Kiểm soát biến chứng tiểu đường nhờ chỉ số “vàng” HbA1c

chi-so-hba1c

Chỉ số HbA1c được coi là chỉ số “vàng” đánh giá mức độ ổn định đường huyết của người bệnh trong suốt khoảng thời gian từ 2-3 tháng. Duy trì được chỉ số HbA1c dưới 6,5% giúp giảm đáng kể tỉ lệ xuất hiện các biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh, mạch máu ngoại vi…

Sai lầm khi kiểm soát tiểu đường và các biến chứng

Theo các chuyên gia y tế, có nhiều người bệnh kiểm soát chỉ số đường huyết tốt và gần về ngưỡng an toàn nhưng thực tế họ vẫn mắc phải các biến chứng không đáng có đến thận, mắt, tim mạch… Tình trạng này xảy ra là do người bệnh chưa hiểu rõ về nguyên lý kiểm soát bệnh cũng như các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Cụ thể, song song với việc kiểm soát đường huyết là yếu tố cần, thì còn phải kiểm soát chỉ số HbA1c – mới là yếu tố đủ. Hay nói cách khác, việc kiểm soát đường huyết là cần thiết nhưng chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu trong điều trị. Bởi vì, biến chứng của bệnh tiểu đường là kết quả của cả một quá trình diễn biến kéo dài, còn đường huyết cho biết lượng đường trong máu ngay tại thời điểm đó mà thôi. Trong khi đó, HbA1c phản ánh tình trạng đường huyết trong suốt 3 tháng gần nhất. Khi chỉ số HbA1c ở ngưỡng an toàn thì các nguy cơ về biến chứng tiểu đường cũng vì thế sẽ giảm.

HbA1c – Chỉ số trung thực trong điều trị tiểu đường

HbA1c là dạng gắn kết của đường trong máu với Hb hồng cầu (đời sống của hồng cầu kéo dài khoảng 120 ngày). Do đó, chỉ số đường huyết HbA1c phản ảnh trung thực tình trạng đường huyết trong 3 tháng gần nhất.

chi-so-hba1c

Các nghiên cứu quy mô lớn cho thấy, người bệnh tiểu đường nếu giảm chỉ số HbA1c <7,2% thì giảm thiểu nguy cơ biến chứng mù lòa tới 72%, suy thận giai đoạn cuối giảm 87%, hoại tử, cắt cụt chi giảm 67%. Và kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, cứ giảm được 1% chỉ số đường huyết HbA1c thì sẽ giảm được tới 20 – 30% nguy cơ biến chứng vi mạch, giảm 43% nguy cơ hoại tử, cắt cụt chi, 16% nguy cơ suy tim. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên kiểm soát chỉ số này <6.5%.

Ưu điểm khi dùng thảo dược trong kiểm soát HbA1c

Theo đó, để giảm được chỉ số HbA1c xuống ngưỡng an toàn, người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt về chế độ ăn uống, tập luyện hàng ngày, dùng thuốc và tự theo dõi đường huyết tại nhà. Trong đó, sử dụng thảo dược kết hợp trong điều trị tiểu đường hiện nay đang được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng, bởi tác dụng giúp ổn định đường huyết lâu dài, hơn thế nữa, một số thảo dược được nghiên cứu còn giúp làm giảm chỉ số HbA1c hiệu quả, phòng ngừa các biến chứng rất tốt. Đặc biệt, không có bất cứ phản ứng phụ nào nguy hiểm cho sức khỏe, nhất là khi sử dụng thường xuyên và lâu dài.

Các nghiên cứu cho thấy, Khổ Qua Rừng giúp phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng tiểu đường thông qua cơ chế làm giảm HbA1c. Sau 12 tuần điều trị, Khổ Qua Rừng làm giảm 1% chỉ số HbA1c (từ 8,5% xuống 7,5%), điều này đồng nghĩa với việc giảm đáng kể biến chứng trên mắt, thận, thần kinh. Khổ qua còn làm giảm lipid máu nên ngăn ngừa biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.

Theo Lương y Dương Phú Cường (Phó chủ tịch thường trực Hội Đông Y – Quận Gò Vấp) – với hơn 20 năm nghiên cứu và điều trị bệnh tiểu đường cho biết, khi kết hợp trái Khổ Qua Rừng với các loại sâm quý hiếm như: Sa Sâm, Bố Chính Sâm, Sâm Đại Hành, Nam Dương Sâm… có khả năng giúp tuyến tụy phục hồi sản sinh insulin, điều khiển lượng đường trong máu hoạt động bình thường trở lại. Từ đó giúp giảm được chỉ số HbA1c hiệu quả, phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Hạ đường SiKai là một trong những giải pháp được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng, góp phần nâng cao hiệu quả trong điều trị, giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa rủi ro do biến chứng.

Nguồn: Bài báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG ngày 09/07/2018.

Nguồn: http://www.sggp.org.vn/kiem-soat-bien-chung-tieu-duong-nho-chi-so-vang-hba1c-531625.html