4 biến chứng “kinh hoàng” của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa

Bệnh tiểu đường được liệt kê vào một trong những căn bệnh nguy hiểm bởi những biến chứng mà chúng gây nên với người bệnh. Khiến lượng đường máu tăng cao kéo dài xảy ra tại các cơ quan như: tim, thận, mắt, thần kinh và mạch máu. Dù là tiểu đường tuýp 1 hay bệnh tiểu đường tuýp 2 thì những biến chứng tiểu đường đều làm tăng nguy cơ về bệnh tim mạch cùng đột quỵ, bệnh lý bàn chân, suy thận và các bệnh lý nghiêm trọng khác nữa.

Một phương pháp giúp kiểm soát đường huyết, điều trị tích cực các bệnh cơ hội như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đồng thời phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhằm có thể ngăn ngừa và tránh những biến chứng kinh hoàng của bệnh tiểu đường gây nên luôn được người bệnh tìm kiếm. Kết hợp phương pháp điều trị cần có chế độ ăn uống hợp lý nhằm hỗ trợ điều trị cả bệnh tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường tuýp 1 đạt hiệu quả nhất

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi với tên đái tháo đường là một loại bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường, nguyên nhân do cơ thể bạn bị thiếu thụ hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Khi bị bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không thể chuyển hóa được các chất bột đường từ thực phẩm mà bạn nạp vào mỗi ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó gây nên hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây tổn thương ở các cơ quan.

  • Tiểu đường tuýp 1: người mắc bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Tiểu đường tuýp 1 khá hiếm gặp và thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.
  • Tiểu đường tuýp 1: những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90-95% người bị tiểu đường trên thế giới thuộc tuýp 2.

4 biến chứng kinh hoàng của bệnh tiểu đường

  • Biến chứng ở mắt

Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương mạch máu ở võng mạc, dẫn đến giảm thị lực hay mù hoàn toàn. Tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý về mắt khác như: đục thủy tinh thể, glaucoma.

  • Biến chứng ở thận

Trong thận chứa hàng triệu búi mạch máu nhỏ có chức năng lọc chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu bạn bị tiểu đường, các mạch máu nhỏ trong thận có thể bị hư hỏng theo thời gian. Điều này ảnh hưởng đến hệ thống lọc của thận, tức là chất thải sẽ bị tích tụ trong máu của bạn và cơ thể bạn sẽ giữ nước và muối lại nhiều hơn (gây nên tình trạng sưng phù và tăng cân), đồng thời cũng có thể gây ra tăng huyết áp.

Cuối cùng, biến chứng tiểu đường ở thận có thể dẫn tới suy thận hay bệnh thận giai đoạn cuối không thể phục hồi được, khi đó muốn tồn tại bạn phải thực hiện việc chạy thận nhân tạo hay ghép thận.

  • Biến chứng ở mạch máu và tim

Các bệnh của mạch máu (động mạch) thường xảy ra phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường. Xơ vữa động mạch (hẹp hay xơ cứng động mạch) được gây ra bởi chất béo, chất cholesterol và tạo nên các mảng bám ở thành mạch. Chính điều này làm cho các động mạch trở nên hẹp và xơ cứng lại. Hình thành các cục máu đông là điều dễ xảy ra, chúng làm gián đoạn lưu lượng máu được đưa đến các cơ quan chủ chốt như tim và não. Việc này có thể khiến cơ thể bị chết một phần cơ tim, biểu hiện thông qua các cơn đau tim (nhồi máu cơ tim) hay đột quỵ.

Đôi lúc, chỉ cần một mảng bám có thể vỡ ra và đi vào dòng máu đến các cơ tế bào trong cơ thể có thể gây tắc mạch. Giữ mức cholesterol trong máu của bạn thấp ở mức cần thiết, cùng việc điều chỉnh huyết áp có thể giúp ngăn chặn khả năng xảy ra một cơn đau tim hay tình trạng đột quỵ.

  • Biến chứng ở chân

Chân cũng là một trong những cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến chứng tiểu đường gây nên. Việc tổn thương các dây thần kinh ở chân và giảm lưu lượng máu đến khắp bàn chân làm tăng nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng ở bàn chân nhẹ có thể bị chai chân, nặng hơn khiến vết thương không lành, cảm thấy tê và đau buốt bàn chân, nghiêm trọng chân bạn có thể bị loét chân, biến dạng bàn chân.

Nếu không được điều trị kịp thời các vết thương hay nốt phòng sẽ bị nhiễm trùng. Trầm trọng bạn có thể phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân hay cả chân tránh hoại tử thêm nhằm cứu tính mạng của bạn.

Cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường gây ra

Hiện nay, tuy vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, việc kiểm soát tốt bệnh tiểu đường nhằm hạn chế biến chứng xảy ra là điều hoàn toàn có thể thực hiện được.

Bệnh tiểu đường được phát hiện càng sớm càng tốt giúp bạn gia tăng cơ hội phòng ngừa, cũng như làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng tiểu đường. Để biết bạn bị tiểu đường hay không hay bạn bị bệnh tiểu đường tuýp 2 hay tiểu đường tuýp 1 thì tốt nhất nên đi khám thật kĩ ở những cơ sở uy tín.

Một số cách phòng ngừa biến chứng từ tiểu đường như:

  • Chế độ ăn uống hợp lý: chú ý phân biệt thực phẩm người tiểu đường nên ăn và không nên ăn để tránh nhầm lẫn mà gây nên hậu quả nghiêm trọng.
  • Tập luyện thể dục thể thao điều độ: rèn luyện sức khỏe để có cơ thể khỏe mạnh, một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp đẩy lùibệnh tốt.
  • Tạo tinh thần thoải mái cho bản thân: tinh thần là thứ giết chết cơ thể một cách thầm lặng, chính vì thế bạn nên vui vẻ và thoải mái, điều này giúp bạn kích lệ sự tự tin chống lại bệnh tốt nhất.
  • Điều trị bệnh bằng phương pháp Tây y: giúp điều trị bệnh nhanh chóng, tức thời tuy nhiên chi phí cao.
  • Điều trị bệnh bằng các bài thuốc nam: chữa bệnh từ căn nguyên gây nên bệnh giúp điều trị từ gốc, chi phí lại tiết kiệm.

Những biến chứng tiểu đường gây ra bạn khó mà lường trước được chính vì thế muốn tránh tác hại của bệnh tiểu đường bạn cần tìm cho mình phương pháp điều trị hợp lý. Đảm bảo cung cấp đủ chế độ dinh dưỡng cùng việc tập luyện thể dục thể thao hợp lý cũng giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tốt.

Muốn phòng ngừa biến chứng “kinh hoàng” do tiểu đường gây ra bạn cần làm sao ổn định được lượng đường huyết và đó là điều cần thiết phải thực hiện. Bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên – phương pháp được các chuyên gia khuyên dùng không chỉ giúp ổn định lượng đường huyết mà còn giúp phòng ngừa các biến chứng xảy ta từ cách chữa từ căn nguyên của bệnh, giúp điều trị từ tận gốc.

Hạ Đường Sikai
Hạ Đường Sikai

Có thể bạn quan tâm:

1 những suy nghĩ trên “4 biến chứng “kinh hoàng” của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *