Mặc dù các yếu tố hàng đầu gây bệnh tiểu đường là tuổi tác, di truyền và lịch sử gia đình, nhưng thói quen ăn uống không lành mạnh lại chính là yếu tố nguy cơ lớn nhất dẫn tới căn bệnh nan y này. Do đó, để có thể điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả thì người bệnh cần phải tuân theo chế độ ăn uống rất nghiêm ngặt. Vậy bị tiểu đường nên ăn gì là tốt nhất? Đâu là những thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường? Người bị tiểu đường cần có một chế độ ăn uống như thế nào để điều trị bệnh hiệu quả nhất? Cùng Hạ đường SIKAI tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường xảy ra khi các tế bào của cơ thể ít phản ứng với insulin khiến cho tuyến tụy sản sinh ra nhiều hơn và không còn duy trì được mức độ hợp lý. Tiểu đường là căn bệnh mãn tính trong đó cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin.
Thông thường, khi các loại tinh bột, chất đường và các chất dinh dưỡng khác được phân tách thành glucose và được máu chuyển đến các tế bào. Các tế bào sử dụng insulin – một chất nội tiết tố do tuyến tụy tiết ra giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng. Nếu không đủ insulin hay insulin không được sử dụng đúng, glucose sẽ tăng lên trong máu và nước tiểu gây ra bệnh tiểu đường.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường có thể là do mối quan hệ gia đình (nếu cha mẹ bị tiểu đường thì con của họ sẽ dễ bị tiểu đường hơn), lối sống (bao gồm chế độ ăn uống, luyện tập, thói quen sinh hoạt…). Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng xác định được một số yếu tố, trong đó ngủ không đủ thời gian theo lịch sinh học được xác định là một nguy cơ gây bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường có thể biến chứng thành nhiều loại bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh, nhiễm trùng nướu răng, nhiễm trùng da và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng…
Hiện có 29 triệu người Mỹ đang sống với bệnh tiểu đường, đa số những trường hợp mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, phổ biến nhất ở người lớn trên 35 tuổi, nhưng căn bệnh này đang có chiều hướng trẻ hoá. Hiện nay, hơn 200.000 người Mỹ dưới 20 tuổi mắc bệnh này.
Người bệnh tiểu đường cần có một chế độ ăn uống như thế nào?
Chế độ ăn có vai trò quan trọng trong điều trị tiểu đường. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. Chế độ ăn hợp lý còn giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội.
– Ăn nhiều bữa nhỏ trong một ngày
Người bệnh tiểu đường cần chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày (5-6 bữa/ngày) để góp phần khống chế đường huyết, không để xảy ra tăng đường huyết quá mức sau bữa ăn và chống hạ đường huyết khi đói nhất là với bệnh nhân có dùng thuốc hạ đường huyết. Với bệnh nhân điều trị bằng Insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ.
Ngoài ta, người bệnh tiểu đường cũng cần ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá nhiều trong một bữa. Chế biến thức ăn dạng luộc và nấu là chính, không rán, rang với mỡ.
– Đảm bảo đủ năng lượng để giữ cân nặng bình thường
Bệnh nhân tiểu đường cũng có nhu cầu năng lượng giống như người bình thường. Bệnh nhân ăn thừa năng lượng hoặc thiếu năng lượng đều làm cho đường máu rơi vào vùng nguy hiểm. Nhu cầu năng lượng phù hợp cho từng bệnh nhân bị tiểu đường phụ thuộc vào: tuổi, giới, loại công việc (nặng hay nhẹ), thể trạng (gày hay béo).
- Đối với cân nặng lý tưởng (BMI = 22): 30 calo/kg/ngày.
- Với người lao động nhẹ cần 30 kcal/kg/ngày, lao động trung bình cần 35 kcal/kg/ngày, lao động nặng cần 40-45 kcal/kg/ngày.
- Với bệnh nhân điều trị nội trú cần 25 kcal/kg/ngày.
- Với bệnh nhân cần giảm cân, cần 20 kcal/kg/ngày.
– Đảm bảo các chất dinh dưỡng sinh năng lượng theo một tỉ lệ cân đối
Chế độ ăn cho người bị tiểu đường phải cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng sinh năng lượng theo một tỷ lệ cân đối:
- Chất đạm (protid) chiếm 15-20% tổng năng lượng khẩu phần.
- Chất béo (lipid) chiếm 25-30%,
- Chất đường bột (glucid): 55-60%.
– Chế độ ăn giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa:
Chế độ ăn cho người bị tiểu đường nên giàu chất xơ vì nó có tác dụng khống chế việc tăng glucoza, cholesterol, triglycerid sau bữa ăn. Thực phẩm giàu chất xơ làm chậm lại quá trình hấp thu đường vào máu, qua đó giữ cho mức đường trong máu không bị tăng đột ngột ngay sau bữa ăn, mà tiêu hóa hấp thu từ từ, giữ cho lượng đường trong máu không xuống quá thấp, có lợi cho quá trình điều trị bệnh. Nên có chế độ ăn giàu chất xơ, khoảng 30-40g/ngày.
– Bổ sung các loại vitamin bằng thực phẩm tự nhiên
Các thực phẩm tự nhiên giàu vitamin, đặc biệt vitamin nhóm B (B1, B2, PP) cũng cần có mặt trong khẩu phần ăn, vì các vitamin này giúp ngăn ngừa tạo thành thể cetonic.
– Tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, café, bia, rượu…
Đây là những chất kích thích mà các bệnh nhân tiểu đường tuyệt đối tránh xa, bởi những chất này khi kết hợp cùng các loại thức ăn có đường khác sẽ khiến cho lượng đường trong máu gia tăng nhanh mà không kiểm soát được.
Thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường – Tiểu đường ăn gì là tốt nhất?
Dưới đây là những thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường, giúp người bệnh kiểm soát đường huyết cách tốt nhất:
– Mướp đắng: Trong mướp đắng xanh có chứa các hoạt chất charantin, glycosid steroid, có tác dụng hạ đường máu, làm chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc và đục thủy tinh thể và làm tăng khả năng dung nạp glucose của người bệnh. Mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do – một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường.
– Hành tây: Hành tây có tác dụng dự phòng sự tăng đường máu. Trên lâm sàng, những bệnh nhân được uống dịch ép hành tây đã giảm đường máu đáng kể. Bệnh nhân cần uống dịch ép hành tây, mỗi buổi sáng một thìa canh, uống liền trong 1-2 tháng sẽ có hiệu quả.
– Cà rốt: Trong khi các loại đường có các loại thực phẩm chuyển thành đường trong máu một cách nhanh chóng, thì đường trong cà rốt lại chuyển hóa ở mức độ chậm chạp. Cà rốt được cho là rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nó cung cấp beta-carotene giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tố.
– Rau quả không tinh bột: Một trong những ưu điểm chính của rau quả không tinh bột là nó sẽ không chỉ khiến bạn cảm thấy no mà còn giúp kiểm soát mức đường huyết.
– Sữa chua: Ngoài việc chứa nguồn vi khuẩn lành mạnh tốt cho đường ruột, sữa chua còn là lựa chọn tốt cho những người bị tiểu đường.
– Cà chua: Cà chua khác với các loại rau khác về chỉ số đường huyết. Loại rau này có chỉ số đường huyết thấp nên là lựa chọn hoàn hảo cho những người bị bệnh tiểu đường.
– Các loại quả mọng: Dâu tây, quả mâm xôi là lựa chọn tốt nhất cho những người bị bệnh tiểu đường. Nó có thuộc tính chống viêm, có thể ngăn ngừa các biến chứng dài hạn của bệnh tiểu đường.
– Các loại quả họ cam quýt: Những loại quả họ cam quýt như cam và chanh tốt cho bệnh tiểu đường. Bạn nên ăn cả quả thay vì uống nước ép.
– Bưởi: Bưởi là một trong những loại quả tốt nhất cho bất cứ người bệnh tiểu đường nào. Chỉ số đường huyết là 25, đây là một trong những loại quả có chỉ số đường huyết thấp nhất.
– Lúa mạch: Lúa mạch là một lựa chọn tốt người bệnh tiểu đường nên bao gồm trong chế độ ăn. Bạn cũng có thể uống nước đun sôi với lúa mạch.
– Cá hồi: Cá hồi nổi tiếng với hàm lượng axit béo omega-3 giúp giảm nguy cơ bệnh tim. Cá hồi không chứa carb vốn có thể ảnh hưởng tới mức đường huyết.
– Các loại hạt: Các loại hạt chứa chỉ số đường huyết tương đối thấp. Hạt điều, hạt lạc là những lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường.
– Đậu: Đậu chứa nhiều protein và chất xơ. Những thành phần này không làm tăng mức đường huyết.
– Cải xoăn: Cải xoăn là thực phẩm được khuyến nghị cho người bệnh tiểu đường. Không chỉ cải xoăn mà tất cả các loại rau lá xanh đều nằm trong danh sách các thực phẩm tốt nhất cho bệnh tiểu đường.
– Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt là lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Nó giàu chất xơ và chứa nhiều chất chống oxy hóa.
– Cỏ cà ri: Cỏ cà ri được coi là bài thuốc tự nhiên cho bệnh tiểu đường. Bạn có thể ngâm cỏ cà ri trong nước qua đêm và có thể uống nước này vào sáng hôm sau
– Súp lơ xanh: Loại rau này là một trong những nguồn giàu vitamin và dinh dưỡng nhất người bệnh tiểu đường nên ăn.
– Yến mạch: Yến mạch là một trong những loại thực phẩm tốt nhất cho bệnh tiểu đường sẽ giúp duy trì mức đường huyết liên tục bằng cách điều chỉnh quá trình tiêu hóa.
Trên đây là những thực phẩm rất tốt cho người bị tiểu đường mà Hạ Đường SIKAI tổng hợp và giới thiệu đến người bệnh. Muốn nhanh chóng thoát khỏi bệnh tiểu đường thì bên cạnh việc uống thuốc điều trị, bạn hãy bắt đầu việc xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, luyện tập lành mạnh và nên đưa các thực phẩm trên vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình.
Ngoài ra, để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh nên sử dụng viên uống Hạ Đường SIKAI. Đây là thành quả của sau hơn 20 năm nghiên cứu và chữa trị bệnh tiểu đường của Lương y Dương Phú Cường.
Viên uống Hạ Đường SIKAI – được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên quý như: Khổ qua, Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm,…giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường. Sản phẩm phù hợp cho đối tượng người có thể trạng đường máu cao, người bị tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
I’m gone to inform my little brother, that he should also pay a quick visit this blog on regular basis to
get updated from hottest reports.