Bệnh tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường) là một căn bệnh mãn tính, thường tiến triển âm thầm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ dễ trở nặng và gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Vậy có thể phòng tránh được bệnh tiểu đường không và nếu mắc phải thì sống chung với bệnh thế nào? Dưới đây là những kiến thức bạn cần phải biết về bệnh tiểu đường.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, Việt Nam là 1 trong các quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh tiểu đường cực cao, hiện nay đã lên khoảng 3 triệu người, trong số đó có tới 60% bệnh nhân chưa được phát hiện ra bệnh. Tiểu đường nằm trong số 10 nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu, gây ra các biến chứng nặng nề về tim mạch, tổn thương thần kinh, mù lòa, suy thận, nhiễm trùng và gây tổn thương bàn hân đến mức có thể phải cắt cụt chi.
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường (tên tiếng anh: Diabetes) còn được gọi là đái tháo đường, một căn bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính. Thông thường, tuyến tụy giải phóng hormon insulin giúp cơ thể chuyển hóa, sử dụng và lưu trữ chất đường bột và chất béo từ thức ăn hằng ngày. Bệnh tiểu đường xảy ra khi tuyến tụy sản sinh rất ít hoặc không thể sản sinh insulin hoặc khi cơ thể bạn phản ứng không thích hợp với insulin (gọi là kháng insulin). Kết quả là cơ thể bạn không thể chuyển hóa chất đường bột thành năng lượng cung cấp cho cơ thể nên đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như tổn thương thần kinh, tim mạch, suy thận, mù lòa mắt, tổn thương chân và có nguy cơ phải cắt bỏ chân…
Bệnh tiểu đường là 1 trong 10 loại có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới
Bệnh tiểu đường có mấy loại?
Có 3 loại bệnh tiểu đường chính:
- Tiểu đường tuýp 1: Tuyến tụy không thể sản sinh ra insulin khiến cơ thể bị thiếu hụt insulin. Tiểu đường túyp 1 hiếm gặp hơn, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.
- Tiểu đường tuýp 2: Cơ thể người bệnh không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết, hoặc cơ thể kháng insulin, khiến cho đường bị tích tụ lại trong máu. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% – 95% người bị tiểu đường trên thế giới là túyp 2.
- Tiểu đường thai kỳ: Chỉ xảy ra ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai, mà trước khi mang thai người này chưa bao giờ bị đái tháo đường.
Nguyên nhân bệnh tiểu đường
Insulin là một hormone được sản xuất bởi tuyến tụy để kiểm soát lượng đường trong máu. Bệnh tiểu đường có thể được gây ra bởi cơ thể quá ít insulin, kháng insulin, hoặc cả hai. Tóm lại, nguyên nhân bệnh tiểu đường đều xuất phát từ thiếu insulin, tiểu đường tuýp 1 sẽ do chất insulin bị thiếu hụt, bệnh tiểu đường tuýp 2 do bài tiết không đủ nhu cầu của cơ thể. Hai nguyên nhân này sẽ gây ra hiện tượng đường thiếu hụt trong máu gây ra bệnh tiểu đường.
- Tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 1 là do các tế bào tuyến tụy trong cơ thể bị phá hủy và không còn khả năng sản sinh ra insulin, nếu mắc phải trường hợp này thì người bệnh sẽ phải sống chung với nó suốt đời và phải liên tục bơm insulin vào trong cơ thể.
- Tiểu đường tuýp 2: So với tiểu đường tuýp 1 thì khi mắc phải tiểu đường tuýp 2 các tế bào tuyến tụy của cơ thể người bệnh vẫn có khả năng sản sinh ra insulin nhưng lại không thể tiếp nhận thêm được insulin từ bên ngoài. Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2 chủ yếu đến từ lối sống thiếu lành mạnh, trong đó chế độ ăn uống bừa bãi dẫn đến thừa cân và đặc biệt là ít vận động, tập thể dục thể thao.
- Tiểu đường thai kỳ: Sự thay đổi đáng kể về hormone trong quá trình mang thai thường làm tăng mức đường trong máu ở một số người. Trong trường hợp này người ta gọi là tiểu đường do thai kỳ.
Các triệu chứng bệnh tiểu đường
Phát hiện sớm các triệu chứng bệnh tiểu đường (còn gọi là dấu hiệu bệnh tiểu đường) là yếu tố quyết định để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và điều trị bệnh hiệu quả. Nếu bạn đang gặp bất kỳ các biểu hiện nào dưới đây, hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để kiểm tra càng sớm càng tốt.
Sụt cân bất thường
Bạn có biết, cơ thể của chúng ta giống như một cỗ máy vậy – cũng cần năng lượng để cung cấp cho mọi hoạt động. Và đường (glucose) là một nguồn năng lượng chính của cơ thể chúng ta, đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh và tổ chức não bộ.
Nếu cơ thể bạn sụt cân bất thường từ 2-3kg mà không rõ nguyên nhân thì đấy chính là sự giảm cân không lành mạnh. Bệnh tiểu đường khiến cho cơ thể không thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, cơ thể buộc phải lấy năng lượng từ các cơ bắp và mỡ để duy trì mọi hoạt động. Bên cạnh đó, khi bị thiếu hụt insulin sẽ dẫn đến tình trạng giảm tổng hợp protein và mỡ trong cơ thể, làm tăng quá trình tiêu hao protein, đây là nguyên nhân dẫn đến sụt cân ở người bệnh tiểu đường.
Thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều lần
Trong cơn khát, bạn uống khá nhiều nước nhưng cảm giác khát nước vẫn còn? Tại sao lại như thế? Nếu bắt đầu mắc phải bệnh tiểu đường, bạn sẽ có cảm giác khát nước nhiều hơn so với người bình thường. Bởi vì, khi lượng đường (glucose) trong máu của bạn tăng cao, cơ thể sẽ tự động tách lượng nước có trong các tế bào rồi đưa trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư thừa. Lúc này, các tế bào thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước liên tục. Đây cũng là một trong những biểu hiện bệnh tiểu đường tuýp 2 thường thấy nhất.
Nếu bạn nhận thấy tần suất đi tiểu của mình nhiều hơn trước, lượng nước tiểu cũng nhiều hơn không rõ nguyên nhân thì bạn cần tìm đến ngay bác sĩ, đặc biệt là đi tiểu nhiều lần trong đêm. Nguyên nhân là do cơ thể bạn muốn loại bỏ lượng đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn nên sẽ đi tiểu nhiều hơn. Hai triệu chứng này sẽ gắn liền song song với nhau nên bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để điều chỉnh lượng đường trong máu ở mức an toàn.
Đói và mệt mỏi
Một trong những triệu chứng bệnh tiểu đường bạn dễ dàng nhận thấy là thường xuyên đói và mệt mỏi. Khi cơ thể bạn không thể hấp thu lượng đường (glucose) cần thiết do đề kháng insulin, dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng, khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Vì vậy, nhu cầu nạp thức ăn để lấy thêm năng lượng của cơ thể sẽ tăng cao để bù lại phần năng lượng bị thiếu hụt, dẫn đến cảm giác đói và mệt mỏi thường xuyên.
Thị lực yếu đi
Suy giảm thị lực có thể là một trong những biểu hiện bệnh tiểu đường trong giai đoạn đầu. Khi lượng đường (glucose) trong máu cao dẫn đến sự thay đổi các chất lỏng trong cơ thể, trong đó có cả thị giác của bạn. “Chất lỏng hòa cùng đường, vì vậy nó đi vào thủy tinh thể của mắt từ đó khiến thị giác của bạn mờ đi”, bác sĩ Kellis cho biết.
Hơn nữa, bệnh tiểu đường còn làm tăng nguy cơ tổn thương võng mạc – mô thần kinh nằm ở đáy mắt quyết định chính đến thị lực của người bệnh. Điều này có thể gây ra mất thị lực, thậm chí là mù lòa. Vì vậy, bạn đến bệnh viện để thăm khám sức khỏe định kỳ, kết hợp với chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập luyện hợp lý để phòng ngừa đái tháo đường ngay từ hôm nay.
Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm
Nhiễm trùng và nhiễm nấm là triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 rất phổ biến. Lượng đường trong máu cao là môi trường lý tưởng để vi khuẩn, virus và nấm phát triển. Lượng đường (glucose) trong máu tăng cao làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, kết hợp với đường là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Ở phụ nữ, tình trạng nhiễm nấm âm đạo Candida, nhiễm nấm ở da, nhiễm trùng đường tiết niệu là những dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân đái đường.
Ngứa ran hoặc tê bì chân tay
Chân và tay bị tê bì, cảm giác như kiến bò ở ngón tay, bàn chân, ngón chân là biểu hiện thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường. Đó là do lượng đường (glucose) trong máu cao khiến cho bộ phận thần kinh bị hư hại nặng nề, đặc biệt là các dây thần kinh ngoại biên như ở tay và chân. Khi tình trạng này (lượng đường trong máu cao) kéo dài trong một thời gian có thể làm các dây thần kinh bị tổn hại vĩnh viễn. Vì vậy, bạn phải kiểm soát lượng đường trong máu luôn ở mức an toàn nhất có thể.
Vết thương chậm lành
Nhiễm trùng, chảy máu hoặc vết thương bầm tím lâu bị lành… đây là dấu hiệu bệnh tiểu đường dễ nhận thấy nhất. Nguyên nhân là do mạch máu ở người bệnh tiểu đường bị tổn thương nặng vì quá nhiều đường (glucose) lưu thông qua tĩnh mạch và động mạch, làm máu khó lưu thông đến các vùng khác của cơ thể (đặc biệt là vùng da bị thương) để chữa lành vết thương. “Các vêt bị cắt, xước khó phục hồi hơn, điều đó có nghĩa cơ thể dễ bị nhiễm bệnh hơn”, bác sĩ Goundan cho biết.
Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nếu như không được phát hiện sớm và có biện pháp chữa trị kịp thời. Thế nhưng, nhiều người vẫn không biết lưỡi hái tử thần đã kề cổ, chỉ đến khi bệnh trở nặng họ mới biết thì đã muộn. Xét nghiệm máu là cách làm đơn giản nhất để chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường hiện nay. Việc tưởng như rất quen thuộc và cỏn con này không ngờ lại có vai trò rất quan trọng.
Xét nghiệm đường huyết (glucose) lúc đói
Đúng như tên gọi, xét nghiệm đường huyết (glucose) máu lúc đói (FPG) được thực hiện sau khi người bệnh không ăn và uống gì (ngoại trừ nước lọc) trong 8 tiếng đồng hồ. Đó là lý do bác sĩ thường khuyên bạn đến bệnh viện lấy mẫu máu vào buổi sáng sớm, trước khi ăn sáng. Nếu kết quả thu được trong hai lần đo ở hai ngày khác nhau đều từ 7 mmol/L (126 mg/dL) trở lên, bác sĩ sẽ có căn cứ chẩn đoán bạn bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường).
Kết quả glucose máu khi đói và ý nghĩa:
- Thấp hơn 5.6 mmol/L: Mức glucose huyết bình thường
- 6 – 6.9 mmol/L: Tiền đái tháo đường
- 7 mmol/L hoặc cao hơn: Đái tháo đường
Đây cũng là phương pháp rất hữu hiệu để bác sĩ đánh giá tác dụng của lối sống lành mạnh, thuốc hỗ trợ điều trị với những người đã được chẩn đoán đái tháo đường trước đó. Nếu không có triệu chứng tăng đường huyết (ăn nhiều, uống nhiều tiểu nhiều, sụt cân) thì bác sĩ sẽ yêu cầu lặp lại xét nghiệm.
Nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống
Nhiều chuyên gia nhận định nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống (OGTT) là phương pháp xét nghiệm toàn diện nhất, tuy khó thực hiện và gây bất tiện cho người bệnh. Sau khi đã nhịn đói qua đêm khoảng 8 tiếng, bạn sẽ được lấy mẫu máu để kiểm tra glucose máu lúc đói. Kế tiếp, bác sĩ cho bạn uống dung dịch chứa 75 gr glucose hòa tan trong nước và tiến hành đo mức glucose máu định kỳ trong vòng 2 giờ kế tiếp. Do tốn khá nhiều thời gian nên khi được yêu cầu tiến hành làm nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống, bạn có thể chuẩn bị vài quyển sách, tạp chí để đọc lúc chờ đợi.
Nghiệm pháp dung nạp glucose (2 tiếng sau khi uống dung dịch) và ý nghĩa:
- Thấp hơn 7.8 mmol/L: Mức glucose huyết bình thường
- 8 – 11 mmol/L : Tiền đái tháo đường
- 11 mmol/L hoặc cao hơn: Đái tháo đường
Ưu điểm của phương pháp xét nghiệm này là giúp phát hiện tình trạng tiền đái tháo đường, đái tháo đường ở phụ nữ mang thai và người có biểu hiện kháng insulin.
Xét nghiệm HbA1c
Xét nghiệm HbA1c (hay còn gọi là xét nghiệm A1C) đo hàm lượng glucose huyết ở hemoglobin – loại protein vận chuyển oxy trong hồng cầu. Kết quả thu được phản ánh mức glucose huyết trung bình của bạn trong 2-3 tháng gần đây. Ích lợi của phương pháp này là bạn không phải nhịn ăn, hoặc phải uống bất kỳ dung dịch nào trước và trong khi tiến hành xét nghiệm.
Kết quả A1C và ý nghĩa:
- Thấp hơn 5.7%: Mức glucose huyết bình thường
- 5.7% – 6.4%: Tiền đái tháo đường
- 6.5% hoặc cao hơn: Đái tháo đường
Tuy nhiên, khi kết quả A1C không đồng nhất, không thể thực hiện xét nghiệm do hạn chế khách quan hoặc người bệnh có các yếu tố chống chỉ định (phụ nữ mang thai, rối loạn hemoglobin), bác sĩ cần cân nhắc và tiến hành hai loại xét nghiệm bổ sung.
Các biến chứng tiểu đường
Không giống như các bệnh mãn tính khác, bệnh tiểu đường phát triển khá thầm lặng vỡi các triệu chứng tương đồng giống nhiều bệnh, khiến cho người bệnh rất khó phát hiện ra. Nếu không may mắc phải bệnh tiểu đường thì sức khỏe của người bệnh sẽ bị sụt giảm nhanh chóng, kèm theo nhiều các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số biến chứng tiểu đường nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời:
Biến chứng cấp tính
Đây là những biến chứng xảy ra đột ngột và có thể gây nên hậu quả đáng tiếc nếu không được xử lý kịp thời.
- Hạ đường huyết: Bạn bị hạ đường huyết khi lượng đường trong máu giảm đột ngột dưới mức cho phép (khoảng 3.6 mmol/l). Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể do: Bạn bị quá liều thuốc hạ đường huyết (thuốc uống hoặc tiêm insulin), ăn uống kiêng khem quá mức hoặc uống thuốc khi chưa ăn, tập luyện quá sức dẫn đến mệt mỏi, uống nhiều rượu, bia. Dấu hiệu hạ đường huyết khá dễ nhận biết, ví dụ như đói cồn cào, cơ thể uể oải mệt mỏi, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng và tim đập nhanh.
- Hôn mê: Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê đột ngột. Biến chứng này hay xảy ra đột ngột và cần phải được cấp cứu ngay lập tức.
Biến chứng mãn tính
Là những biến chứng sinh ra do lượng đường trong máu tăng cao mãn tính, cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất đường, chất đạm và chất béo, từ đó làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.
- Biến chứng về tim mạch: Theo thống kê của Chương trình phòng ngừa bệnh tiểu đường Quốc gia, trên 65% số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường là do biến chứng về tim mạch và đột quỵ. Khi lượng đường trong máu cao sẽ làm tăng sự lắng đọng mỡ ở thành mạch và làm chậm dòng chảy của máu, khiến các mạch máu bị hẹp không thể bơm đủ máu đến tim, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Biến chứng về thần kinh: Tổn thương hệ thống thần kinh là một trong những biến chứng tiểu đường mà đa số bệnh nhân tiểu đường hay mắc phải. Nguyên nhân là bởi lượng đường trong máu quá cao sẽ dẫn đến làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Vì vậy, các dây thần kinh không nhận được đủ chất dinh dưỡng và oxy, từ đó dẫn đến yếu cơ, thay đổi cảm giác, tê bì hoặc kim châm chủ yếu ở các ngón tay.
- Biến chứng về thận: Lượng đường trong máu cao ở bệnh nhân tiểu đường chính là nguyên nhân gây tổn thương các tế bào vi mạch ở thận. Điều này làm rối loạn chức năng lọc của thận và bài tiết nước tiểu, dẫn đến các vấn đề về thận. Nếu bệnh nhân không kiểm soát tốt lượng đường trong máu, bệnh nặng dần sẽ dẫn đến suy thận và hủy hoại chức năng của thận. Dó đó bạn cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu và huyết áp của bạn để ngăn chặn điều đó.
- Biến chứng về mắt: Người bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh võng mạc mắt cao hơn, do lượng đường huyết trong máu cao làm cho các mạch máu bị nhỏ lại, võng mạc bị tắc nghẽn, có thể bị vỡ gây tấy đỏ và sưng ứ gây ra tổn thương mắt. Ngoài ra, bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ một số bệnh về mắt khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và thậm chí dẫn đến mù lòa.
- Biến chứng nhiễm trùng: Lượng đường trong máu cao làm cho các mạch máu hẹp và cản trở lưu thông máu, dẫn đến các vết thương khó lành hơn. Ngoài ra, bệnh tiểu đường có thể là làm cho dây thần kinh bị tê liệt, dẫn đến vết thương bị bị lở loét và nhiễm trùng nặng hơn. Vì vậy, khi người bệnh có bất kỳ vết thương nào trên cơ thể đều cần phải có thời dài để chữa lành vết thương.
Cách chữa bệnh tiểu đường
Cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả là vấn đề đang được rất nhiều người bệnh quan tâm và đi tìm kiếm câu trả lời. Bởi căn bệnh này được xem là “hung thần” của sức khỏe vì tỉ lệ người mắc bệnh đang gia tăng một cách chóng mặt. Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện đúng cách, kết hợp với thuốc uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ là cách tốt nhất để ngăn ngừa và điều trị căn bệnh này.
Có chế độ ăn uống lành mạnh
Bệnh tiểu đường chế độ ăn uống như thế nào? Để có cách điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, chế ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân tiểu đường không cần phải ăn kiêng khem quá mức mà vẫn ăn đa dạng các loại thực phẩm với một lượng phù hợp. Nếu bạn ăn uống kiêng khem quá mức sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, cơ thể bị suy nhược và mất đi khả năng chống chọi với bệnh tật.
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh bao gồm nhiều rau xanh, trái cây ít đường, ngũ cốc nguyên hạt, cá béo, các loại hạt,… Hạn chế ăn các chất béo bão hòa, những thực phẩm chứa nhiều cholesterol (mỡ động vật, nội tạng, da thịt gia cầm,…). Điều này sẽ giúp người bệnh kiểm soát được trọng lượng cơ thể cũng như hàm lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, người mắc bệnh tiểu đường bị cao huyết áp nên ăn nhạt hơn (không quá 1 muỗng cà phê muối mỗi ngày), thức ăn nên chế biến như luộc, hấp, tránh thức ăn xào, rán, chiên…Các chuyên gia khuyên người bệnh tiểu đường tránh xa rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích… vì đây là nguyên nhân gây cao huyết áp. Tốt hơn hết là bạn nên đoạn tuyệt với rượu và các chất kích thích.
Tăng cường hoạt động thể chất
Song song với chế độ ăn uống lành mạnh, bệnh nhân tiểu đường cũng cần phải có một chế độ luyện tập đúng cách theo sự chỉ dẫn của các chuyên gia. Rất nhiều các chuyên gia tiểu đường cho rằng, việc tập thể dục là cách chữa bệnh tiểu đường tốt hơn các thuốc đặc trị tiểu đường. Bởi hoạt động này có ảnh hưởng tích cực đến quá trình chuyển hóa glucose trong máu cũng như khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể. Người bệnh nên tập luyện các bài tập có cường độ trung bình như: đi bộ, đạp xe, yoga, thiền, dưỡng sinh, bơi lội,… ít nhất 30 phút mỗi ngày, 4-5 lần mỗi tuần. Đặc biệt, luyện tập thể dục đều đặn có thể giúp người bệnh giảm chứng béo phì, ngăn chặn các bệnh về tim mạch, chứng tăng mỡ trong máu và cao huyết áp.
Giữ tinh thần luôn lạc quan để sống khỏe
Từ lâu, người xưa vẫn hay thường nói: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” quả là rất đúng. Không chỉ riêng đối với bệnh tiểu đường, mà trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe yếu tố tâm lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ sức khỏe của người bệnh. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh khi bị căng thẳng, stress… cơ thể có những biến đổi về thể chất và tinh thần, đây là nguyên nhân hành thành bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau.
Giữ tinh thần luôn lạc quan là cách chữa bệnh tiểu đường đơn giản mà hiệu quả, giúp người bệnh cân bằng được trạng thái cơ thể, có được tinh thần lạc quan, trí tuệ sáng suốt để chiến đấu với bệnh thành công. Đặc biệt, đây còn là giải tỏa căng thẳng để có giấc ngủ ngon, cải thiện khả năng miễn dịch hay trẻ hóa não bộ,điều hòa hoạt động của hệ nội tiết, trong đó có tuyến tụy – là tuyến nội tiết quan trọng trong việc hạ và ổn định đường huyết ở người bệnh tiểu đường.
Phục hồi tuyến tụy – “Chìa Khóa Vàng” trong chữa bệnh tiểu đường
Bạn có biết rằng, chức năng nội tiết của tuyến tụy là nơi sản xuất các kích thích tố Glucagon và Insulin. Trong đó, insulin có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ tốt đường glucose trong máu, làm giảm hàm lượng đường có trong máu và cho phép những tế bào của cơ thể sử dụng glucose để phục vụ cho mọi hoạt động khác nhau. Nếu tuyến tụy bị suy yếu hoặc không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết cho cơ thể sẽ là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường. Vì vậy, để điều trị bệnh tiểu đường mấu chốt quan trọng nhất đó là tuyến tụy – phục hồi và tăng cường hoạt động cho tụy, sẽ giúp bình ổn đường huyết và kìm hãm được biến chứng do tình trạng tăng đường huyết gây ra.
Lúc này, cách chữa bệnh tiểu đường bằng thảo dược trong Đông y được xem là giải pháp tối ưu nhất cho người bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu đã làm sáng tỏ lợi ích tiềm tàng khi dùng thảo dược trong điều trị bệnh tiểu đường và phục hồi tuyến tụy nhằm kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng.
Trong đó, điển hình các loại thảo dược như: Khổ qua – có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng cường tiết insulin, cải thiện sự dung nạp glucose và hỗ trợ ổn định đường huyết. Các nghiên cứu cho thấy, Khổ Qua Rừng giúp phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng tiểu đường thông qua cơ chế làm giảm HbA1c. Sau 12 tuần điều trị, Khổ Qua rừng làm giảm 1% chỉ số HbA1c (từ 8,5% xuống 7,5%), điều này đồng nghĩa với việc giảm đáng kể biến chứng trên mắt, thận, thần kinh. Khổ qua còn làm giảm lipid máu nên ngăn ngừa biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.
Theo Lương y Dương Phú Cường (Phó chủ tịch thường trực Hội Đông Y – Quận Gò Vấp) – với hơn 20 năm nghiên cứu và điều trị bệnh tiểu đường cho biết, khi kết hợp trái Khổ Qua Rừng với các loại sâm quý hiếm như: Sa Sâm, Bố Chính Sâm, Sâm Đại Hành, Nam Dương Sâm… có khả năng giúp tuyến tụy phục hồi sản sinh insulin, điều khiển lượng đường trong máu hoạt động bình thường trở lại. Từ đó giúp giảm được chỉ số HbA1c hiệu quả, phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Đây là một trong những giải pháp được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng, góp phần nâng cao hiệu quả trong điều trị, giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa rủi ro do biến chứng.