh là làm giảm nồng độ glucose, tăng độ nhạy cảm insulin và ngăn ngừa oxy hóa thay đổi do stress gây ra ở người bệnh tiểu đường. Loại thực phẩm cho người tiểu đường này, cũng là một nguồn cung cấp selen, niacin, axit béo omega-3 rất tốt cho cơ thể.

7.  Bột yến mạch

Top 7 thực phẩm cho người tiểu đường bạn không nên bỏ qua.

Yến mạch là một sự lựa chọn hoàn hảo cho bữa ăn sáng lành mạnh, đặc biệt là đối với người bệnh tiểu đường. Trong yến mạch có chứa nhiều chất xơ, có lợi trong kiểm soát lượng đường trong máu, làm chậm tốc độ hấp thụ carbs trong máu và cải thiện độ nhạy insulin.Một số nghiên cứu cho thấy những người thích tiêu thụ yến mạch giảm được lượng cholesterol LDL rất đáng kể cũng như cải thiện được tình trạng kháng insulin.

Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm cho người tiểu đường hàng ngày, người bệnh cũng cần chuẩn bị cho mình 1 vũ khí “tối tân” để điều trị bệnh từ tận gốc mà vẫn bồi bổ cơ thể, phục hồi sức khỏe. Trong đó, sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên luôn được các chuyên gia và người bệnh ưu tiên hàng đầu, vì tính an toàn và mang lại hiệu quả triệt để.

Trong đó điển hình các loại thảo dược như: Khổ qua – Có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng cường tiết insulin, cải thiện sự dung nạp glucose và hỗ trợ ổn định đường huyết. Hơn nữa, sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược như: Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm… có công dụng tuyệt vời trong việc phục hồi sản sinh insulin, điều khiển lượng đường trong máu hoạt động trở lại bình thường, giải độc và phục hồi các chức năng gan, phòng ngừa hiệu quả các biến chứng bệnh tiểu đường, nhất là biến chứng trên thận.

Như vậy, người bệnh hoàn toàn có thể  sống vui – sống khỏe cùng bệnh tiểu đường, thoát khỏi nỗi lo biến chứng nếu biết lựa chọn đúng thực phẩm cho người tiểu đường.

 

Hạ Đường Sikai
Hạ Đường Sikai

Viên uống SIKAI – được chiết xuất 100% từ các thảo dược thiên nhiên như Khổ qua, Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm… giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường. Sản phẩm được dùng cho các trường hợp người có thể trạng đường máu cao, người bị tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Có thể bạn quan tâm:

Cứ 20 người Việt trưởng thành thì có một bị tiểu đường

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam đang không ngừng gia tăng ở mức báo động. Hiện tại cứ 20 người Việt trưởng thành thì có một bị tiểu đường.

Tiến sĩ, bác sĩ Phan Hướng Dương, Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết trung ương, cho biết thống kê cả nước trong 10 năm từ 2002 đến 2012, tỷ lệ người mắc đái tháo đường tăng đến 200%. Cụ thể trong năm 2002, số người bệnh chiếm 2,7% dân số, rối loạn dung nạp glucose 7,3%. Đến năm 2012, con số này lần lượt tăng lên 5,4% và 13,7%.

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam đang gia tăng ở mức báo động.
Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam đang gia tăng ở mức báo động.

Ước tính hiện nay cứ 20 người Việt Nam trưởng thành thì có một trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Số người bị tiền đái tháo đường cao hơn gấp 3 lần so với người đã mắc bệnh. Trên thực tế rất nhiều người bị bệnh tiểu đường mà không biết, cho đến khi bị biến chứng nặng mới phát hiện. Theo điều tra, hơn một nửa số người bị đái tháo đường nhưng không biết mình mắc bệnh. Tỷ lệ bệnh nhân chưa được phát hiện tại cộng đồng là 64,6% năm 2002 và 63,6% trong năm 2012.

Theo bác sĩ Dương, độ tuổi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đang ngày càng trẻ hóa do nhiều nguyên nhân liên quan đến lối sống và môi trường. Năm 2013 cả nước có gần 3.300 ca tiểu đường 20-79 tuổi, dự báo đến năm 2035 tăng lên gần 6,4 triệu ca. Trước đây bệnh thường gặp ở độ tuổi 45 trở lên, đến nay độ tuổi ngày càng trẻ, thậm chí có nhiều thiếu niên 12,13 tuổi đã bị tiểu đường. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do lối sống ít vận động, ăn uống thừa chất dẫn đến dư cân, béo phì và rối loạn chuyển hóa.

Các chuyên gia cảnh báo biến chứng của bệnh đái tháo đường ngày càng phức tạp, nặng nề và nguyên nhân chính gây tử vong ở người mắc bệnh này. Ước tính năm 2015 nước ta có khoảng 54.000 trường hợp tử vong có liên quan đến đái tháo đường. Trước thực trạng này, bác sĩ Dương cho rằng cần có biện pháp nâng cao nhận thức cộng đồng để phòng ngừa, phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời tránh biến chứng, đặc biệt ở khu vực khó tiếp cận các dịch vụ y tế tại các vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, cần tăng cường đào tạo và chuyển giao kỹ thuật điều trị, kiểm soát bệnh này cho các y bác sĩ ở tuyến tỉnh nhằm nâng cao năng lực kiểm soát bệnh tại tuyến cơ sở và giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.

Vừa qua, Bệnh viện Nội tiết trung ương và Hội Nội tiết sinh sản vô sinh TP HCM đã ký kết thỏa thuận hợp tác với một đơn vị nước ngoài tại TP HCM triển khai dự án đào tạo y khoa trực tuyến và đào tạo y khoa liên tục cho các y bác sĩ tuyến tỉnh trong cả nước. Mục tiêu của chương trình là phổ cập kiến thức liên tục cho các y bác sĩ trong lĩnh vực phòng, điều trị và kiểm soát tốt bệnh tiểu đường ở Việt Nam cũng như các bệnh mạn tính trong cộng đồng từng địa phương.

Thi Trân (Theo VnExpress)

7 cách để kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả trong mùa đông

Kiểm soát bệnh tiểu đường trong mùa đông sẽ khó hơn so với mùa xuân, mùa hè và mùa thu. Do đó, kế hoạch điều trị và kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn cần phải được thay đổi một chút khi nhiệt độ hạ xuống thấp trong mùa đông.

Mùa đông, nhiệt độ hạ xuống thấp, cùng với rất nhiều kỳ nghỉ lễ tết sẽ khiến bạn khó có thể luyện tập và thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc biệt của mình. Bệnh trầm cảm (một vấn đề tương đối phổ biến trong mùa đông) cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, hãy thử các nguyên tắc dưới đây để củng cố sức khỏe của mình trong mùa đông, và trong cả 4 mùa trong năm.

1. Dự phòng nhiễm trùng

Bị nhiễm cảm lạnh hoặc cúm có thể sẽ không phải là vấn đề đơn giản nếu bạn bị bệnh tiểu đường, bởi bệnh cảm lạnh và cúm có thể sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng sau này. Với người bệnh tiểu đường, các bệnh nhiễm trùng có thể dự phòng được như cúm hay viêm phổi có thể sẽ diễn biến rất nhanh, và trong một số trường hợp, có thể dẫn đến nhiễm xeton axit.

Do vậy, với người tiểu đường, một phần của kế hoạch dự phòng bệnh tiểu đường trong mùa đông chính là tránh tiếp xúc với những người bị ốm và thường xuyên rửa sạch tay để dự phòng các bệnh dễ lây nhiễm.

7 cách để kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả trong mùa đông2. Cố gắng duy trì luyện tập

Trong suốt mùa đông, tất cả mọi người sẽ có xu hướng lười vận động hơn và điều này có thể sẽ khiến đường huyết tăng cao. Nhưng bạn không cần thiết phải ngừng việc luyện tập chỉ bởi vì thời tiết ngoài trời rất lạnh. Bạn có thể đi bộ trong nhà hoặc luyện tập theo các hướng dẫn trên mạng để vẫn có thể tập luyện thể thao hàng ngày.

Bạn cũng có thể chia nhỏ thời gian luyện tập của mình ra, 10 phút vào buổi sáng và 10 phút vào buổi tối. Miễn là bạn không ngừng hẳn việc luyện tập trong mùa đông, còn luyện tập với hình thức nào, thời gian ít hay nhiều đều tốt cả.

7 cách để kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả trong mùa đông3. Chú ý đến đôi bàn chân

Trong mùa đông, đôi bàn chân của người bệnh tiểu đường cần nhận được sự quan tâm đặc biệt hơn. Độ ẩm sẽ có xu hướng giảm xuống trong suốt mùa đông, và có thể sẽ gây ra tình trạng khô da. Do vậy, hãy kiểm tra đôi bàn chân của bạn hàng ngày, dưỡng ẩm chân ngay sau khi bạn tắm và bảo vệ chân bằng giày/bốt khô và ấm. Nếu chức năng tuần hoàn của bạn kém và bạn có các bệnh lý về thần kinh ngoại biên, bạn có thể không thực sự cảm nhận được nhiệt độ lạnh thông qua bàn chân. Do vậy, nguy cơ bị loét, nhiễm trùng và hoại tử chân ở người bệnh tiểu đường trong mùa đông sẽ cao hơn.

7 cách để kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả trong mùa đông4. Làm ấm tay

Trong mùa đông, bạn không nên kiểm tra đường huyết nếu tay bạn vẫn còn lạnh. Thay vào đó, hãy cho đôi bàn tay của bạn một chút thời gian để làm ấm trở lại (ví dụ nếu bạn vừa đi từ ngoài trời vào nhà). Nếu bạn ở ngoài trời lâu và nhiệt độ cơ thể bạn giảm xuống một chút, thì tuần hoàn ở đầu ngón tay của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng và có thể dẫn đến kết quả đo đường huyết không chính xác.

5. Kiểm soát các vấn đề sức khỏe tinh thần

Nhiều kế hoạch nghỉ lễ tết đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thêm nhiều áp lực hơn, ít có thời gian ra ngoài và ít ánh sáng mặt trời trong mùa đông – đó là tất cả những yếu tố sẽ khiến bệnh trầm cảm của bạn nghiêm trọng hơn trong mùa đông. Một loại rối loạn trầm cảm theo mùa cũng sẽ xảy ra khi bạn ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, theo như Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ.

Bạn hãy dành càng nhiều thời gian ra nắng trong mùa đông càng tốt. Nếu bạn đã có tiền sử bị trầm cảm theo mùa, hãy nói chuyện với các chuyên gia về sức khỏe tâm thần sớm, vào khoảng tháng 10 hàng năm, để đưa ra được kế hoạch điều trị phù hợp cho bạn.

6. Bảo quản thuốc và các dụng cụ hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Bảo quản insulin ở ngoài (bao gồm cả việc để insulin trong ôtô) chưa bao giờ là một ý tưởng tốt. Và điều này đặc biệt đúng trong suốt mùa đông. Bạn cũng nên giữ máy kiểm tra đường huyết tránh xa các điều kiện môi trường lạnh để tránh tình trạng cho ra kết quả không chính xác.

7 cách để kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả trong mùa đông

7. Tránh tăng cân trong mùa đông

Nằm trên giường, trùm chăn xem tivi và ăn đồ ăn vặt là một thói quen phổ biến trong mùa đông. Càng dành nhiều thời gian ở trong nhà, bạn sẽ càng gia tăng nguy cơ ăn vặt. Do vậy, hãy theo dõi kỹ lượng thực phẩm giàu carbohydrate mà bạn ăn trong mùa đông và lựa chọn các loại thực phẩm thay thế khác, chứa ít carbohydrate hơn, ví dụ như súp ít muối nấu cùng với rau xanh và thịt nạc để làm ấm cơ thể.  Vào các dịp lễ tết, vấn đề dinh dưỡng cũng cần bạn chú ý một cách cẩn trọng để đảm bảo theo đúng nguyên tắc của chế độ dinh dưỡng cho người có đường huyết cao.

Ts.Bs Trương Hồng Sơn
(Viện Y học ứng dụng Việt Nam)

4 nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường type 2

Với nhịp sống hiện đại bệnh tiểu đường type2 ngày càng trẻ hóa, bệnh chiếm khoảng 90% trong số bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Tiểu đường type 2 có thể tìm đến bất kỳ lứa tuổi và giới tính nào, thậm chí ngay cả khi bạn chắc chắn như đinh đóng cột rằng mình rất khỏe mạnh và cẩn thận trong việc ăn uống. Vậy những nhóm người nào có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao nhất, hãy xem bạn có nằm trong đó không nhé!

Người thừa cân và ít vận động

Theo các chuyên cho biết thì: “Những người bị thừa cân và béo phì có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường type 2 (đái tháo đường type 2), ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sức khỏe”. Khi cơ thể của bạn có quá nhiều mô mỡ thì các tế bào trong cơ thể trở nên kháng insulin càng mạnh. Tình trạng này kéo dài dẫn đến dung nạp glucose kém, chuyển hóa đường có nhiều hạn chế;  số lượng insulin ở màng tế bào suy giảm, chức năng từng thụ thể đơn lẻ bị suy yếu, chức năng truyền tín hiệu vào bên trong tế bào của thụ thể bị tổn thương,… đó là các yếu dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.

4 nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường type 2Ngoài ra, những người ít vận động cũng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường type 2. PGS.TS Tạ Văn Bình, Giám đốc bệnh viện Nội tiết và Đái tháo đường Quốc gia nhấn mạnh: “Những người làm các công việc ít vận động như làm tại văn phòng, bệnh viện… dễ mắc bệnh đái tháo đường. Cũng theo PGS Bình, những người ít vận động này mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 3 lần những người lao động chân tay”. Nếu bị thừa cân, béo phì, bạn nên thiết lập cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế chất bột, đường, đồ ăn nhanh,… ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả, rau xanh, thực phẩm nguyên hạt.

Tiền sử gia đình và tuổi tác

Với nhịp sống hiện đại như ngày nay, bệnh tiểu đường type 2 ngày càng trẻ hóa – một phần do lối sống ít vận động, ăn uống không lành mạnh, một phần do di truyền từ gia đình.

4 nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường type 2Rất ít ai biết rằng, tuổi tác và tiền sử gia đình cũng là một trong những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) type 2. Theo định nghĩa của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì tiểu đường thuộc bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính. Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do tuyến tụy bị tổn thương làm ảnh hưởng đến chất lượng và quá trình sản sinh insulin – hormone đóng vai trò chính trong chuyển hóa đường máu. Như vậy, tiểu đường được xếp vào nhóm bệnh rối loạn nội tiết, hoàn toàn không phải bệnh truyền nhiễm nhưng có thể sẽ di truyền qua các thế hệ. Như vậy, nếu người thân trong gia đình bạn đã từng bị bệnh tiểu đường type 2 thì bạn cũng có nhiều khả năng mắc bệnh này.

Phụ nữ bị đái tháo đường đường thai kỳ

Mang thai là điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ. Thế nhưng, để được mẹ tròn con vuông không phải là quá trình dễ dàng bởi vì khi mang thai cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng đến cho mẹ và con.

4 nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường type 2Phụ nữ mang thai mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ khá phổ biến và chiếm đến 3% – 20% số trường hợp mang thai ở phụ nữ (theo số liệu từ Hiệp hội Đái tháo đường Canada). Trong thời gian mang thai, cơ thể của người mẹ có nhu cầu tăng lượng đường vì nhu cầu tăng năng lượng cho cả mẹ và bé đều tăng. Tuy nhiên, khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, quá trình và hoạt động liên quan đến việc sản sinh insulin đều bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh sản ở người phụ nữ. Nhưng không phải người mẹ nào cũng đạt được trạng thái này, và đó cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type2.

Người bệnh tăng huyết áp hoặc có huyết áp cao

Tù lâu, các chuyên gia đã ghi nhận bệnh tiểu đường type 2 và tăng huyết áp có môi liên hệ mật thiết với nhau. Những người bị cao huyết áp thường có nguy cơ bị tiểu đường cao gấp 3 lần những người bình thường. Tổ chức Blood Pressure UK ước tính 25% số người bị đái tháo đường typ 1 và 80% số người bị đái tháo đường typ 2 được chẩn đoán tăng huyết áp. Một nghiên cứu khác từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association) cho thấy khoảng 60% người bị đái tháo đường được chẩn đoán tăng huyết áp, hoặc phải dùng thuốc ổn định huyết áp.

4 nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường type 2Khi mức glucose huyết tăng lên cao nguyên nhân làm tăng mỡ máu, dẫn đến làm giảm dưỡng chất nitric oxide (NO) trong hệ động mạch, về lâu về dài sẽ gây xơ vữa thành động mạch và dẫn đến tăng huyết áp – một trong những biểu hiện thường thấy của bệnh tiểu đường. Ở chiều hướng ngược lại, bệnh tăng huyết áp làm cản trở dòng máu lưu thông đến thận, làm cho các biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 trở lên nghiêm trọng hơn.

Để ngăn ngừa và tránh các biến chứng nguy của bệnh tiểu đường type 2 gây ra, bạn cần phải lưu ý:

  • Cần phải kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp ở giới hạn cho phép là những bước quan trọng nhất.
  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ để giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng tiềm ẩn.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, giảm đạm (0,8 gam đạm/kg cân nặng lý tưởng/ngày).
  • Tăng cường tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Hạn chế đồ ngọt, không hút thuốc lá và các chất kích thích khác.

Bên cạnh đó, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược cũng là cách để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường type 2 tốt nhất. Trong đó điển hình các loại thảo dược như Khổ qua – có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng cường tiết insulin, cải thiện sự dung nạp glucose và hỗ trợ ổn định đường huyết. Hơn nữa, sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm… sẽ giúp hạ và ổn định đường huyết, giải độc và phục hồi các chức năng gan, phòng ngừa hiệu quả các biến chứng bệnh tiểu đường, nhất là biến chứng trên thận.

Chính bởi những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 2 mà việc phòng tránh, phát hiện kịp thời và chữa trị là điều vô cùng cần thiết của bất kì ai. Đừng để bệnh tiểu đường có cơ hội cướp đi những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn nhé!

Hạ Đường Sikai
Hạ Đường Sikai

Viên uống SIKAI – được chiết xuất 100% từ các thảo dược thiên nhiên như Khổ qua, Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm… giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường. Sản phẩm được dùng cho các trường hợp người có thể trạng đường máu cao, người bị tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) hiện là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm.

Bệnh tiểu đường phát triển khá “thầm lặng” với những dấu hiệu tương đồng nhiều bệnh khác, khiến người mắc phải đôi khi rất khó nhận ra. Khi đã mắc bệnh, sức khoẻ và tinh thần của người bệnh sẽ bị sụt giảm nhanh chóng, kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Bệnh tim mạch

Theo thống kê của Chương trình phòng ngừa bệnh tiểu đường Quốc gia, trên 65% số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường là do bệnh tim mạch và đột quỵ. Lượng đường trong máu cao làm tăng sự lắng đọng mỡ ở thành mạch và chậm dòng chảy của máu. Từ đó khiến các mạch máu bị hẹp không thể bơm đủ máu đến tim, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường - Bạn có biết?
Tiểu đường dễ dẫn tới biến chứng tim mạch.

Suy thận

Người bị bệnh tiểu đường thường có lượng đường trong máu cao – nguyên nhân gây tổn thương các tế bào vi mạch thận, làm rối loạn chức năng lọc của thận và bài tiết nước tiểu, dẫn đến các vấn đề về thận. Nếu để lâu không chữa trị kịp thời, bệnh nặng dần sẽ dẫn đến suy thận và hủy hoại chức năng thận. Dó đó, bạn cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu và huyết áp.

Bệnh về mắt

Người bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh võng mạc mắt cao hơn. Nguyên nhân là lượng đường huyết trong máu cao làm cho các mạch máu bị nhỏ lại, võng mạc bị tắc nghẽn, có thể bị vỡ gây tấy đỏ và sưng ứ gây ra tổn thương mắt. Ngoài ra, bệnh cũng làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và thậm chí dẫn đến mù lòa.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường - Bạn có biết?
Tiểu đường tác động xấu lên mắt.

Bệnh thần kinh

Tổn thương hệ thống thần kinh là biến chứng đa số người bệnh tiểu đường mắc phải. Lượng đường trong máu quá cao sẽ dẫn đến tổn thương những mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Vì vậy, các dây thần kinh không nhận được đủ chất dinh dưỡng và oxy. Từ đó dẫn đến yếu cơ, thay đổi cảm giác, tê bì hoặc kim châm chủ yếu ở các ngón tay.

Chậm lành vết thương

Lượng đường cao trong máu làm cho các mạch máu hẹp và cản trở lưu thông máu, dẫn đến các vết thương khó lành hơn. Ngoài ra, bệnh tiểu đường có thể là làm cho dây thần kinh bị tê liệt, dẫn đến vết thương bị bị lở loét và nhiễm trùng nặng hơn. Vì vậy, người bệnh mất một khoảng thời gian dài bất thường mới có thể chữa lành vết thương.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường - Bạn có biết?
Bệnh tiểu đường có thể gây lở loét da.

Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, cần chú ý kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp ở giới hạn cho phép. Cùng với đó, chế độ ăn uống cần sắp xếp hợp lý, giảm đạm (0,8 gam/kg cân nặng/ngày), hạn chế đồ ngọt, không hút thuốc lá và các chất kích thích. Bạn cũng cần tăng cường tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng tiềm ẩn.

Bên cạnh đó, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược cũng là cách hiệu quả để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. Trong đó điển hình các loại thảo dược như khổ qua – có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng cường tiết insulin, cải thiện sự dung nạp glucose và hỗ trợ ổn định đường huyết.

Hơn nữa, sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược sa sâm, bố chính sâm, sâm đại hành, nam dương sâm… sẽ giúp hạ và ổn định đường huyết, giải độc và phục hồi các chức năng gan, phòng ngừa hiệu quả các biến chứng bệnh tiểu đường, nhất là biến chứng trên thận.

Hạ Đường Sikai
Hạ Đường Sikai

Viên uống Sikai được chiết xuất 100% từ các thảo dược thiên nhiên như khổ qua, sa sâm, bố chính sâm, sâm đại hành, nam dương sâm… giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường. Sản phẩm được dùng cho các trường hợp người có thể trạng đường máu cao, người bị tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Thương nhân công bố và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm

CÔNG TY TNHH UNITED SPOT MEDUCAL (US.MEDICAL)

Địa chỉ: 124 Lương Trúc Đàm, P.Hiệp Tân, Quận Tân Phú, TP.HCM.

Điện thoại tư vấn: 0931 456 911. Xem hệ thống nhà thuốc: tại đây.

Giấy phép quảng cáo số 31223/2017/ATTP-XNCB do Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế cấp.

Nguồn: https://news.zing.vn/benh-tieu-duong-va-nhung-bien-chung-nguy-hiem-post796806.html