Bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?

Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không là câu hỏi được hầu hết bệnh nhân khi mới mắc bệnh quan tâm. Hãy cùng Hạ đường SIKAI tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này qua bài viết sau đây.

Tiểu đường tuýp 1 tuy ít gặp hơn tiểu đường tuýp 2 và không nguy hiểm như tiểu đường tuýp 2 nhưng nếu không có biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời, bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng gây hại cho sức khỏe, thậm chí khiến người bệnh tử vong. Vậy bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì? Tiểu đường tuýp 1 có triệu chứng gì?

Tiểu đường tuýp 1 là gì?

Bệnh tiểu đường type 1 (đái tháo đường tuýp 1), hay còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trẻ. Trong bệnh tiểu đường , là do cơ chế tự miễn, tức tuyến tụy bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho tuyến tụy không còn khả năng sản xuất insulin nữa dẫn tới làm tăng đường huyết và tiểu ra đường.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?

Gen gây bệnh tiểu đường type 1 có nhiễm sắc thể (AND) số 11 giống nhau ( nhiễm sắc thể là nơi lưu trữ mọi thông tin di truyền bằng các nucleotic trong tế bào). Tiếp xúc, nhiễm một số virus như quai bị, Coxakies virus hay các độc chất trong môi trường có thể khởi phát đáp ứng kháng thể một cách bất thường, là nguyên nhân làm hư tổn tế bào tuỵ tiết ra insulin.

Bệnh tiểu đường type 1 là do cơ chế tự miễn, tức tuyến tuỵ bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho cơ quan này không còn khả năng sản xuất insulin nữa. Kháng thể bất thường này được thành lập ngay trong cơ thể người bệnh tiểu đường type 1, bản chất là protein trong máu, một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Trong bệnh lý miễn dịch, cũng như ở bệnh nhân tiểu đường type 1, hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể trực tiếp chống lại chính mô của người bệnh.Biểu hiện của tiểu đường tuýp 1.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có triệu chứng gì?

Tiểu đường có rất nhiều dấu hiệu nhận biết, song chúng lại khá mờ nhạt, khó phát hiện. Diabetna khuyên bạn hãy tới các cơ sở y tế để kiểm tra đường huyết, nếu bạn nhận thấy mình có một vài triệu chứng trong số được liệt kê dưới đây:

– Đi tiểu nhiều lần: Do đường huyết cao hơn mức cho phép, cơ thể sẽ thực hiện đào thải lượng này qua đường nước tiểu. Điều này dẫn đến việc người bệnh đi tiểu nhiều hơn, do cần đào thải liên tục lượng đường trong máu dư thừa.

– Khát nước hơn thường lệ: Đi tiểu nhiều cũng sẽ làm cho bạn cảm thấy khô và khát, do đó người bệnh sẽ uống nước nhiều hơn.

– Sút cân: Người bị tiểu đường sút cân nặng vì 2 lý do: (1) mất nước – do đi tiểu nhiều lần; (2) calories (năng lượng) có trong đường bị mất đi qua nước tiểu, và cơ thể không hấp thụ đủ lượng calories cần thiết từ đường huyết. Do đó, nếu cân nặng sụt giảm bất thường (trên 5% khối lượng cơ thể, trong thời gian ngắn và không có nguyên nhân), hãy cân nhắc kiểm tra khả năng mắc bệnh của bạn.

– Thường xuyên mệt mỏi: Mệt mỏi là vấn đề thường gặp ở tất cả mọi người. Nhưng nếu bạn cảm thấy mệt mỏi liên tục, thì đây lại là dấu hiệu đáng chú ý cho thấy bạn có thể mắc tiểu đường: đồ ăn được nạp vào cơ thể không được tiêu thụ đúng cách, và không tạo ra năng lượng cần thiết cho hoạt động của các tế bào.

– Mắt mờ đi: Trong một số trường hợp, mắt mờ có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm nhất của bệnh tiểu đường. Đường huyết quá cao có thể khiến tăng dịch kính (khối dịch trong suốt nằm sau thủy tinh thể, có chức năng tiếp truyền các tia sáng từ ngoài vào đáy mắt, cung cấp dinh dưỡng cho thủy tinh thể và võng mạc) trong mắt và làm thay đổi kích thước thủy tinh thể. Khi kích thước thủy tinh thể thay đổi, mắt của bạn sẽ có tầm nhìn thay đổi, gây mờ mắt.

– Các vết cắt trên da (như đứt tay) lâu lành hơn: Hệ thống miễn dịch bị ức chế khi lượng đường trong máu quá cao vì thế cơ thể khó nhận biết được các vấn đề về nhiễm trùng nên vết thương lâu lành.

– Tê bì các ngón chân, ngón tay (như bị kiến bò): Đường huyết tăng cao có thể gây ra một vài biến chứng, ngay trước cả khi bạn biết mình mắc tiểu đường. Một trong số đó là triệu chứng tê bì chân tay, dấu hiệu cho biết dây thần kinh đang bị tổn thương do lượng đường trong máu cao.

– Các bệnh về đường tiết niệu: Lượng đường cao hơn trong nước tiểu có thể là nơi sinh sản cho vi khuẩn và nấm men gây nhiễm trùng, tổn thương đường tiết niệu. Những dấu hiệu ban đầu nếu được nhận biết kịp thời sẽ giúp người bệnh phát hiện được bệnh sớm nhất và có phương pháp kiểm soát đường huyết tốt nhất.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?

Tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?

Tiểu đường tuýp 1 tuy ít gặp hơn tiểu đường tuýp 2 và không nguy hiểm như tiểu đường tuýp 2 nhưng nếu không có biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời, bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng gây hại cho sức khỏe, thậm chí khiến người bệnh tử vong.

Bệnh tiểu đường type 1 có thể để lại  một số biến chứng nguy hiểm như hạ đường huyết, Nhiễm ketone máu, rối loạn cương dương , các biến chứng ở mắt và biến chứng ở chân…

Hạ dường huyết:

Đường huyết thấp còn được gọi là hạ đường huyết. Nó có thể xảy ra do tiêm quá nhiều insulin, tập thể dục quá nhiều, hoặc ăn quá ít thức ăn. Hạ đường huyết thường gặp ở bệnh nhân Đái tháo đường type 1 đang điều trị.

Triệu chứng thường xuất hiện khi lượng đường trong máu giảm dưới 70mg/dl .Các triệu chứng bao gồm:

  • Nhức đầu
  • Đói
  • Căng thẳng
  • Run tay
  • Đổ mồ hôi
  • Yếu mệt
  • Nhìn mờ

Nếu những triệu chứng này xảy bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu. Nếu đường huyết thấp, ăn uống những thức ăn chứa đường: nước trái cây, vài muỗng đường, một ly sữa  hoặc nước ngọt.

Sau khi các triệu chứng hết, bạn nên  ăn thêm thức ăn khác. Nếu bị hạ đường huyết nặng hơn nên được điều trị tại bệnh viện. Bệnh nhân cần được điều chỉnh liều insulin thích hợp để tránh hạ đường huyết thường xuyên.

Nhiễm ketone máu

Nếu đái tháo đường type 1 không được điều trị rất dễ xảy ra biến chứng hôn mê do nhiễm ceton acid.

Khi không có đủ insulin để đưa glucose vào tế bào, glucose có thể tăng cao trong máu. Khi đó, cơ thể tìm các hình thức khác để tạo năng lượng và sử dụng chất béo như là một nguồn nhiên liệu. Mỡ sẽ bị phân hủy để tạo năng lượng và quá trình này sẽ tạo ra nhiều acetone acid , ketone tăng trong máu và nước tiểu. Gây ra nhiễm cetone acid ( ketoacidosis.)

Các triệu chứng cảnh báo nhiễm  cetone acid ,bao gồm:

  • Thở nhanh, sâu
  • Da và miệng khô
  • Bừng mặt
  • Hơi thở có mùi trái cây
  • Buồn nôn hay nôn mửa
  • Đau dạ dày

Nếu những triệu chứng này xảy ra, gọi cho bác sĩ hay đi đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Nếu không được điều trị , tình trạng này sẽ dẫn đến hôn mê và thậm chí tử vong.

Các biến chứng Đái tháo đường type 1 khác

  • Các biến chứng khác của bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể bao gồm:
  • Rối loạn cương dương
  • Biến chứng ở mắt: bệnh võng mạc do đái tháo đường, bong võng mạc, Glaucoma, và đuc thủy tinh thể.
  • Biến chứng ở chân
  • Nhiễm trùng của da,tiết niệu và sinh dục ở nữ
  • Bệnh thận (bệnh tiểu đường nephropathy)
  • Biến chứng thần kinh do đái tháo đường
  • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh mạch máu, bao gồm thuyên tắc mạch và đột quị

Trên đây là những chia sẻ của Hạ đường SIAKI để giải đáp cho câu hỏi là bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không? Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân trong gia đình. Chúc bạn luôn mạnh và khỏe hạnh phúc!

1 Comments

Leave a Reply

XHTML: You can use these tags: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>