Chỉ số đường huyết là gì? Chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn? Cách hạ chỉ số đường huyết bằng thuốc hiệu quả…. Luôn là những mối quan tâm hàng đầu của người bệnh đái tháo đường. Bởi chúng là những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như quá trình điều trị của họ.

Chỉ số đường huyết tăng cao theo thời gian sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như biến chứng tim mạch, biến chứng thận, biến chứng mắt, thần kinh ngoại vi (loét bàn chân, hoại tử chi)…cho người đái tháo đường (ĐTĐ).Vì vậy, phương pháp nào giúp hạ đường huyết một cách tự nhiên bên cạnh việc dùng thuốc luôn là câu hỏi khó với chính người bệnh và bác sĩ điều trị.

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết có tên tiếng anh đầy đủ là Glycemic Index (GI) là chỉ số phản ánh tốc độ tăng nồng độ đường (glucose) trong máu khi cơ thể hấp thụ những loại thực phẩm giàu chất bột đường như: cơm, bánh mỳ, bún, các loại đồ ngọt, sữa… tuy nhiên hàm lượng bột đường của mỗi thực phẩm là khác nhau.

Trong đó, đối với những loại thực phẩm chứa nhiều đường hấp thu nhanh được xếp vào nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Khi cơ thể hấp thưc những loại thức ăn này, lượng glucose trong máu sẽ tăng lên rất nhanh. Ngược lại, đối với thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ tốt cho sức khỏe của người bệnh hơn, nhất là đối với người bệnh đái tháo đường.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn?

Bạn có biết, đường (glucose) là một nguồn năng lượng chính của cơ thể chúng ta, đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Tuy nhiên, nếu quá trình chuyển hóa đường bị rỗi loạn sẽ dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu luôn cao – là nguyên nhân chính gây ra ra bệnh đái tháo đường. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số đường huyết được xem là an toàn nếu nằm trong mức dưới đây:

  • Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0- 7,2mmol/l).
  • Sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l).
  • Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).
  • Tuy nhiên, để biết chính bạn có bị bệnh đái tháo đường hay không thì cần phải làm nghiệm pháp tăng đường huyết hoặc xét nghiệm chỉ số HbA1C. Bởi vì, chỉ số HbA1C nhằm kiểm soát đường huyết ở người tiểu đường mà không bị phụ thuộc vào no hay đói, chỉ số này bình thường là 5.4-6,2%, nếu chỉ sốHbA1C >7% có nghĩa là bạn đã mắc bệnhđái tháo đường. (Chỉ số tăng 1% có nghĩa đường huyết của bạn tăng 30mg).

    Vì sao phải giữ chỉ số đường huyết ổn định

  • Các chuyên gia y tế cho biết, đối với người bệnh đái tháo đường cần phải luôn giữ lượng đường huyết ở mức ổn định. Bởi vì, nếu chỉ số này quá thấp sẽ khiến cơ thể không đủ năng lượng để làm việc, gây nên tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mệt lả, buồn ói, thậm chí là đột quỵ…Nhưng khi chỉ số này tăng quá cao cũng không phải là tốt cho sức khỏe, bởi nó sẽ làm rối loạn các phản ứng sinh học trong cơ thể, dẫn đến các chất (béo & đạm) không hấp thu được vào cơ thể là nguyên nhân gây thừa cân, béo phì. Nguy hiểm hơn, nó còn là nguyên nhân chính dẫn tới các biến chứng ở người bệnh đái tháo đường như: hoại tử mô mềm ở các chi, suy thận, xơ vữa mạch máu, thoái hóa võng mạc…Vì vậy, bạn nên duy trì chỉ số đường huyết ở mức an toàn để tránh các tổn thương cho tim mạch, não bộ, mắt, thận… bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý kết hợp với cách hạ chỉ số đường huyết bằng thuốc an toàn.

    Cách cân bằng chỉ số đường huyết ở mức an toàn

    Sẽ rất nguy hiểm nếu đường huyết tăng quá cao do bệnh tiểu đường gây nên, lúc này cần được kiểm soát và điều trị cẩn trọng dưới sự giám sát của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để nhằm hạ lượng đường huyết xuống mức an toàn.

    Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm ở người bện đái tháo đường. Bạn nên bắt đầu xây dựng lại cho mình một chế độ ăn hợp lý bao gồm các loại thực phẩm ít chất béo, ít calo, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt nạc trắng… Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, giăm bông, thịt xông khói, chả lụa, bánh mì, bánh ngọt, thức ăn đóng hộp…

Tăng cường tập luyện thể dục

Thường xuyên tập thể dục có thể giúp bạn giảm cân và giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Trong quá trình vận động sẽ giúp nồng độ glucose trong máu giảm xuống do cơ bắp lấy glucose để làm năng lượng cho mọi hoạt động. Sự giảm của nồng độ glucose tạo ra một phương pháp điều trị tự nhiên dành cho người bệnh đái tháo đường. Những hoạt động thế dục sẽ giúp bạn bao gồm: tập tạ, yoga, đi bộ nhanh, chạy, đạp xe, nhảy, leo núi, bơi…

Cách hạ chỉ số đường huyết bằng thuốc hiệu quả và an toàn

Để kiểm soát đường huyết ở mức an toàn buộc người bệnh phải duy trì thuốc Tây y, nhưng Tây y lại có nhược điểm chỉ điều trị phần ngọn mà không điều được trị tận gốc nguyên căn gây ra bệnh. Do đó, đường huyết luôn không ổn định hay tái đi tái lại. Chính vì điều này, nhiều người bệnh đái tháo đường chọn cách hạ chỉ số đường huyết bằng thuốc Đông y để đạt được hiệu quả cao mà không gây ra các tác dụng phụ.

Trong các bài Đông y, điển hình các loại thảo dược như Khổ qua – Có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng cường tiết insulin, cải thiện sự dung nạp glucose và hỗ trợ ổn định đường huyết. Hơn nữa, sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược như: Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm… có công dụng tuyệt vời trong việc giúp hạ và ổn định đường huyết ở mức an toàn, ngăn ngừa và giảm các biến chứng do đái tháo đường gây ra, giúp tuyến tụy phục hồi sản sinh insulin điều khiển lượng đường trong máu hoạt động bình thường trở lại, giải độc gan, khôi phục hoạt động lục phủ ngũ tạng và an thần, bổ khí, hồi phục nguyên khí…Hi vọng qua bài viết này đã giúp cho người bệnh đái tháo đường hiểu được chỉ số đường huyết là gì? Xác định được chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn cũng như biết được lúc nào thì rơi vào mức đường huyết nguy hiểm.Kiểm soát tốt đường huyết, đưa đường huyết ra ngoài vùng nguy hiểm giúp bạn sống cân bằng, khỏe mạnh và giảm biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Có thể bạn quan tâm:

Chỉ số đường huyết và những điều bệnh nhân tiểu đường cần biết

Chỉ số đường huyết (GI) là gì, chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm, bao nhiêu là bị tiểu đường … là những mối quan tâm hàng đầu của các bệnh nhân bị tiểu đường bởi chúng là những là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình trị liệu. Sau đây là những kiến thức cơ bản về chỉ số đường huyết mà bệnh nhân tiểu đường cần biết.

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết, trong tiếng Anh là Glycemic Index (viết tắt là GI) là chỉ số phản ánh tốc độ gia tăng của đường huyết khi cơ thể hấp thụ những thức ăn giàu chất bột đường:  cơm, bánh mỳ, bún, sữa béo, đồ ngọt…

Các chuyên gia dinh dưỡng chia chỉ số đường huyết của một số thực phẩm theo mức độ từ thấp, trung bình đến cao. Trong đó, những thực phẩm chứa nhiều đường Glucose hấp thu nhanh được xếp vào nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Khi những loại thức ăn này đi vào cơ thể, lượng Glucose trong máu sẽ tăng lên rất nhanh, nhưng cũng sẽ giảm đi rất nhanh ngay sau đó. Trái ngược với điều này, những thực phẩm chứa chỉ số đường huyết thấp được đánh giá là tốt cho sức khỏe hơn, nhất là đối với bệnh nhân tiểu đường vì chúng làm chỉ số đường huyết tăng lên và giảm xuống từ từ. Do đó, nguồn năng lượng của cơ thể cũng sẽ trở nên ổn định và có lợi hơn cho sức khỏe.

Chỉ số đường huyết và những điều bệnh nhân tiểu đường cần biết

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số đường huyết phụ thuộc vào lượng thức ăn đưa vào cơ thể và tùy theo thời điểm mà có sự biến đổi khác nhau. Và việc kiểm tra chỉ số đường huyết là việc quan trọng đối với người bệnh tiểu đường. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cho biết, chỉ số đường huyết an toàn cho từng thời điểm là:

  • Trước bữa ăn 5,0 – 7,2mmol/l
  • Sau ăn 2 giờ < 10mmol/l
  • Trước lúc đi ngủ là 6.0 – 8,3mmol/l

Chỉ số đường huyết và những điều bệnh nhân tiểu đường cần biết
Và với từng lứa tuổi, từng giai đoạn bệnh, mức độ biến chứng,… mà mức độ đường huyết an toàn của mỗi người khác nhau nhưng dao động không nhiều. Người bệnh có thể đọc kết quả xét nghiệm chỉ số đường huyết như sau:

  • Đường huyết thấp < 3,9mml/l
  • Chỉ số đường huyết an toàn khi đói là 4,0 – 7,0mmol/l
  • Đường huyết an toàn chấp nhận được sau khi ăn 2 tiếng là 7,2 – 10mml/l
  • Chỉ số đường huyết nguy hiểm là từ 10mmol/l trở lên

Chỉ số đường huyết và những điều bệnh nhân tiểu đường cần biếtChỉ số đường huyết bao nhiêu là bị tiểu đường?

Khi bị tiểu đường đồng nghĩa với việc bạn phải sống với căn bệnh cả đời. Việc kiểm soát đường huyết bằng máy kiểm tra tiểu đường thường xuyên là hết sức quan trọng. Thông qua các chỉ số hiển thị ở máy, người bệnh thay đổi chế độ sinh hoạt hợp lý để luôn duy trì mức đường huyết ở chỉ số lý tưởng.

Nếu khi bạn đo tiểu đường lúc đói (khi nhịn đói ít nhất 8h trước đó và phải được kiểm tra ít nhất là 2 lần) mà lượng đường máu đo đường tử 126mg/dl trở lên (tương đương với 7.0 trở lên) thì được gọi là tiểu đường hay đái tháo đường khi đường huyết lúc đói.

Còn nếu đường huyết lúc đói từ 110 (6.1) trở lên nhưng nhỏ hơn 126 mg/dl (7.0mmol/l) gọi là rối loạn đường huyết lúc đói, hay tiền đái tháo đường. Với trường hợp kể trên thì 40% trường hợp sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường trong vòng 5 năm.

Ngược lại, nếu bạn đo với điều kiện kể trên mà lượng đường dưới 6.1 thì bạn hãy hoàn toàn yên tâm rằng cơ thể bạn đang rất khỏe mạnh. Nhưng nếu không đạt đúng điều kiện bạn cần phải đo lại. Khi đo trên khoảng 6.1 nhât thiết phải đo lại lần 2 sau 1 tuần để xác định đúng bệnh. Và lần sau đo mà dưới 6.1 thì nên đo lại sau một tháng và xét nghiệm HbA1C rồi đem kết quả đến gặp bác sĩ tư vấn.

Nếu bạn nằm trong trường hợp tiền đái tháo đường hay đã bị đái tháo đường trong khi kiểm tra tại nhà hoặc xét nghiệm tại viện thì bạn cũng đừng quá bị quan, đừng để tâm trạng mình rơi vào trọng trạng thái trầm uất mà hãy lạc quan lên vì chính lối sống lạc quan, yêu đời là phương thức hữu hiệu để nhằm tránh các biến chứng và giữ được mức độ đường huyết lý tưởng.

Thực phẩm nào có chỉ số đường huyết (GI) thấp tốt cho người đái tháo đường?

Thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp giúp bệnh nhân đái tháo đường ổn định đường huyết. Các loại thành phần bột đường có GI cao ảnh hưởng đến đường huyết sau ăn và khó kiểm soát lúc đói.

Thời gian đầu, nhiều người sử dụng các loại thực phẩm ngọt như sữa nước trái cây, rượu ngọt để điều trị bệnh đái tháo đường. Tiếp theo, họ hạn chế thức ăn ngọt, thay bằng mỡ và các thành phần dinh dưỡng khác khi phát hiện mối liên quan giữa thức ăn ngọt và sự gia tăng đường trong nước tiểu. Sau này, chế độ ăn “đói” được áp dụng khá lâu cho người đái tháo đường. Hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo, thành phần dinh dưỡng với tỷ lệ carbohydrate 55-60% phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường.

Bột đường là thành phần cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Tuy nhiên, nó cũng là yếu tố tác động lên mức đường huyết. Sự tác động này phụ thuộc vào chỉ GI khác nhau của các loại thực phẩm. Việc ăn quá nhiều bột đường trong mỗi bữa ăn ảnh hưởng nhiều đến đường huyết sau ăn và khó kiểm soát lúc đói. Bệnh nhân đái tháo đường nên cân nhắc, xem xét, lựa chọn phù hợp thành phần thức ăn bột đường phù hợp cùng số lượng năng lượng cần thiết cho từng bữa.

Chất bột đường – carbohydrate chứa carbon, hydro và oxy có trong nhiều thực phẩm ăn hàng ngày như trái cây, rau, củ, ngũ cốc, mỳ sợi, bánh mì, chế phẩm từ sữa, thịt… Tuy nhiên, carbohydrate trong các loại thực phẩm thường được phân làm hai loại: đường đơn và đường phức.

Đường đơn thường có trong nho, táo, dâu, mật ong, cam chuối, mía, sữa chua… Loại đường phức là tinh bột và chất xơ thường thấy trong khoai củ và nhiều loại rau. Các loại đường phức khi ăn vào thường được thủy phân bởi men ở nước bọt và dịch tụy để tạo thành đường đơn hấp thu vào trong máu.

Sự chuyển hóa của các đường phức giúp làm chậm sự hấp thu, gia tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Do đó, đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường ổn định hơn. Chất xơ cũng góp phần làm chậm sự hấp thu đường trong máu. Dựa vào những ưu điểm đó, các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra thực phẩm dành cho người bệnh đái tháo đường với thành phần cân đối về chất xơ và các loại đường phức có lợi trong sản phẩm. Điều này giúp ổn định đường huyết cho người bệnh.

Bị tiểu đường thì nên điều trị như thế nào?

Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể tự chủ động trong điều trị và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Bạn có thể làm cho lượng đường huyết của mình ổn định hơn, thậm chí là chung sống hòa bệnh căn bệnh này bằng nhiều cách khác nhau.

Thay vì để cơ thể ngày càng trở nên quá phụ thuộc, hay phải tiêm thuốc hàng ngày, đi đâu cũng phải đặt báo thức vì đã tới giờ chích thuốc. Chỉ với bài thuốc kết hợp nhiều loại thảo dược trong đông y sẽ giúp bạn kiểm soát nhanh lượng đường – tác dụng của các loại thảo dược này đã được rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe khẳng định.

Nhiều người nghĩ phương pháp chữa bệnh tiểu đường bằng đông y thì có tác dụng chậm, nhưng nó lại khá triệt để và an toàn tuyệt đối, không gây các tác dụng phụ như Tây y, qua đó giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình khỏi những tác nhân gây tổn hại tới sức khỏe. Vấn đề quan trọng còn lại mà bạn phải làm đó chính là lựa chọn cho mình một sản phẩm có chất lượng và đáng tin cậy nhất!

Hạ đường SIKAI là bài thuốc Đông Y hàng đầu hiện nay trong điều trị và ngăn ngừa sự tái phát của tiểu bệnh tiểu đường. Lương Y Dương Phú Cường, người có hơn 20 năm nghiên cứu về bệnh tiểu đường cho biết bài thuốc Hạ đường SIKAI là sự kết hợp hoàn hảo của rất nhiều loại thảo dược quý trong đông y như: Khổ qua, Sa sâm, Nam dương sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành,.. có tác dụng hạ và ổn định đường huyết ở mức an toàn, ngăn ngừa biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra như: Bệnh tim mạch, đục thủy tinh thể, giảm thị lực mắt, giảm cảm giác và tê bì ngón chân…

Có thể bạn quan tâm:

» Làm sao biết mình mắc bệnh tiểu đường?
» Kiến thức tổng quát về bệnh tiểu đường