Sụt cân tốt cho người tiểu đường tuýp 2? Nghe vô lý nhưng là sự thật

Sụt cân là tình trạng rất hay gặp ở những bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường nói chung và tiểu đường tuýp 2 nói riêng. Tuy nhiên, giảm cân trong lúc mắc bệnh đái tháo đường loại 2 có tốt như lời bác sĩ khuyên. Hạ đường sikai giải đáp thắc mắc này qua bài viết sau đây. 

Tiểu đường tuýp 2 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi cơ thể không sử dụng hiệu quả insulin hay nói cách khác là kháng insulin. Bệnh đang ngày càng trẻ hoá và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. 

Tiểu đường tuýp 2 là gì?

Tiểu đường tuýp 2 là gì?

Nguyên nhân dẫn đến mắc tiểu đường tuýp 2 là:

  • Thói quen ăn uống quá nhiều tinh bột, đường và thức uống có ga
  • Người có tiền sử huyết áp cao
  • Người lười vận động 
  • Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài

Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường tuýp 2:

  • Sụt cân mất kiểm soát
  • Liên tục đói bụng mặc dù vừa kết thúc bữa ăn không lâu
  • Thường xuyên khát nước 
  • Khô da 
  • Vết thương hở lâu lành và có biểu hiện nhiễm trùng 
  • Thị lực giảm 
  • Tê bì tay chân
  • Các bệnh liên quan đến thận 

Đối tượng dễ mắc bệnh

Tiểu đường là bệnh lý rất phổ biến hiện nay và ngày càng có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Dưới đây là các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2:

  • Gia đình có người thân có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường 
  • Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ sau khi sinh có nguy cơ cao mắc tiểu đường tuýp 2
  • Người lớn tuổi
  • Người đồng bào 
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học, không đủ chất dinh dưỡng
  • Người thừa cân, béo phì
  • Người đang bị huyết áp cao
  • Rối loạn các chỉ số máu như: Lipid, cholesterol,…

 Phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc tiểu đường tuýp 2 sau khi sinh con

 Phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc tiểu đường tuýp 2 sau khi sinh con

Tại sao người mắc bệnh tiểu đường thường sụt cân mất kiểm soát?

Đây là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân đang mắc bệnh đái tháo đường khi liên tục ăn nhưng cân nặng vẫn giảm nhanh. Hạ đường sikai xin lý giải như sau: 

  • Khi đang mắc tiểu đường thì lượng cholesterol bị rối loạn và không thể chuyển hóa thành năng lượng để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.
  • Lúc này, bắt buộc cơ thể phải lấy lượng cholesterol dự trữ để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. 

Chính vì thế mà bạn dễ nhận ra người mắc bệnh đái tháo đường ăn nhiều, uống nhiều nhưng cân nặng cũng giảm nhiều. 

Sụt cân nhanh mặc dù ăn nhiều khi mắc tiểu đường 

 Sụt cân nhanh mặc dù ăn nhiều khi mắc tiểu đường 

Giảm cân tốt cho người mắc tiểu đường tuýp 2 nghe mâu thuẫn phải không?

Giảm cân tốt cho người đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nghe vô ý nhưng đó là sự thật các bạn ạ! Vậy giảm cân như thế nào được xem là tốt. 

Theo các nghiên cứu gần đây, giảm cân trong mức độ cho phép của bác sĩ điều trị từ 4-5kg thì được cho là tốt. Bởi vì, cân nặng quá cao ảnh hưởng đến các hoạt động của người đang bị tiểu đường tuýp 2. Giảm cân an toàn cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp người bệnh nhanh ổn định đường huyết. 

Giảm cân tốt cho người mắc tiểu đường tuýp 2 nghe mâu thuẫn phải không?

 Giảm cân tốt cho người mắc tiểu đường tuýp 2 nghe mâu thuẫn phải không?

Tiểu đường tuýp 2 là một trong những tuýp của bệnh tiểu đường được cho là rất nguy hiểm. Việc giảm cân trong khoảng cho phép của bác sĩ điều trị được xem là tốt cho người bệnh. 

LIÊN HỆ HOTLINE: 0913.968.932 – 0931.456.911 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT TẠI ĐÂY

Về Hạ đường Sikai:

Hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Hạ Đường Sikai đã có mặt ở hơn 15.000 nhà thuốc trên toàn quốc. Hệ thống phân phối lớn giúp người bệnh tìm mua và sử dụng được dễ dàng hơn. 

Mỗi viên nang chứa 480mg cao khô dược liệu tương đương:

  • Khổ qua:………….. 1440mg
  • Sa sâm:…………… 960mg
  • Bố chính sâm:……… 960mg
  • Sâm đại hành:……… 720mg
  • Nam dương sâm:…….. 720mg
  • Phụ liệu: vừa đủ 1 viên

Với 4 công dụng nổi bật: 

  • Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, giảm nguy cơ mắc các biến chứng.
  • Hỗ trợ phục hồi hoạt động tuyến tụy.
  • Hỗ trợ giải độc gan, hạ cholesterol.
  • Giúp an thần, bổ khí, phục hồi nguyên khí giúp ăn ngon, ngủ ngon.

Đối tượng sử dụng:

  • Người có thể trạng đường máu cao
  • Người bị tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Liều dùng và thời gian điều trị:

  • Ngày uống 6 viên, sáng 3 viên, chiều 3 viên trước bữa ăn 30 phút
  • Sử dụng liên tục 3 tháng và thăm khám lại 1 lần 

Chú ý:

  • Dùng Hạ đường Sikai cùng với thuốc tây. Chỉ nên hạ liều hay ngưng thuốc tây khi chỉ số đường thật sự ổn định và có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa
  • Chế độ ăn hợp lý: ăn gạo lứt, nhiều rau xanh, bớt ăn tinh bột, bớt chất ngọt, hạn chế rượu bia, không nên uống đá lạnh, nước lạnh; không để quạt trực tiếp vào người khi ngủ
  • Vận động cơ thể nhẹ nhàng, nên vận động 20 – 30 phút/ngày, không để bụng to, mỡ máu cao, mỡ gan  cao.
  • Nên tập Thiền, dưỡng sinh để Tâm thư thái
  • Kiểm tra các chỉ số đường huyết định kỳ bằng máy đo đường huyết ở nhà hoặc định kỳ 3 tháng/lần ở Cơ sở y tế.
    Hạ đường sikai giúp hạ và ổn định đường huyết

4 nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường type 2

Với nhịp sống hiện đại bệnh tiểu đường type2 ngày càng trẻ hóa, bệnh chiếm khoảng 90% trong số bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Tiểu đường type 2 có thể tìm đến bất kỳ lứa tuổi và giới tính nào, thậm chí ngay cả khi bạn chắc chắn như đinh đóng cột rằng mình rất khỏe mạnh và cẩn thận trong việc ăn uống. Vậy những nhóm người nào có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao nhất, hãy xem bạn có nằm trong đó không nhé!

Người thừa cân và ít vận động

Theo các chuyên cho biết thì: “Những người bị thừa cân và béo phì có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường type 2 (đái tháo đường type 2), ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sức khỏe”. Khi cơ thể của bạn có quá nhiều mô mỡ thì các tế bào trong cơ thể trở nên kháng insulin càng mạnh. Tình trạng này kéo dài dẫn đến dung nạp glucose kém, chuyển hóa đường có nhiều hạn chế;  số lượng insulin ở màng tế bào suy giảm, chức năng từng thụ thể đơn lẻ bị suy yếu, chức năng truyền tín hiệu vào bên trong tế bào của thụ thể bị tổn thương,… đó là các yếu dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.

4 nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường type 2Ngoài ra, những người ít vận động cũng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường type 2. PGS.TS Tạ Văn Bình, Giám đốc bệnh viện Nội tiết và Đái tháo đường Quốc gia nhấn mạnh: “Những người làm các công việc ít vận động như làm tại văn phòng, bệnh viện… dễ mắc bệnh đái tháo đường. Cũng theo PGS Bình, những người ít vận động này mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 3 lần những người lao động chân tay”. Nếu bị thừa cân, béo phì, bạn nên thiết lập cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế chất bột, đường, đồ ăn nhanh,… ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả, rau xanh, thực phẩm nguyên hạt.

Tiền sử gia đình và tuổi tác

Với nhịp sống hiện đại như ngày nay, bệnh tiểu đường type 2 ngày càng trẻ hóa – một phần do lối sống ít vận động, ăn uống không lành mạnh, một phần do di truyền từ gia đình.

4 nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường type 2Rất ít ai biết rằng, tuổi tác và tiền sử gia đình cũng là một trong những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) type 2. Theo định nghĩa của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì tiểu đường thuộc bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính. Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do tuyến tụy bị tổn thương làm ảnh hưởng đến chất lượng và quá trình sản sinh insulin – hormone đóng vai trò chính trong chuyển hóa đường máu. Như vậy, tiểu đường được xếp vào nhóm bệnh rối loạn nội tiết, hoàn toàn không phải bệnh truyền nhiễm nhưng có thể sẽ di truyền qua các thế hệ. Như vậy, nếu người thân trong gia đình bạn đã từng bị bệnh tiểu đường type 2 thì bạn cũng có nhiều khả năng mắc bệnh này.

Phụ nữ bị đái tháo đường đường thai kỳ

Mang thai là điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ. Thế nhưng, để được mẹ tròn con vuông không phải là quá trình dễ dàng bởi vì khi mang thai cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng đến cho mẹ và con.

4 nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường type 2Phụ nữ mang thai mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ khá phổ biến và chiếm đến 3% – 20% số trường hợp mang thai ở phụ nữ (theo số liệu từ Hiệp hội Đái tháo đường Canada). Trong thời gian mang thai, cơ thể của người mẹ có nhu cầu tăng lượng đường vì nhu cầu tăng năng lượng cho cả mẹ và bé đều tăng. Tuy nhiên, khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, quá trình và hoạt động liên quan đến việc sản sinh insulin đều bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh sản ở người phụ nữ. Nhưng không phải người mẹ nào cũng đạt được trạng thái này, và đó cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type2.

Người bệnh tăng huyết áp hoặc có huyết áp cao

Tù lâu, các chuyên gia đã ghi nhận bệnh tiểu đường type 2 và tăng huyết áp có môi liên hệ mật thiết với nhau. Những người bị cao huyết áp thường có nguy cơ bị tiểu đường cao gấp 3 lần những người bình thường. Tổ chức Blood Pressure UK ước tính 25% số người bị đái tháo đường typ 1 và 80% số người bị đái tháo đường typ 2 được chẩn đoán tăng huyết áp. Một nghiên cứu khác từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association) cho thấy khoảng 60% người bị đái tháo đường được chẩn đoán tăng huyết áp, hoặc phải dùng thuốc ổn định huyết áp.

4 nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường type 2Khi mức glucose huyết tăng lên cao nguyên nhân làm tăng mỡ máu, dẫn đến làm giảm dưỡng chất nitric oxide (NO) trong hệ động mạch, về lâu về dài sẽ gây xơ vữa thành động mạch và dẫn đến tăng huyết áp – một trong những biểu hiện thường thấy của bệnh tiểu đường. Ở chiều hướng ngược lại, bệnh tăng huyết áp làm cản trở dòng máu lưu thông đến thận, làm cho các biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 trở lên nghiêm trọng hơn.

Để ngăn ngừa và tránh các biến chứng nguy của bệnh tiểu đường type 2 gây ra, bạn cần phải lưu ý:

  • Cần phải kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp ở giới hạn cho phép là những bước quan trọng nhất.
  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ để giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng tiềm ẩn.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, giảm đạm (0,8 gam đạm/kg cân nặng lý tưởng/ngày).
  • Tăng cường tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Hạn chế đồ ngọt, không hút thuốc lá và các chất kích thích khác.

Bên cạnh đó, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược cũng là cách để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường type 2 tốt nhất. Trong đó điển hình các loại thảo dược như Khổ qua – có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng cường tiết insulin, cải thiện sự dung nạp glucose và hỗ trợ ổn định đường huyết. Hơn nữa, sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm… sẽ giúp hạ và ổn định đường huyết, giải độc và phục hồi các chức năng gan, phòng ngừa hiệu quả các biến chứng bệnh tiểu đường, nhất là biến chứng trên thận.

Chính bởi những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 2 mà việc phòng tránh, phát hiện kịp thời và chữa trị là điều vô cùng cần thiết của bất kì ai. Đừng để bệnh tiểu đường có cơ hội cướp đi những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn nhé!

Hạ Đường Sikai
Hạ Đường Sikai

Viên uống SIKAI – được chiết xuất 100% từ các thảo dược thiên nhiên như Khổ qua, Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm… giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường. Sản phẩm được dùng cho các trường hợp người có thể trạng đường máu cao, người bị tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Có thể bạn quan tâm:

Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không, có chữa được không là điều mà nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat khi hocmon insulin bị thiếu hay bị tác động khiến đường glucose không đi đến được tế bào trong cơ thể. Và có khoảng 95% bệnh nhân tiểu đường thuộc tiểu đường tuýp 2, đặc biệt tiểu đường tuýp 2 rất nguy hiểm với các biến chứng về tim mạch, suy thận, mù mắt,… Vậy bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Vì sao bị tiểu đường tuýp 2? Tiểu đường tuýp 2 có triệu chứng gì?

Tiều đường tuýp 2 là gì?

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là tình trạng đường trong máu quá cao. Bệnh tiểu đường có hai dạng là bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2 (hay từng được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn). Ở bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2), cơ thể của bạn không thể tạo ra hoặc sử dụng tốt insulin. Insulin là một hormone giúp cho glucose (đường) có thể đi vào và nặp năng lượng cho các tế bào. Nếu không có insulin, quá nhiều glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở tim, mắt, thận, thần kinh, nướu và răng của bạn.

Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Vì sao bị tiểu đường tuýp 2?

Về cơ bản, bệnh tiểu đường tuýp 2 là bệnh lý tuyến tụy không sản xuất đủ isulin hoặc cơ thể tự kháng với insulin được sản xuất. Một trong những nguyên nhân phổ biến của bệnh tiểu đường tuýp 2 là béo phì, sử dụng nhiều rượu bia, tuổi cao, tiền sử bệnh rối loạn dung nạp glucose,…

Kết quả thống kê của Bộ Y tế Việt Nam có khoảng 30% bệnh nhân tiểu đường do yếu tố di truyền. Bên cạnh di truyền thì các yếu tố khác như thừa cân, huyết áp cao, lười vận động, tiền sử tiểu đường thai kỳ, suy giảm đường huyết lúc đói,.. cũng là các nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường tuýp 2. Những bệnh nhân bẩm sinh dung nạp glucose nhiều hơn hoặc suy giảm glycaemia tự nhiên khiến mức độ glucose trong máu cao hơn bình thường sẽ có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tiểu đường tuýp 2 có triệu chứng gì?

Việc phát hiện và điều trị sớm tiểu đường type 2 có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi nếu không được điều trị, bệnh sẽ có những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Vậy bệnh tiểu đường tuýp 2 có triệu chứng gì? Dưới đây là 7 dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường type 2 mà bạn không nên bỏ qua.

– Đi tiểu thường xuyên: Thường xuyên hoặc đi tiểu nhiều lần là một dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn cao, nó đã xâm nhập cả vào đường tiết niệu. Quả thận của chúng ta không thể hoạt động nhịp nhàng nếu lượng đường trong cơ thể quá cao, nếu hàm lượng glucose trong nước tiểu cao, nó sẽ phải thu hút một lượng nước từ đó khiến người bệnh phải đi tiểu thường xuyên.

– Khát nước: Lúc nào cũng cảm thấy khát là một trong những triệu chứng đáng chú ý đầu tiên của bệnh tiểu đường. Khi đường trong máu tăng lên, kèm theo việc đi tiểu nhiều dẫn đến khát nước, cơ thể bạn lúc đó cần lượng nước để bù lại chỗ đã mất đi.

– Hay cảm thấy đói: Chứng thèm ăn hoặc đói dữ dội cũng là một dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường. Đói là do đường trong máu của bạn quá cao hoặc quá thấp. Đường đảm nhiệm chức năng nuôi tế bào trong cơ thể, khi các tế bào không thể hấp thụ đường do thiếu insulin, cơ thể bạn sẽ phát tín hiệu cần thêm đường để nuôi tế bào, từ đó sinh ra các cơn đói cồn cào trong ruột.

– Đau hoặc tê bàn tay, chân: Những cảm giác kiến ​​bò hoặc tê ở tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường. Đây là một dấu hiệu thần kinh của bệnh tiểu đường, nhẹ có thể tê bì thoáng qua, nhưng khi đã sưng, đau là đã xuất hiện các tổn thương thần kinh nặng. Nếu người mắc bệnh tiểu đường mà không được điều trị, những biến chứng nặng của bệnh tiểu đường như tê bì hoặc sưng đau chân tay sẽ ngày một trầm trọng.

– Lâu lành vết thương: Lý do người bị tiểu đường thường khó lành vết thương hơn những người khác là do đường máu tăng cao, làm lượng máu  lưu thông kém. Bên cạnh tác động đến hệ tuần hoàn, bệnh tiểu đường còn ảnh hưởng cả đến hệ miễn dịch, cũng góp phần làm người bệnh khó lành các vết nhiễm trùng hoặc vết thương. Nếu xuất hiện triệu chứng này hãy nghĩ tới bệnh tiểu đường.

– Nhìn mờ: Mờ mắt thường xảy ra sớm nếu người mắc bệnh tiểu đường không được phát hiện và điều trị. Khi  lượng đường trong máu cao, gây dịch chuyển thủy tinh thể của mắt. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ tự khỏi khi lượng đường trong máu trở về mức bình thường.

– Mảng da tối màu: Nếu trên cơ thể xuất hiện những mảng da tối màu, đặc biệt là ở các nếp gấp của da như ở vùng nách, cổ, bẹn… rất có thể đó là dấu hiệu bạn đã mắc tiểu đường loại 2.  Những triệu chứng này được gọi là acanthosis nigricans, là một dấu hiệu của kháng insulin.

Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không? Có thể nói đây là dạng tiểu đường rất nguy hiểm bởi hệ lụy của nó chính là các biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí tính mạng cũng bị đe dọa nếu như người tiểu đường tuýp 2 không biết cách quản lý kiểm soát tốt đường huyết của mình. Những biến chứng nguy hiểm thường gặp nhất của bệnh tiểu đường tuýp 2 gồm có:

– Biến chứng cấp tính: Tăng đường huyết quá cao có thể đưa bệnh nhân vào hôn mê nhiễm ceton hay hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. Tử vong do hôn mê tăng đường huyết là rất cao.

– Biến chứng tim và mạch máu: Đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, bao gồm bệnh mạch vành với cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não , xơ vữa động mạch và tăng huyết áp .

– Biến chứng thần kinh (neuropathy): Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương thành mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng những sợi thần kinh, đặc biệt ở chân. Tổn thương này gây ra các triệu chứng : châm chích như kiến bò, tê chân, nóng rát hay đau thường bắt đầu từ các ngón chân, ngón tay và lan dần lên. Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt có thể gây mất toàn bộ cảm giác ở chi

– Tổn thương hệ thần kinh: Tổn thương những sợi thần kinh tự động kiểm soát việc tiêu hóa có thể gây buồn nôn, ói mữa, tiêu chảy hay táo bón . Đối với đàn ông, có thể bị rối loạn cương dương.

– Biến chứng thận (Nephropathy): Thận chứa hàng triệu búi mạch máu nhỏ có chức năng lọc chất thải ra khỏi cơ thể. Đái tháo đường có thể gây tổn thương những hệ thống lọc này. Cuối cùng có thể dẫn tới suy thận hay bệnh thận giai đoạn cuối không thể phục hồi được, khi đó cần phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận .

– Biến chứng mắt: Đái tháo đường có thể gây tổn thương mạch máu ở võng mạc (bệnh võng mạc do Đái tháo đường ), có thể dẫn tới giảm thị lực hay mù hoàn toàn. Đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý mắt khác như đục thủy tinh thể và glaucoma.

– Biến chứng chân: Tổn thương thần kinh ở chân và giảm tưới máu chân làm tăng nguy cơ của nhiều biến chứng trên bàn chân. Nếu không được điều trị, các vết thương hay nốt phồng sẽ bị nhiễm trùng. Nếu tổn thương trầm trọng có thể phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân hay cả chân để cứu tính mạng bệnh nhân.

Tiểu đường tuýp 2 có chữa được không?

Giải đắp thắc mắc về câu hỏi trên về bệnh tiểu đường tuýp 2 hay bệnh tiểu đường có chữa được không thì bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh phải sống với bệnh cả đời. Tuy nhiên, tin vui là 85% người bệnh có thể sống khỏe mạnh hoàn toàn nhờ chế độ dinh dưỡng, luyện tập và sử dụng các bài thuốc đông y lành tính từ các loại thảo dược tự nhiên. Dưới đây là một số thảo dược đông y chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 hiệu quả:

– Mướp đắng: khi còn xanh, mướp đắng chứa các hoạt chất charantin, glycosid steroid, có tác dụng hạ đường máu, làm chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc và đục thủy tinh thể và làm tăng khả năng dung nạp glucose của người bệnh. Mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do – một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường.

– Sa sâm: Có tính vị ngọt và hơi hàn, có tác dụng thanh tải phế và bổ âm tăng sinh dịch cơ thể. Khi nó được kết hợp với các vị thuốc khác nó có thể bồi bổ sức khỏe tăng cường chức năng sinh lý, và hạ được đường huyết phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường.

– Bố chính sâm: Có vị ngọt nhạt, có chất nhầy, tính bình; có tác dụng bổ mát, nhuận phế, dưỡng tâm, sinh tân dịch; sao với gạo thì tính ấm bổ tỳ vị, giúp tiêu hoá, thêm mạnh sức.

