Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của bệnh tiểu đường

Đái tháo đường là một tình trạng rối loạn chuyển hóa đa nguyên nhân đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mạn tính với các rối loạn chuyển hóa carbohydrate, mỡ, protein do hậu quả của khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai. Tăng Glucose máu mạn tính trong bệnh tiểu đường sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.

Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

– Đái tháo đường do tụy

Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tụy.

Sỏi tụy: Đây là biến chứng ít gặp.

Ung thư tụy nguyên phát hoặc thứ phát do ung thư nơi khác di căn đến: Ít gặp, các triệu chứng của bệnh lý ung thư lấn át bệnh đái tháo đường.

Di truyền: Đái tháo đường type 1 do di truyền thường liên quan đến hệ kháng nguyên bạch cầu người (Human Leucocyte Antigen – HLA) trong cơ thể.

Yếu tố môi trường: Các yếu tố môi trường tác động lên cơ thể làm tổn thương tuyến tụy, đặc biệt là tụy nội tiết bao gồm: Virus (quai bị, Rubella, Coxsakie B4), các chất hóa học có chứa Nitơ hay các chất độc từ củ sắn…

Yếu tố miễn dịch: Một số kháng thể tham gia vào miễn dịch dịch thể như kháng thể chống tế bào β tiểu đảo tụy, tự kháng thể kháng tế bào tiểu đảo (ICA), kháng thể kháng insuline (IAA)… được tìm thấy ở bệnh nhân đái tháo đường type 1. Ngoài ra, sự rối loạn tế bào Lympho T cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường type 1.

– Nguyên nhân ngoài tụy

Cường thùy trước tuyến yên: Làm tăng tiết GH, gây ra đái tháo đường tuyến yên.

Cường vỏ thượng thận: Làm tăng tiết Hormone cortisol làm tăng tạo đường mới và giảm tiêu thụ Glucose tế bào, gây ra đái tháo đường do tuyến thượng thận.

Cường giáp trạng: Do Hormone tuyến giáp hầu như tác dụng lên tất cả các giai đoạn của chuyển hóa Glucid nên có thể gây rối loạn chuyển hóa đường. Tuy nhiên, trường hợp này không nặng nề.

Di truyền: Những người có tiền sử gia đình có bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 thì có nhiều nguy cơ mắc bệnh.

Yếu tố môi trường: Tuổi tác, béo phì, lối sống tĩnh tại, chế độ ăn quá nhiều chất béo, đường bột và ít rau quả tươi… là những nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường type 2.

Cơ chế sinh bệnh của bệnh tiểu đường

Khi đường từ thức ăn sau khi đưa vào cơ thể sẽ được bẻ gãy để tạo thành đường đơn như Glucose. Sau khi lưu hành trong máu, Glucose được đưa vào tế bào để sử dụng tạo thành năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Insuline là Hormone do các tế bào β của tuyến tụy nội tiết bài tiết, có tác dụng vận chuyển Glucose vào tế bào. Khi Glucose máu tăng cao, tuyến tụy sẽ bài tiết một lượng insuline vừa đủ để vận chuyển Glucose vào tế bào. Khi Glucose máu xuống thấp tụy sẽ ngừng bài tiết insuline.

– Đái tháo đường type 1

Vì những lí do trên, các tế bào β của tụy bị phá hủy, không thể bài tiết insulin phục vụ cho quá trình vận chuyển Glucose vào tế bào, làm lượng đường máu tăng cao. Hai giai đoạn phát triển đái tháo đường type 1 là: Tạo đáp ứng tự miễn hằng định với tế bào β đảo tụy, có sự xuất hiện đơn độc hay phối hợp các tự kháng thể GAD65, IAA, ICA, IA-2 và giai đoạn tiến triển từ đáp ứng tự miễn với tế bào β đảo tụy sang đái tháo đường type 1.

