Bệnh tiểu đường nên và không nên ăn hoa quả gì?

Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì, bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì?

Người bị bệnh tiểu đường cần có một chế độ ăn uống hợp lý để bệnh tình được giảm nhẹ. Kể cả các loại hoa quả cũng phải được chọn lựa kỹ càng. Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã khám phá ra được tác dụng của một số loại hoa quả có thể phòng và chữa bệnh tiểu đường như:  dưa hấu, đu đủ, táo, bưởi,…  Tuy nhiên không phải quả nào cũng tốt cho người mắc bệnh tiểu đường do lượng đường trong trái cây có tác động tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Vậy người bị bệnh tiểu đường nên hoa quả gì, không nên các loại trái cây nào? Cùng Hạ đường SIKAI tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.

Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì, bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì?
Bệnh tiểu đường nên và không nên ăn hoa quả gì?

Bệnh tiểu đường nên hoa quả gì?

Người bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì, nên ăn những loại trái cây nào? Dưới đây là 20 loại quả cực tốt cho người mắc bệnh tiểu đường:

1. Quả lựu

Lựu vốn là quả bổ dưỡng, chứa nhiều axit amin và nguyên tố vi lượng, có tác dụng giúp tiêu hóa tốt, chống loét, làm mềm mạch máu, hạ huyết áp, giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol, ngăn chặn một loạt các triệu chứng bệnh về mạch vành, bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường.

2. Bưởi đỏ

Bưởi là lựa chọn rất lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường. Người bị tiểu đường có thể dùng một nửa trái bưởi đỏ mỗi ngày.

3. Quả mâm xôi, quả việt quất

Các loại quả như mâm xôi, việt quất có chứa chất oxy hóa. Bên cạnh đó, nó cũng có nhiều chất xơ, tinh bột thấp và các vitamin khác nhau phù hợp với người bị tiểu đường.

4. Dưa hấu

Dưa hấu rất giàu vitamin B và C, cũng như beta-carotene, kali và lycopene thấp nên là loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, với loại quả này bạn chỉ nên ăn ít.

5. Kiwi

Kiwi cho kali, chất xơ và vitamin C, đồng thời chứa tinh bột thấp cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường giúp hạ đường huyết trong máu.

Kiwi cho kali, chất xơ và vitamin C, đồng thời chứa tinh bột thấp cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường giúp hạ đường huyết trong máu.
Kiwi cho kali, chất xơ và vitamin C, đồng thời chứa tinh bột thấp cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường giúp hạ đường huyết trong máu.

6. Anh đào

Anh đào có đặc tính chống oxy hóa, cộng với ít hydrat-cacbon (phân tử đường trong trái cây) giữ cho mức đường huyết ổn định. Bạn chỉ nên ăn 12 trái anh đào mỗi ngày là đủ.

7. Đào

Trái đào là một nguồn tốt cho vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

8. Mơ

Mơ có lượng carb thấp, chất xơ cao giàu vitamin A. Mơ là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường.

9. Táo

Táo chứa nhiều chất oxy hóa giúp giảm lượng cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể.

10. Lê

Nhiều kali, chất xơ và ít đường, bạn nên đưa trái lê vào chế độ ăn của mình .

11. Cam

Cam được biết đến với hàm lượng vitamin C cao, carb thấp và chứa chất kali. Cam cũng được cho là một trong những loại quả an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.

Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì, bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì?
Cam được biết đến với hàm lượng vitamin C cao, carb thấp và chứa chất kali. Cam cũng được cho là một trong những loại quả an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.

12. Đu đủ

Đu đủ là loại hoa quả tốt cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh khác nhau nếu dùng đúng cách, trong đó nổ bật là bệnh tiểu đường. Cách dùng: dùng 2 miếng đu đủ sẽ cung cấp 1 khẩu phần cacbon-hydrate và thêm 1 hũ sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ cho một bữa sáng lý tưởng.

13. Quả cóc

Trái cóc có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bệnh tiểu đường týp II (tức là loại tiểu đường do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột sinh ra. Vì vậy có người còn gọi là bệnh tiểu đường “mắc phải”).

14. Quả bơ

Bơ cho món nướng, sa lát là món mà người tiểu đường có thể ăn được mỗi ngày.

15. Dâu tây

Không có gì tốt hơn là món dâu tây mỗi tối. Với một 1/4 cốc dâu dây, lượng cacbon-hydrate chỉ là 15g và có thể thay thế cho món kem hay sữa chua tráng miệng.

16. Dưa lê

Làm món tráng miệng buổi tối hay là một phần trong bữa ăn sáng sẽ là tốt nhất. Lưu ý là chỉ nên ăn 1 cốc nhỏ dưa đã cắt miếng.

17. Roi

Giống như bưởi, roi cũng là loại quả có tác dụng khống chế lượng đường trong máu. Thậm chí cả hạt roi cũng có tác dụng chữa bệnh, bạn có thể ăn roi sau đó lấy hạt phơi khô và tán thành bộ, uống với nước. Cách làm này không những tốt đối với bệnh nhân tiểu đường mà nó còn giúp bạn thỏa mãn cơn khát và ngăn ngừa tình trạng đi tiểu nhiều lần.

18. Quả chà là

Quả chà là có màu nâu, vị ngọt và hơi dính. Loại quả này tốt cho người bệnh tiểu đường, chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn các loại quả như nho, cam, bông cải xanh hay hạt tiêu.

19. Quả óc chó

Khoảng 28 gram quả óc chó cung cấp 2g chất xơ và 2.6g ALA. Nhưng đồng thời sẽ cung cấp tới 185 calo, do đó hãy chú ý không nên ăn quá nhiều.

20. Quả lê

Quả lê chứa hơn 80% lượng nước, một loạt các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chứa các loại đường và hàm lượng axit malic rất phong phú. Trong lịch sử đã có người dùng lê để chữa bệnh đái tháo đường, ăn lê đều đặn không chỉ không làm tăng lượng đường mà bệnh còn giảm đi đáng kể.

Người bệnh tiểu đường không nên ăn hoa quả gì?

Chứa nhiều Vitamin, khoáng chất, chất xơ… nên hoa quả được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng thường xuyên để có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải cứ ăn nhiều hoa quả là tốt, đặc biệt là đối với những người bị tiểu đường. Có rất nhiều loại hoa quả mà họ phải tuyệt đối tránh xa. Vậy người bệnh tiểu đường không nên ăn hoa quả gì?

Dưới đây là 5 loại hoa quả người tiểu đường nên kiêng nếu không muốn bệnh trở nên nặng hơn.

1. Chuối

Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì, bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì?
Với những người bình thường, chuối rất tốt cho sức khỏe. Nhưng với những người tiểu đường thì không. Bởi chuối chứa hàm lượng đường rất cao.

Với những người bình thường, chuối rất tốt cho sức khỏe. Nhưng với những người tiểu đường thì không. Bởi chuối chứa hàm lượng đường rất cao. Đặc biệt, khi chín, tất cả tinh bột đều được chuyển hóa thành đường đơn: Glucose, Sucrose, Dextrose, Fructose… Đây là những chất khiến quá trình tuần hoàn của máu trở nên chậm đi, làm ảnh hưởng đến sự trao đổi chất trong cơ thể, khiến bệnh càng thêm nặng. Không chỉ vậy, đường đơn trong chuối còn khiến chỉ số đường huyết của cơ thể tăng vọt, làm gia tăng sự phát triển của những biến chứng bất lợi đối với cơ thể người bệnh như: suy thận, mù lòa, các bệnh tim mạch (suy tim, đột quỵ, động mạch vành…), các bệnh thần kinh…

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chuối còn là cứu cánh cho người bị tiểu đường. Khi chỉ số đường huyết bị hạ xuống quá thấp hoặc tiêm Insulin quá liều, người bệnh sẽ gặp phải những nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng. Lúc ấy, bệnh nhân nên ăn một nửa quả chuối chín để đưa chỉ số đường huyết của cơ thể nhanh chóng trở về mức an toàn.

2. Mít

Là trái cây chứa nhiều đường Glucoza, Fructoza… nên mít là trái cây mà người bệnh tiểu đường nên tránh “càng xa càng tốt”. Bởi nếu hấp thụ mít vào cao thể sẽ khiến chỉ số đường huyết tăng vọt, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Tuy nhiên, với những người kiểm soát đường huyết tốt, có thể ăn từ 1-2 múi mít. Nhưng không nên ngày nào cũng ăn để đảm bảo sức khỏe của mình.

3. Sầu riêng

Không giống như chuối, mít, người bị tiểu đường có thể ăn một lượng nhỏ trong trường hợp chỉ số đường huyết quá thấp, sầu riêng là loại trái cây mà người tiểu đường cần đặc biệt kiêng kỵ.

Nguyên nhân là sầu riêng có chỉ số đường lên tới hơn 70%. Vì vậy, ngay cả người có thể kiểm soát tốt đường huyết của mình cũng nên nói không với nó. Bởi rất có thể, nó sẽ cho khiến chỉ đường huyết của bạn tăng lên chóng mặt, rất nguy hiểm.

4. Nhãn

Nhãn là một trong những loại quả có hàm lượng đường cao. Nhãn cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Nhưng với người tiểu đường, nhãn là một loại trái cây không có lợi cho sức khỏe. Nguyên nhân vì nhãn có thể khiến chỉ số đường huyết tăng cao một cách đột ngột, rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Ngoài những loại trái cây kể trên, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên, người bệnh tiểu đường tuyệt đối không dùng hoa quả dưới dạng nước ép. Bởi dù chúng thuôc nhóm hoa quả làm chỉ số đường huyết tăng ít, nhưng nếu dùng với số lượng lớn, lượng đường cùng lúc tích lũy trong cơ thể cũng không tốt cho sức khỏe người bệnh.

5. Xoài

Xoài cũng là loại trái cây chứa vô vàn vitamin và chất xơ. Nhưng cũng như chuối, trong mỗi 100g xoài có khoảng 14g đường, vì vậy mỗi quả xoài có khoảng 30-35g đường trong đó. Ăn một quả xoài sẽ đóng góp hơn một nửa số lượng cho phép.

Những lưu ý khi ăn trái cây ở người tiểu đường

Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì, bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì?
Người tiểu đường nên ăn trái cây cả quả, không ăn bằng cách ép nước để tận dụng chất xơ.
  • Không ăn nhiều một loại trái cây nhất định, nên ăn đa đạng.
  • Hạn chế ăn trái cây khô, đóng hộp.
  • Ăn trái cây xa các bữa ăn chính, nhưng không được thay thế bữa ăn chính.
  • Nên vừa ăn vừa tự “nghe ngóng” bản thân bởi cơ thể mỗi người thường phản ứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của mỗi người.
  • Nên ăn trái cây cả quả, không ăn bằng cách ép nước để tận dụng chất xơ.
  • Chỉ nên ăn tối đa 3 lần trái cây mỗi ngày.

Qua những thông tin chia sẻ trên đây nhằm giải đáp cho câu hỏi người bị bệnh tiểu đường nên hoa quả gì, không nên các loại trái cây nào? Hạ đường SIKAI hi vọng sẽ giúp người bệnh tiểu đường phần nào có thêm kiến thức về những hoa quả cần tránh xa nếu muốn quá trình điều trị bệnh trở nên hiệu quả hơn. Chú ý thực đơn ăn uống, kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, có những bài tập nhẹ nhàng, chế độ nghỉ ngơi khoa học, luôn giữ tinh thần lạc quan… người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sống vui, sống khỏe, sống có ích… cùng bệnh.

Hậu Nguyễn (tổng hợp)

317 những suy nghĩ trên “Bệnh tiểu đường nên và không nên ăn hoa quả gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *