Triệu chứng bệnh tiểu đường và những điều cần biết

Triệu chứng bệnh tiểu đường giúp nhận biết bệnh sớm nhất. Đây được xem là một trong những kẻ giết người thầm lặng đang dần trở nên phổ biến. Nhiều người thậm chí còn không phát hiện mình bị bệnh bởi các dấu hiệu bệnh tiểu đường khởi phát rất dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường.

Triệu chứng bệnh tiểu đường cho bạn biết tình trạng bệnh đang ở mức nào? Để có cách ngăn ngừa và điều trị kịp thời. Bệnh tiểu đường là loại bệnh về nội tiết do rối loạn chuyển hóa đường trong máu lên mức cao. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim mạch, huyết áp, suy thận… Tốt nhất bạn nên nắm rõ các dấu hiệu bệnh tiểu đường khởi phát để kiểm soát bệnh kịp thời.

Bệnh tiểu đường có 3 dạng chính là: tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì đối tượng nào, kể cả trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đối với bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra ở thanh thiếu niên, đối tượng trẻ tuổi. Còn với bệnh tiểu đường tuýp 2 thì thường diễn ra ở người già. Ở lứa tuổi này, thường thì chế độ ăn uống không khoa học, kèm theo đó là tình trạng kiểm soát đường huyết không tốt nên gây ra các rối loạn chuyển hóa, dẫn đến bệnh tiểu đường. Ngoài ra, tiểu đường thai kỳ hay xuất hiện ở phụ nữ mang thai.

Chúng ta có thể nhận biết dấu hiệu bệnh tiểu đường khởi phát như: thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều… Tuy nhiên, tùy từng mức độ và các biểu hiện cụ thể của bệnh phụ thuộc vào từng loại khác nhau. Bạn có thể phân biệt các triệu chứng bệnh tiểu đường qua các thông tin sau:

Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 1

Nắm rõ các triệu chứng tiểu đường tuýp 1 để có biện pháp thích hợp

Người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 thường có các triệu chứng điển hình như:

  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, cơ thể luôn trong tình trạng hoa mắt, chóng mặt.
  • Đặc biệt hay đi tiểu nhiều vào ban đêm.
  • Khát nước: thường thì người bị tiểu đường tuýp 1 sẽ cảm thấy khát nước quá mức hơn so với bình thường.
  • Cân nặng giảm một cách đột ngột và không rõ nguyên nhân.
  • Cảm giác đói quằn quại.

Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2

Hiểu rõ các triệu chứng tiểu đường tuýp 2 để có biện pháp tốt nhất

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2 thì dấu hiệu khởi phát bệnh tiểu đường rất khó nhận biết và phân biệt với các bệnh thông thường. Hầu hết người bị bệnh này thường phát hiện bệnh một cách tình cờ khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi bệnh đã diễn biến tới giai đoạn rõ rệt.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 tương tự với tiểu đường tuýp 1 như: luôn cảm thấy mệt mỏi bởi cơ thể không còn khả năng sử dụng được glucose để tạo năng lượng mà phải dùng đến mỡ trong cơ thể, sụt cân nhanh mà không rõ lý do. Tuy nhiên, với tiểu đường tuýp 2 cũng có một số biểu hiện đặc trưng như:

  • Ăn nhiều nhưng cảm giác nhanh đói: đây là một biểu hiện đặc trưng của tiểu đường tuýp 2 khi nồng độ insullin tăng cao trong cơ thể gây nên cảm giác đói nhanh.
  • Vết thương lâu lành: do lượng đường trong máu cao khiến cho các bạch cầu hoạt động bất thường, làm giảm khả năng tự bảo vệ của cơ thể nhằm chống lại vi khuẩn, vi trùng xâm nhập.
  • Rối loạn tình dục: được biểu hiện qua các chứng bệnh ở cả nam và nữ như xuất tinh sớm, giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương…
  • Nhiễm trùng: hệ thống miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng, nấm sinh dục, nhiễm trùng da…
  • Tầm nhìn bị mờ, không rõ ràng.

Triệu chứng bệnh tiểu đường thai kỳ

Căn bệnh thường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai và có thể tự hết sau khi sinh con. Tuy nhiên, các biến chứng mà nó gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Đối với người mẹ khi bị bệnh thường dễ bị tiền sản giật, băng huyết sau sinh, sinh non, sảy thai… và nguy cơ các lần mang thai tiếp theo cũng bị tiểu đường thai kỳ. Còn với thai nhi thì cân nặng tăng một cách nhanh chóng khiến việc sinh nở gặp khó khăn. Đặc biệt bé có thể bị dị tật bẩm sinh, suy đường hô hấp, vàng da… nghiêm trọng là tử vong. Tốt nhất nên nhận biết bệnh qua các dấu hiệu bệnh tiểu đường khởi phát để kiểm soát kịp thời và tránh biến chứng thành tiểu đường tuýp 2.

Thường thì bệnh được phát hiện khi thai nhi ở tuần 24. Một số triệu chứng bệnh tiểu đường như:

  • Thường xuyên đi tiểu đêm và thấy khó chịu ở vùng bụng.
  • Cơ thể luôn trong tình trạng khát nước hơn bình thường, uống nước nhiều.
  • Hay bị hoa mắt, chóng mặt, cơ thể suy nhược.
  • Thường thèm ăn và cảm giác đói.

Lưu ý giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt nhất

Cung cấp những thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường

 

  • Cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt các vitamin từ rau xanh.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa nhiều dầu mỡ và đường.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và kiểm soát lượng đường huyết trong máu ổn định.
  • Giữ cân nặng duy trì ở mức ổn định tránh tình trạng để cân nặng tăng hoặc giảm đột ngột.
  • Tạo cho bản thân tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng và lo lắng quá mức khiến bệnh diễn biến trầm trọng.

 

Hạ Đường Sikai
Hạ Đường Sikai
  • Viên uống SIKAI – được chiết xuất 100% từ các thảo dược thiên nhiên như Khổ qua, Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm,… giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường. Sản phẩm được dùng cho các trường hợp người có thể trạng đường máu cao, người bị tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Thông tin thêm về biểu hiện bệnh tiểu đường

Triệu chứng và cách điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường (hay còn được gọi là đái tháo đường) là căn bệnh khá phổ biến hiện nay ở cả nam lẫn nữ. Căn bệnh này xảy ra là do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa Cacbohydrat khi hormone insulin bị thiếu hụt. Hãy cùng nhau tìm hiểu về triệu chứng bệnh tiểu đường để có cách điều trị hiệu quả nhất.

Chỉ cần có bất kì triệu chứng tiểu đường nào xuất hiện bạn nên đi khám để xác định tình trạng bệnh tránh trường hợp để bệnh nặng mới bắt đầu đi khám và điều trị bệnh. Tốt nhất nên phát hiện càng sớm càng tốt, tránh biến chứng bệnh tiểu đường gây nên.

Nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường được chia thành 2 tuýp khác nhau dựa vào mức độ phụ thuộc insulin của bệnh gồm: tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Với tiểu đường tuýp 1 là loại phụ thuộc vào insulin do cơ thể người bệnh không thể tự sản xuất, tiểu đường tuýp 2 là loại không phụ thuộc vào insulin.

  • Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 1: tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra với trẻ em và thiếu niên còn đối với tiểu đường tuýp 2 là người lớn, người cao tuổi.

+ Yếu tố duy truyền: nếu bố mẹ mắc bệnh sẽ truyền gen bệnh sang con

+ Do hệ miễn dịch: khi hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ kích thích các tế bào bạch cầu tấn công tế bào beta, khiến tuyến tụy bị suy giảm và khả năng sản xuất insulin trong cơ thể cũng mất đi.

+ Yếu tố bên ngoài: các loại độc tố từ môi trường, thực phẩm và các loại virus xâm nhập vào cơ thể phá hủy tế bào beta gây nên bệnh tiểu đường.

  • Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 2: thường có nhiều chuyển hóa phức tạp, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh rất cao.

+ Yếu tố di truyền: cũng giống như tiểu đường tuýp 1, gen bệnh được truyền từ bố mẹ sang con đóng vai trò quan trọng trong khả năng sản xuất ra insulin của tuyến tụy.

+ Do béo phì: đây là nguyên nhân chủ yếu nên nên bệnh tiểu đường tuýp 2. Bởi lượng mỡ thừa nhiều thì lượng calo trong cơ thể cũng sẽ vượt khỏi giới hạn, chống lại insulin. Nếu bạn không chịu vận động và sử dụng phương pháp giảm cân sẽ càng làm tác động đến tuyến tụy ép buộc sản xuất insulin. Tình trạng này kéo dài khiến tuyến tụy bị suy yếu và không còn khả năng sản xuất insulin nữa, gây nên bệnh.

Những triệu chứng của bệnh tiểu đường

  • Luôn có cảm giác khát nước: cơ thể của người bị tiểu đường sẽ thiếu nước chính vì thế mà nhu cầu bổ sung nước tăng cao. Nên người bệnh muốn uống nhiều nước, đồng thời điều chỉnh lượng đường trong máu. Đây là một trong những triệu chứng tiểu đường đầu tiên nhận biết bệnh.
  • Đi tiểu nhiều lần: người bị bệnh tiểu đường thường có nhu cầu thải lượng glucose trong máu nhiều hơn so với người bình thường. Khi bị bệnh tiểu đường khiến thận suy yếu chính vì thế việc đi tiểu nhiều lần là điều dễ hiểu.
  • Sụt cân quá nhanh: cân nặng giảm một cách đột ngột thì đây là giảm cân không lành mạnh có thể do lượng đường trong máu cao.
  • Tầm nhìn giảm sút: hình dạng thấy kính của mắt thay đổi dẫn đến độ khúc xạ cũng thay đổi theo nếu đượng đường trong cơ thể tăng. Điều này làm giảm chức năng thị lực của mắt.
  • Vết thương lâu lành: bởi mạch máu bị hỏng vì lượng đường lưu thông qua tĩnh mạch và động mạch, làm máu khó lưu thông đến toàn bộ các tế bào trong cơ thể để chữa lành vết thương.
  • Cảm giác mệt mỏi và khó chịu: lượng đường trong cơ thể tăng cao khiến cơ thể rơi vào tình trạng uể oải, mệt mỏi.
  • Viêm nứu: nứu bị sưng đỏ kéo dài là một triệu chứng tiểu đường. Nứu nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi bị bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch bị tổn thương, khiến cơ thể yếu đi và khó chống lại vi khuẩn.

Từ những triệu chứng tiểu đường trên bạn cần nên xem xét lại sức khỏe của mình một cách kĩ lưỡng, đi khám sức khỏe nhằm có kết quả chuẩn xác để từ đó có phương pháp điều trị bệnh tốt nhất.

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường

Khi có triệu chứng bệnh tiểu đường bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra chuẩn xác và phát đồ điều trị. Với bệnh tiểu đường tuýp 1, người bệnh phải sử dụng insulin. Còn với tiểu đường tuýp 2 người bệnh phải dùng thuốc nhằm hạ đường huyết để cơ thể tăng cường sản xuất insulin. Lưu ý, bạn phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không được tùy tiện sử dụng.

Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường còn có thể áp dụng các phương pháp sau đây để tăng sức đề kháng và nhanh chóng đẩy lùi bệnh hiệu quả:

  • Thực hiện chế độ ăn uống thích hợp

Khi bị tiểu đường chỉ nên ăn tối đa 2 bữa/ngày và bạn cần ăn uống đúng giờ, không được bỏ bữa, khi ăn nhớ nhai kỹ, không nên ăn quá no. Nên ăn trái cây và uống sữa không đường trước khi ngủ vào ban đêm. Thực phẩm cần bổ sung giàu chất đạm, vitamin, muối khoáng với số lượng vừa đủ. Ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc, nấm và nên chế biến thức ăn ở dạng luộc, hấp, xào. Tốt nhất bạn nên hạn chế thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thịt, thực phẩm chứa nhiều chất béo và tuyệt đối không được uống rượu, bia.

  • Chế độ vận động, tập luyện hợp lý

Chỉ cần thấy các triệu chứng tiểu đường xuất hiện bạn nên có chế độ tập luyện thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày nhằm đẩy lùi bệnh và nâng cao sức khỏe.

  • Sử dụng các thảo dược thiên nhiên

Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học có một số thảo dược tự nhiên tốt cho người bị bệnh tiểu đường như: Khổ qua, Sa sâm, Bố chính sâm, Nam dương sâm, Sâm đại hành… Người bị tiểu đường có thể sử dụng hằng ngày để giúp bệnh thuyên giảm.

Các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên không chỉ giúp hạ và ổn định lượng đường huyết cũng như ngăn ngừa và giảm thiểu các biến chứng do tiểu đường gây ra. Giúp tuyến tụy phục hồi sản xuất insulin giúp lượng đường trong máu hoạt động bình thường trở lại. Giải độc gan, khôi phục lục phủ ngũ tạng rất tốt. Ngoài ra còn giúp an thần, bổ khí, phục hồi nguyên khí…  Sử dụng bài thuốc chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên không những giúp điều trị bệnh hiệu quả mà còn tiết kiệm, an toàn.

Từ các triệu chứng tiểu đường mà phát hiện bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp. Chính vì thế bạn hết sức lưu ý nếu thấy cơ thể bất thường, đừng bỏ qua dù là các dấu hiệu nhỏ nhất. Điều trị bệnh tiểu đường càng sớm càng tốt tránh những biến chứng nguy hiểm xảy đến.

>> Có thể bạn quan tâm:

Làm sao biết mình mắc bệnh tiểu đường?

Muốn biết mình mắc bệnh tiểu đường phải thử máu khi đói. Các kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ báo cho bạn biết mức độ đường có trong máu, các BS sẽ thông báo cho bạn biết bạn có bệnh tiểu đường không và cho bạn hướng điều trị.

Làm sao biết mình mắc bệnh tiểu đường?
Muốn biết mình mắc bệnh tiểu đường phải thử máu khi đói.

Bạn không nên chỉ tìm các vị thầy thuốc Đông y để xác định mình có bị bệnh tiểu đường không? Bạn đừng đợi: đái nhiều, khát nhiều, đói nhiều… mới xác định mình mắc bệnh tiểu đường, khi đến đây thì bệnh đã nặng rồi, các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng đã xuất hiện rồi. Điều ấy thường quá chậm, bạn không nên biết mình bị bệnh tiểu đường trong giai đoạn này. Đừng đợi kiến bu khi đi đái mới gọi là tiểu đường, đừng dùng thuốc theo các vị “thần y ” mách bảo, đừng chữa bệnh bằng internet… hãy tìm người có chuyên môn được chứng nhận của Y tế.

Tây y là xác định bạn có bị đường trong máu vượt quá ngưỡng cho phép. Thông thường là 1g/1lit (5g cho 5 lít máu có trong con người) Các thuốc tân dược dể dàng đưa lượng đường trong máu về lại giới hạn và có kiểm soát, Tân dược là hạ đường trong máu, là tầm soát các biến chứng sớm. Bạn không thể tự mình làm điều ấy, công việc của các bác sĩ là theo dỏi điều ấy khi đã phát hiện có bệnh tiểu đường, mà cần phải có nhân viên y tế theo dỏi chặc chẻ.

Thuốc Đông y là hổ trợ hạ đường, là giúp ổn định hoạt động các tạng phủ, giúp cơ thể có thể hồi phục khả năng kiểm soát lượng đường có trong máu, giúp hồi phục khả năng ổn định đường huyết, giúp giảm bớt lệ thuộc vào thuốc tây y dùng lâu dài dễ gây biến chứng ngoài mong muốn, tăng cường sức đề kháng, giúp mau lành vết thương nếu có, giúp an lành thần kinh.

Viên uống hạ đường SIKAI mà lương y Dương Phú Cường nghiên cứu và bào chế nằm trong phạm vi ấy. Giúp hạ đường đang lên cao, giúp hồi phục thể trạng, sức đề kháng nhờ nhiều loại sâm, nhuận trường, dưỡng được âm huyết, thanh lọc và giải độc cơ thể, an thần, tiêu mỡ xấu, đen lại râu tóc và mọc tóc, ổn định huyết áp.

Khi uống hạ đường SIKAI, bạn không nên uống nhiều bia rượu, không uống nước đá và nước để trong tủ lạnh. Ăn nhiều rau còn sinh chất, có nghĩa là còn sống, không nên nấu chín như: salat, củ sắn, củ dền, cà rốt, chuối, cóc , nho , ổi, các loại rau xanh sạch tốt, các loại mè đậu, ít cá thịt tôm cua, ít cơm gạo trắng,…

Nhớ rằng đông y không phải chỉ có thuốc mà còn có: thức ăn hài hoà, tập luyện thể dục cho khí huyết lưu thông, luyện thiền cân bằng thần kinh âm dương tạng phủ, luyện tập Thiền Thương có tại VP Hội Đông y Gò Vấp, thứ hai đầu tháng đều có, lúc 19g – 21g. ĐC: 1050/73 /1 Quang Trung, P.8, Gò Vấp – Tel: 0903.991960

Cả Đông y và Tây y phải kết hợp hài hòa, chỉ một bên thường thất bại hoàn toàn. Một bên không thể chữa trị được. không có thuốc nào chữa trị thành công mà cần phối hợp rất nhiều kinh nghiệm và phương pháp.

Lương y DƯƠNG PHÚ CƯỜNG
Trưởng Ban Giảng Huấn Hội Đông y Quận Gò Vấp