Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường và những điều cần biết

Bệnh tiểu đường được coi là căn bệnh hay rủ rê thêm nhiều bệnh khác, bởi những biến chứng mà nó gây ra. Nếu không có một liệu pháp điều trị phù hợp, cùng chế độ tập luyện, ăn uống hợp lý, sẽ dễ gây ra tình trạng rối loạn đường huyết. Chính những rối loạn này là nguyên nhân gây nên những biến chứng lâu dài của bệnh tiểu đường, hay còn gọi là biến chứng mạn tính. Vậy những biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường là gì, nguy hiểm như thế nào với người bệnh?  Hãy cùng SIKAI tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

 

Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm, bởi nó tấn công vào tất cả những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể khiến con người suy kiệt dần không còn sức phản kháng. Những biến chứng mạn tính của nó phá hủy cơ thể người bệnh một cách thầm lặng. Thường thì ta ko dễ gì nhận ra những thay đổi này, nhưnng khi được phát hiện lâm sàng thì biến chứng đã ở giai đoạn muộn.

Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường

1. Bệnh tiểu đường gây biến chứng thận

Biến chứng thận là một trong những biến chứng mạn tính hay gặp nhất,  chiếm gần 50% các trường hợp suy thận giai đoạn cuối, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các bệnh nhân tiểu đường.

Trong thận chứa hàng triệu tiểu cầu được cấu tạo bởi các mạch máu nhỏ  có nhiệm vụ lọc máu, giữ lại các chất thiết yếu trong cơ thể và loại bỏ các chất thải qua đường nước tiểu.

Lượng đường trong máu tăng cao, lâu ngày gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận, khả năng lọc của thận suy giảm, protein sẽ bị rò rỉ qua thận vào nước tiểu, máu không được lọc sạch, dẫn đến suy thận, phải chạy thận.

2. Biến chứng mắt do bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ trên võng mạc gây nên vỡ mạch máu và xuất huyết. Khi lượng đường máu trong mắt không được kiểm soát tốt sẽ dấn đến các bệnh về mắt như:

  • Bệnh võng mạc mắt: gây tổn thương các mạch máu nhỏ cung cấp máu tới võng mạc, là vùng nhạy sáng bên trong mắt, là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở bệnh nhân tiểu đường
  • Đục thuỷ tinh thể: nhân mắt trở lên trắng đục, làm giảm thị lực.
  • Glaucoma (tăng nhãn áp): mắt đau nhức dữ dội, đỏ mắt, chảy nước mắt, gây giảm thị lực đột ngột bởi tổn thương các sợi dây thần kinh thị giác do tăng áp lực nhãn cầu.

3. Bệnh tiểu đường gây ra bệnh lý tim mạch

Thông thường những bệnh nhân mắc tiểu đường khoảng 5 năm sẽ bắt đầu xuất hiện các biểu hiện về bệnh tim mạch đi kèm. Biểu hiện khi mắc biến chứng tim mạch bao gồm:

– Viêm tắc động mạch chi dưới: là nguyên nhân gây ra hoại tứ chi. Người bệnh có cảm giác đau, lạnh bàn chân, đau chân về đêm… viêm tắc động mạch chi dưới kết hợp với tổn thương thần kinh làm tăng nguy cơ hoại tử chi tới 7 lần, nguyên nhân của 50% số ca cắt đoạn chi không do chấn thương.

– Xơ vữa động mạch: lượng đường trong máu cao làm tăng lắng đọng chất mỡ ở thành mạch và làm chậm dòng chảy của máu. Lâu dần có thể phát triển thành mảng xơ vữa và làm dày thành mạch máu. Ngoài ra bệnh tiểu đường làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, kích hoạt sự xâm nhập tế bào viêm, làm tăng kết dính ở thành mạch máu.

– Tắc, nghẽn mạch máu não (đột quỵ): Những mảng xơ vữa động mạch có thể vỡ ra gây tắc nghẽn phía dưới nơi mạch máu, chi phối gây tắc mạch đột ngột. Tắc ở mạch não gây đột quỵ, tai biến mạch máu não, cơn thiếu máu não thoáng qua. Với mạch máu ngoại vi gây tắc mạch chi, hoại tử chi, loét bàn chân

– Bệnh mạch vành: là căn nguyên tử vong chủ yếu của bệnh lý tim mạch ở các bệnh nhân tiểu đường. Biểu hiện lâm sàng bằng cơn đau thắt ngực, cảm giác tức nặng ngực trái, hồi hộp, khó thở.

– Bệnh lý mạch máu ngoại biên: người bệnh thấy đau, mỏi chân hay chuột rút khi đi bộ.

– Cao huyết áp: có thể xuất ở 50% số người bệnh tiểu đường tuýp 2 sau độ tuổi 45 hoặc trước khi mắc bệnh.

– Các rối loạn mỡ máu: như tăng triglicerid máu, tăng HDL cholesterol hay giảm HDL cholesterol

4. Biến chứng thần kinh do tiểu đường

Biến chứng thần kinh rất hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường, biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau như:

– Tổn thương thần kinh ngoại biên: 

  • Thường gặp nhất là tổn thương thần kinh vận động cảm giác như rối loạn cảm giác ở các chi, thường là chân, mang tính chất đối xứng.
  • Tổn thương ở vị trí xa trướcnhư tê bì, kim châm, đau rát như bỏng.
  • Giảm/mất cảm giác :dẫn đến chấn thương không nhận biết, hay gặp ở bàn chân.
  • Khô da dẫn đến nứt da (bàn chân)
  • Teo cơ bàn chân dẫn đến biến dạng bàn chân làm tăng nguy cơ loét do tỳ đè.

– Tổn thương thần thần kinh tự động: có thể gặp ở bất cứ hệ cơ quan nào:

  • Về tim mạch: rối loạn nhịp tim, có thể gây đột quỵ, suy tim cấp và tử vong.
  • Về tiêu hóa: gây cảm giác đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Về bàng quang: gây tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu không tự chủ, khó hoặc bí tiểu, ứ đọng nước tiểu trong bàng quang dễ gây nhiễm khuẩn tiết niệu.
  • Về cơ quan sinh dục: ở nam gây rối loạn cương, bất lực. Nữ gây khô âm đạo, giảm cảm giác và ham muốn tình dục.
  • Rối loạn tiết mồ hôi.

– Tổn thương đơn dây thần kinh: hay gặp ở các dây thần kinh sọ não.

5. Tiểu đường gây biến chứng bệnh Alzheimer

Nhiều nghiên cứu cho thấy người bệnh tiểu đường có nhiều khả năng sẽ bị mất trí nhớ và có vấn đề về kỹ năng tư duy khi về già.

Cần làm gì để phòng ngừa những biến chứng mạn tính?

 Với bệnh nhân tiểu đường, những biến chứng xảy ra là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên chúng ta có thể làm chậm sự tiến triển và hạn chế mức độ biến chứng tiểu đường lâu dài bằng cách kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Cùng với đó là biết kết hợp duy trì lối sống lành mạnh:

  • Có chế độ ăn uống hợp lý: nên ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ, rau củ trái cây, ăn hạn chế muối, tránh đồ ăn dầu mỡ, nhiều tinh bột, chất ngọt, không dùng thuốc lá, bia rượu. Đặc biệt bệnh nhân tiểu đường nên ăn gạo lứt bởi trong gạo lứt nảy mầm giàu magie giúp bài tiết glucose và insulin có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase, điều hòa hoạt động trung ương não bộ. Do đó, gạo lứt chữa bệnh tiểu đường hiệu quả, an toàn.
  • Tăng cường luyện tập thể dục: Thường xuyên tập thể dục có khả năng làm giảm đường huyết hiệu quả, nhờ giảm đề kháng insulin. Nên tập các môn thể thao nhẹ nhàng, như đi bộ, thiền định, Yoga
  • Rèn luyện tinh thần: Không làm việc quá căng thẳng, nên sắp xếp thời gian giải trí, thư giãn, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc. Giữ cho bản thân tinh thần thoải mái, an thần, sống lạc quan, tránh phiền muộn, bi thương
  • Chăm sóc mắt, răng, miệng, da, chân: giúp giảm đáng kể những biến chứng do ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ nhất trong cơ thể, và thường gặp nhất là ở mắt, thận, thần kinh.

Trên đây là những biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường và các phương pháp phòng ngừa biến chứng. Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm, bởi những biến chứng do bệnh tiểu đường mà nó gây ra có thể sẽ lấy đi tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào nếu như không được kiểm soát tốt. Do đó, vấn đề đáng quan tâm nhất ở bệnh nhân tiểu đường là làm sao để giữ cho lượng đường hạ và ổn định ở mức đó. Vì vậy, ngoài chế độ ăn uống, tập luyện, bạn cũng nên trang bị cho mình một loại sản phẩm giúp ổn định đường huyết, với các thành phần thảo dược thiên nhiên như: khổ qua rừng, sa sâm, bố chính sâm, sâm đại hành….

Hạ đường SIKAI với chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như: khổ qua rừng, sa sâm, bố chính sâm, nam dương sâm, sâm đại hành,… có tác dụng hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường, sử dụng an toàn cho người có thể trạng đường máu cao, người bị tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

41 những suy nghĩ trên “Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường và những điều cần biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *