[Cẩn Trọng] 4 Nguyên nhân gây sụt cân đột ngột ở tiểu đường

Tiểu đường là bệnh lý mãn tính, cần đường phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm. Sụt cân đột ngột ở người mắc tiểu đường là một trong những dấu hiệu nhận biết phổ biến. 

Đường huyết trong máu cao dẫn đến sụt cân đột ngột

Insulin đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải phóng đường glucose từ thức ăn thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Vì vậy, insulin có tác động đến việc tăng hoặc giảm cân của người mắc bệnh tiểu đường. 

Mặc khác, người đang mắc tiểu đường không thể tự sản sinh ra nhiều insulin đáp nhu cầu năng lượng cho cơ thể. Chính vì thế, muốn duy trì các hoạt động của cơ thể thì bắt buộc các cơ và mô mỡ sẽ hoạt động nhiều hơn. Lượng calo mất đi đồng thời cân nặng sẽ giảm sút nhanh chóng. 

 Người mắc bệnh tiểu đường sụt cân nhanh trong thời gian ngắn 

 Người mắc bệnh tiểu đường sụt cân nhanh trong thời gian ngắn 

Cơ thể thiếu nước hoặc mất nước, không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước của cơ thể

Khi lượng đường trong máu tăng cao thì bắt buộc cơ thể sẽ cần lượng nước lớn để pha loãng lượng đường ra. Từ đó, các tế bào thần kinh hoạt động mạnh gây cảm giác khát nước liên tục mặc dù vừa uống cách đây không lâu. 

Việc uống nước nhiều làm cho cơ thể đi tiểu liên tục dẫn đến cân nặng giảm nhanh. Cơ thể mất nước buộc phải uống nước liên tục, đường huyết cao kéo theo dịch từ các mô tăng cao. 

Cơ thể thiếu nước dẫn đến sụt cân đột ngột ở người mắc bệnh tiểu đường

Cơ thể thiếu nước dẫn đến sụt cân đột ngột ở người mắc bệnh tiểu đường 

Cơ xương khớp bị phá huỷ làm cho sụt cân đột ngột

Theo nghiên cứu, thiếu hụt insulin trong thời gian dài không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể sẽ làm sụt cân nhanh. Khi insulin bị thiếu hụt thì khả năng tổng hợp protein và mô mỡ giảm nhanh. 

Người mắc bệnh cường giáp

Người mắc bệnh tiểu đường sẽ gia tăng tỷ lệ mắc bệnh cường giáp cao hơn người bình thường. Bệnh cường giáp gây tăng tiết hormon tuyến giáp lấy đi năng lượng cơ thể nhiều từ đó dẫn đến sụt cân nhanh. 

 

Tóm lại, sụt cân đột ngột là một dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường. Khi có dấu hiệu giảm cân nhanh trong thời gian ngắn thì nên thăm khám ở bệnh viện gần nhất. 

LIÊN HỆ HOTLINE: 0913.968.932 – 0931.456.911 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT TẠI ĐÂY

Về Hạ đường Sikai:

Hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Hạ Đường Sikai đã có mặt ở hơn 15.000 nhà thuốc trên toàn quốc. Hệ thống phân phối lớn giúp người bệnh tìm mua và sử dụng được dễ dàng hơn. 

Mỗi viên nang chứa 480mg cao khô dược liệu tương đương:

  • Khổ qua:………….. 1440mg
  • Sa sâm:…………… 960mg
  • Bố chính sâm:……… 960mg
  • Sâm đại hành:……… 720mg
  • Nam dương sâm:…….. 720mg
  • Phụ liệu: vừa đủ 1 viên

Với 4 công dụng nổi bật: 

  • Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, giảm nguy cơ mắc các biến chứng.
  • Hỗ trợ phục hồi hoạt động tuyến tụy.
  • Hỗ trợ giải độc gan, hạ cholesterol.
  • Giúp an thần, bổ khí, phục hồi nguyên khí giúp ăn ngon, ngủ ngon.

Đối tượng sử dụng:

  • Người có thể trạng đường máu cao
  • Người bị tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Liều dùng và thời gian điều trị:

  • Ngày uống 6 viên, sáng 3 viên, chiều 3 viên trước bữa ăn 30 phút
  • Sử dụng liên tục 3 tháng và thăm khám lại 1 lần 

Chú ý:

  • Dùng Hạ đường Sikai cùng với thuốc tây. Chỉ nên hạ liều hay ngưng thuốc tây khi chỉ số đường thật sự ổn định và có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa
  • Chế độ ăn hợp lý: ăn gạo lứt, nhiều rau xanh, bớt ăn tinh bột, bớt chất ngọt, hạn chế rượu bia, không nên uống đá lạnh, nước lạnh; không để quạt trực tiếp vào người khi ngủ
  • Vận động cơ thể nhẹ nhàng, nên vận động 20 – 30 phút/ngày, không để bụng to, mỡ máu cao, mỡ gan  cao.
  • Nên tập Thiền, dưỡng sinh để Tâm thư thái
  • Kiểm tra các chỉ số đường huyết định kỳ bằng máy đo đường huyết ở nhà hoặc định kỳ 3 tháng/lần ở Cơ sở y tế.

Hạ đường sikai giúp hạ và ổn định đường huyết

Cứ 20 người Việt trưởng thành thì có một bị tiểu đường

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam đang không ngừng gia tăng ở mức báo động. Hiện tại cứ 20 người Việt trưởng thành thì có một bị tiểu đường.

Tiến sĩ, bác sĩ Phan Hướng Dương, Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết trung ương, cho biết thống kê cả nước trong 10 năm từ 2002 đến 2012, tỷ lệ người mắc đái tháo đường tăng đến 200%. Cụ thể trong năm 2002, số người bệnh chiếm 2,7% dân số, rối loạn dung nạp glucose 7,3%. Đến năm 2012, con số này lần lượt tăng lên 5,4% và 13,7%.

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam đang gia tăng ở mức báo động.
Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam đang gia tăng ở mức báo động.

Ước tính hiện nay cứ 20 người Việt Nam trưởng thành thì có một trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Số người bị tiền đái tháo đường cao hơn gấp 3 lần so với người đã mắc bệnh. Trên thực tế rất nhiều người bị bệnh tiểu đường mà không biết, cho đến khi bị biến chứng nặng mới phát hiện. Theo điều tra, hơn một nửa số người bị đái tháo đường nhưng không biết mình mắc bệnh. Tỷ lệ bệnh nhân chưa được phát hiện tại cộng đồng là 64,6% năm 2002 và 63,6% trong năm 2012.

Theo bác sĩ Dương, độ tuổi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đang ngày càng trẻ hóa do nhiều nguyên nhân liên quan đến lối sống và môi trường. Năm 2013 cả nước có gần 3.300 ca tiểu đường 20-79 tuổi, dự báo đến năm 2035 tăng lên gần 6,4 triệu ca. Trước đây bệnh thường gặp ở độ tuổi 45 trở lên, đến nay độ tuổi ngày càng trẻ, thậm chí có nhiều thiếu niên 12,13 tuổi đã bị tiểu đường. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do lối sống ít vận động, ăn uống thừa chất dẫn đến dư cân, béo phì và rối loạn chuyển hóa.

Các chuyên gia cảnh báo biến chứng của bệnh đái tháo đường ngày càng phức tạp, nặng nề và nguyên nhân chính gây tử vong ở người mắc bệnh này. Ước tính năm 2015 nước ta có khoảng 54.000 trường hợp tử vong có liên quan đến đái tháo đường. Trước thực trạng này, bác sĩ Dương cho rằng cần có biện pháp nâng cao nhận thức cộng đồng để phòng ngừa, phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời tránh biến chứng, đặc biệt ở khu vực khó tiếp cận các dịch vụ y tế tại các vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, cần tăng cường đào tạo và chuyển giao kỹ thuật điều trị, kiểm soát bệnh này cho các y bác sĩ ở tuyến tỉnh nhằm nâng cao năng lực kiểm soát bệnh tại tuyến cơ sở và giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.

Vừa qua, Bệnh viện Nội tiết trung ương và Hội Nội tiết sinh sản vô sinh TP HCM đã ký kết thỏa thuận hợp tác với một đơn vị nước ngoài tại TP HCM triển khai dự án đào tạo y khoa trực tuyến và đào tạo y khoa liên tục cho các y bác sĩ tuyến tỉnh trong cả nước. Mục tiêu của chương trình là phổ cập kiến thức liên tục cho các y bác sĩ trong lĩnh vực phòng, điều trị và kiểm soát tốt bệnh tiểu đường ở Việt Nam cũng như các bệnh mạn tính trong cộng đồng từng địa phương.

Thi Trân (Theo VnExpress)

Những cách phòng tránh bệnh tiểu đường đơn giản mà hiệu quả

Bệnh tiểu đường được đánh giá là đại dịch của Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Căn bệnh “giết người âm thầm” này đang xuất hiện ngày một nhiều do thói quen ăn uống vô độ và lối sống ít vận động. Vậy bệnh tiểu đường là gì? Cách phòng tránh bệnh tiểu đường như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những cách làm hàng ngày tuy đơn giản nhưng có thể giúp bạn phòng ngừa căn bệnh này rất hiệu quả.

Bệnh tiểu đường – Đại dịch toàn cầu thế kỷ 21

Là một trong những rối loạn phổ biến nhất hiện nay, bệnh tiểu đường là rối loạn chuyển chất bột đường gây tăng đường huyết mãn tính, hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm insulin hoặc kết hợp cả hai.

Theo tổ chức Y tế Thế giới: “Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh nội tiết và các rối loạn chuyển hóa, điển hình là bệnh đái tháo đường”. Đái tháo đường đang có tốc độ gia tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đây cũng là căn bệnh được các chuyên gia coi là “Đại dịch toàn cầu thế kỉ 21”.

Chỉ số đường huyết và những điều bệnh nhân tiểu đường cần biết
Bệnh tiểu đường – Đại dịch toàn cầu thế kỷ 21

Theo các số liệu thống kê mới nhất, sau 10 năm tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam đã tăng gấp 2 lần từ gần 3% dân số lên đến 5,4%. Ước tính nước ta có khoảng 3 triệu người bệnh. Còn hơn 380 triệu người trên toàn thế giới đang bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.

Các chuyên gia y tế cho biết, số người thiệt mạng do tiểu đường còn nhiều hơn cả do ung thư vú và bệnh AIDS cộng lại. Ở Mỹ, cứ 3 phút, lại có một người vĩnh viễn ra đi vì tiểu đường.

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) tuy không phải là bệnh lây nhiễm nhưng được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” và đang có xu hướng trở thành đại dịch thứ 4 của nhân loại, sau tim mạch, ung thư và AIDS. Mỗi năm, toàn thế giới phải tiêu tốn hàng ngàn tỷ USD chi phí trực tiếp cho chữa trị, phòng ngừa biến chứng và các công trình nghiên cứu lớn nhỏ về phương pháp điều trị bệnh, nhưng vẫn không thể lấp đầy những tổn thất và hậu quả khốc liệt do bệnh đái tháo đường gây ra.

Hầu hết chúng ta đều nắm rõ triệu chứng của bệnh tiểu đường như khát nước, mệt mỏi, thường xuyên đói, khát nước, giảm cân đột ngột, rối loạn chức năng tình dục, vết thương chậm lành….

Những cách phòng tránh bệnh tiểu đường đơn giản mà hiệu quả
Biến chứng ở chân do bệnh tiểu đường.

Còn nguyên nhân của bệnh tiểu đường hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Theo các nhà khoa học, có thể là do mối quan hệ gia đình (nếu cha mẹ bị tiểu đường thì con của họ sẽ dễ bị tiểu đường hơn), lối sống (bao gồm chế độ ăn uống, luyện tập, thói quen sinh hoạt…)

Bất kỳ ai từng biết về sự nguy hiểm của căn bệnh tiểu đường đều sẵn sàng làm mọi việc để nhằm phòng ngừa đại dịch của Việt Nam cũng như trên toàn thế giới này. Vì thế, chúng ta phải biết cách phòng tránh bệnh tiểu đường từ trong cuộc sống hàng ngày để không mắc căn bệnh có gánh nặng tử vong và tàn phế rất cao, điều trị tốn kém; trong khi nếu được phát hiện sớm, việc điều trị rất đơn giản với chi phí ít tốn kém. Vậy cần làm gì để phòng tránh bệnh tiểu đường?

Những cách phòng tránh bệnh tiểu đường đơn giản mà hiệu quả

Kiểm soát cân nặng

Cứ mỗi 2 kg giảm cân là bạn cũng giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh. Thậm chí, những người quá béo có thể giảm đến 70% nguy cơ bị tiểu đường khi chỉ giảm được 5% số cân nặng, ngay cả khi chưa tập thể dục.

Những cách phòng tránh bệnh tiểu đường đơn giản mà hiệu quả
Việc duy trì một trọng lượng khỏe mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn 10%.

Uống đủ nước

Đôi khi cơ thể không phân biệt được cảm giác đói và khát nước. Do đó, bổ sung nước cho cơ thể quan trọng hơn là ăn một số thức ăn dạng lỏng. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, bạn sẽ không còn thèm ăn thực phẩm chứa nhiều đường.

Ăn nhiều rau xanh

Một cách tốt để ngăn chặn bệnh tiểu đường là để tiêu thụ nhiều rau xanh, vì những thực phẩm này giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định.

Khi bắt đầu bữa ăn nên ưu tiên các loại rau xanh trước, sau đó mới ăn các loại thực phẩm khác. Cách đó giúp bạn no nhanh hơn.

Bổ sung giấm vào chế độ ăn uống

Hãy biến giấm trở thành một phần trong chế độ ăn uống của bạn, với mục đích ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Bởi giấm chứa axit axetic có thể làm giảm lượng đường trong máu.

Bổ sung ngũ cốc

Một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, đột quỵ và tim mạch là thêm ngũ cốc vào chế độ ăn của bạn, vì chúng có thể làm giảm cholesterol và lượng đường trong máu.

Những cách phòng tránh bệnh tiểu đường đơn giản mà hiệu quả.
Ngũ cốc có thể làm giảm cholesterol và lượng đường trong máu.

Tăng cường chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ như rau quả, trái cây… có thể làm tăng khả năng hấp thụ insulin của cơ thể tốt hơn, do đó ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Uống cà phê

Nếu bạn là fan của cà phê, cứ tiếp tục giữ thói quen này. Nó sẽ giữ cho bệnh tiểu đường tránh xa bạn.

Nghiên cứu của Trường Y tế cộng đồng Harvard (Mỹ) trên hơn 126 nghìn người cho thấy, những người uống hơn 6 cốc cà phê mỗi ngày thì có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 thấp hơn từ 29 tới 54%. Nếu uống từ 1 đến 3 cốc thì tác dụng không đáng kể. Caffein ở các dạng khác như trà, sô cô la cũng có tác dụng. Các nhà nghiên cứu cho rằng caffein có thể đã giúp thúc đẩy sự trao đổi chất.

Tránh xa thức ăn nhanh

Khảo sát 3.000 người tuổi từ 18 đến 30 trong vòng 15 năm, nhóm nghiên cứu Đại học Minnesota tìm thấy những ai ăn thức ăn nhanh nhiều hơn 2 lần mỗi tuần thì nặng hơn 5 kg và có nguy cơ bị kháng insulin cao gấp 2 lần so với nhóm ăn ít hơn một lần mỗi tuần. Đây là hai yếu tố nguy cơ chính gây tiểu đường tuýp 2.

Giảm ăn thịt đỏ

Bạn không nên ăn thịt đỏ thường xuyên mỗi ngày, vì nó làm tăng cao nguy cơ tiểu đường tuýp 2. Các loại thịt chế biến sẵn như thịt lợn muối xông khói, hot dog cũng gây nguy cơ tương tự.

Những cách phòng tránh bệnh tiểu đường đơn giản mà hiệu quả.
Những người ăn thịt đỏ thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 khoảng 29% so với những người ít ăn.

Bổ sung quế vào thực đơn

Hãy thêm quế vào bữa ăn hàng ngày. Quế có công dụng duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định. Quế có tác dụng làm giảm đường máu mạnh mẽ, làm kích hoạt các enzyme vốn kích thích các thụ quan insulin hoạt động.

Kiểm soát stress

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra bệnh tiểu đường. Stress kinh niên có thể làm đường máu của bạn tăng vọt, vì vậy hãy học cách kiểm soát stress. Các hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn (như tập thiền, yoga, đi bộ, thiền, ngủ sâu..) sẽ giúp bạn lấy lại sự thăng bằng này.

Những cách phòng tránh bệnh tiểu đường đơn giản mà hiệu quả
Thiền đã được chứng minh làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đáng kể, do đó hãy thiền định ít nhất 1 lần/tuần!

Đi bộ ít nhất 35 phút/ngày

Một nghiên cứu đã khẳng định rằng đi bộ ít nhất 35 phút/ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên tới 80%! Bạn sẽ khỏe hơn, ngay cả khi không giảm được cân nào. Đi bộ làm tăng sự hấp thu của đường vào tế bào cơ thể, thay vì đi vào máu.

Tạo giấc ngủ đêm trọn vẹn

Những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm thì có nguy cơ tiểu đường cao gấp đôi, còn người ngủ quá 8 tiếng thì lại tăng nguy cơ gấp 3. Để có giấc ngủ ngon buổi tối, hãy gác công việc lại cơ quan, không xem tivi quá khuya.

Duy trì các mối quan hệ tình cảm tốt

Tiểu đường có xu hướng tăng mạnh ở những người sống độc thân. Còn nếu sống một mình, bạn hãy cố gắng duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Xét nghiệm máu

Nhiều dấu hiệu tiểu đường rất thầm lặng. Nhưng một xét nghiệm máu đơn giản có thể tiết lộ mức độ nguy cơ của bạn. Hãy kiểm tra định kỳ để phát hiện bệnh sớm, trước khi quá muộn.

Nguyên nhân gây tiểu tiện thường xuyên ở người bị tiểu đường

Nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu tiện thường xuyên ở bệnh nhân tiểu đường thuần túy là y học. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân tiểu đường không biết lý do tại sao họ không thể kiểm soát được tình trạng tiểu tiện thường xuyên.

Đa niệu là thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng một người liên tục muốn đi tiểu trong thời gian ngắn. Thông thường, tình trạng này thường xuất hiện trong bệnh tiểu đường. Mặc dù bệnh hay xuất hiện ở người già nhưng đôi khi người trẻ cũng có thể bị.

Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là tương tự nhau ở tất cả các bệnh nhân, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Tiểu đường khiến người bệnh mót tiểu thường xuyên. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể đi tiểu trên 20 lần trong ngày.

Nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu tiện thường xuyên ở bệnh nhân tiểu đường thuần túy là y học. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân tiểu đường không biết lý do tại sao họ không thể kiểm soát được tình trạng tiểu tiện thường xuyên.

Nguyên nhân gây tiểu tiện thường xuyên ở người bị tiểu đường
Nguyên nhân gây tiểu tiện thường xuyên ở người bị tiểu đường.

Dư thừa lượng đường trong máu

Tiểu đường là tình trạng dư thừa đường trong máu. Điều này khiến thận khó hấp thu đường thừa và chúng thường thất bại trong quá trình này. Kết quả là làm tăng tình trạng mót tiểu.

Suy giảm chức năng thận

Vì thận khó hấp thu lượng đường dư thừa trong máu, nó trở nên yếu hơn và kết quả là hoạt động kém hiệu quả. Điều này khiến nước tiểu dư thừa và bệnh nhân không kiểm soát được tình trạng mót tiểu

Tăng độ thẩm thấu của máu

Bệnh nhân tiểu đường phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng độ thẩm thấu của máu, vốn phản ánh thành phần hóa học có trong phần chất lỏng của máu. Điều này khiến thận phải làm việc quá tải và do vậy, nó không thể khắc phục được vấn đề này. Đây là một trong những lý do tại sao bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát được tiểu tiện.

Uống quá nhiều nước

Uống nước giúp loại bỏ đường dư thừa ra khỏi máu dưới dạng nước tiểu. Đây là cách hiệu quả để loại bỏ đường và kiểm soát hàm lượng đường huyết. Tuy nhiên, cách này có thể làm tăng tần suất tiểu tiện nếu uống quá nhiều.

Hạ đường SIKAI
(Theo Boldsky/Univadis)

Chỉ số đường huyết và những điều bệnh nhân tiểu đường cần biết

Chỉ số đường huyết (GI) là gì, chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm, bao nhiêu là bị tiểu đường … là những mối quan tâm hàng đầu của các bệnh nhân bị tiểu đường bởi chúng là những là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình trị liệu. Sau đây là những kiến thức cơ bản về chỉ số đường huyết mà bệnh nhân tiểu đường cần biết.

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết, trong tiếng Anh là Glycemic Index (viết tắt là GI) là chỉ số phản ánh tốc độ gia tăng của đường huyết khi cơ thể hấp thụ những thức ăn giàu chất bột đường:  cơm, bánh mỳ, bún, sữa béo, đồ ngọt…

Các chuyên gia dinh dưỡng chia chỉ số đường huyết của một số thực phẩm theo mức độ từ thấp, trung bình đến cao. Trong đó, những thực phẩm chứa nhiều đường Glucose hấp thu nhanh được xếp vào nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Khi những loại thức ăn này đi vào cơ thể, lượng Glucose trong máu sẽ tăng lên rất nhanh, nhưng cũng sẽ giảm đi rất nhanh ngay sau đó. Trái ngược với điều này, những thực phẩm chứa chỉ số đường huyết thấp được đánh giá là tốt cho sức khỏe hơn, nhất là đối với bệnh nhân tiểu đường vì chúng làm chỉ số đường huyết tăng lên và giảm xuống từ từ. Do đó, nguồn năng lượng của cơ thể cũng sẽ trở nên ổn định và có lợi hơn cho sức khỏe.

Chỉ số đường huyết và những điều bệnh nhân tiểu đường cần biết

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số đường huyết phụ thuộc vào lượng thức ăn đưa vào cơ thể và tùy theo thời điểm mà có sự biến đổi khác nhau. Và việc kiểm tra chỉ số đường huyết là việc quan trọng đối với người bệnh tiểu đường. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cho biết, chỉ số đường huyết an toàn cho từng thời điểm là:

  • Trước bữa ăn 5,0 – 7,2mmol/l
  • Sau ăn 2 giờ < 10mmol/l
  • Trước lúc đi ngủ là 6.0 – 8,3mmol/l

Chỉ số đường huyết và những điều bệnh nhân tiểu đường cần biết
Và với từng lứa tuổi, từng giai đoạn bệnh, mức độ biến chứng,… mà mức độ đường huyết an toàn của mỗi người khác nhau nhưng dao động không nhiều. Người bệnh có thể đọc kết quả xét nghiệm chỉ số đường huyết như sau:

  • Đường huyết thấp < 3,9mml/l
  • Chỉ số đường huyết an toàn khi đói là 4,0 – 7,0mmol/l
  • Đường huyết an toàn chấp nhận được sau khi ăn 2 tiếng là 7,2 – 10mml/l
  • Chỉ số đường huyết nguy hiểm là từ 10mmol/l trở lên

Chỉ số đường huyết và những điều bệnh nhân tiểu đường cần biếtChỉ số đường huyết bao nhiêu là bị tiểu đường?

Khi bị tiểu đường đồng nghĩa với việc bạn phải sống với căn bệnh cả đời. Việc kiểm soát đường huyết bằng máy kiểm tra tiểu đường thường xuyên là hết sức quan trọng. Thông qua các chỉ số hiển thị ở máy, người bệnh thay đổi chế độ sinh hoạt hợp lý để luôn duy trì mức đường huyết ở chỉ số lý tưởng.

Nếu khi bạn đo tiểu đường lúc đói (khi nhịn đói ít nhất 8h trước đó và phải được kiểm tra ít nhất là 2 lần) mà lượng đường máu đo đường tử 126mg/dl trở lên (tương đương với 7.0 trở lên) thì được gọi là tiểu đường hay đái tháo đường khi đường huyết lúc đói.

Còn nếu đường huyết lúc đói từ 110 (6.1) trở lên nhưng nhỏ hơn 126 mg/dl (7.0mmol/l) gọi là rối loạn đường huyết lúc đói, hay tiền đái tháo đường. Với trường hợp kể trên thì 40% trường hợp sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường trong vòng 5 năm.

Ngược lại, nếu bạn đo với điều kiện kể trên mà lượng đường dưới 6.1 thì bạn hãy hoàn toàn yên tâm rằng cơ thể bạn đang rất khỏe mạnh. Nhưng nếu không đạt đúng điều kiện bạn cần phải đo lại. Khi đo trên khoảng 6.1 nhât thiết phải đo lại lần 2 sau 1 tuần để xác định đúng bệnh. Và lần sau đo mà dưới 6.1 thì nên đo lại sau một tháng và xét nghiệm HbA1C rồi đem kết quả đến gặp bác sĩ tư vấn.

Nếu bạn nằm trong trường hợp tiền đái tháo đường hay đã bị đái tháo đường trong khi kiểm tra tại nhà hoặc xét nghiệm tại viện thì bạn cũng đừng quá bị quan, đừng để tâm trạng mình rơi vào trọng trạng thái trầm uất mà hãy lạc quan lên vì chính lối sống lạc quan, yêu đời là phương thức hữu hiệu để nhằm tránh các biến chứng và giữ được mức độ đường huyết lý tưởng.

Thực phẩm nào có chỉ số đường huyết (GI) thấp tốt cho người đái tháo đường?

Thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp giúp bệnh nhân đái tháo đường ổn định đường huyết. Các loại thành phần bột đường có GI cao ảnh hưởng đến đường huyết sau ăn và khó kiểm soát lúc đói.

Thời gian đầu, nhiều người sử dụng các loại thực phẩm ngọt như sữa nước trái cây, rượu ngọt để điều trị bệnh đái tháo đường. Tiếp theo, họ hạn chế thức ăn ngọt, thay bằng mỡ và các thành phần dinh dưỡng khác khi phát hiện mối liên quan giữa thức ăn ngọt và sự gia tăng đường trong nước tiểu. Sau này, chế độ ăn “đói” được áp dụng khá lâu cho người đái tháo đường. Hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo, thành phần dinh dưỡng với tỷ lệ carbohydrate 55-60% phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường.

Bột đường là thành phần cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Tuy nhiên, nó cũng là yếu tố tác động lên mức đường huyết. Sự tác động này phụ thuộc vào chỉ GI khác nhau của các loại thực phẩm. Việc ăn quá nhiều bột đường trong mỗi bữa ăn ảnh hưởng nhiều đến đường huyết sau ăn và khó kiểm soát lúc đói. Bệnh nhân đái tháo đường nên cân nhắc, xem xét, lựa chọn phù hợp thành phần thức ăn bột đường phù hợp cùng số lượng năng lượng cần thiết cho từng bữa.

Chất bột đường – carbohydrate chứa carbon, hydro và oxy có trong nhiều thực phẩm ăn hàng ngày như trái cây, rau, củ, ngũ cốc, mỳ sợi, bánh mì, chế phẩm từ sữa, thịt… Tuy nhiên, carbohydrate trong các loại thực phẩm thường được phân làm hai loại: đường đơn và đường phức.

Đường đơn thường có trong nho, táo, dâu, mật ong, cam chuối, mía, sữa chua… Loại đường phức là tinh bột và chất xơ thường thấy trong khoai củ và nhiều loại rau. Các loại đường phức khi ăn vào thường được thủy phân bởi men ở nước bọt và dịch tụy để tạo thành đường đơn hấp thu vào trong máu.

Sự chuyển hóa của các đường phức giúp làm chậm sự hấp thu, gia tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Do đó, đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường ổn định hơn. Chất xơ cũng góp phần làm chậm sự hấp thu đường trong máu. Dựa vào những ưu điểm đó, các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra thực phẩm dành cho người bệnh đái tháo đường với thành phần cân đối về chất xơ và các loại đường phức có lợi trong sản phẩm. Điều này giúp ổn định đường huyết cho người bệnh.

Bị tiểu đường thì nên điều trị như thế nào?

Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể tự chủ động trong điều trị và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Bạn có thể làm cho lượng đường huyết của mình ổn định hơn, thậm chí là chung sống hòa bệnh căn bệnh này bằng nhiều cách khác nhau.

Thay vì để cơ thể ngày càng trở nên quá phụ thuộc, hay phải tiêm thuốc hàng ngày, đi đâu cũng phải đặt báo thức vì đã tới giờ chích thuốc. Chỉ với bài thuốc kết hợp nhiều loại thảo dược trong đông y sẽ giúp bạn kiểm soát nhanh lượng đường – tác dụng của các loại thảo dược này đã được rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe khẳng định.

Nhiều người nghĩ phương pháp chữa bệnh tiểu đường bằng đông y thì có tác dụng chậm, nhưng nó lại khá triệt để và an toàn tuyệt đối, không gây các tác dụng phụ như Tây y, qua đó giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình khỏi những tác nhân gây tổn hại tới sức khỏe. Vấn đề quan trọng còn lại mà bạn phải làm đó chính là lựa chọn cho mình một sản phẩm có chất lượng và đáng tin cậy nhất!

Hạ đường SIKAI là bài thuốc Đông Y hàng đầu hiện nay trong điều trị và ngăn ngừa sự tái phát của tiểu bệnh tiểu đường. Lương Y Dương Phú Cường, người có hơn 20 năm nghiên cứu về bệnh tiểu đường cho biết bài thuốc Hạ đường SIKAI là sự kết hợp hoàn hảo của rất nhiều loại thảo dược quý trong đông y như: Khổ qua, Sa sâm, Nam dương sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành,.. có tác dụng hạ và ổn định đường huyết ở mức an toàn, ngăn ngừa biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra như: Bệnh tim mạch, đục thủy tinh thể, giảm thị lực mắt, giảm cảm giác và tê bì ngón chân…

Có thể bạn quan tâm:

» Làm sao biết mình mắc bệnh tiểu đường?
» Kiến thức tổng quát về bệnh tiểu đường