– Sâm đại hành: Theo Y học cổ truyền, sâm đại hành có vị ngọt nhạt, tính hơi ấm, có tác dụng tư âm bổ huyết, chỉ khái, chỉ huyết sinh,… nê sâm đại hành được dùng để chữa trị các bệnh về đường huyết, nhức đầu, hoa mắt, người mệt mỏi, vàng da, vết thương bị tụ máu bầm, băng huyết, kinh nguyệt không đều, viêm họng cấp và mạn tính, ho ra máu, ho lao, ho gà…

– Nam dương sâm: Theo Y học cổ truyền, Nam dương sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng: Thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng. Cũng theo Y học cổ truyền thì Nam dương sâm có công dụng trị tiểu đường rất hiệu quả.

Khi 5 loại thảo dược quý trên được kết hợp với nhau, sẽ tạo nên một giải pháp toàn diện và hiệu quả với 4 cơ chế chính là hạ và ổn định đường huyết; giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường; giảm mỡ máu, tăng cường lưu thông khí huyết, sức khỏe tim mạch; và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do đó, sự kết hợp này được xem là hy vọng mới cho người bệnh trong cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường cũng như làm giảm các biến chứng cho người bị tiểu đường hiện nay.

Hạ đường Sikai được chiết xuất 100% từ các thảo dược thiên nhiên như khổ qua, sa sâm, bố chính sâm, sâm đại hành, nam dương sâm… giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường. Sản phẩm được dùng cho các trường hợp người có thể trạng đường máu cao, người bị tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Tiểu đường tuýp 2: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2) là dạng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tiểu đường tuýp 2 có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm hoặc thậm chí là tử vong. Vậy bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Sau đây là những kiến thức cơ bản về bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn cần biết.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2
Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2) là gì?

Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính, xảy ra khi lượng đường huyết (glucose) trong cơ thể tăng cao vượt ngưỡng bình thường.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 còn gọi là tiểu đường ở người lớn hoặc tiểu đường không phụ thuộc insulin, tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể tự kháng với insulin được sản xuất, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự chuyển hóa đường trong cơ thể.

Không giống như tiểu đường tuýp 1 là tuyến tụy không thể tiết ra insulin, với bệnh tiểu đường tuýp 2 tuyến tụy vẫn có thể tự tiết ra insulin, nhưng do một nguyên nhân nào đó các tế bào không thể sử dụng glucose trong máu làm nguồn năng lượng. Điều này sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao và có thể gây tổn thương đến cơ thể bạn.

90% đến 95% bệnh nhân tiểu đường là mắc tiểu đường tuýp 2. Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường khởi phát ở người lớn, ở độ tuổi từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên, ngày càng nhiều trẻ em và người trẻ tuổi mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2 do bệnh béo phì ngày càng có xu hướng gia tăng ở trẻ em.

Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 2

Các nguyên nhân gây ra  bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể bao gồm:

– Nguyên nhân do gen, di truyền:

Gen, di truyền cũng là một trong những yếu tố nguy cơ chính cho bệnh đái tháo đường týp 2. Nguy cơ mắc bệnh này tăng lên nếu bạn có một người trong gia đình hoặc họ hàng như cha mẹ, anh trai hoặc em gái mắc bệnh này.

Mối quan hệ càng gần, nguy cơ càng lớn. Một đứa trẻ có bố mẹ mắc bệnh tiểu đường týp 2 có khoảng một phần ba nguy cơ cũng đang phát triển bệnh lý này.

– Do tuổi tác:

Nguy cơ mắc bệnh đái đường tuýp 2 tăng theo tuổi. Điều này có thể là bởi vì mọi người có xu hướng tăng cân và tập thể dục ít hơn khi họ nhiều tuổi hơn. Duy trì cân nặng phù hợp bằng cách và tập thể dục đều đặn là cách tốt nhất để phòng ngừa và kiểm soát bệnh.

Người da trắng Châu Âu trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Người dân Nam Á, Trung Quốc, Châu Phi và Caribê gốc Phi có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 ở tuổi trẻ hơn.

Mặc dù tuổi càng cao là một yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường týp 2, tuy nhiên trong những năm gần đây, những người trẻ tuổi thuộc mọi chủng tộc đã và đang phát triển tình trạng này. Nó cũng trở nên phổ biến hơn đối với trẻ em – thậm chí là trong một số trường hợp trẻ bảy tuổi đã bị bệnh này.

– Do béo phì và lười vận động:

Đây là chính nguyên nhân chủ yếu gây ra tiểu đường tuýp 2. Nếu trong cơ thể có nhiều calo dư thừa sẽ gây nên tình trạng kháng insulin.

Thêm vào đó, nếu như người bệnh vận động ít sẽ tác động đến tuyến tụy và gây ra áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin, trong một thời gian dài như thế tuyến tụy sẽ suy yếu & mất dần khả năng sản xuất insulin và gây ra bệnh đái đường.

– Các yếu tố nguy cơ khác:

Nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng tăng lên nếu chỉ số đường huyết của bạn cao hơn bình thường, nhưng chưa đủ để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Đôi khi nó được gọi là tiền đái tháo đường, và các bác sĩ đôi khi gọi nó là giảm dung nạp glucose lúc đói.

Tiền đái tháo đường có thể tiến triển thành bệnh đái tháo đường tuýp 2 nếu bạn không thực hiện các bước phòng ngừa, chẳng hạn như thay đổi lối sống. Các thay đổi này bao gồm ăn uống lành mạnh, giảm cân nếu bạn thừa cân và tập thể dục thường xuyên.

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn trong cuộc đời sau này.

Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2
Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2

– Nhận biết bệnh tiểu đường qua xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là cách tốt nhất để bạn biết mình có bị mắc tiểu đường hay không. Muốn kiểm tra tiểu đường, bạn cần làm vài xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm đường máu vào buổi sáng khi chưa ăn gì.

Nếu đường máu vượt quá 126 mg/dL trong hai lần, nghĩa là bạn đã bị tiểu đường. Nếu từ 100 đến 125 mg/dL, bạn bị coi là tiền tiểu đường. Nhỏ hơn 99mg/dL là bình thường.

– Nhận biết bệnh tiểu đường qua các triệu chứng phổ biến:

Theo Bác sĩ Maria Collazo-Clavell, tại Bệnh viện Mayo (Mỹ) thì các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể bao gồm:

  • Tiểu nhiều, khát nhiều
  • Giảm cân nhanh
  • Tăng đói, đói dự dỗi
  • Bệnh về da: da bị khô, da ngứa, da thâm (quanh cổ hoặc hõm nách)
  • Lâu lành vết thương
  • Nhiễm nấm candida và các loại nấm khác
  • Mệt mỏi và hay cáu gắt
  • Nhìn mờ, nhìn nhòe, thấy chớp sáng hoặc thấy vật bay qua
  • Ngứa ran hoặc tê bì chân tay

Cách điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 (bệnh đái tháo đường tuýp 2)

Điều trị bệnh tiểu đường type 2 bằng chế độ ăn uống

Điều trị bệnh tiểu đường type 2 bằng chế độ ăn uống phù hợp
Điều trị bệnh tiểu đường type 2 bằng chế độ ăn uống phù hợp

Để điều trị bệnh tiểu đường bạn không cần phải thực hiện chế độ an kiêng khem quá mức, bạn nên ăn nhiều thức ăn như rau tươi, lúa mì nguyên hạt… Những thức ăn này nhiều dinh dưỡng mà lại ít chất béo và năng lượng. Bạn cũng nên hạn chế thức ăn ngọt và những thức ăn chế biến từ bột, gạo.

Thức ăn có chỉ số đường huyết thấp có thể rất hữu dụng. Chỉ số đường huyết là chỉ số đánh giá tốc độ thức ăn làm tăng đường trong máu.Thức ăn có chỉ số đường huyết cao sẽ làm tăng nhanh đường huyết. Những thức ăn giàu chất xơ có chỉ số đường huyết thấp.

Điều trị bệnh tiểu đường type 2 bằng chế độ vận động thể dục

Bất cứ ai cũng cần tập thể dục đều đặn và bệnh nhân Đái tháo đường cũng không ngoại lệ. Hỏi ý kiến Bác sỹ trước khi bắt đầu chọn môn thể thao để tập. Sau đó chọn môn thể thao mà bạn yêu thích, như là đi bộ, bơi lội… Quan trọng là tập đều đặn mỗi ngày, nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nên bắt đầu tập nhẹ rồi tăng dần cường độ tập.

Nên nhớ rằng, hoạt động thể lực sẽ giúp hạ đường huyết. Kiểm tra đường huyết trước khi tập. Bạn cũng nên ăn nhẹ trước khi tập để tránh hạ đường huyết nếu bạn đang uống thuốc hạ đường huyết hay đang chích insulin.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2
Hoạt động thể lực, vận động thường xuyên sẽ giúp hạ đường huyết

Cách điều trị tiểu đường type 2 bằng phương pháp Tây

Một số bệnh nhân tiểu đường type 2 có thể kiểm soát đường huyết chỉ bằng chế độ ăn và tập thể dục, nhưng nhiều bệnh nhân khác cần uống thuốc hay tiêm insulin để ổn định đường huyết. Uống thuốc nào là do bác sỹ quyết định dựa trên rất nhiều yếu tố để lựa chọn. Có thể phải phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau để kiểm soát đường huyết:

– Thuốc điều trị bệnh tiểu đường:

Thông thường, bệnh nhân mới được chẩn đoán sẽ được kê toa metformin (Glucophage), một thuốc giúp làm gan giảm sản xuất đường. Bác sỹ cũng sẽ khuyên thay đổi lối sống như: giãm cân,hoạt động thể lực nhiều hơn…

Cùng với metformin, những thuốc hạ đường huyết khác có thể được sử dụng để điều trị tiểu đường type 2. Một số thuốc kích thích tuyến tụy tăng sản xuất và phóng thích insulin(nhóm thuốc sulfonyureas). Nhóm acarbose sẽ ức chế men phân giải carbohydrates và làm giảm đường huyết sau ăn.Thêm vào đó, bác sỹ có thể phải kê toa aspirin liều thấp và thuốc hạ huyết áp, giãm lipid máu để giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2
Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng tây y

– Trị tiểu đường bằng Insulin:

Một số bệnh nhân tiểu đường type 2 cần điều trị bằng insulin. Vì insulin sẽ bị tiêu hóa khi uống nên insulin phải dùng bằng đường tiêm. Insulin có nhiều loại dựa vào thời gian tác dụng của nó, bao gồm:

  • Insulin tác dụng nhanh,ví dụ: insulin lispro (Humalog), insulin aspart (NovoLog)
  • Insulin tác dụng trung bình như: Insulin N, Insulin Lent
  • Insulin tác dụng chậm như: insulin glargine (Lantus) and insulin detemir (Levemir).

Tùy theo mỗi bệnh nhân mà bác sỹ có thể kê toa insulin hỗn hợp để có thể kiểm soát đường huyết cả ngày.

Điều trị bệnh tiểu đường type 2 bằng các loại thảo dược quý trong Đông Y

Đã từ bao đời nay, Y học Cổ truyền Việt Nam với các loại thảo dược có nguồn gốc từ bản địa sở hữu các đặc tính quý báu được thiên nhiên ban tặng, đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ta. Từ những bệnh lý đơn giản dễ mắc phải cho đến phức tạp khó điều trị, hầu như luôn có mặt các bài thuốc dân gian giúp hỗ trợ và chữa trị một cách hiệu quả. Bệnh tiểu đường, một căn bệnh khó điều trị tận gốc và hay tái phát cũng không phải là ngoại lệ. Các loại thảo dược quý trong Đông Y thường được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường như: Khổ qua, Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Sâm đại hành, Nam dương sâm,…

– Mướp đắng: khi còn xanh, mướp đắng chứa các hoạt chất charantin, glycosid steroid, có tác dụng hạ đường máu, làm chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc và đục thủy tinh thể và làm tăng khả năng dung nạp glucose của người bệnh. Mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do – một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường.

– Sa sâm: Có tính vị ngọt và hơi hàn, có tác dụng thanh tải phế và bổ âm tăng sinh dịch cơ thể. Khi nó được kết hợp với các vị thuốc khác nó có thể bồi bổ sức khỏe tăng cường chức năng sinh lý, và hạ được đường huyết phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường.

– Bố chính sâm: Có vị ngọt nhạt, có chất nhầy, tính bình; có tác dụng bổ mát, nhuận phế, dưỡng tâm, sinh tân dịch; sao với gạo thì tính ấm bổ tỳ vị, giúp tiêu hoá, thêm mạnh sức.

– Sâm đại hành: Theo Y học cổ truyền, sâm đại hành có vị ngọt nhạt, tính hơi ấm, có tác dụng tư âm bổ huyết, chỉ khái, chỉ huyết sinh,… nê sâm đại hành được dùng để chữa trị các bệnh về đường huyết, nhức đầu, hoa mắt, người mệt mỏi, vàng da, vết thương bị tụ máu bầm, băng huyết, kinh nguyệt không đều, viêm họng cấp và mạn tính, ho ra máu, ho lao, ho gà…

– Nam dương sâm: Theo Y học cổ truyền, Nam dương sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng: Thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng. Cũng theo Y học cổ truyền thì Nam dương sâm có công dụng trị tiểu đường rất hiệu quả.

Khi 5 loại thảo dược quý trên được kết hợp với nhau, sẽ tạo nên một giải pháp toàn diện và hiệu quả với 4 cơ chế chính là hạ và ổn định đường huyết; giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường; giảm mỡ máu, tăng cường lưu thông khí huyết, sức khỏe tim mạch; và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do đó, sự kết hợp này được xem là hy vọng mới cho người bệnh trong cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường cũng như làm giảm các biến chứng cho người bị tiểu đường hiện nay.

Việc sử dụng các loại thảo dược trên một cách đơn lẻ hoặc chế biến dưới dạng khô để làm trà uống hàng ngày sẽ không thể tận dụng triệt để được tính năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, do quá trình chế biến vô tình làm mất đi các hoạt chất tác dụng với bệnh tiểu đường như flavonoids, polyphenol…

Vì vậy, cần thiết phải có sự phối hợp các loại thảo dược trên nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong điều tiểu đường. Tuy nhiên, trên thực tế, người bệnh tiểu đường khó có thể định lượng hay sắc đầy đủ 5 vị dược liệu Mướp đắng, Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm trong 1 lần. Vì vậy, cần thiết có sự phối hợp của y học hiện đại trong công nghệ bào chế và chiết xuất nhằm mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng mà vẫn lưu giữ được các thành phần tinh chất của từng loại dược liệu. Cũng vì vậy mà sản phẩm Hạ đường SIKAI được ra đời, nhằm mang đến giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập, vận động hàng ngày.

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường– mối nguy hại không trừ một ai

Những hệ lụy nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường chính là những biến chứng mà nó gây ra, nếu không kịp thời phát hiện và kiểm soát có thể sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề nhất là tử vong cho người bệnh. Những biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường thường diễn ra đột ngột và trong thời gian ngắn, được gọi là biến chứng cấp tính. Sau đây SIKAI sẽ cùng bạn tìm hiểu về những biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường, cùng cách phòng ngừa như thế nào cho an toàn và mang lại hiệu quả cao.

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường.
Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường.

1. Những biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường

Biến chứng cấp tính thường gặp nhất ở bệnh tiểu đường là biến chứng tăng đường huyết, và biến chứng hạ đường huyết.

1.1. Biến chứng tăng đường huyết

Là biến chứng rất hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Bao gồm các thể:

– Hôn mê do biến chứng nhiễm toan Ceton:

xảy ra khi tuyến tụy không tiết ra đủ lượng insulin để vận chuyển glucose vào trong tế bào, chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể. Lúc này cơ thể sẽ tự tạo ra nguồn năng lượng bằng cách phân hủy chất béo như một nhiên liệu thay thế. Quá trình này cũng sẽ sản xuất ra một axit độc hại trong máu gọi là ceton.

Đây là một trong những nguyên nhân thường khiến bệnh nhân phải vào viện và là nguyên nhân tử vong cao nhất trong các biến chứng tiểu đường. Thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 hoặc người đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến tụy. Thống kê có khoảng 20-40% bệnh nhân mới được chẩn đoán phải vào viện điều trị do nhiễm toan. Tỷ lệ tử vong do hôn mê nhiễm toan xeton có thể từ 2% – 10%. Các nguyên nhân và yếu tố khởi phát nhiễm toan xeton thường gặp bao gồm: đái tháo đường không được chẩn đoán và điều trị, bỏ tiêm insulin, các bệnh cấp tính như nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, chấn thương,…

Các triệu chứng bao gồm buồn nôn, nôn và đau bụng, hơi thở có mùi ceton, như mùi hoa quả lên men, các dấu hiệu bị mất nước (môi khô, da khô), nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, rối loạn ý thức ở các mức độ khác nhau, từ nhẹ đến hôn mê.

 

Lúc này bệnh nhân cần ngay lập tức cấp cứu tại một cơ sở y tế chuyên khoa, điều trị bằng cách truyền tĩnh mạch bù nước và điện giải, đồng thời tiêm insulin. Nếu được cấp cứu kịp thời, đường huyết sẽ nhanh chóng ổn định. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh nhân có thể nhanh chóng đi vào hôn mê, thậm chí là tử vong.

Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu: Tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường máu là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid nặng, xảy ra do tăng đường máu rất cao kèm theo mất nước nặng, không có nhiễm toan xeton hoặc nhiễm toan xeton rất nhẹ. Tăng áp lực thẩm thấu nặng dẫn đến hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường máu.

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu chiếm 5-10% trong các loại biến chứng hôn mê ở bệnh nhân tiểu đường và là một trong những loại hôn mê nặng nhất, thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nhiều tuổi (trên 60 tuổi), tỷ lệ tử vong rất cao (10-30%). Mặc dù được điều trị tích cực, nguyên nhân tử vong thường do các biến chứng như: tắc mạch, phù não hoặc trụy mạch do điều trị bất hợp lý nhiễm khuẩn…

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường.

Các dấu hiệu khởi phát bệnh thường xuất hiện trước khi hôn mê thực sự xảy ra đôi khi từ vài ngày đến hàng tuần. Các biểu hiện lâm sàng bao gồm:

  • Uống nhiều, tiểu nhiều ở giai đoạn đầu.
  • Mất nước nặng, sút cân nhiều.
  • Tăng trương lực cơ, co giật khu trú hoặc lan rộng.
  • Rối loạn thị giác, các dấu hiệu tổn thương thần kinh khu trú.
  • Rối loạn ý thức từ mức độ nhẹ đến hôn mê sâu.

Giống như hôn mê do nhiễm toan ceton, hôn mê thẩm thấu là tình trạng cấp tính, bệnh nhân phải được nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được bù nước và điện giải ngay lập tức, sau đó các bác sỹ có thể tiếp tục truyền insulin theo đường tĩnh mạch và theo dõi các chỉ số sinh tồn như nhịp tim, nhịp thở, huyết áp…

1.2. Biến chứng hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu xuống thấp bất thường (thường xảy ra khi lượng đường máu thấp hơn 65 mg/dl). Đây là tình trạng thường thấy ở hầu hết các bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu như người mệt mỏi, vã mồ hôi, nhịp tim tăng, đói cồn cào, chân tay bủn rủn, choáng váng, nhức đầu, dễ bị kích thích, giảm khả năng chú ý… Nếu không kịp điều trị, lượng đường trong máu quá thấp có thể dẫn đến hiện tượng lên cơn co giật, mất dần ý thức, hôn mê và trong trường hợp xấu có thể gây chết não dẫn đến tử vong.

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến mức đường trong máu thấp là sử dụng quá liều insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết nhóm sulfamid; hoặc do bỏ bữa, bữa ăn không đủ cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho người bệnh; hoặc vận động quá mức như lao động nặng, quá sức; do uống rượu bia.

Cách điều trị:

  • Đối với hạ đường huyết mức độ nhẹ người bệnh có thể tự điều trị bằng cách uống ngay 10-15g đường, sau đó nghỉ ngơi trong khoảng 30 phút, hoặc có thể thay bằng vài viên kẹo, một cốc nước trái cây ngọt (khoảng 200ml).
  • Đối với hạ đường huyết vừa và nặng, bệnh nhân cần được đưa ngay đến các cơ sở y tế để được kiểm tra đường huyết mao mạch, nếu đường huyết <3mmol/l phải đặt đường truyền tĩnh mạch, truyền ngay khoảng 50 – 100ml dung dịch Glucose 30%, sau đó duy trì bằng dung dịch Glucose 5%.

2. Cách phòng ngừa biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường.

Các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường là hậu quả của tình trạng tăng đường máu kéo dài. Kiểm soát tốt đường máu sẽ giúp hạn chế sự tiến triển của các biến chứng do bệnh gây ra. Để phòng ngừa, bạn cần biết cách:

  • Có chế độ ăn uống hợp lý, nên ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ, rau củ trái cây, tránh đồ ăn dầu mỡ, nhiều tinh bột, chất ngọt, không uống rượu bia.
  • Tập luyện nhẹ nhàng để nâng cao thể chất. Tập thể dục đều đặn sẽ giúp hạn chế rất tốt các biến chứng của bệnh.
  • Luôn giữ cho mình tinh thần ổn định, sống vui vẻ, lạc quan, bớt lo âu.

Trên đây, Hạ đường SIKAI đã hướng dẫn bạn tìm hiểu những biến chứng cấp tính rất nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Đề giảm thiểu tối đa tác hại của những biến chứng đó, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm Đông y, với các thành phần thảo dược thiên nhiên như khổ qua rừng, sa sâm, sâm đại hành, nam dương sâm… sẽ giúp bạn ngăn ngừa những biến chứng tiểu đường một cách an toàn và hiệu quả.

Viên uống SIKAI với thành phần gồm các thảo dược thiên nhiên như: khổ qua rừng, sa sâm, nam dương sâm, sâm đại hành, bố chính sâm, đã được kiểm định phù hợp quy định an toàn thực phẩm, có công dụng hỗ trợ và ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường, là một thực phẩm rất cần thiết cho người có thể trạng đường máu cao, người bị tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.