Điều trị bệnh tiểu đường và ngăn ngừa được các biến chứng luôn là bài toán khó đối với bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh thế kỉ này. Nhờ sự phát triển vượt bậc trong y học, ngoài phương pháp Tây y, nhiều người bệnh tiểu đường đã tìm đến cách điều trị bằng phương pháp Đông y và đã nhận được kết quả bất ngờ. Đó là xu hướng mới trong điều trị bệnh tiểu đường, với chiết xuất từ thành phần thiên nhiên mang lại hiệu quả cao mà lại rất an toàn, không gây tác dụng phụ. Dưới đây là những thảo dược quý giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường tuýp2.

Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, theo Lương y Dương Phú Cường (Phó Chủ Tịch hội Đông y Quận Gò Vấp –TP. HCM) – với hơn 20 năm nghiên cứu và kinh nghiệm chữa bệnh tiểu đường cho biết, người bệnh cần phải luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, luyện tập đúng cách và tuân thủ sử dụng thuốc.Từ lâu, các loại sâm như Sa Sâm, Bố Chính Sâm, Sâm Đại Hành, Nam Dương Sâm… đã trở thành phương thuốc bí truyền trong y học phương Đông với tác dụng bồi bổ sinh lực, nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm tiểu đường tuýp2 và điều trị rất nhiều bệnh hiểm nghèo khác.

Khổ qua giúp hạ và ổn định đường huyết

Đúng như ông bà ta thường hay nói: “Thuốc đắng dã tật”. Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng từ lâu đã được biết đến như một vị thuốc quen thuộc trong mỗi bữa ăn gia đình nói chung và là thảo dược rất tốt cho người bệnh tiểu đường nói riêng. Bởi vì, trong khổ qua có chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất như: protein, lipid, vitamin C, canxi, magiê, sắt… Đặc biệt, trong khổ qua có chứa các hoạt chất Charantin, Vicine, Polypeptide-P, Lectin… mang lại lợi ích tuyệt vời trong điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

  • Charantin: Hoạt chất được biết đến với tác dụng làm ổn định đường huyết.
  • Vicine và polypeptide-p (hợp chất giống insulin): Những chất này hoạt động cùng nhau hay hoạt động riêng lẻ đều có tác dụng là giảm đường huyết.
  • Lectin: Đây được xem là yếu tố chính đằng sau hiệu quả hạ đường huyết khi dùng khổ qua. Nó làm giảm nồng độ glucose trong máu bằng cách hoạt động trên các mô ngoại biên và ức chế sự thèm ăn – tương tự như tác động của insulin lên não.

Mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do – một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường.

Sa Sâm

Sa Sâm có tên khoa học là Launaea Pinnatifida Cass thuộc họ Cúc Asteraceae. Là loại cỏ sống lâu năm, có rễ mềm mọc thẳng, dài 15-25cm màu vàng nhạt. Trong sa sâm có chứa rất nhiều các dưỡng chất quý giá tương đồng với nhân sâm nhưng lại mọc trên cát, đặc biệt sa sâm có chứa một dược chất quý giá đó là Saponin (Theo Trung Hoa Y Dược tạp chí ). Đây là một chất có lợi cho cholesterol trong máu, chống ung thư, giúp sự hoạt động của xương thêm chắc khỏe, kích thích hệ miễn dịch tự nhiên, chống viêm và  kháng khuẩn… Saponin còn có tác dụng giảm lượng đường trong máu, hiệp lực với tây dược giúp hạ đường huyết hiệu quả, phòng ngừa các biến chứng ở mắt, chân và mạch máu do tiểu đường tuýp2.

Bố Chính Sâm

Bố Chính Sâm  (hay còn gọi là Thổ Hào Sâm hay nhân sâm Phú Yên) có tên khoa học là Hibicus Sagittifolius Kurz, được đánh giá có chất lượng như sâm Hàn Quốc vì hoạt chất trong Bố Chính Sâm khá cao. Trong rễ Bố Chính Sâm được các nghiên cứu khoa học chứng minh và phân tích thấy có chứa nhiều hoạt chất quý rất tốt cho sức khỏe như: Phytosterol, acid béo, Coumarin, đường khử và hợp chất uronic. Ngoài ra, trong sâm còn chứa 11 loại acid amin khác nhau như Threonine, Alanine, Prolin, Tyrosin, Valin, Leucin Và Histidi… Nó còn chứa tới 13 nguyên tố : Na, Ca, Mg, Al, So Fe, V, Mn, Ti, Mo, Cu, Zr và P. Bố Chính Sâm có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, giúp bồi bổ sức khỏe cho những người bị gầy yếu, thể trạng suy nhược, mất ngủ ở người bệnh tiểu đường, kém ăn và đau lưng, chữa trị các bệnh về đường huyết.

Sâm đại hành

Sâm đại hành còn gọi là tỏi lào, tỏi đỏ, hành lào, hành đỏ, có tên khoa học là là Eleutherine Subaphylla Gagnep thuộc họ Iridaceae (Lay ơn). Theo Nam y Nguyễn Đại Định (Hội Đông y TP. Hà Nội, nguyên giảng viên Đại Học Y Hà Nội) cho biết, Sâm Đại Hành có rất nhiều tác dụng, đặc biệt rất bổ máu.

Sâm Đại Hành có chứa các hợp chất quinoid: Eleutherin, Isoeleutherin, Eleutherol, đều có tác dụng kháng sinh đối với chủng: Staphyllococ-cus aureus nên chữa các bệnh viêm nhiễm, giúp nhanh lành vết thương bàn chân ở người bệnh tiểu đường – ngăn ngừa các biến chứng ở bệnh tiểu đường tuýp2. Ngoài ra, sâm đại hành còn có tác dụng bổ máu, tăng hồng cầu, tiêu độc, trị mụn nhọt, chữa viêm họng, khó ngủ ở người bệnh tiểu đường, viêm phế quản.

Nam Dương Sâm

Nam Dương Sâm có tên khoa học là Polyscias Fruticosa, họ nhân sâm- Araliaceae nên tác dụng của nó gần giống như tác dụng của nhân sâm. Trong thân Nam Dương Sâm có chứa các Alcaloit, Glucozit, Saponin, Flavonoit, Tanin, vitamin B1,  hơn 13 loại axít amin trong đó có Lyzin, Xystei, Và Methionin … là những axit amin mà cơ thể không tổng hợp được. Nam Dương Sâm có chứa rất nhiều Saponin có tác dụng như nhân sâm Hàn Quốc, nhờ đó nó còn giúp tăng trí nhớ, tăng sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường tuýp2. Được mệnh danh là cây sâm của người nghèo, Nam Dương Sâm có thể chữa chứng suy nhược cơ thể, làm thuốc bổ tăng lực và có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Ưu điểm của việc sử dụng phương pháp Đông y trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường là mang hiệu quả lâu dài mà lại rất an toàn, không gây tác dụng phụ và đặc biệt là giảm được gánh nặng chi phí điều trị.

Dưới bàn tay “vàng” của Lương y Dương Phú Cường, ông đã nghiên cứu ra bài thuốc giúp điều trị tiểu đường với các loại sâm kể trên cộng với khổ qua. Thay vì, người bệnh phải dùng riêng rẽ từng loại thảo dược và quá trình chế biến thô ẩn chứa nguy cơ bị tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hay kim loại nặng, thì người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng ở dưới dạng viên uống với chiết xuất từ các thành phần dược liệu quý này. Sự kết hợp hài hòa giữa các thành phần: Khổ qua, Sa Sâm, Bố Chính Sâm, Sâm Đại Hành, Nam Dương Sâm… giúp hạ và ổn định đường huyết ở mức an toàn, ngăn ngừa và giảm các biến chứng do tiểu đường gây ra, giúp tuyến tụy phục hồi sản sinh insulin điều khiển lượng đường trong máu hoạt động bình thường trở lại, giải độc gan, khôi phục hoạt động lục phủ ngũ tạng và an thần, bổ khí, hồi phục nguyên khí…

Bên cạnh sử dụng các loại thảo dược để hỗ trợ thì người bệnh cũng nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý: hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột, bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ quả,… tăng cường tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Chúc các bạn sớm cải thiện được tình trạng bệnh của mình và phục hồi sức khỏe thật tốt.

Có thể bạn quan tâm: