Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường– mối nguy hại không trừ một ai

biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường

Những hệ lụy nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường chính là những biến chứng mà nó gây ra, nếu không kịp thời phát hiện và kiểm soát có thể sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề nhất là tử vong cho người bệnh. Những biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường thường diễn ra đột ngột và trong thời gian ngắn, được gọi là biến chứng cấp tính. Sau đây SIKAI sẽ cùng bạn tìm hiểu về những biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường, cùng cách phòng ngừa như thế nào cho an toàn và mang lại hiệu quả cao.

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường.
Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường.

1. Những biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường

Biến chứng cấp tính thường gặp nhất ở bệnh tiểu đường là biến chứng tăng đường huyết, và biến chứng hạ đường huyết.

1.1. Biến chứng tăng đường huyết

Là biến chứng rất hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Bao gồm các thể:

– Hôn mê do biến chứng nhiễm toan Ceton:

xảy ra khi tuyến tụy không tiết ra đủ lượng insulin để vận chuyển glucose vào trong tế bào, chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể. Lúc này cơ thể sẽ tự tạo ra nguồn năng lượng bằng cách phân hủy chất béo như một nhiên liệu thay thế. Quá trình này cũng sẽ sản xuất ra một axit độc hại trong máu gọi là ceton.

Đây là một trong những nguyên nhân thường khiến bệnh nhân phải vào viện và là nguyên nhân tử vong cao nhất trong các biến chứng tiểu đường. Thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 hoặc người đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến tụy. Thống kê có khoảng 20-40% bệnh nhân mới được chẩn đoán phải vào viện điều trị do nhiễm toan. Tỷ lệ tử vong do hôn mê nhiễm toan xeton có thể từ 2% – 10%. Các nguyên nhân và yếu tố khởi phát nhiễm toan xeton thường gặp bao gồm: đái tháo đường không được chẩn đoán và điều trị, bỏ tiêm insulin, các bệnh cấp tính như nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, chấn thương,…

Các triệu chứng bao gồm buồn nôn, nôn và đau bụng, hơi thở có mùi ceton, như mùi hoa quả lên men, các dấu hiệu bị mất nước (môi khô, da khô), nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, rối loạn ý thức ở các mức độ khác nhau, từ nhẹ đến hôn mê.

 

Lúc này bệnh nhân cần ngay lập tức cấp cứu tại một cơ sở y tế chuyên khoa, điều trị bằng cách truyền tĩnh mạch bù nước và điện giải, đồng thời tiêm insulin. Nếu được cấp cứu kịp thời, đường huyết sẽ nhanh chóng ổn định. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh nhân có thể nhanh chóng đi vào hôn mê, thậm chí là tử vong.

Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu: Tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường máu là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid nặng, xảy ra do tăng đường máu rất cao kèm theo mất nước nặng, không có nhiễm toan xeton hoặc nhiễm toan xeton rất nhẹ. Tăng áp lực thẩm thấu nặng dẫn đến hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường máu.

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu chiếm 5-10% trong các loại biến chứng hôn mê ở bệnh nhân tiểu đường và là một trong những loại hôn mê nặng nhất, thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nhiều tuổi (trên 60 tuổi), tỷ lệ tử vong rất cao (10-30%). Mặc dù được điều trị tích cực, nguyên nhân tử vong thường do các biến chứng như: tắc mạch, phù não hoặc trụy mạch do điều trị bất hợp lý nhiễm khuẩn…

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường.

Các dấu hiệu khởi phát bệnh thường xuất hiện trước khi hôn mê thực sự xảy ra đôi khi từ vài ngày đến hàng tuần. Các biểu hiện lâm sàng bao gồm:

  • Uống nhiều, tiểu nhiều ở giai đoạn đầu.
  • Mất nước nặng, sút cân nhiều.
  • Tăng trương lực cơ, co giật khu trú hoặc lan rộng.
  • Rối loạn thị giác, các dấu hiệu tổn thương thần kinh khu trú.
  • Rối loạn ý thức từ mức độ nhẹ đến hôn mê sâu.

Giống như hôn mê do nhiễm toan ceton, hôn mê thẩm thấu là tình trạng cấp tính, bệnh nhân phải được nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được bù nước và điện giải ngay lập tức, sau đó các bác sỹ có thể tiếp tục truyền insulin theo đường tĩnh mạch và theo dõi các chỉ số sinh tồn như nhịp tim, nhịp thở, huyết áp…

1.2. Biến chứng hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu xuống thấp bất thường (thường xảy ra khi lượng đường máu thấp hơn 65 mg/dl). Đây là tình trạng thường thấy ở hầu hết các bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu như người mệt mỏi, vã mồ hôi, nhịp tim tăng, đói cồn cào, chân tay bủn rủn, choáng váng, nhức đầu, dễ bị kích thích, giảm khả năng chú ý… Nếu không kịp điều trị, lượng đường trong máu quá thấp có thể dẫn đến hiện tượng lên cơn co giật, mất dần ý thức, hôn mê và trong trường hợp xấu có thể gây chết não dẫn đến tử vong.

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến mức đường trong máu thấp là sử dụng quá liều insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết nhóm sulfamid; hoặc do bỏ bữa, bữa ăn không đủ cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho người bệnh; hoặc vận động quá mức như lao động nặng, quá sức; do uống rượu bia.

Cách điều trị:

  • Đối với hạ đường huyết mức độ nhẹ người bệnh có thể tự điều trị bằng cách uống ngay 10-15g đường, sau đó nghỉ ngơi trong khoảng 30 phút, hoặc có thể thay bằng vài viên kẹo, một cốc nước trái cây ngọt (khoảng 200ml).
  • Đối với hạ đường huyết vừa và nặng, bệnh nhân cần được đưa ngay đến các cơ sở y tế để được kiểm tra đường huyết mao mạch, nếu đường huyết <3mmol/l phải đặt đường truyền tĩnh mạch, truyền ngay khoảng 50 – 100ml dung dịch Glucose 30%, sau đó duy trì bằng dung dịch Glucose 5%.

2. Cách phòng ngừa biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường.

Các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường là hậu quả của tình trạng tăng đường máu kéo dài. Kiểm soát tốt đường máu sẽ giúp hạn chế sự tiến triển của các biến chứng do bệnh gây ra. Để phòng ngừa, bạn cần biết cách:

  • Có chế độ ăn uống hợp lý, nên ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ, rau củ trái cây, tránh đồ ăn dầu mỡ, nhiều tinh bột, chất ngọt, không uống rượu bia.
  • Tập luyện nhẹ nhàng để nâng cao thể chất. Tập thể dục đều đặn sẽ giúp hạn chế rất tốt các biến chứng của bệnh.
  • Luôn giữ cho mình tinh thần ổn định, sống vui vẻ, lạc quan, bớt lo âu.

Trên đây, Hạ đường SIKAI đã hướng dẫn bạn tìm hiểu những biến chứng cấp tính rất nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Đề giảm thiểu tối đa tác hại của những biến chứng đó, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm Đông y, với các thành phần thảo dược thiên nhiên như khổ qua rừng, sa sâm, sâm đại hành, nam dương sâm… sẽ giúp bạn ngăn ngừa những biến chứng tiểu đường một cách an toàn và hiệu quả.

Viên uống SIKAI với thành phần gồm các thảo dược thiên nhiên như: khổ qua rừng, sa sâm, nam dương sâm, sâm đại hành, bố chính sâm, đã được kiểm định phù hợp quy định an toàn thực phẩm, có công dụng hỗ trợ và ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường, là một thực phẩm rất cần thiết cho người có thể trạng đường máu cao, người bị tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

48 những suy nghĩ trên “Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường– mối nguy hại không trừ một ai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *