Cao huyết áp là biến chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường, nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, suy thận, võng mạc… Vì vậy, bác sĩ luôn khuyên các bệnh nhân tiểu đường cần có chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên ăn gì?
Bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên ăn gì, là câu hỏi “băn khoăn” của rất nhiều người khi mắc phải căn bệnh thế kỉ này. Có rất nhiều người bệnh tiểu đường và cao huyết áp phải vật lộn với chế độ ăn uống kiêng khem khổ sở, để có thể điều trị và phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 2. Không cần ăn kiêng khem quá mức nếu bạn biết lựa chọn cho mình những thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn giữ được cả đường máu và huyết áp ở mức an toàn.
>> Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
>> Top 7 thực phẩm cho người bị tiểu đường bạn không nên bỏ qua
Ăn nhiều rau xanh và trái cây
Rau xanh, trái cây ít đường chính là nguồn thực phẩm bổ dưỡng rất có lợi cho người bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Rau xanh không chỉ chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất mà còn giàu chất xơ, ít calo, có thể làm chậm lại khả năng hấp thụ đường, tránh tạo ra biến động lớn đối với đường huyết.
- Bông cải xanh: Có chứa rất nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa. Hơn nữa, đây là thực phẩm rất giàu Crom có vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết.
- Măng tây: Là một loại rau rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Nghiên cứu khoa học cho biết, măng tây có khả năng giữ lượng đường trong máu ở mức độ kiểm soát và tăng cường sản xuất insulin, hormone giúp cơ thể hấp thụ glucose.
- Khổ qua: Chứa các hoạt chất charantin, glycosid steroid, có tác dụng hạ đường máu, làm chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc và đục thủy tinh thể và làm tăng khả năng dung nạp glucose ở người bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Cà rốt: Được cho là rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, bởi nó cung cấp hàm lượng beta-carotene lớn cho cơ thể giúp giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tốt.
- Dưa chuột: Có chứa loại hoóc-môn cần thiết tốt cho việc sản xuất insulin của tuyến tụy, có lợi cho bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp.
- Bí ngô: Không chỉ là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một bài thuốc tốt cho bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu khoa học cho biết, bí ngô có tác dụng phục hồi các tế bào trong tuyến tụy, và hoàn toàn có khả năng ngăn ngừa và chữa trị được bệnh tiểu đường.
- Rau dền: Rất thích hợp với người tiểu đường, kèm theo táo bón vì rau dền giàu magiê – là chất có vai trò chữa trị tiểu đường, cao huyết áp, táo bón.
Ngoài ra, rau diếp cá và các loại rau màu xanh khác cũng rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Chúng chứa nhiều vitamin B có tác dụng làm giảm mức độ homocysteine, một loại axit amin nếu tiêu thụ nhiều có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim.
Ngũ cốc nguyên cám
Bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên ăn gì? Các loại ngũ cốc nguyên hạt như: Gạo lức, yến mạch và lúa mì nguyên cám là sự lựa chọn hoàn hảo cho một bữa ăn lành mạnh, đặc cho những ai mắc phải căn bệnh thời đại này. Trong ngũ cốc nguyên cám có chứa rất nhiều chất xơ, giúp kiểm soát được lượng đường trong máu, làm chậm tốc độ hấp thụ carbs trong máu và cải thiện độ nhạy insulin. Hơn nữa, ăn ngũ cốc nguyên cám còn giúp người bệnh giảm được cơn thèm ăn; từ đó giảm cân hiệu quả, giúp việc kiểm soát bệnh tiểu đường và cao huyết áp dễ dàng hơn.
Các loại cá béo
Các chuyên gia ở Đại học Rush, Chicago (Mỹ) đã chứng minh rằng, chức năng tuần hoàn của người bệnh tiểu đường được cải thiện rõ ràng khi học được bồi dưỡng với các loại cá béo giàu axit béo Omega-3 như cá mòi, cá hồi, cá thu, cá ngừ… dù mỗi tuần chỉ một lần.
Đây là nguồn thực phẩm chứa rất nhiều axit béo Omega-3 – giúp bảo vệ tim mạch, mạch máu bằng cách giảm huyết áp và cải thiện nồng độ cholesterol trong cơ thể. Hơn nữa, thực phẩm này còn giúp giảm viêm, cải thiện tình trạng đề kháng insulin, ngăn chặn sự phát triển chứng mất trí nhớ ở người bệnh tiểu đường.
Uống sữa ít béo
Sữa chua, sữa tách béo, pho-mat làm từ sữa đã gạn kem là các sản phẩm từ sữa ít béo, một nguồn dinh dưỡng không thể tách rời trong chế độ ăn DASH (chế độ ăn uống ngăn chặn cao huyết áp). Hơn nữa, các sản phẩm từ sữa ít béo có lượng đường rất thấp, là một lựa chọn tốt cho câu hỏi bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên ăn gì?
Các loại hạt
Đây là một nguồn dinh dưỡng bạn không nên bỏ qua. Các loại hạt chưa qua chế biến như hạt điều, hạnh nhân, hạt óc chó, các loại đậu… rất tốt cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Các loại hạt này có chứa nhiều chất xơ, protein và chất béo không bão hòa giúp bạn nhanh no, ít đói nên hạn chế lượng thực phẩm nạp vào.
Bổ sung thường xuyên các loại hạt trên vào các bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch (căn bệnh mà người bệnh tiểu đường và huyết áp cao có nguy cơ mắc phải cao). Một nghiên cứu tại Canada cho thấy: “Những người bệnh tiểu đường bổ sung thêm một hoặc nhiều cốc sữa đậu vào khẩu phần ăn mỗi ngày giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu và giảm huyết áp”.
Lời khuyên:
Song song với chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện đúng cách và uống thuốc đều đặn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ; người bệnh tiểu đường và cao huyết áp hoàn toàn có thể tìm đến sự hỗ trợ các sản phẩm Đông y để tăng hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Trong đó, điển hình các loại thảo dược như:
- Khổ qua rừng: Các nghiên cứu đã chứng minh khổ qua giúp giảm lượng đường trong máu, giảm lượng HbA1C và giúp ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường rất tốt (đặc biệt là biến chứng tim mạch, thần kinh ngoại biên).
- Sa Sâm: Là một vị thuốc quý trong Đông y. Sa sâm dùng để trị nhiều chứng bệnh như suy nhược cơ thể, kích thích hệ miễn dịch tự nhiên, chống viêm và giúp phục hồi tuyến tụy hiệu quả.
- Bố Chính Sâm: Có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giúp bồi bổ sức khỏe cho người gầy yếu, thể trạng suy nhược và mất ngủ do bệnh tiểu đường.
- Sâm Đại Hành: Chứa các hợp chất quinoid (Eleutherin, Isoeleutherin, Eleutherol) có tác dụng kháng sinh, chống các bệnh viêm nhiễm, giúp nhanh lành vết thương, ngăn ngừa biến chứng hoại tử bàn chân.
- Nam Dương Sâm: Chứa rất nhiều Saponin, nhờ đó nó giúp tăng cường trí nhớ, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp tuyến tụy sản sinh insulin, ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 2.
Theo Lương y Dương Phú Cường (Phó chủ tịch Hội Đông Y – Quận Gò Vấp) cho biết, sự kết hợp giữa các thảo dược quý hiếm trên có thể giúp tuyến tụy phục hồi sản sinh insulin, điều khiển lượng đường trong máu hoạt động bình thường trở lại; từ đó giúp hạ và ổn định đường huyết, giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Đối với các bài thuốc Đông y, người bệnh có thể sử dụng lâu dài mà không gây nhờn thuốc hay kháng thuốc, cũng không gây ra các tác dụng phụ nếu lạm dụng giống thuốc Tây. Bời vì, bản chất các sản phẩm Đông y là được bào chế 100% từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, hiệu quả ổn định.
Ngoài việc thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh, các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên tập thể dục đều đặn và tiến hành giảm cân. Nghiên cứu đã chứng minh, năng động hơn và cân nặng khỏe mạnh có thể giúp đẩy lùi nguy cơ tiểu đường ở người có chẩn đoán tiền tiểu đường và giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 dễ dàng hơn.