– Đái tháo đường type 2

Ở những bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2, tuyến tụy bài tiết đủ insuline nhưng các tế bào trong cơ thể kháng lại tác dụng của insuline, hoặc do lượng Glucose đưa vào cơ thể quá nhiều, insuline do tụy tiết ra không đủ để đáp ứng việc vận chuyển chúng vào trong tế bào. Kết quả là đường máu tăng cao, đến một mức nào đó sẽ đào thải qua nước tiểu, gây nên tình trạng đái tháo đường.

Sự đề kháng insuline trong đái tháo đường type 2 là hậu quả của nhiều cơ chế bệnh sinh khác nhau như: Tăng Glucose máu, tăng Acid béo không – ester hoá. Những nghiên cứu gần đây thấy rằng sự đề kháng insulin ở mô cơ xảy ra rất sớm trong quá trình phát triển của bệnh.

Các Enzyme insuline receptor kinase, phosphatase liên quan tới hoạt động insuline, chất chuyển vận glucose và tổng hợp glycogene. Rối loạn chức năng tế bào β đảo tụy trong đái tháo đường type 2 bao gồm: Rối loạn tiết insuline, giảm đáp ứng của insuline đối với Glucose, rối loạn tiết insuline theo nhịp liên quan đến nồng độ Glucose, bất thường chuyển hóa Prinsuline, giảm lượng tế bào β, lắng đọng Amyloid tại đảo tụy. Vai trò của cơ chất thụ thể insulin2 2 (IRS 2: Insulin Receptor Substrate 2), NF-kB, rối loạn chức năng ti thể, stress oxy hóa.

Bị tiểu đường thì nên điều trị như thế nào?

Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể tự chủ động trong điều trị và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Bạn có thể làm cho lượng đường huyết của mình ổn định hơn, thậm chí là chung sống hòa bệnh căn bệnh này bằng nhiều cách khác nhau.

Thay vì để cơ thể ngày càng trở nên quá phụ thuộc, phải tiêm insulin hàng ngày, đi đâu cũng phải đặt báo thức vì đã tới giờ chích thuốc. Chỉ với bài thuốc kết hợp nhiều loại thảo dược trong đông y sẽ giúp bạn kiểm soát nhanh lượng đường – tác dụng của các loại thảo dược này đã được rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe khẳng định.

Nhiều người nghĩ phương pháp chữa bệnh tiểu đường bằng đông y thì có tác dụng chậm, nhưng nó lại khá triệt để và an toàn tuyệt đối, không gây các tác dụng phụ như Tây y, qua đó giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình khỏi những tác nhân gây tổn hại tới sức khỏe. Vấn đề quan trọng còn lại mà bạn phải làm đó chính là lựa chọn cho mình một sản phẩm có chất lượng và đáng tin cậy nhất!

Hạ đường SIKAI là bài thuốc Đông Y hàng đầu hiện nay trong điều trị và ngăn ngừa sự tái phát của tiểu bệnh tiểu đường. Lương Y Dương Phú Cường, người có hơn 20 năm nghiên cứu về bệnh tiểu đường cho biết bài thuốc Hạ đường SIKAI là sự kết hợp hoàn hảo của rất nhiều loại thảo dược quý trong đông y như: Khổ qua, Sa sâm, Nam dương sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành,.. có tác dụng hạ và ổn định đường huyết ở mức an toàn, ngăn ngừa biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra như: Bệnh tim mạch, đục thủy tinh thể, giảm thị lực mắt, giảm cảm giác và tê bì ngón chân…

Hạ đường SIKAI (Theo SKĐS)

Làm sao biết mình mắc bệnh tiểu đường?

Muốn biết mình mắc bệnh tiểu đường phải thử máu khi đói. Các kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ báo cho bạn biết mức độ đường có trong máu, các BS sẽ thông báo cho bạn biết bạn có bệnh tiểu đường không và cho bạn hướng điều trị.

Làm sao biết mình mắc bệnh tiểu đường?
Muốn biết mình mắc bệnh tiểu đường phải thử máu khi đói.

Bạn không nên chỉ tìm các vị thầy thuốc Đông y để xác định mình có bị bệnh tiểu đường không? Bạn đừng đợi: đái nhiều, khát nhiều, đói nhiều… mới xác định mình mắc bệnh tiểu đường, khi đến đây thì bệnh đã nặng rồi, các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng đã xuất hiện rồi. Điều ấy thường quá chậm, bạn không nên biết mình bị bệnh tiểu đường trong giai đoạn này. Đừng đợi kiến bu khi đi đái mới gọi là tiểu đường, đừng dùng thuốc theo các vị “thần y ” mách bảo, đừng chữa bệnh bằng internet… hãy tìm người có chuyên môn được chứng nhận của Y tế.

Tây y là xác định bạn có bị đường trong máu vượt quá ngưỡng cho phép. Thông thường là 1g/1lit (5g cho 5 lít máu có trong con người) Các thuốc tân dược dể dàng đưa lượng đường trong máu về lại giới hạn và có kiểm soát, Tân dược là hạ đường trong máu, là tầm soát các biến chứng sớm. Bạn không thể tự mình làm điều ấy, công việc của các bác sĩ là theo dỏi điều ấy khi đã phát hiện có bệnh tiểu đường, mà cần phải có nhân viên y tế theo dỏi chặc chẻ.

Thuốc Đông y là hổ trợ hạ đường, là giúp ổn định hoạt động các tạng phủ, giúp cơ thể có thể hồi phục khả năng kiểm soát lượng đường có trong máu, giúp hồi phục khả năng ổn định đường huyết, giúp giảm bớt lệ thuộc vào thuốc tây y dùng lâu dài dễ gây biến chứng ngoài mong muốn, tăng cường sức đề kháng, giúp mau lành vết thương nếu có, giúp an lành thần kinh.

Viên uống hạ đường SIKAI mà lương y Dương Phú Cường nghiên cứu và bào chế nằm trong phạm vi ấy. Giúp hạ đường đang lên cao, giúp hồi phục thể trạng, sức đề kháng nhờ nhiều loại sâm, nhuận trường, dưỡng được âm huyết, thanh lọc và giải độc cơ thể, an thần, tiêu mỡ xấu, đen lại râu tóc và mọc tóc, ổn định huyết áp.

Khi uống hạ đường SIKAI, bạn không nên uống nhiều bia rượu, không uống nước đá và nước để trong tủ lạnh. Ăn nhiều rau còn sinh chất, có nghĩa là còn sống, không nên nấu chín như: salat, củ sắn, củ dền, cà rốt, chuối, cóc , nho , ổi, các loại rau xanh sạch tốt, các loại mè đậu, ít cá thịt tôm cua, ít cơm gạo trắng,…

Nhớ rằng đông y không phải chỉ có thuốc mà còn có: thức ăn hài hoà, tập luyện thể dục cho khí huyết lưu thông, luyện thiền cân bằng thần kinh âm dương tạng phủ, luyện tập Thiền Thương có tại VP Hội Đông y Gò Vấp, thứ hai đầu tháng đều có, lúc 19g – 21g. ĐC: 1050/73 /1 Quang Trung, P.8, Gò Vấp – Tel: 0903.991960

Cả Đông y và Tây y phải kết hợp hài hòa, chỉ một bên thường thất bại hoàn toàn. Một bên không thể chữa trị được. không có thuốc nào chữa trị thành công mà cần phối hợp rất nhiều kinh nghiệm và phương pháp.

Lương y DƯƠNG PHÚ CƯỜNG
Trưởng Ban Giảng Huấn Hội Đông y Quận Gò Vấp

Chế độ tập luyện cho người bệnh tiểu đường

Như chúng ta đã biết, bệnh tiểu đường đang ngày một gia tăng, một phần là do lối sống lười vận động của con người. Nếu biết duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp việc thể dục thể thao thường xuyên sẽ tránh được tối đa nguy cơ mắc bệnh. Đây cũng là một lời khuyên dành cho người bệnh tiểu đường, không chỉ phụ thuộc vào thuốc mà nên có một chế độ tập luyện để phòng tránh những nguy cơ biến chứng xảy ra. Vậy, chế độ tập luyện cho người bệnh tiểu đường như thế nào là phù hợp? Những lợi ích của việc luyện tập, nên tập luyện ra sao, những môn thể thao gì sẽ có lợi? Sau đây Hạ đường SIKAI sẽ hướng dẫn bạn cùng tìm hiểu.

Lợi ích của việc tập thể dục với người bệnh tiểu đường

Tập thể dục thể thao là một phương pháp điều trị đơn giản và không mất tiền nhưng có thể đem lại hiệu quả cao trong kiểm soát glucose máu và hạn chế các biến chứng của tiểu đường. Luyện tập thể dục thường xuyên sẽ đem lại những lợi ích sau:

  • Giúp tiêu hao lượng đường trong máu, giảm nồng độ đường máu cả trong và sau khi tập, giúp cải thiện việc kiểm soát đường máu tốt hơn trong thời gian dài.
  • Làm tăng nhạy cảm với insulin máu và tăng tác dụng của insulin. Đây là tác dụng cực kỳ quan trọng với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 vì insulin là tác nhân chính gây ra bệnh tiểu.
  • Giúp xương tăng độ chắc và khỏe.
  • Loại bỏ các loại mỡ máu gây hại và tăng các loại mỡ có lợi. Làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
  • Giảm huyết áp, đặc biệt rõ hơn ở các bệnh nhân có tăng huyết áp mức độ nhẹ hoặc vừa.
  • Làm giảm trọng lượng cơ thể, loại bỏ bớt lượng mỡ thừa ở các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 thừa cân hoặc béo phì.
  • Giúp cải thiện các chức năng tim mạch, làm tăng khả năng co bóp tống máu của tim…
  • Ngoài ra, tập thể dục đều đặn còn mang lại cho người bệnh cảm giác thoải mái và một cuộc sống có chất lượng cao, tăng mức năng lượng và khả năng làm việc, giảm căng thẳng, thúc đẩy sự thư giãn, loại bỏ sức ép và sự lo lắng.

Bệnh nhân tiểu đường nên tập luyện như thế nào?
Cần chuẩn bị gì trước khi tập luyện?

  • Những người mới bắt đầu tập luyện trước hết cần xác định loại hình vận động phù hợp với bản thân, tình trạng sức khỏe, cường độ và thời gian vận động.
  • Nên kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi tập, để phát hiện sớm những bệnh lý, những rối loạn hoặc những biến chứng đã có của bệnh tiểu đường, đặc biệt là với các bệnh lý hay biến chứng tim mạch, huyết áp, thận, thần kinh ngoại biên, bệnh lý cơ quan vận động để được tư vấn vận động phù hợp nhất.
  • Trước khi tập luyện nên đo đường máu. Nếu lượng đường máu quá thấp hoặc quá cao thì bạn không nên tập.

Phương pháp tập luyện như thế nào?

  • Trước hết bạn nên khởi động khoảng 5–10 phút với bài tập thể dục nhẹ nhàng có cường độ thấp, các động tác mềm dẻo, căng dãn cơ để phòng tránh chấn thương.
  • Sau thời gian đã quen dần những bài tập có cường độ thấp, có thể lựa chọn các bài tập nặng hơn với cường độ từ trung bình (các bài tập sức bền) cho đến các bài tập cường độ lớn hơn (các bài tập sức mạnh) với thời gian thích hợp.
  • Giảm dần khối lượng và cường độ vận động khoảng 5–10 phút trước khi kết thúc buổi tập bằng các động tác thư giãn thả lỏng, co duỗi khớp, đi bộ hít thở nhẹ nhàng.

