Triệu chứng và cách điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường (hay còn được gọi là đái tháo đường) là căn bệnh khá phổ biến hiện nay ở cả nam lẫn nữ. Căn bệnh này xảy ra là do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa Cacbohydrat khi hormone insulin bị thiếu hụt. Hãy cùng nhau tìm hiểu về triệu chứng bệnh tiểu đường để có cách điều trị hiệu quả nhất.

Chỉ cần có bất kì triệu chứng tiểu đường nào xuất hiện bạn nên đi khám để xác định tình trạng bệnh tránh trường hợp để bệnh nặng mới bắt đầu đi khám và điều trị bệnh. Tốt nhất nên phát hiện càng sớm càng tốt, tránh biến chứng bệnh tiểu đường gây nên.

Nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường được chia thành 2 tuýp khác nhau dựa vào mức độ phụ thuộc insulin của bệnh gồm: tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Với tiểu đường tuýp 1 là loại phụ thuộc vào insulin do cơ thể người bệnh không thể tự sản xuất, tiểu đường tuýp 2 là loại không phụ thuộc vào insulin.

  • Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 1: tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra với trẻ em và thiếu niên còn đối với tiểu đường tuýp 2 là người lớn, người cao tuổi.

+ Yếu tố duy truyền: nếu bố mẹ mắc bệnh sẽ truyền gen bệnh sang con

+ Do hệ miễn dịch: khi hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ kích thích các tế bào bạch cầu tấn công tế bào beta, khiến tuyến tụy bị suy giảm và khả năng sản xuất insulin trong cơ thể cũng mất đi.

+ Yếu tố bên ngoài: các loại độc tố từ môi trường, thực phẩm và các loại virus xâm nhập vào cơ thể phá hủy tế bào beta gây nên bệnh tiểu đường.

  • Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 2: thường có nhiều chuyển hóa phức tạp, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh rất cao.

+ Yếu tố di truyền: cũng giống như tiểu đường tuýp 1, gen bệnh được truyền từ bố mẹ sang con đóng vai trò quan trọng trong khả năng sản xuất ra insulin của tuyến tụy.

+ Do béo phì: đây là nguyên nhân chủ yếu nên nên bệnh tiểu đường tuýp 2. Bởi lượng mỡ thừa nhiều thì lượng calo trong cơ thể cũng sẽ vượt khỏi giới hạn, chống lại insulin. Nếu bạn không chịu vận động và sử dụng phương pháp giảm cân sẽ càng làm tác động đến tuyến tụy ép buộc sản xuất insulin. Tình trạng này kéo dài khiến tuyến tụy bị suy yếu và không còn khả năng sản xuất insulin nữa, gây nên bệnh.

Những triệu chứng của bệnh tiểu đường

  • Luôn có cảm giác khát nước: cơ thể của người bị tiểu đường sẽ thiếu nước chính vì thế mà nhu cầu bổ sung nước tăng cao. Nên người bệnh muốn uống nhiều nước, đồng thời điều chỉnh lượng đường trong máu. Đây là một trong những triệu chứng tiểu đường đầu tiên nhận biết bệnh.
  • Đi tiểu nhiều lần: người bị bệnh tiểu đường thường có nhu cầu thải lượng glucose trong máu nhiều hơn so với người bình thường. Khi bị bệnh tiểu đường khiến thận suy yếu chính vì thế việc đi tiểu nhiều lần là điều dễ hiểu.
  • Sụt cân quá nhanh: cân nặng giảm một cách đột ngột thì đây là giảm cân không lành mạnh có thể do lượng đường trong máu cao.
  • Tầm nhìn giảm sút: hình dạng thấy kính của mắt thay đổi dẫn đến độ khúc xạ cũng thay đổi theo nếu đượng đường trong cơ thể tăng. Điều này làm giảm chức năng thị lực của mắt.
  • Vết thương lâu lành: bởi mạch máu bị hỏng vì lượng đường lưu thông qua tĩnh mạch và động mạch, làm máu khó lưu thông đến toàn bộ các tế bào trong cơ thể để chữa lành vết thương.
  • Cảm giác mệt mỏi và khó chịu: lượng đường trong cơ thể tăng cao khiến cơ thể rơi vào tình trạng uể oải, mệt mỏi.
  • Viêm nứu: nứu bị sưng đỏ kéo dài là một triệu chứng tiểu đường. Nứu nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi bị bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch bị tổn thương, khiến cơ thể yếu đi và khó chống lại vi khuẩn.

Từ những triệu chứng tiểu đường trên bạn cần nên xem xét lại sức khỏe của mình một cách kĩ lưỡng, đi khám sức khỏe nhằm có kết quả chuẩn xác để từ đó có phương pháp điều trị bệnh tốt nhất.

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường

Khi có triệu chứng bệnh tiểu đường bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra chuẩn xác và phát đồ điều trị. Với bệnh tiểu đường tuýp 1, người bệnh phải sử dụng insulin. Còn với tiểu đường tuýp 2 người bệnh phải dùng thuốc nhằm hạ đường huyết để cơ thể tăng cường sản xuất insulin. Lưu ý, bạn phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không được tùy tiện sử dụng.

Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường còn có thể áp dụng các phương pháp sau đây để tăng sức đề kháng và nhanh chóng đẩy lùi bệnh hiệu quả:

  • Thực hiện chế độ ăn uống thích hợp

Khi bị tiểu đường chỉ nên ăn tối đa 2 bữa/ngày và bạn cần ăn uống đúng giờ, không được bỏ bữa, khi ăn nhớ nhai kỹ, không nên ăn quá no. Nên ăn trái cây và uống sữa không đường trước khi ngủ vào ban đêm. Thực phẩm cần bổ sung giàu chất đạm, vitamin, muối khoáng với số lượng vừa đủ. Ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc, nấm và nên chế biến thức ăn ở dạng luộc, hấp, xào. Tốt nhất bạn nên hạn chế thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thịt, thực phẩm chứa nhiều chất béo và tuyệt đối không được uống rượu, bia.

  • Chế độ vận động, tập luyện hợp lý

Chỉ cần thấy các triệu chứng tiểu đường xuất hiện bạn nên có chế độ tập luyện thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày nhằm đẩy lùi bệnh và nâng cao sức khỏe.

  • Sử dụng các thảo dược thiên nhiên

Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học có một số thảo dược tự nhiên tốt cho người bị bệnh tiểu đường như: Khổ qua, Sa sâm, Bố chính sâm, Nam dương sâm, Sâm đại hành… Người bị tiểu đường có thể sử dụng hằng ngày để giúp bệnh thuyên giảm.

Các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên không chỉ giúp hạ và ổn định lượng đường huyết cũng như ngăn ngừa và giảm thiểu các biến chứng do tiểu đường gây ra. Giúp tuyến tụy phục hồi sản xuất insulin giúp lượng đường trong máu hoạt động bình thường trở lại. Giải độc gan, khôi phục lục phủ ngũ tạng rất tốt. Ngoài ra còn giúp an thần, bổ khí, phục hồi nguyên khí…  Sử dụng bài thuốc chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên không những giúp điều trị bệnh hiệu quả mà còn tiết kiệm, an toàn.

Từ các triệu chứng tiểu đường mà phát hiện bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp. Chính vì thế bạn hết sức lưu ý nếu thấy cơ thể bất thường, đừng bỏ qua dù là các dấu hiệu nhỏ nhất. Điều trị bệnh tiểu đường càng sớm càng tốt tránh những biến chứng nguy hiểm xảy đến.

>> Có thể bạn quan tâm:

28 những suy nghĩ trên “Triệu chứng và cách điều trị bệnh tiểu đường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *