Tiểu đường thai kỳ là gì? Có nguy hiểm không? Cách kiểm soát mà không cần dùng thuốc

tiểu đường thai kỳ nên ăn gì

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý khá phổ biến đối với nhiều chị em phụ nữ, nhưng vẫn có rất nhiều mẹ bầu chủ quan, không theo dõi tích cực và điều trị kịp thời. Điều này khiến cho họ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng mẹ và thai nhi. Hiểu rõ bệnh tiểu đường thai kỳ và biết cách xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý kết hợp những bài tập thể dục, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát tiểu đường thai kỳ mà không cần dùng thuốc.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ (hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ) là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai ở phụ nữ, thường là từ khoảng tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Bệnh do tuyến tụy không sản xuất đủ lượng hormone trong suốt quá trình thai kỳ giúp chuyển hóa thực phẩm ăn vào thành năng lượng. Nói cách khác, ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể, khiến cho lượng đường huyết tăng cao, gây bất lợi cho cả mẹ con. Nhưng hầu hết phụ nữ sẽ không còn bị bệnh tiểu đường nữa sau khi sinh con. Tuy nhiên, một số phụ nữ sẽ tiếp tục có mức đường huyết cao sau khi sinh.

tiểu đường thai kỳ
Nếu ai đã mắc phải Tiểu đường thai kỳ (Đái tháo đường thai kỳ) thì nguy cơ mắc phải Tiểu đường tuýp 2 sau khi sinh là khá cao

Theo các chuyên gia, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, thì nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 sẽ cao. Vì vậy, bạn cần phải tiếp tục điều trị để theo dõi và quản lí lượng đường huyết. Nếu đang mắc bệnh muốn sinh con, nhất thiết phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang thai để kiểm soát bệnh và hạn chế tác hại xấu lên đứa trẻ tương lai.

Ai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?

Theo các chuyên gia khoa nội tiết, phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ bao gồm những người:

  • Phụ nữ mang thai tuổi từ 40 trở lên.
  • Gia đình có tiền sử bị bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc người thân gần gũi nhất (mẹ hoặc chị/em gái) bị bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Người có nặng hơn cân nặng có lợi cho sức khỏe (chỉ số BMI từ 30 trở lên).
  • Người đã từng có mức đường huyết cao trong quá khứ.
  • Người đã bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
  • Người có hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Người trước đây đã sinh một đứa con lớn (nặng hơn 4.5kg).
  • Người đang dùng một số loại thuốc chống rối loạn thần kinh.
  • Người đã tăng cân quá nhanh trong nửa đầu thời gian của thai kỳ.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Quá trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp hay tình trạng bệnh, mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp xét nghiệm phù hợp. Sẽ có 1 hoặc 2 phần xét nghiệm đường huyết khi mang thai gồm xét nghiệm thử glucose và xét nghiệm dung nạp glucose.

xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Xét nghiệm Tiểu đường thai kỳ nhằm xác định phương hướng điều trị tiếp theo từ bác sĩ

Xét nghiệm thử glucose

Xét nghiệm thử glucose(GCT) là một xét nghiệm sàng lọc giúp chỉ ra nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Phương pháp này có tác dụng làm bước đệm để bác sĩ quyết định bạn có cần thêm các kiểm tra khác hay không. Nếu một xét nghiệm thử glucose cho kết quả là dương tính thì chưa có thể kết luận bạn đang mắc tiểu đường thai kỳ hay không. Bởi vì, chỉ có 1/3 phụ nữ có kết quả dương tính thực sự mắc tiểu đường thai kỳ.

Xét nghiệm dung nạp glucose

Khi đã có kết quả xét nghiệm thử glucose kết quả là dương tính, mẹ bầu sẽ được chỉ định thêm xét nghiệm dung nạp glucose (GTT). Đây là một xét nghiệm lâu hơn và cho kết quả chính xác giúp khẳng định mẹ bầu có mắc phải tiểu đường thai kỳ hay không.

Trong trường hợp xét nghiệm nước tiểu cho thấy hàm lượng đường cao, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm thử glucose trước tuần thứ 24 của thai kỳ. Nếu kết quả là bình thường, bạn sẽ được tầm soát một lần nữa vào tuần 24 đến 28. Lưu ý, bạn có thể ăn một bữa ăn tối muộn vào đêm trước khi xét nghiệm. Sau đó, bạn cần để bụng trống đến khi xét nghiệm diễn ra.

Thời điểm tốt nhất để tiến hành xét nghiệm là buổi sáng sớm, tránh việc bạn phải nhịn đói quá lâu. Một mẫu máu đầu tiên được lấy lúc này sẽ giúp kiểm tra đường huyết lúc đói. Mẹ có thể được cho uống dung dịch glucose để đo mức độ hấp thụ đường vào máu. Tiếp đó, bạn sẽ uống một lượng dung dịch glucose theo yêu cầu. Liên tục 3 giờ sau đó, bác sĩ sẽ lấy các mẫu máu để tiếp tục kiểm tra. Mỗi lần lấy mẫu cách nhau 1 giờ. Nếu từ 2 mẫu máu của bạn cho kết quả dương tính, bác sĩ sẽ kết luận bạn mắc tiểu đường thai kỳ. Lúc này, một kế hoạch điều trị sẽ được bác sĩ vạch ra.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là an toàn?

Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose – một loại đường đơn – có trong máu. Đường huyết là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh tiểu đường. Đường huyết thường được đo bằng milligrams trên deciliter (mg/dL) hoặc millimoles trên liter (mmol/L). Không giống bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, tiểu đường thai kỳ có tính tạm thời, xảy ra trong quá trình mang thai và thường “biến mất” sau sinh.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là an toàn? Chỉ số đường huyết được đo ở 3 thời điểm, nếu ở mức dưới đây thì là bình thường:

–          Chỉ số đường huyết lúc đói: 70,9 mg/dL ± 7,8 (3,94 mmol/L ± 0,43).

–          Chỉ số đường huyết sau khi ăn 1 giờ: 108.9 mg/dL ± 12.9 (6.05mmol/L ± 0.72).

–          Chỉ số đường huyết sau khi ăn 2 – 4 giờ: 99.3 mg/dL ± 10.2 (5.52mmol/L ± .57).

Với phụ nữ mang thai, kết quả không bình thường được xác định theo những chỉ số như sau:

–          Chỉ số đường huyết lúc đói: > 95 mg glucose/ 100 ml máu.

–          Chỉ số đường huyết sau ăn 1 giờ: > 180 mg glucose/ 100 ml máu.

–          Chỉ số đường huyết sau khi ăn 2-3 giờ: > 140 mg glucose/ 100 ml máu.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Đây chắc chắn là câu hỏi thắc mắc của hầu hết chị em phụ nữ khi mang thai, nhất là những chị em có khả năng cao hoặc bắt đầu có dấu hiệu bị tiểu đường thai kỳ. Sản phụ bị tiểu đường tuy không gây ra tử vong nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, tình trạng bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi.

tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không

Cụ thể như sau:

Đối với sức khỏe của mẹ bầu

  • Dễ xảy ra tiền sản giật, sản giật cao gấp 4 lần so với người bình thường.
  • Thai nhi to nên khi sinh dễ gây chấn thương cho mẹ như: gãy xương đòn, trật khớp….
  • Có nguy cơ bị băng huyết sau sinh.
  • Do thai to nên có tỉ lệ mổ lấy thai sẽ cao hơn là sinh thường.
  • Xảy ra tình trạng sinh non, thai chết lưu, đa ối, vỡ ối gây nguy hiểm đến mẹ và bé.

Đối với sức khỏe của thai nhi

  • Do sản phụ không kiểm soát tốt lượng đường trong máu nên sẽ làm tăng lượng đường ở cơ thể thai nhi. Khiến cho thai nhi phát triển nhanh hơn bình thường trong cơ thể mẹ, dễ dẫn đến béo phì sau này.
  • Thai nhi có nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh ở hệ tiết niệu, hệ thần kinh, tim mạch…
  • Thai nhi có khả năng bị dị dạng.
  • Trẻ bị suy hô hấp cấp do phổi bị ảnh hưởng.
  • Tỷ lệ tử vong chu sinh sẽ tăng cao từ 2 – 5 lần so với bình thường.
  • Trẻ sinh ra dễ bị hạ đường huyết và tụt canxi.

Điều trị tiểu đường thai kì như thế nào?

Theo hiệp hội đái tháo đường Hoa  Kỳ (ADA) và hiệp hội nội tiết và đái tháo đường Việt Nam (VADE) điều trị tiểu đường thai kỳ được dựa vào 3 trụ cột chính: Luyện tập vận động, chế độ ăn uống, điều trị bằng thuốc. Tất cả các phương pháp điều trị lựa chọn đều đảm bảo không có nguy cơ gây hạ đường huyết trên thai phụ.

tiểu đường thai kỳ nên ăn gì

Trong đó:

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Đây là việc làm ưu tiên trong việc điều trị tiểu đường thai kỳ, bạn cần phải xây dựng một thành phần dinh dưỡng thức ăn hợp lý và chia nhỏ bữa ăn đúng cách. Bữa ăn của thai phụ được khuyến cáo phải đầy đủ các thành phần bao gồm (carbohydrat, protid, lipid, một số khoáng chất và vitamin khác….). Tỷ lệ được khuyến cáo là 40 – 50% carbohydrat, 20 – 30% protid, 30% lipid. Như vậy, thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn không khác nhiều so với lúc bình thường nhưng nó phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin cần cho sự phát triển của thai nhi.

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Ăn một lượng vừa phải thức ăn chứa chất tinh bột và đường trong mỗi bữa ăn và bữa ăn nhẹ. Nên lựa chọn các loại thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao và có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp (GI). Thực phẩm chứa chất tinh bột và đường có chỉ số GI thấp bao gồm: bánh mì có nhiều hạt, yến mạch chà dẹp, cháo ngũ cốc với sữa tự nhiên, khoai lang, gạo nâu, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, các loại đậu và đa số các loại trái cây ít ngọt … là những thực phẩm có chỉ số GI thấp.

Uống từ 6 – 8 ly nước trong ngày. Chia nhỏ bữa ăn thay vì ăn 3 bữa ăn lớn như bình thường. Thai phụ phải chia số lượng thức ăn thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ (ăn lót). Kiểu ăn này giúp giảm đỉnh cao nồng độ đường huyết nhưng không làm thay đổi tổng số calorie cần cung cấp trong ngày của thai phụ.

Tăng cường vận động cơ thể

Các hoạt động thể chất có thể giúp bạn kiểm soát được mức đường huyết của mình và việc tăng cân khi mang thai, cũng như giúp bạn khỏe mạnh để chuẩn bị cho việc sinh con. Hoạt động thể chất cũng có những lợi ích khác, chẳng hạn như kiểm soát các triệu chứng của việc mang thai như chứng ợ nóng, táo bón và đau lưng.

Hãy bàn thảo với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu hoặc tiếp tục tập luyện bất kỳ loại hoạt động thể chất nào khi bạn đang mang thai. Khi bạn đang bị bệnh tiểu đường thai kỳ, thì điều quan trọng nhất là hãy cố gắng và sống năng động mỗi ngày. Bạn có thể lựa chọn các hoạt động bao gồm: bơi lội, đi bộ nhanh, tập yoga khi mang thai hoặc pilates, và các lớp tập thể dục dưới nước. Thời gian luyện tập được khuyến khích đi bộ thường khoảng từ 20 – 30 phút sau bữa ăn là thích hợp nhất và đảm bảo nhịp tim không quá 140 lần /phút.

Sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ

Nếu mức đường huyết của thai phụ đang nằm trên phạm vi ấn định, thì  thai phụ có thể cần phải dùng thuốc để giúp kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ.

  • Thuốc viên: Hiện tại trên thế giới có 1 số quốc gia áp dụng dùng trên thai phụ tiểu đường thai kỳ. Nhưng tại Việt Nam thuốc viên không được khuyến cáo, bởi vì chưa có những nghiên cứu sâu rộng về hạ đường huyết trên thai phụ và dị tật trên thai nhi.
  • Tiêm Hormone đặc trị: Nếu thai phụ áp dụng chế độ ăn không đạt được đường huyết mục tiêu trong vòng 1 – 2 tuần thì lập tức chuyển sang điều trị bằng phương pháp này. Hoặc khi thai phụ siêu âm có trọng lượng thai lớn hơn so với tuổi thai.

Đừng quá hốt hoảng nếu bạn bị chẩn đoán mắc phải tiểu đường thai kỳ (hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ). Chỉ cần bạn xây dựng một chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý thì tình trạng sức khỏe của bạn sẽ được kiểm soát một cách dễ dàng.

Xem thêm các bài viết khác tại:https://haduongsikai.vn/

50 những suy nghĩ trên “Tiểu đường thai kỳ là gì? Có nguy hiểm không? Cách kiểm soát mà không cần dùng thuốc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *