Biến chứng bệnh tiểu đường thường gặp nhất là loét bàn chân, đây được xem là nỗi sợ hãi “kinh hoàng” của người bệnh, dần trở thành nguyên nhân hàng đầu của tình trạng nhập viện và cắt cụt chân. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh không những bị tàn phế mà còn có nguy cơ tử vong. Bài viết sau đây, Hạ Đường SIKAI sẽ giúp bạn có được cách điều trị bệnh tiểu đường và phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường tốt nhất.
Một biến chứng bệnh tiểu đường rất phổ biến
Theo GS.TS Thái Hồng Quang, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam (VADE) cho biết: “Bệnh tiểu đường đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới với 415 triệu người mắc, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Việt Nam là một trong những nước có người mắc cao nhất thế giới, với tỷ lệ bệnh nhân chiếm khoảng 5,4 % dân số. Ngoài ra, khoảng 69,9% người bệnh chưa được chẩn đoán, tức đã có bệnh nhưng chưa biết để điều trị và giảm thiểu các biến chứng”.
Trong đó, 25% bệnh nhân tiểu đường bị loét bàn chân ở một thời điểm nào đó ở trong đời. Không phải ai cũng biết rằng, chi phí điều trị loét bàn chân tiểu đường vượt hẳn chi phí điều trị các loại ung thư phổ biến. Như ở Mỹ, chi phí điều trị bệnh tiểu đường là 176 tỉ đô/năm, trong đó chăm sóc bàn chân tiểu đường chiếm tỉ lệ khoảng 1/3.
Vì sao người bị biến chứng bệnh tiểu đường dễ bị cắt cụt chân?
Thông thường, một vết thương của người bình thường sẽ lành chỉ trong 1 tuần. Tuy nhiên, đối với người bệnh tiểu đường thì vết thương sẽ kéo dài hơn đến vài tuần hoặc 1 tháng. Điều này sẽ dấn đến nhiễm trùng vết thương, nguy hiểm hơn là nhiễm trùng có thể lan rộng dẫn đến cắt cụt chân hoặc nặng nhiễm trùng toàn thân. Vậy tại sao người bệnh tiểu đường lại dễ bị cắt cụt chân?
Ảnh hưởng của bệnh thần kinh
Tổn thương hệ thống thần kinh là biến chứng bệnh tiểu đường thường gặp ở người bệnh ở khoảng 40%. Nguyên nhân là bởi lượng đường trong máu quá cao dẫn đến làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh trong cơ thể. Điều này làm giảm đi khả năng cảm nhận trên cơ thể, người bệnh sẽ không thấy cảm giác đau, nóng hay lạnh, đồng nghĩa với việc sẽ không thể cảm nhận được khi bàn chân bị tổn thương.
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, người bệnh có thể dẫm đạp lên các vật nhọn hoặc có thể bị vết xước… nhưng họ vẫn không hề hay biết, điều này sẽ dẫn đến nhiễm trùng nặng thì bạn mới biết – khi đó là đã ở giai đoạn muộn, điều trị thường không đạt kết quả tốt. Hơn nữa, biến chứng thân kinh trên người bệnh còn làm cho da không tiết mồ hôi, khô và dễ tổn thương.
Ảnh hưởng của bệnh xơ vữa mạch
Một trong những biến chứng bệnh tiểu đường phổ biến là xơ vữa động mạch. Biến chứng này làm cho các động mạch ở chân bị hẹp hoặc tắc nghẽn, làm giảm lượng máu đến các phần cơ thể. Các động mạch có chức năng dẫn máu nuôi dưỡng chân và bàn chân, nên khi tắc nghẽn, lượng máu nuôi dưỡng bàn chân bị giảm, đến một mức nào đó sẽ gây loét, hoại tử. Điều này sẽ hạn chế khả năng điều trị nhiễm trùng và làm lành các vết loét. Nguy hiểm hơn là trường hợp tắc toàn bộ động mạch, bàn chân và ngón chân sẽ bị hoại tử toàn bộ.
Ảnh hưởng của bệnh nhiễm trùng
Ở người bệnh tiểu đường tình trạng nhiễm trùng bao giờ cũng cao hơn so với người bình thường, vì lượng đường cao trong máu làm cho các mạch máu hẹp và cản trở lưu thông máu, dẫn đến các vết thương khó lành hơn. Hơn nữa, việc tuần hoàn máu kém sẽ làm cho các phản ứng bảo vệ chống nhiễm trùng ở các bệnh nhân này diễn ra chậm và kém hiệu quả hơn. Vì vậy, khi người bệnh tiểu đường có bất kỳ vết thương nào trên cơ thể sẽ rất dễ dấn đến nhiễm trùng và nghiêm trọng hơn phải cắt cụt bàn chân.
Phòng ngừa nguy cơ bị cắt cụt chân bằng cách nào?
Để ngăn chặn được các biến chứng bệnh tiểu đường nói chung và phòng ngừa bị cắt cụt chân nói riêng; thì việc làm quan trọng nhất là cần kiểm soát tốt đường huyết bằng cách thực hiện chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn hằng ngày và dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn.Bên cạnh đó người bệnh cần thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp bảo vệ bàn chân để tránh bị chấn thương. Các bệnh nhân cần lưu ý trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường:
- Kiểm tra chân mỗi ngày: Đây là một việc lầm cần thiết để giúp người bệnh tiểu đường phòng ngừa nguy cơ bị cắt cụt chân, thời điểm thích hợp buổi trước khi đi ngủ là tốt nhất.
- Rửa sạch chân: Dùng xà phòng dịu nhẹ để rửa sạch sẽ bàn chân, đặc biệt là giữa các kẽ ngón chân, sau đó lau khô nhẹ bằng vải mềm. Nên thoa thêm kem dưỡng vào gót chân và đầu các ngón chân để giữ cho da mềm mại, phòng tránh những vết nứt.
- Cắt móng chân cẩn thận: Bạn đặc biệt cần lưu ý điều này, nên cắt thẳng các móng chân, sau đó dùng dũa để mài bớt các góc cạnh. Nếu móng chân mọc quặp, người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị dự phòng vết loét.
- Không bao giờ đi chân đất: người bệnh hãy bảo vệ đôi chân của mình bằng việc đi giày déo thường xuyên, kể cả trong nhà. Tốt nhất là nên lựa chọn những đôi giày déo mềm nhẹ, vừa với chân để tránh các nốt phỏng rát do quá chật. tránh đi những đôi giày mũi nhọn hay đế cao…
- Bỏ ngay thuốc lá:Thuốc lá hay thuốc lào là nguyên nhân làm giảm tuần hoàn máu ở chân.
- Tránh ngâm chân hoặc sưởi chân: Bởi vì khả năng cảm nhận trên cơ thể của người bệnh tiểu đường rất kém nên người bệnh sẽ không thấy cảm giác đau, nóng hay lạnh, đồng nghĩa với việc sẽ không thể cảm nhận được khi bàn chân bị tổn thương. Điều này sẽ rất dễ khiến chân của người bệnh bị bỏng hoặc tổn thương do nhiệt.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải có kế hoạch đi khám bàn chân định kỳ, vì chỉ có bác sĩ mới phát hiện sớm các dấu hiệu biến chứng bệnh tiểu đường. Các bác sĩ sẽ chỉ dẫn cho bạn cách chăm sóc đúng, cho dùng kháng sinh nếu cần và đôi khi sẽ cắt lọc và làm sạch mủ vết thương của bạn giúp nó mau liền hơn.Song song đó, người bệnh cũng cần khám chuyên khoa mạch máu định kỳ để phát hiện và xử trí tình trạng thiếu máu chi do tắc nghẽn động mạch cũng như phẫu thuật chỉnh hình sửa chữa sự biến dạng của bàn chân.
Lời khuyên: Bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường có nguồn gốc từ thảo dược cũng là cách để phòng ngừa biến chứng loét chân và điều trị bệnh hiệu quả. Các nghiên cứu cho thấy: Khổ qua – có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng cường tiết insulin, cải thiện sự dung nạp glucose và hỗ trợ ổn định đường huyết. Hơn nữa, sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược như: Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm… có công dụng tuyệt vời trong việc giúp hạ và ổn định đường huyết ở mức an toàn, ngăn ngừa và giảm các biến chứng do tiểu đường gây ra, giúp tuyến tụy phục hồi sản sinh insulin điều khiển lượng đường trong máu hoạt động bình thường trở lại, giải độc gan, khôi phục hoạt động lục phủ ngũ tạng và an thần, bổ khí, hồi phục nguyên khí…
Rất nhiều người hoang mang và lo sợ khi bị mắc phải bệnh tiểu đường, vì nghĩ mình sắp rơi vào cửa tử. Tuy nhiên, nếu người bệnh biết cách điều chỉnh lại lối sông sinh hoạt hàng ngày, kết việc sử dụng đều đặn bài thuốc trị bệnh tiểu đường trên, bạn hoàn toàn có thể sống chung với bệnh dễ dàng và ngăn ngừa được biến chứng bệnh tiểu đường.
Viên uống SIKAI – được chiết xuất 100% từ các thảo dược thiên nhiên như Khổ qua, Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm,… giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường. Sản phẩm được dùng cho các trường hợp người có thể trạng đường máu cao, người bị tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Có thể bạn quan tâm:
Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không? Có chữa được không?
9 sai lầm thường gặp trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2
Alternatively, such individuals might first be identified by cardiologists encountering AAS- induced cardiomyopathy D Andrea et al priligy tablets elocon australian equivalent to tylenol pm Blackstone, which took SeaWorld Entertainment Inc public this year and is preparing to take Hilton WorldwideHoldings Inc public next year, said realizing investments helpedit generate 59 percent more cash to pay dividends in the thirdquarter than a year earlier