Biến chứng tiểu đường phá hủy cơ thể bạn như thế nào?

Kiến thức tổng quát về bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một căn bệnh mãn tính phát triển một cách thầm lặng, khi có biểu hiện ra bên ngoài thì bệnh gần như đã ở giai đoạn nặng. Theo thống kê năm 2017, cứ 100 người thì có hơn 7 người mắc bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, trong đó có 65% chưa được chẩn đoán. Chí vì vậy, bạn cần phải hiểu rõ các biến chứng tiểu đường để có thể ngăn ngừa và điều trị kịp thời, nếu không cơ thể bạn sẽ bị tàn phá khủng khiếp với những biến chứng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

I. BIẾN CHỨNG MÃN TÍNH CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG 

Đây là những biến chứng bệnh tiểu đường sinh ra do hậu quả của lượng đường trong máu tăng quá cao, cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất đường, chất đạm và chất béo, đặc biệt đối với những người không kiểm soát tốt đường huyết. Vậy đó là những biến chứng nào? Mức độ nguy hiểm của chúng ra sao bạn đọc có thể tham khảo những thông tin dưới đây:

1. Biến chứng đái tháo đường ở tim mạch

Bạn có biết? Theo thống kê của Chương trình phòng ngừa bệnh tiểu đường Quốc gia, trên 65% số ca tử vong ở người mắc bệnh tiểu đường là do bệnh tim mạch và đột quỵ. Lượng đường trong máu (Glucose máu) cao làm tăng sự lắng đọng mỡ ở thành mạch và chậm dòng chảy của máu. Từ đó khiến các mạch máu bị hẹp không thể bơm đủ máu đến tim, làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch. Những triệu chứng của đau tim có thể bao gồm vùng ngực giữa bị đau nghiêm trọng – cơn đau có thể di chuyển lên cổ hay xuống cánh tay trái – và khó thở.

biến chứng đái tháo đường
Biến chứng của bệnh tiểu đường thường rất nguy hiểm nhưng lại phát triển rất thầm lặng

Mặc dù các chuyên gia cho biết, biến chứng về tim mạch như: tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch là hệ lụy khó tránh của bệnh tiểu đường, tuy nhiên không phải là không có cách phòng ngừa cho những biến chứng này.

Làm sao để có thể phòng tránh?

Việc làm đầu tiên là bạn hãy kiểm soát thật tốt các chỉ số của cơ thể, bao gồm đường huyết, mỡ trong máu và huyết áp. Kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng khoa học, tập luyện đúng cách và kết hợp cùng với các loại thảo dược chuyên biệt dành cho người bệnh tiểu đường.

2. Biến chứng tiểu đường ở thần kinh

Tổn thương hệ thống thần kinh là biến chứng tiểu đường type 2 xuất hiện sớm nhất và rất phổ biến ở người bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu quá cao dễ làm tổn thương những mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh khiến các dây thần kinh không nhận được đủ chất dinh dưỡng và oxy. Từ đó người bệnh yếu cơ thay đổi cảm giác, bao gồm các cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi… Ngoài ra, có những tổn thương về thần kinh ảnh hưởng đến dạ dày (liệt dạ dày ), ruột (tiêu chảy hoặc táo bón), bàng quang, hoặc bộ phận sinh dục (rối loạn chức năng cương dương ở nam giới). Đây gọi là biến chứng thần kinh tự chủ.

Làm sao để có thể phòng tránh?

Người bệnh cần kiểm soát lượng đường luôn cân bằng, vệ sinh và chăm sóc bàn chân đúng cách mỗi ngày là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa biến chứng về thần kinh.

3. Biến chứng tiểu đường ở mắt

Khi đường huyết (Glucose máu) tăng cao quá mức sẽ làm tổn thương hệ thống mao mạch ở đáy mắt và rò rỉ chất dịch hoặc chảy máu. Đây được gọi là bệnh vọng mạc tiểu đường. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng thường xuyên mắc phải các vấn đề khác về mắt, chẳng hạn như đục thủy tinh thể, bệnh tăng nhãn áp – trở nên phổ biến hơn so với người bình thường. Triệu chứng ban đầu của biến chứng này là thị lực trở nên mờ dần, khó khăn khi nhìn ban đêm và dễ nhìn thấy những đốm sáng trôi trước mắt. Lâu dần nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị suy giảm thị lực, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

bệnh tăng nhãn áp
Biến chứng tiểu đường ở mắt gây nên đục thủy tinh thể, bệnh tăng nhãn áp

Làm sao để có thể phòng tránh?

Theo các chuyên gia, không có cách phòng tránh nào hiệu quả hơn việc kiểm soát tốt đường huyết của chính bạn, với một chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập luyện đúng cách. Bên cạnh đó, bạn nên có lịch khám mắt định kỳ, tối thiểu một năm 2 lần. Nếu cảm thấy mắt đột nhiên bị mờ hoặc đau nhức, hãy đi khám ngay để kiểm soát tình trạng sức khỏe của cơ thể.

4. Biến chứng tiểu đường ở thận

Bệnh cao huyết áp và lượng đường huyết (Glucose máu) cao có thể làm tổn thương tới hàng triệu vi mạch (mạch máu nhỏ) nằm trong thận. Hậu quả là các mạch máu rất nhỏ làm chức năng lọc máu bị rò rỉ, và thận không hoạt động tốt như khả năng vốn có, khiến thận bị suy giảm chức năng lọc, bài tiết, nghiêm trọng hơn là dẫn đế suy thận không phục hồi.

Làm sao để có thể phòng tránh?

Bạn cần kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp, kết hợp cùng chế độ ăn ít muối, ít đạm, ít mỡ. Đừng quên đi kiểm tra thận với bác sĩ ít nhất 12 tháng một lần. Việc kiểm tra này liên quan đến thử nước tiểu và thử máu giống như một phần trong chu kỳ chăm sóc sức khỏe thường niên của quý vị.

5. Biến chứng tiểu đường ở chân

Tình trạng giảm lưu lượng máu đến các chi dưới có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chân và bàn chân của người bệnh tiểu đường. Đây được gọi là bệnh động mạch ngoại biên. Điều này có thể gây đau đớn, cảm lạnh và thay đổi màu da cẳng chân và bàn chân, làm vết thương lâu lành, làn da chân bị bóng loáng, và đau khi đi bộ. Việc thiếu lưu lượng máu đến chân trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ chân bị cắt cụt.

Làm sao để có thể phòng tránh?

Luôn giữ đường huyết ở mức an toàn và vệ sinh vùng chân sạch sẽ, đặc biệt là những vùng dễ nhiễm khuẩn như kẽ bàn chân, kẽ móng chân… Nếu gặp dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, cơ thể có mùi khó chịu, tiểu buốt, có máu… hãy đến gặp bác sĩ ngay.

6. Biến chứng nhiễm trùng

Đường trong máu (Glucose máu)  cao là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn có hại phát triển, đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Đó là lý do người mắc bệnh tiểu đường rất dễ nhiễm trùng như nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục, vết loét lâu liền… Tình trạng viêm nhiễm thường kéo dài, dai dẳng và khó điều trị.

Đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể.

Làm sao để có thể phòng tránh?

Luôn giữ đường huyết cân bằng và vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là những vùng dễ nhiễm khuẩn như răng miệng, vùng kín hoặc tiết niệu. Nếu gặp dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, cơ thể có mùi khó chịu, tiểu buốt, có máu… hãy gặp bác sĩ ngay.

II. BIẾN CHỨNG CẤP TÍNH

Đây là những biến chứng tiểu đường xảy ra đột ngột ở người bệnh tiểu đường và có thể gây nên hậu quả đáng tiếc nếu không được xử lý kịp thời.

1. Hạ đường huyết

Bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết khi lượng đường trong máu giảm đột ngột dưới mức cho phép (khoảng 3.6 mmol/l). Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể do:

  • Người bệnh bị quá liều thuốc hạ đường huyết (thuốc uống hoặc tiêm insulin quá liều).
  • Ăn uống kiêng khem quá mức hoặc uống thuốc khi chưa ăn.
  • Tập luyện quá sức dẫn đến mệt mỏi.
  • Uống nhiều rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác.

Dấu hiệu hạ đường huyết khá dễ nhận biết, ví dụ như đói cồn cào, cơ thể uể oải mệt mỏi, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng và tim đập nhanh.

biến chứng của bệnh tiểu đường

 

Làm sao để có thể phòng tránh?

Khi gặp dấu hiệu hạ đường huyết nhẹ hoặc trung bình, người bệnh tiểu đường nên nhanh chóng dùng một ít thực phẩm giúp hỗ trợ tăng đường huyết như: ăn kẹo bánh ngọt hay uống nửa ly nước trái cây, kiểm tra đường huyết sau 15 phút. Nếu đường huyết bình thường trở lại bạn tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng trước đó khi cảm thấy tỉnh táo hẳn. Nếu hạ đường huyết nặng, hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay để được xử lý kịp thời.

2. Hôn mê

Khi đường huyết quá cao có thể gây hôn mê đột ngột. Biến chứng này hay xảy ra đột ngột và cần phải được cấp cứu ngay lập tức.

Làm sao để có thể phòng tránh?

Cần kiểm soát tốt đường huyết của người bị đái tháo đường bằng thuốc men. Chế độ dinh dưỡng, chăm sóc cơ thể kỹ lưỡng và phòng tránh nhiễm khuẩn, chấn thương và stress cũng là yếu tố quan trọng cần được chú ý.

Lời khuyên:

Theo các chuyên gia khoa nội tiết, để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, kiểm soát được lượng đường huyết trong máu ổn định và lâu dài. Người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc – ăn uống lành mạnh– tập luyện đúng cách theo lời khuyên của bác sỹ, đồng thời nên kết hợp sử dụng các loại thảo dược chuyên biệt để giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị mà vẫn giữ được đường huyết ổn định lâu dài.

biến chứng tiểu đường

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, trái khổ qua rừng có khả năng phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng tiểu đường thông qua cơ chế làm giảm chỉ số HbA1c. Chỉ sau 12 tuần điều trị, khổ qua rừng làm giảm 1% chỉ số HbA1c (từ 8,5% xuống 7,5%), điều này đồng nghĩa với việc giảm đáng kể các biến chứng trên mắt, thận, thần kinh và tim mạch… ở người bệnh tiểu đường.

Theo Lương Y Dương Phú Cường (Phó Chủ Tịch Thường Trực Hội Đông Y – Quận Gò Vấp)  với hơn 20 năm nghiên cứu và điều trị bệnh tiểu đường cho biết, trái khổ qua rừng khi được kết hợp cùng với các loại sâm quý hiếm như: Sa Sâm, Bố Chính Sâm, Sâm Đại Hành, Nam Dương Sâm… sẽ làm tăng công dụng phục hồi tuyến tụy giúp sản sinh insulin một cách tự nhiên, điều khiển lượng đường trong máu hoạt động bình thường trở lại. Từ đó, không chỉ giúp hạ đường huyết mà còn giúp ổn định đường huyết lâu dài, giảm chỉ số HbA1c, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Lương Y Dương Phú Cường  cũng cho biết, bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng kết hợp các loại thảo dược này với thuốc điều trị khác để giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm các tác dụng phụ của thuốc lên gan, thận,…

Biến chứng  tiểu đường thực sự rất nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn nếu kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu. Đặc biệt, những người mắc bệnh tiểu đường cần phải kiểm soát các bệnh phối hợp và liên quan như Lipit máu tốt, huyết áp tốt để phòng tránh biến chứng và nên đi khám định kỳ cũng như tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ.