Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng ăn những gì?

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng ăn những gì?

Để xác định hướng chăm sóc đúng cho người bị tiểu đường, chúng ta cần hiểu rõ Bệnh tiểu đường là gì? Dấu hiệu nhận biết của bệnh tiểu đường là gì? Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn những gì?… Cùng Hạ đường Sikai tìm hiểu ngay về căn bệnh này và các thông tin hữu ích để người bệnh được chăm sóc tốt nhất và kiểm soát bệnh một cách hiệu quả nhờ một chế độ ăn uống phù hợp nhất cho người bị tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với hormone từ tuyến tụy, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng ăn những gì?
Tiểu đường là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường.

Bệnh tiểu đường có triệu chứng gì?

Bệnh tiểu đường là bệnh lý nguy hiểm về đường huyết và ngày càng phổ biến nhưng nhiều người đã không biết mình mắc bệnh. Dưới đây là 7 triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường

1. Khát nước quá mức bình thường, khô miệng ngay cả sau khi uống nước.

2. Thường xuyên đi tiểu và thường đi ngay sau khi uống nước khoảng 15-20 phút. Tuy nhiên cũng không nên vội kết luận rằng một người bị tiểu đường dựa trên triệu chứng ít này vì cũng có những nguyên nhân khác cũng gây ra đi tiểu nhiều như ăn quá nhiều đồ hải sản…

3. Giảm cân hoặc tăng cân bất thường và kèm theo mệt mỏi rất có thể là triệu chứng bệnh tiểu đường. Điều này có thể là do các vấn đề khác như tăng hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện kiểm tra y tế và xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân.

4. Mờ mắt (một triệu chứng tiểu đường cần phải cảnh giác). Đây là một vấn đề cần được quan tâm cẩn thận do nhiều người được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường ngay sau khi họ gặp vấn đề với tầm nhìn. Tiểu đường có thể gây ra mù tạm thời, đôi khi là mù vĩnh viễn.

5. Buồn nôn, khi đó có thể người bệnh có những biểu hiện nôn đi kèm hoặc không nôn.

6. Chậm hồi phục từ các vết thương. Một số người sẽ thấy rằng họ dễ dàng bị thâm tím, loét hoặc tổn thương da khi va chạm nhẹ và thường thì các vết thương này lâu lành. Khả năng đây là một biểu hiện của bệnh tiểu đường.

7. Nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ và nhiễm trùng nấm men ở nam giới.

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Ngoài chế độ vận động thể lực & sử dụng thuốc điều trị thì chế độ ăn uống đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm giảm quá trình phát triển của bệnh tiểu đường và ổn định đường huyết. Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì để giữ cho đường huyết được ổn định và phòng ngừa các biến chứng?

Sau đây sẽ là thông tin về một số loại thực phẩm nên ăn & nên tránh, giúp bạn từng bước thoát khỏi gánh nặng về căn bệnh tiểu đường.

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng ăn những gì?
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?

Bệnh tiểu đường nên ăn gì?

– Ăn nhiều rau xanh và trái cây: Rau xanh & trái cây là những nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất tự nhiên dồi dào. Đồng thời, đây cũng là những loại thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa & hợp chất phytochemical cao, có công dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch cơ thể. Một số loại rau củ như mù tạt xanh, củ cải, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina… là những loại thực phẩm lý tưởng dành cho người bệnh tiểu đường. Các thực phẩm này có chứa hàm lượng chất carbohydrat & calo thấp.

Các loại trái cây tươi chứa ít đường như bưởi, cam, quýt, táo… là món ăn cung cấp rất nhiều vitamin tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường. Mặc dù một số loại trái cây có thể cung cấp cho bệnh nhân một lượng đường nhất định nhưng đó là loại đường chậm (tức là đường cần phải trải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào trong cơ thể) nên sẽ giúp cho lượng đường ở trong máu không quá cao hay quá thấp đồng thời còn cung cấp thêm chất xơ có ích & chất khoáng chứa vcom giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

– Chất đạm: Người bệnh nên sử dụng các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò bởi trong chúng có chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có khả năng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường ở trong máu, ngoài ra còn có công dụng chống ung thư.

– Chất béo tốt: Nguồn chất béo có bên trong quả bơ,  quả hồ đào, hạnh nhân, quả óc chó,  dầu đậu phộng, dầu oliu sẽ giúp ích cho việc giảm nồng độ cholesterol trong máu. Người bệnh tiểu đường nên sử dụng chúng thay thế cho  chất béo có nguồn gốc từ động vật. Tuy nhiên, với dầu ô liu thì chú ý nên sử dụng ở nhiệt độ thường, không nên chế biến trong nền nhiệt độ cao, vì chúng có thể sinh thêm nhiều chất độc hại cho cơ thể.

– Ăn cá ít nhất 2 lần/tuần: Cá là nguồn cung cấp ra chất béo & chất đạm thay thế cho thịt rất tốt. Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu rất giàu axit béo omega-3 không những tốt cho người mắc bệnh tiểu đường mà còn có lợi ịch lớn cho sức khỏe tim mạch. Bạn nên chế biến cá ở dạng hấp, súp, nấu không nên chế biến cá bằng cách rán hoặc chiên mỡ.

Bệnh tiểu đường không nên ăn gì?