Những môn thể thao phù hợp thể trạng người bệnh tiểu đường

– Bơi lội: Bơi lội là một trong những bài tập rất lý tưởng cho người bệnh tiểu đường đặc biệt là tiểu đường type 2 bởi chúng không gây áp lực lên xương khớp như các bài tập khác. Ngoài ra nhiều người rất thích bơi lội bởi nó giúp cho đôi chân của bạn không bị chấn thương như đi bộ hay chạy bộ, giúp làm giảm đáng kể giảm nồng độ đường máu.

– Đi bộ: giúp cơ bắp co thường xuyên và tăng tuần hoàn máu, ngăn ngừa sự suy yếu của tim. Đi bộ cũng cải tiến chức năng hô hấp vì khi đi bộ phồi phải hoạt động gấp đôi để cung ứng đủ oxi cho cơ thể.

– Taichi (tập dưỡng sinh): là những động tác thực hiện chậm rãi và thoải mái với thời gian khoảng 30 phút. Đây cũng là sự lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 bởi bài tập giúp giảm căng thẳng, cải thiện sự cân bằng và giảm tổn thương thần kinh, giảm biến chứng cho người bệnh tiểu đường.

– Yoga: Giúp giảm mỡ, chống lại kháng insulin, cải thiện chức năng thần kinh. Giống như Taichi, Yoga cũng là 1 loại hình giúp người bệnh tiểu đường giảm căng thẳn

– Đạp xe: giúp trái tim khỏe mạnh và phổi họat động tốt hơn. Xe đạp giúp cải thiện lưu lượng máu đến chân, giúp giảm biến chứng bàn chân cho người bệnh tiểu đường. Hoặc trong những ngày thời tiết xấu, bạn cũng có thể lựa chọn đạp xe đạp trong phòng tập, hoặc máy tập đạp xe tại nhà, cũng có tác dụng tương tự và không gây trở ngại về vấn đề nắng mưa.

Những nguyên tắc trong tập luyện đối với người bệnh tiểu đường

  • Lựa chọn thời điểm luyện tập để kiểm soát đường huyết: Thời gian lý tưởng nhất để tập luyện là vào sáng sớm. Lúc này cơ thể của bạn đang tràn đầy năng lượng, chỉ số đường huyết cũng ở mức thăng bằng.
  • Thảo luận với bác sĩ trước khi tập thể dục.
  • Khi bắt đầu tập chỉ tập ít thời gian thôi rôi tăng dẩn tới 30- 60 phút.
  • Uống nhiểu nước trong khi và sau khi tập.
  • Đo đường huyết thường xuyên.
  • Bổ sung thực phẩm khi đường huyết xuống thấp.
  • Bảo vệ bàn chân, mang giầy vừa văn thoải mái. Kiểm tra bàn chân mỗi ngày, nếu có vết thương hay da bị rộp, phồng thì phải chữa trị ngay để tránh biến chứng.
  • Người bệnh tiểu đường nên tập thể dục khi chưa ăn nhiều.
  • Nên ngưng tập ngay nếu khi đang tập thấy những triệu chứng: đau tức ngực, uể oải chóng mặt, mệt khác thường, tim đập không đều, ra mồ hôi quá nhiều và khó thở.

Như vậy có thể thấy tập thể dục cũng là một phương pháp điều trị rất hữu ích cho người bệnh tiểu đường. Nếu biết duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập phù hợp, lối sống lành mạnh cùng với việc tuân thủ theo những nguyên tắc tập luyện nêu trên, thì người bệnh hoàn toàn có thể khống chế bệnh tiểu đường mà không phải lệ thuộc quá nhiều vào thuốc chữa bệnh.

Hoài Phương (tổng hợp)