“Cơm tẻ là mẹ ruột”, một món ăn quen thuộc trong mỗi gia đình người Việt Nam. Tuy nhiên, đối với người bệnh tiểu đường ăn cơm được không? Là câu hỏi “thắc mắc” của rất nhiều bệnh nhân. Để có thể hiểu rõ hơn vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Người bệnh tiểu đường ăn cơm được không?
Là một căn bệnh mãn tính, bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy thận, tim mạch, tăng huyết áp, cắt cụt chi hay mù lòa… nếu bệnh không được kiểm soát tốt. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cho bệnh nhân tiểu đường ổn định mức đường huyết, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, ThS. BS. Doãn Thị Tường Vi, Nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện 198: “Rất nhiều người tiểu đường không dám ăn cơm vì cho rằng ăn cơm sẽ làm tăng đường huyết. Do đó, họ cắt bỏ hoàn toàn cơm và các thức ăn chứa tinh bột khác. Đây là tình trạng phổ biến ở những bệnh nhân mới bị tiểu đường. Tuy nhiên, chính hành động này lại khiến người tiểu đường đối mặt với nguy cơ bị suy dinh dưỡng và hạ đường huyết quá mức, thậm chí dẫn đến hôn mê sâu và tử vong”.
Bệnh tiểu đường có nên ăn cơm hay không?
>> Điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả bằng thảo dược quý trong Đông Y
>> Cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả với viên uống Hạ Đường SIKAI
Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn những loại thực phẩm giàu carbohydrate như: ngũ cốc, mì ống, cơm trắng và các loại rau củ chứa tinh bột… nhưng phải với một lượng hợp lý và điều độ. Nếu như trước kia người Việt ăn nhiều cơm gạo trắng và vận động rất nhiều từ đi xe đạp, đi bộ, lao động chân tay… Nhưng hiện nay, đời sống đã được cải thiện, các phương tiện hiện đại phát triển, “tự động hóa” được tăng cường khiến cho vận động của con người giảm xuống đáng kể. Vì vậy, ăn nhiều cơm trắng nhưng không vận động khiến cho nguy cơ mắc đái tháo đường tăng cao.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, tại khu vực Châu Á những người ăn nhiều cơm trắng có nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn so với người ăn ít cơm trắng. Bởi vì, trong cơ thể tuyến tụy làm nhiệm vụ sản xuất insulin để cung cấp đường cho các cơ bắp hoạt động. Nhưng khi ăn gạo trắng, lượng đường được hấp thụ vào máu nhanh chóng, khiến tuyến tụy phải làm việc nhiều hơn. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, việc sản xuất insulin và hấp thụ đường sẽ giảm hiệu quả. Lượng đường tồn đọng trong máu sẽ gây hại cho thận, dẫn tới bệnh tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường ăn cơm được không? Nếu đề ra mục tiêu tinh bột cho mỗi bữa khoảng 45-60 g thì bạn chỉ nên ăn một chén cơm. Những bữa ăn bao gồm nhiều rau xanh, các loại protein và chất béo tốt cho sức khỏe cũng giúp làm giảm tác động của cơm trắng trong việc làm tăng đường huyết.
Nên thay thế thực phẩm nào cho cơm trắng
Vậy là bạn đã biết rằng, gạo trắng là nguồn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (GI=83), nhưng không nhất thiết người bệnh tiểu đường phải kiêng khem hoàn toàn tinh bột. Người bệnh vẫn có thể ăn cơm hàng ngày nhưng chỉ ở mức độ hạn chế.
Người bệnh tiểu đường ăn cơm được không? Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu khẩu phần ăn dành cho một người bình thường được khuyến nghị là 15% chất đạm, 60-65% chất đường bột và chất béo dưới 25%; thì với bệnh nhân tiểu đường , chất đường bột giảm xuống còn 45-50%, chất đạm 15-18%, chất béo cũng không nên vượt mức 25%. Đặc biệt, giải pháp tốt nhất cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 là tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây (loại không chứa nhiều vị ngọt), ngũ cốc nguyên hạt, hải sản… chúng không chỉ rất giàu chất xơ mà còn cung cấp một lượng lớn khoáng chất, có tác dụng ngăn chặn cảm giác thèm ăn, đồng thời giúp tạo ra “màng lưới” làm chậm quá trình đường hấp thu vào máu. Do đó, không may bạn ăn quá nhiều tinh bột trong bữa ăn thì việc tiêu thụ rau xanh và trái cây sẽ luôn là trợ thủ đắc lực trong việc ngăn chặn lượng đường hấp thụ vào máu.
Lựa chọn thực phẩm thích hợp
Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên các bệnh tiểu đường tuýp 2 nên thay thế gạo trắng bằng gạo nguyên cám, gạo lứt (hay còn gọi là gạo đen). Gạo lứt về bản chất là gạo còn nguyên lớp cám ngoài vỏ gạo, chính là phần chất xơ tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Gạo lứt có khả năng điều chỉnh được hàm lượng glucose trong máu ở những người bị bệnh đái tháo đường. Gạo lứt và các loại hạt nguyên chất khác làm giảm các triệu chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Gạo lứt và các hạt nguyên chất rất giàu magie, một khoáng chất tổng hợp từ 300 loại enzymes giúp quá trình bài tiết glucose và insulin.
Mẹo ăn cơm trắng mà không làm đường huyết tăng cao
Có một sự thật là rất nhiều người bệnh tiểu đường chỉ ăn ½ chén cơm mỗi bữa ăn nhưng chỉ số đường huyết vẫn tăng cao, khiến họ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy thận, đột quỵ, tim mạch, hoại tử chi hay mù lòa… Nguyên nhân là người bệnh chưa biết cách ăn đúng cách. Dưới đây là 1 số cách ăn đúng rất đơn giản, có thể dễ dàng áp dụng:
Khi bị bệnh tiểu đường tuýp 2 nên hỏi ý kiến chuyên gia
Theo chuyên gia, để giúp kiểm soát đường huyết ở mức an toàn người bệnh tiểu đường cần nắm đúng thứ tự cách ăn uống mỗi ngày. Người bệnh cần nhớ đó là ăn rau trước rồi ăn thức ăn và cơm sau (Nên ăn rau đầu tiên -> cá thịt -> cơm -> tiếp theo ăn rau lại lần cuối). Lượng chất xơ trong rau sẽ điều chỉnh tốc độ, làm chậm quá trình hấp thu đường vào cơ thể. Vì chất xơ hòa tan làm cho carbohydrate mà chúng ta ăn vào mất nhiều thời gian để được chuyển hóa thành glucose. Kết quả là sự phóng thích lượng đường hấp thu vào máu sau ăn có khuynh hướng xảy ra chậm hơn, giúp đường huyết không tăng cao sau khi ăn, và giúp làm giảm stress trên quá trình tổng hợp đường của cơ thể.
Hơn nữa, chất xơ có trong rau xanh là lượng chất cơ nên cơ thể chúng ta cần một thời gian dài mới có thể tiêu hóa hết chúng. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người ăn nhiều chất xơ sẽ cảm thấy ít đói hơn giữa các bữa ăn là vì vậy. Khi ăn chất xơ, chúng ta phải nhai nhiều hơn, dạ dày sẽ trở nên căng ra, nó sẽ gửi tín hiệu ức chế sự thèm ăn về não. Nhờ vậy, sẽ tạo cảm giác no lâu, khiến người bệnh tiểu đường ăn ít cơm và các loại chất bột đường trong bữa ăn hơn.
Theo Lương y Dương Phú Cường (Phó chủ tịch thường trực Hội Đông Y Quận Gò Vấp) – với hơn 20 năm nghiên cứu và điều trị bệnh tiểu đường cho biết, ngoài chế độ ăn uống khoa học và tập luyện đúng cách để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm bệnh tiểu đường tuýp 2, người bệnh nên kết hợp dùng với sản phẩm chiết xuất từ các thảo dược như: Khổ Qua, Sa Sâm, Bố Chính Sâm, Sâm Đại Hành, Nam Dương Sâm… để giúp tuyến tụy phục hồi sản sinh insulin, điều khiển lượng đường trong máu hoạt động bình thường trở lại. Từ đó giúp hạ và ổn định được đường huyết ở mức an toàn, phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ngăn chặn được nguy cơ mù lòa ở người bệnh tiểu đường.
Qua bài viết trên, đã giúp người bệnh có được câu trả lời “Người bệnh tiểu đường ăn cơm được không?”. Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn thực đơn hợp lý để tránh làm tình trạng bệnh thêm nặng nhé.