– Các loại thực phẩm ngọt: đặc biệt là vị ngọt nhân tạo thì người mắc bệnh tiểu đường cần kiêng tuyệt đối. Vì tiểu đường là tình trạng mà cơ thể người bệnh có lượng đường trong máu đã vượt quá ngưỡng giới hạn chỉ số tiểu đường cho phép. Bánh ngọt, kẹo, nước ngọt, nước ngọt có gas…và tất cả các thực phẩm ngọt nhân tạo hoặc vị ngọt quá đậm như: mía đường, hoa quả quá ngọt…thì người tiểu đường cũng cần hạn chế đến mức tối đa.

– Thực phẩm nhiều tinh bột: Tinh bột là chất mà hầu như ngày nào chúng ta cũng sử dụng, điển hình như cơm. Tuy nhiên, người bị tiểu đường lại bị khuyến cáo nên hạn chế dùng tinh bột nhiều. Do đó, không những cơm mà các thực phẩm như bún, phở, cháo… cũng cần chú ý khi sử dụng, tránh vượt quá mức cho phép. Bạn có thể nấu súp, gạo lứt… để thay thế. Ngoài ra, những loại củ quả như khoai tây, ngô… cũng không nên ăn quá nhiều.

– Trái cây khô: Mặc dù trái cây có chứa nhiềm hàm lượng dinh dưỡng rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, đó là những loại tránh cây tươi chứ không phải trái cây khô. Những loại trái cây khô thường được sấy và chứa nhiều đường, càng làm tăng lượng đường trong máu lên cao, không có chức năng ngăn chặn và đẩy lùi bệnh.

– Sữa, bơ, phô mai: Sữa, bơ là những thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng nó lại không hoàn toàn phù hợp với người bị tiểu đường. Chất béo trong những thực phẩm này sẽ góp phần làm giảm đề kháng và làm tuyến tụy hạn chế sản xuất hormone cần thiết để thúc đẩy chuyển hóa đường vào cơ thể. Do đó, bạn nên lưu ý không phải lúc nào cũng dùng sữa khi bị bệnh là tốt đâu nhé. Nếu có, thì nên chọn loại sữa không đường, tách béo để không làm bệnh nghiêm trọng thêm.

– Rượu bia, những loại đồ uống có cồn, các thực phẩm có chứa chất kích thích: Đây là những loại đồ uống mà các bệnh nhân tiểu đường tuyệt đối tránh xa, bởi những thức uống này khi kết hợp cùng các loại thức ăn có đường khác sẽ khiến cho lượng đường trong máu gia tăng nhanh mà không kiểm soát được.

Những lưu ý về chế độ sinh hoạt của người bị tiểu đường

Khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh không chỉ đảm bảo có chế độ ăn uống phù hợp mà còn cần xây dựng một lối sống lành mạnh.

  • Ăn tối đa ngày 2 bữa, sắp xếp thời gian ăn hợp lý và đúng giờ. Khi ăn nên nhai kỹ, từ từ và không nên ăn quá no.
  • Phân bố thời gian ngủ nghỉ, làm việc hợp lý. Nên ngủ từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày, không ngủ quá ít hoặc quá nhiều.
  • Cần vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn. Hãy chọn cho mình môn thể thao nhẹ để chơi mỗi ngày.

Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả tự nhiên

Khổ qua (mướp đắng), sa sâm, sâm đại hàng, nam dương nam… đều là những thảo dược quý trong đông y, các dược tính của chúng đã được chứng minh lâm sàng đối với bệnh tiểu đường mà không có phản ứng phụ. Việc sử dụng chúng một cách đơn lẻ hoặc chế biến dưới dạng khô để làm trà uống hàng ngày sẽ không thể triệt để được khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường do quá trình chế biến vô tình làm mất đi các hoạt chất tác dụng với bệnh tiểu đường như flavonoids, polyphenol…

Với hơn 20 năm nghiên cứu và điều trị bệnh tiểu đường, Lương y Dương Phú Cường đã kết hợp cùng AnDong Pharma cho ra đời sản phẩm Hạ đường SIKAI. Sản phẩm viên nang Tiểu đường SIKAI được chiết xuất từ hỗn hợp Khổ qua – Sa sâm – Bố chính sâm – Sâm đại hành – Nam dương sâm… Với công nghệ chiết tách hiện đại giữ lại các hoạt chất chính trong công dụng đối với bệnh tiểu đường, loại bỏ các chất dư thừa nhờ vậy có tác dụng hiệu quả hơn, nhanh hơn so với quy cách sử dụng thông thường.

Hạ đường SIKAI có tác dụng làm giảm biến chứng do bệnh tiểu đường, hỗ trợ hạ và ổn định các chỉ số đường huyết, HbA1c, lipid máu, cholesterol xấu ở người bệnh tiểu đường và người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà không gây phản ứng phụ cho người sử dụng. Hạ đường SIAKI tích cực góp phần cho chương trình phòng chống bệnh tiểu đường ở Việt Nam.

Các bạn có bất cứ thắc mắc gì về bệnh tiểu đường hãy liên hệ ngay với Hạ đường Sikai qua hotlie 0931 456 911 để được tư vấn thêm về bệnh. Chúng tôi sẵn sàng và muốn trợ giúp !!!

Hậu Nguyễn (tổng hợp)

63 những suy nghĩ trên “Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng ăn những gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *