Người bệnh tiểu đường thì nên uống nước như thế nào?

Người bị bệnh tiểu đường ngoài việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý với những thực phẩm nên và không nên ăn, cũng cần chú ý tới lượng chất lỏng hấp thu.

Người bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước không?
Người bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước không?

Uống nước là cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường

Trong cơ thể con người nếu đường huyết tăng quá cao sẽ dẫn đến việc tăng đào thải nước tiểu để đưa đường từ nước tiểu bài tiết ra bên ngoài. Như vậy đi tiểu nhiều là hậu quả của đường huyết tăng cao chứ không phải do uống nhiều nước.

Do lượng nước tiểu bài tiết ra ngoài quá lớn làm cơ thể bị mất đi một khối lượng nước đáng kể khiến trung khu thần kinh trung ương bị kích thích gây nên hiện tượng khát nước. Cũng có thể nói rằng bệnh nhân có nhu cầu uống nhiều nước là do phản ứng kích thích của cơ thể đối với việc đường huyết bị tăng quá cao, đó chính là phương pháp tự bảo vệ của cơ thể.

Lượng đường huyết bị bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu ít hay nhiều phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường, không phụ thuộc vào việc uống nước và số lượng nước tiểu nhiều hay ít. Lúc uống nhiều nước thì lượng nước tiểu tăng lên và nồng độ đường trong nước tiểu giảm xuống chứ không phải tổng số lượng đường bị mất theo nước tiểu tăng lên.

Ngoài ra đối với chức năng của thận bình thường mỗi ngày có thể bài tiết một lượng đáng kể các sản phẩm acid chuyển hóa, các sản phẩm protid phân giải. Tuy nhiên ở người già hoặc những người chức năng thận, chức năng bài tiết suy giảm thậm chí phát sinh trở ngại làm cho các sản phẩm kể trên bị tích lại trong máu dẫn đến tình trạng nhiễm độc nước tiểu. Bất kể do thận bình thường hay bị tổn thương thì vẫn phải có chức năng chủ yếu là bài tiết nước. Vì vậy uống nước nhiều không làm tăng gánh nặng cho thận kể cả đối với người bị bệnh lý về thận do đái tháo đường hoặc ở những người chức năng thận bị giảm sút thì cũng không làm tổn hại đến chức năng thận. Song đối với những trường hợp chức năng thận suy giảm cấp tính kèm theo phù thũng cần phải xem xét lại.

Bệnh nhân đái tháo đường nếu không uống đủ nước có thể dẫn tới tình trạng cô đặc máu làm cho lượng đường thừa và các chất cặn bã khác không có cách đào thải ra ngoài dẫn đến áp lực thẩm thấu huyết tương tăng cao. Có thể dễ hình dung thông qua ví dụ như khi làm mứt hoa quả người ta phải dùng đường để ướp, đường làm cho nước trong hoa quả bị hút ra ngoài tạo thành mứt. Tương tự như vậy nếu các cơ quan lục phủ ngũ tạng bên trong con người trong tình trạng đường huyết cao thì nước trong các tạng phủ sẽ bị đường huyết hút ra làm cho tế bào bị mất nước nghiêm trọng sex dẫn đến tình trạng hôn mê do đái tháo đường tăng áp lực thẩm thấu làm tổn hại nghiêm trọng đến cơ thể.

Những lợi ích do uống nước đầy đủ mang lại cho bệnh nhân đái tháo đường

– Uống nước có lợi trong việc thải trừ các chất chuyển hóa có độc trong cơ thể ra ngoài, phòng ngừa được nhiễm trùng đường tiết niệu giúp tăng hiệu quả của thuốc kháng khuẩn.

– Làm tăng lưu lượng máu, cải thiện tuần hoàn máu ngoại vi, làm giảm độ dính của máu, giảm phát sinh và phát triển các biến chứng bệnh lý do bệnh đái tháo đường gây ra.

– Làm giảm tăng áp lực thẩm thấu huyết tương, dự phòng đái tháo đường dẫn đến hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu và đái tháo đường dẫn đến hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu và đái tháo đường dẫn đến nhiễm toan ceton.

Vậy người bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước không?

Nước ép trái cây có đường hoặc cola không phải là những đồ uống lành mạnh với người bị tiểu đường. Trên thực tế, những bệnh nhân tiểu đường không mắc bệnh nào khác có thể uống nước theo nhu cầu. Nhớ là uống nước sẽ giúp hạn chế những loại nước ép chứa nhiều calo và cola, đây là sẽ một cách giúp kiểm soát đường huyết.

Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng uống đủ nước thay vì các loại chất lỏng khác như trà, cà phê hoặc đồ uống có đường, đồ uống không đường giúp kiểm soát đường huyết. Những người uống dưới 0,5 lít nước mỗi ngày cần nhiều biện pháp điều trị và phòng ngừa tại chỗ để kiểm soát đường huyết hơn.

Dưới đây là một vài quy tắc về uống nước người bệnh tiểu đường nên theo:

– Uống 1ml nước cho mỗi calo ăn vào, điều này có nghĩa nếu bạn hấp thu 2000 calo, lượng nước bạn nên hấp thu là 2 lít. Sẽ không có hại nếu bạn uống thậm chí quá 3 lít nước khi bạn không gặp các vấn đề khác như có bệnh thận hoặc dùng các thuốc ảnh hưởng tới số lần đi tiểu.

– Nếu bạn đang dùng thuốc lợi tiểu hoặc có bệnh khác, giảm lượng nước xuống 8 tới 10 cốc nước nếu không bạn có thể phải đi vệ sinh mỗi giờ.

– Những người bị tiểu đường bị các rối loạn thận mạn tính có thể hạn chế lượng nước uống xuống 1 lít mỗi ngày, nếu không họ có thể bị giữ nước dẫn tới tử vong.

Người bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước không? Câu trả lời là người bệnh tiểu đường nên uống bao nhiêu nước nói chung tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người và các thông số sức khỏe khác,. Mặc khác, uống nước để duy trì độ ẩm luôn luôn là tốt. Bạn không nên thay thế nước  bằng những loại đồ uống nhiều calo khác cho dù bạn có bị tiểu đường hay không.

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì vào buổi sáng?

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì vào buổi sáng? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn những ý tưởng ăn sáng thân thiện với bệnh tiểu đường để giúp bạn khỏe mạnh và khởi đầu ngày mới đầy sức sống.

Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh phổ biến hiện nay. Kiểm soát bệnh tiểu đường đòi hỏi chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt, đặc biệt là đường và carbohydrate trong thức ăn. Điều này không có nghĩa là người mắc bệnh tiểu đường phải ăn bữa sáng đơn điệu. Một số bữa sáng cổ điển là những lựa chọn tuyệt vời. Một vài điều chỉnh nhỏ đối với bữa sáng truyền thống thậm chí còn có thể làm cho nhiều người trong số họ khỏe mạnh.

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì vào buổi sáng?

Bữa sáng nhiều chất xơ, nhưng ít đường, carbohydrat và muối là những lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh đái tháo đường. Thực phẩm giàu dinh dưỡng hỗ trợ cảm giác no, giúp mọi người không ăn vặt với những đồ ăn không lành mạnh. Một số lựa chọn cho bữa sáng lành mạnh bao gồm:

Trứng và bánh mì

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì vào buổi sáng?
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì vào buổi sáng?

Trứng và bánh mì là 2 món gắn liền với bữa sáng của rất nhiều người, nhưng bạn sẽ không ngờ một quả trứng chiên kết hợp với miếng bánh mì nướng rất là có lợi đối với sức khỏe người bệnh tiểu đường.

Một quả trứng luộc to chứa khoảng 6 đến 7g protein. Trứng cũng có thể giúp chống lại bệnh tiểu đường. Theo một nghiên cứu năm 2015, những nam giới trung niên và cao tuổi ăn trứng nhiều nhất ít có khả năng phát triển bệnh tiểu đường hơn 38% so với những người ăn trứng ít nhất.

Một nghiên cứu khác cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường ăn trứng hàng ngày có thể làm giảm lượng mỡ cơ thể và BMI mà không tăng mức hemoglobin A1c.

Một quả trứng luộc chín rắc hạt tiêu đen hoặc ớt cayenne (ớt sừng trâu) là một bữa ăn nhẹ ngon miệng để mang đi đường. Để tăng lượng chất xơ, những người mắc bệnh tiểu đường có thể thử món trứng omelet với rau bina hoặc rau cải xoăn.

Trứng cuộn cũng là một lựa chọn tốt, và có thể ăn cùng với khoai lang. Những người thích bánh mì nướng có thể sử dụng bánh mì từ ngũ cốc mọc mầm.

Thay vì nêm muối vào trứng, nên thử dùng ớt để thay thế.

Sinh tố trái cây

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì vào buổi sáng?
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì vào buổi sáng?

Sinh tố với các loại quả mọng và hạt chia là một cách ngon miệng và bổ dưỡng để khởi đầu buổi sáng.

Nước ép trái cây chứa đường hấp thụ nhanh và đôi khi là đường nhân tạo có thể gây tăng đường huyết hoặc ảnh hưởng đến độ nhạy cảm với insulin và vi khuẩn đường ruột. Sinh tố cũng mang lại vị ngọt như nước trái cây nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp chống lại cơn đói.

Có rất nhiều cách để đưa các chất dinh dưỡng khác nhau vào sinh tố. Bổ sung thêm chất xơ bằng cách sử dụng rau bina, cải xoăn hoặc quả bơ trong sinh tố. Tăng thêm vị ngọt bằng trái cây đông lạnh, chuối, táo hoặc đào.

Bổ sung một số chất béo hoặc protein để khiến sinh tố càng đặc càng tốt. Điều này cũng sẽ làm chậm tốc độ tiêu hóa carbohydrat.

Thêm một thìa bột protein hoặc một nửa cốc sữa chua có thể tạo ra một cốc sinh tốt thậm chí còn thỏa mãn hơn.

Hãy thử loại sinh tố thân thiện với bệnh tiểu đường dưới đây:

+ Xay nhuyễn hai vốc quả mâm xôi, quả việt quất và dâu tây đông lạnh với một quả bơ, và một nửa bát cải xoăn.

+ Thêm nước để đỡ đặc.

+ Thêm hạt chia để bổ sung chất béo tốt và chất xơ cho sinh tố. Chúng sẽ không làm thay đổi hương vị khi cân bằng với trái cây hoặc sữa chua.

Yến mạch

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì vào buổi sáng?
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì vào buổi sáng?

Yến mạch giàu chất xơ, có nghĩa là nó có thể làm chậm hấp thụ đường huyết, dễ tiêu hóa, và chống đói. Nó cũng chứa gần 5,5g protein mỗi bát bột yến mạch nấu chín, khiến đây trở thành một lựa chọn giàu dinh dưỡng cho bữa sáng.

Rắc quế để tăng hương vị, nhưng tránh ăn yến mạch với mật ong hoặc đường nâu. Thay vào đó, làm ngọt bột yến mạch bằng quả mâm xôi, quả việt quất, hoặc quả anh đào. Trái cây tươi là tốt nhất.

Hạt quả óc chó có thể bổ sung chất béo omega-3 tốt cho tim, protein và khiến sinh tố sánh mịn hơn.

Ngũ cốc

Nhiều loại ngũ cốc phổ biến chứa rất nhiều đường, kể cả các loại ngũ cốc được quảng cáo là “lành mạnh”. Tuy nhiên, muesli với sữa hạnh nhân không đường là một lựa chọn thay thế giàu chất xơ, ít đường. Sử dụng quy tắc 5-5 đối với ngũ cốc: ít nhất 5g chất xơ và không quá 5g đường cho mỗi phần ăn.

Sữa chua

Những người thích ăn ngọt có thể thêm quả mọng vào sữa chua không đường.

Sữa chua không đường là bữa sáng lành mạnh hoàn hảo cho những người mắc bệnh tiểu đường. Sữa chua Hy Lạp, có chứa khoảng 10 g protein trên 100 g, thậm chí còn tốt hơn. Đối với những người thích đồ ăn ngọt, hãy rắc thêm vài quả mâm xôi hoặc quả việt quất và một ít hạt bí ngô. Đây là một bữa sáng giàu protein và cũng cung cấp một số chất xơ và chất béo tốt.

Trái cây

Trái cây có thể là một lựa chọn tốt cho bữa sáng, nhưng một lượng lớn trái cây có thể gây tăng đường huyết đột biến. Ngoài ra, bản thân trái cây cũng không đủ để chúng ta no.

Trái bơ là một ngoại lệ lớn, cung cấp khoảng 10g chất xơ mỗi cốc. Giàu chất béo tốt cho tim, loại trái cây này cung cấp bữa sáng đầy đủ. Những người mắc bệnh tiểu đường có thể thử trái bơ với phô mai cottage nhạt hoặc trứng.

Những nguyên tắc đơn giản cho bữa sáng

Một bữa sáng lành mạnh cho người bị tiểu đường không nhất thiết phải giới hạn ở một số ít món. Một vài hướng dẫn có thể giúp mọi người ăn uống tốt cho dù khẩu vị ưa thích là gì:

– Tối đa hoá lượng chất đạm: Protein có thể giúp mọi người cảm thấy no. Nó cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của mô và cơ khỏe mạnh. Hạt có vỏ cứng, đậu, và các sản phẩm từ động vật, như sữa và thịt là những nguồn protein tốt.

– Tăng cường chất xơ: Chất xơ có thể chống lại sự tăng vọt đường huyết, hỗ trợ cảm giác no và khuyến khích sức khoẻ tiêu hóa. Hầu hết các loại rau, nhiều loại trái cây, hạt, hạt có vỏ cứng, cám lúa mì và cám yến mạch đều giàu chất xơ.

– Hạn chế đồ ngọt: Đường không chỉ có trong đồ ăn, mà còn phải cẩn thận với đồ uống. Nước là sự lựa chọn lành mạnh hơn nước ép trái cây và các đồ uống ngọt khác. Soda, cà phê và trà có đường có thể gây tăng đường huyết, vì vậy hãy hạn chế các chất tạo ngọt.

– Chia nhỏ bữa ăn: Ăn hai bữa sáng nhỏ cách nhau 2-3 giờ có thể làm giảm sự thay đổi mức đường huyết, đồng thời hỗ trợ cân nặng khỏe mạnh. Nhiều người mắc bệnh tiểu đường ưa thích chế độ ăn bao gồm 5-7 bữa nhỏ mỗi ngày.

– Hạn chế ăn mặn: Chế độ ăn nhiều muối có thể làm suy yếu sức khoẻ tim và tăng huyết áp. Những người mắc bệnh tiểu đường cần phải đặc biệt thận trọng về lượng muối. Hầu hết muối là từ thực phẩm đóng gói sẵn, do đó tốt hơn là hãy ăn thực phẩm tươi và nấu tại nhà. Các thực phẩm giàu kali, như rau lá xanh sẫm, củ cải đường, khoai lang, súp lơ xanh, măng tây, quả bơ và chuối sẽ giúp bù đắp ảnh hưởng của natri đối với sức khoẻ.

– Xem cỡ suất ăn: Bữa sáng lành mạnh có thể gây tăng cân không lành mạnh khi ăn với số lượng lớn. Những người bị tiểu đường nên đọc bao bì hoặc nhãn sản phẩm để xác định cỡ suất ăn thích hợp.

Cách ăn hoa quả phù hợp nhất cho bệnh nhân tiểu đường

Nhiều người lầm tưởng rằng việc ăn các loại hoa quả, trái cây sẽ làm tăng đường huyết nên đã loại bỏ chúng hoàn toàn khỏi chế độ dinh dưỡng của mình. Cũng có một số bệnh nhân tiểu đường cho rằng khi mắc bệnh tiểu đường, việc lựa chọn thực phẩm của họ trở nên hạn chế, điều này dễ khiến người bệnh suy kiệt, thiếu chất. Đây là một trong những quan niệm hoàn toàn sai lầm trong việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường.

Cách ăn hoa quả đúng cách cho người bệnh tiểu đường
Cách ăn hoa quả phù hợp nhất cho bệnh nhân tiểu đường.

Vậy người bị tiểu đường cần ăn hoa quả như thế nào cho phù hợp để vừa kiểm soát tốt đường huyết, lại không bị thiếu chất – nhất là các vitamin và khoáng chất là câu hỏi thường trực cho mọi bệnh nhân tiểu đường. Câu trả lời nằm ở việc bổ sung các loại hoa quả và trái cây hàng ngày.

Mặc dù trái cây nhiều đường tự nhiên, nhưng nó là thực phẩm vô cùng cần thiết, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như vitamin, chất xơ, chất chống ôxy hóa … có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Các loại trái cây đều có hàm lượng nước lớn, chiếm 75-95%, giúp bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Vitamin C trong trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật. Tuy nhiên điều cần lưu ý là trái cây sấy khô bao giờ hàm lượng đường cũng cao hơn trái cây tươi.

TS Pradeep Gadge, một chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ trả lời tất cả các thắc mắc của bệnh nhân tiểu đường liên quan đến việc bổ sung trái cây, hoa quả đúng.

Bệnh tiều đường là gì? Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Khi chúng ta ăn hoặc uống, tuyến tụy tạo ra loại hoóc môn gọi là insulin. Insulin được giải phóng vào máu và giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Tiểu đường là tình trạng tăng đường trong máu mạn tính, không lây nhiễm, có tính di truyền, do thiếu insulin (tụy tạng không tiết insulin hay insulin hoạt động không hiệu quả). Thông thường bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị tiểu đường khi đường huyết lúc đói ít nhất qua 2 lần thử máu lớn hơn hay bằng 126mg/dL (7mmol/L).

– Không có insulin được sản sinh, thông thường được gọi là tiểu đường type 1 và yêu cầu bệnh nhân phải sử dụng tiêm insulin.

– Insulin được tạo ra nhưng cơ thể trở nên kháng insulin khiến cho insulin không còn hiệu quả. Hiện tượng này thường được gọi là tiểu đường type 2 và đang dần trở nên ngày càng phổ biến.

Vấn đề là ở chỗ mặc dù tiểu đường không liên tục đe dọa cuộc sống nhưng những ảnh hưởng lâu dài của nồng độ đường huyết cao có thể gây tổn hại cho sức khỏe của người bệnh. Tiểu đường nếu như không được kiểm soát và nồng độ đường huyết cao trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề cho các bộ phận trên cơ thể như thận, mắt, dây thần kinh cũng như tim. Điều này nghe có vẻ rất khắc nghiệt nhưng kiểm soát đường huyết bằng sự kết hợp giữa bài thuốc gia truyền, thủ tục chăm sóc sức khỏe thay thế, chế độ dinh dưỡng và tập luyện sẽ mang lại những hiệu quả bất ngờ.

Những người bị bệnh tiểu đường chỉ có thể ăn một số loại hoa quả nhất định?

Cách ăn hoa quả đúng cách cho người bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường chỉ có thể ăn một số loại hoa quả nhất định?

Đây là một quan niệm sai lầm mà nhiều người mắc phải. Thực tế là một bệnh nhân tiểu đường có thể ăn tất cả các loại trái cây, nhưng với số lượng hạn chế. Vì trái cây cung cấp nước, đường, chất xơ, vitamin C, vitamin nhóm B, chất khoáng canxi, magie, kali… đều rất tốt cho cơ thể.

Điều quan trọng với người bệnh đái tháo đường không phải ăn loại trái cây có độ ngọt nhiều hay ít mà là ăn với lượng bao nhiêu để không lo lắng về việc tăng đường huyết. Khi ăn, có thể chọn những loại quả chín, trái cây ngọt với một số lượng vừa phải, từ 150 – 200g mỗi ngày để cơ thể không bị thiếu hụt các nhóm chất kể trên mà vẫn không bị thừa đường.

Ví dụ như một quả xoài nặng 300g thì chỉ nên ăn khoảng 50g tức tương đương khoảng ½ một bên má của quả xoài. Nếu vẫn muốn ăn có thể ăn tiếp ½ quả xoài sau 2 giờ tiếp theo. Việc này giúp cơ thể dễ dàng hấp thu và chuyển hóa tốt hơn.

Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường nên ăn toàn bộ quả chứ không nên dùng ở dạng nước ép, vì nước ép sẽ mất nhiều chất xơ, mất một nửa lượng vitamin và khoáng tố. Ăn cả quả cũng sẽ tạo cảm giác mau no hơn so với uống một ly nước ép cùng lượng.

Có loại cây nào được khuyến cáo cho những người có bệnh tiểu đường không?

Có. Các loại trái cây có chỉ số đường thấp (GI) có thể là một lựa chọn tốt như táo, cam, dâu tây, chanh và mận. Một số loại trái cây như nho, xoài, chuối, mãng cầu, sầu riêng, mít, vải, nhãn …. có thể được ăn nhưng với số lượng hạn chế (1 hoặc 2 lát) vì chúng có hàm lượng đường cao. Các loại trái cây chua như bưởi, cam, chanh, ổi, táo… có thể ăn với số lượng nhiều hơn. Ngoài ra các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo thêm người tiểu đường nên tránh ăn trái cây quá chín vì lúc đó lượng đường trong trái cây lên cao nhất.

Người tiểu đường nên ăn trái cây khi nào?

Nếu bệnh nhân tiểu đường ăn trái cây ngay sau bữa ăn trưa hoặc ăn tối có thể làm gia tăng lượng đường trong máu.

Phải có khoảng cách ít nhất 2 giờ sau các bữa ăn mới nên dùng trái cây, ăn trái cây lúc này sẽ không làm đường huyết của người bệnh bị tăng đột ngột. Thời gian lý tưởng để ăn trái cây là giữa buổi sáng, khoảng 11 giờ sáng hoặc vào buổi tối lúc 5 giờ chiều.

Người mắc bệnh tiểu đường có nên uống nước ép trái cây?

Người mắc bệnh tiểu đường có nên uống nước ép trái cây?
Người mắc bệnh tiểu đường có nên uống nước ép trái cây?

Các loại nước ép trái cây không phải là thức uống lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường, thậm chí cả những loại nước ép đóng hộp có ghi nhãn là không đường (sugar-free). Nước trái cây là một trong những nguyên nhân làm lượng đường trong máu tăng đột ngột. Việc nhai hay ăn bằng miệng làm cơ thế hấp thụ dần lượng đường đưa vào, nếu có sự gia tăng hàm lượng đường nó cũng diễn ra chậm hơn. Ngoài ra việc ăn hoa quả còn làm tăng hàm lượng chất xơ cho cơ thể, giúp chống táo bón, giảm mỡ máu….

Người bị bệnh tiểu đường nên làm theo các hướng dẫn chung khi ăn trái cây?

Không hẳn như vậy. Tiểu đường là một tình trạng phức tạp và mỗi người bệnh tiểu đường được điều trị bằng một phương pháp khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn mắc bệnh, mức độ bệnh và thể trạng của mỗi người… Do đó không thể có một hướng dẫn chung cho tất cả bệnh nhân tiểu đường trong việc ăn hoa quả. Ví dụ như 2 bệnh nhân là bố con đều mắc bệnh tiểu đường, người bố đã mang trong mình căn bệnh này 15-20 năm, trong khi người con mới mắc bệnh cách đây 2 tháng. Người bố nếu ăn 1 quả chuối, mức độ đường huyết có thể tăng lên tới 80 mg/dL, nhưng con trai của ông ta có thể không có mức đường lên cao như vậy sau khi cùng ăn chuối. Đó là do người con mới mắc bệnh, tuyến tụy vẫn kiểm soát tốt lượng đường, nên không bị đường huyết tăng vọt. Vì vậy việc ăn trái cây còn tùy thuộc vào giai đoạn nào của bệnh tiểu đường và đối tượng mắc bệnh có sức khỏe như thế nào…

Những lưu ý khi ăn trái cây ở người tiểu đường

  • Không ăn nhiều một loại trái cây nhất định, nên ăn đa đạng.
  • Hạn chế ăn trái cây khô, đóng hộp.
  • Ăn trái cây xa các bữa ăn chính, nhưng không được thay thế bữa ăn chính.
  • Nên vừa ăn vừa tự “nghe ngóng” bản thân bởi cơ thể mỗi người thường phản ứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của mỗi người.
  • Nên ăn trái cây cả quả, không ăn bằng cách ép nước để tận dụng chất xơ.
  • Chỉ nên ăn tối đa 3 lần trái cây mỗi ngày.

Hậu Nguyễn
(Theo Healthsite)

Bệnh tiểu đường nên và không nên ăn hoa quả gì?

Người bị bệnh tiểu đường cần có một chế độ ăn uống hợp lý để bệnh tình được giảm nhẹ. Kể cả các loại hoa quả cũng phải được chọn lựa kỹ càng. Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã khám phá ra được tác dụng của một số loại hoa quả có thể phòng và chữa bệnh tiểu đường như:  dưa hấu, đu đủ, táo, bưởi,…  Tuy nhiên không phải quả nào cũng tốt cho người mắc bệnh tiểu đường do lượng đường trong trái cây có tác động tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Vậy người bị bệnh tiểu đường nên hoa quả gì, không nên các loại trái cây nào? Cùng Hạ đường SIKAI tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.

Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì, bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì?
Bệnh tiểu đường nên và không nên ăn hoa quả gì?

Bệnh tiểu đường nên hoa quả gì?

Người bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì, nên ăn những loại trái cây nào? Dưới đây là 20 loại quả cực tốt cho người mắc bệnh tiểu đường:

1. Quả lựu

Lựu vốn là quả bổ dưỡng, chứa nhiều axit amin và nguyên tố vi lượng, có tác dụng giúp tiêu hóa tốt, chống loét, làm mềm mạch máu, hạ huyết áp, giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol, ngăn chặn một loạt các triệu chứng bệnh về mạch vành, bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường.

2. Bưởi đỏ

Bưởi là lựa chọn rất lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường. Người bị tiểu đường có thể dùng một nửa trái bưởi đỏ mỗi ngày.

3. Quả mâm xôi, quả việt quất

Các loại quả như mâm xôi, việt quất có chứa chất oxy hóa. Bên cạnh đó, nó cũng có nhiều chất xơ, tinh bột thấp và các vitamin khác nhau phù hợp với người bị tiểu đường.

4. Dưa hấu

Dưa hấu rất giàu vitamin B và C, cũng như beta-carotene, kali và lycopene thấp nên là loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, với loại quả này bạn chỉ nên ăn ít.

5. Kiwi

Kiwi cho kali, chất xơ và vitamin C, đồng thời chứa tinh bột thấp cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường giúp hạ đường huyết trong máu.

Kiwi cho kali, chất xơ và vitamin C, đồng thời chứa tinh bột thấp cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường giúp hạ đường huyết trong máu.
Kiwi cho kali, chất xơ và vitamin C, đồng thời chứa tinh bột thấp cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường giúp hạ đường huyết trong máu.

6. Anh đào

Anh đào có đặc tính chống oxy hóa, cộng với ít hydrat-cacbon (phân tử đường trong trái cây) giữ cho mức đường huyết ổn định. Bạn chỉ nên ăn 12 trái anh đào mỗi ngày là đủ.

7. Đào

Trái đào là một nguồn tốt cho vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

8. Mơ

Mơ có lượng carb thấp, chất xơ cao giàu vitamin A. Mơ là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường.

9. Táo

Táo chứa nhiều chất oxy hóa giúp giảm lượng cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể.

10. Lê

Nhiều kali, chất xơ và ít đường, bạn nên đưa trái lê vào chế độ ăn của mình .

11. Cam

Cam được biết đến với hàm lượng vitamin C cao, carb thấp và chứa chất kali. Cam cũng được cho là một trong những loại quả an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.

Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì, bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì?
Cam được biết đến với hàm lượng vitamin C cao, carb thấp và chứa chất kali. Cam cũng được cho là một trong những loại quả an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.

12. Đu đủ

Đu đủ là loại hoa quả tốt cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh khác nhau nếu dùng đúng cách, trong đó nổ bật là bệnh tiểu đường. Cách dùng: dùng 2 miếng đu đủ sẽ cung cấp 1 khẩu phần cacbon-hydrate và thêm 1 hũ sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ cho một bữa sáng lý tưởng.

13. Quả cóc

Trái cóc có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bệnh tiểu đường týp II (tức là loại tiểu đường do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột sinh ra. Vì vậy có người còn gọi là bệnh tiểu đường “mắc phải”).

14. Quả bơ

Bơ cho món nướng, sa lát là món mà người tiểu đường có thể ăn được mỗi ngày.

15. Dâu tây

Không có gì tốt hơn là món dâu tây mỗi tối. Với một 1/4 cốc dâu dây, lượng cacbon-hydrate chỉ là 15g và có thể thay thế cho món kem hay sữa chua tráng miệng.

16. Dưa lê

Làm món tráng miệng buổi tối hay là một phần trong bữa ăn sáng sẽ là tốt nhất. Lưu ý là chỉ nên ăn 1 cốc nhỏ dưa đã cắt miếng.

17. Roi

Giống như bưởi, roi cũng là loại quả có tác dụng khống chế lượng đường trong máu. Thậm chí cả hạt roi cũng có tác dụng chữa bệnh, bạn có thể ăn roi sau đó lấy hạt phơi khô và tán thành bộ, uống với nước. Cách làm này không những tốt đối với bệnh nhân tiểu đường mà nó còn giúp bạn thỏa mãn cơn khát và ngăn ngừa tình trạng đi tiểu nhiều lần.

18. Quả chà là

Quả chà là có màu nâu, vị ngọt và hơi dính. Loại quả này tốt cho người bệnh tiểu đường, chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn các loại quả như nho, cam, bông cải xanh hay hạt tiêu.

19. Quả óc chó

Khoảng 28 gram quả óc chó cung cấp 2g chất xơ và 2.6g ALA. Nhưng đồng thời sẽ cung cấp tới 185 calo, do đó hãy chú ý không nên ăn quá nhiều.

20. Quả lê

Quả lê chứa hơn 80% lượng nước, một loạt các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chứa các loại đường và hàm lượng axit malic rất phong phú. Trong lịch sử đã có người dùng lê để chữa bệnh đái tháo đường, ăn lê đều đặn không chỉ không làm tăng lượng đường mà bệnh còn giảm đi đáng kể.

Người bệnh tiểu đường không nên ăn hoa quả gì?

Chứa nhiều Vitamin, khoáng chất, chất xơ… nên hoa quả được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng thường xuyên để có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải cứ ăn nhiều hoa quả là tốt, đặc biệt là đối với những người bị tiểu đường. Có rất nhiều loại hoa quả mà họ phải tuyệt đối tránh xa. Vậy người bệnh tiểu đường không nên ăn hoa quả gì?

Dưới đây là 5 loại hoa quả người tiểu đường nên kiêng nếu không muốn bệnh trở nên nặng hơn.

1. Chuối

Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì, bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì?
Với những người bình thường, chuối rất tốt cho sức khỏe. Nhưng với những người tiểu đường thì không. Bởi chuối chứa hàm lượng đường rất cao.

Với những người bình thường, chuối rất tốt cho sức khỏe. Nhưng với những người tiểu đường thì không. Bởi chuối chứa hàm lượng đường rất cao. Đặc biệt, khi chín, tất cả tinh bột đều được chuyển hóa thành đường đơn: Glucose, Sucrose, Dextrose, Fructose… Đây là những chất khiến quá trình tuần hoàn của máu trở nên chậm đi, làm ảnh hưởng đến sự trao đổi chất trong cơ thể, khiến bệnh càng thêm nặng. Không chỉ vậy, đường đơn trong chuối còn khiến chỉ số đường huyết của cơ thể tăng vọt, làm gia tăng sự phát triển của những biến chứng bất lợi đối với cơ thể người bệnh như: suy thận, mù lòa, các bệnh tim mạch (suy tim, đột quỵ, động mạch vành…), các bệnh thần kinh…

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chuối còn là cứu cánh cho người bị tiểu đường. Khi chỉ số đường huyết bị hạ xuống quá thấp hoặc tiêm Insulin quá liều, người bệnh sẽ gặp phải những nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng. Lúc ấy, bệnh nhân nên ăn một nửa quả chuối chín để đưa chỉ số đường huyết của cơ thể nhanh chóng trở về mức an toàn.

2. Mít

Là trái cây chứa nhiều đường Glucoza, Fructoza… nên mít là trái cây mà người bệnh tiểu đường nên tránh “càng xa càng tốt”. Bởi nếu hấp thụ mít vào cao thể sẽ khiến chỉ số đường huyết tăng vọt, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Tuy nhiên, với những người kiểm soát đường huyết tốt, có thể ăn từ 1-2 múi mít. Nhưng không nên ngày nào cũng ăn để đảm bảo sức khỏe của mình.

3. Sầu riêng

Không giống như chuối, mít, người bị tiểu đường có thể ăn một lượng nhỏ trong trường hợp chỉ số đường huyết quá thấp, sầu riêng là loại trái cây mà người tiểu đường cần đặc biệt kiêng kỵ.

Nguyên nhân là sầu riêng có chỉ số đường lên tới hơn 70%. Vì vậy, ngay cả người có thể kiểm soát tốt đường huyết của mình cũng nên nói không với nó. Bởi rất có thể, nó sẽ cho khiến chỉ đường huyết của bạn tăng lên chóng mặt, rất nguy hiểm.

4. Nhãn

Nhãn là một trong những loại quả có hàm lượng đường cao. Nhãn cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Nhưng với người tiểu đường, nhãn là một loại trái cây không có lợi cho sức khỏe. Nguyên nhân vì nhãn có thể khiến chỉ số đường huyết tăng cao một cách đột ngột, rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Ngoài những loại trái cây kể trên, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên, người bệnh tiểu đường tuyệt đối không dùng hoa quả dưới dạng nước ép. Bởi dù chúng thuôc nhóm hoa quả làm chỉ số đường huyết tăng ít, nhưng nếu dùng với số lượng lớn, lượng đường cùng lúc tích lũy trong cơ thể cũng không tốt cho sức khỏe người bệnh.

5. Xoài

Xoài cũng là loại trái cây chứa vô vàn vitamin và chất xơ. Nhưng cũng như chuối, trong mỗi 100g xoài có khoảng 14g đường, vì vậy mỗi quả xoài có khoảng 30-35g đường trong đó. Ăn một quả xoài sẽ đóng góp hơn một nửa số lượng cho phép.

Những lưu ý khi ăn trái cây ở người tiểu đường

Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì, bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì?
Người tiểu đường nên ăn trái cây cả quả, không ăn bằng cách ép nước để tận dụng chất xơ.
  • Không ăn nhiều một loại trái cây nhất định, nên ăn đa đạng.
  • Hạn chế ăn trái cây khô, đóng hộp.
  • Ăn trái cây xa các bữa ăn chính, nhưng không được thay thế bữa ăn chính.
  • Nên vừa ăn vừa tự “nghe ngóng” bản thân bởi cơ thể mỗi người thường phản ứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của mỗi người.
  • Nên ăn trái cây cả quả, không ăn bằng cách ép nước để tận dụng chất xơ.
  • Chỉ nên ăn tối đa 3 lần trái cây mỗi ngày.

Qua những thông tin chia sẻ trên đây nhằm giải đáp cho câu hỏi người bị bệnh tiểu đường nên hoa quả gì, không nên các loại trái cây nào? Hạ đường SIKAI hi vọng sẽ giúp người bệnh tiểu đường phần nào có thêm kiến thức về những hoa quả cần tránh xa nếu muốn quá trình điều trị bệnh trở nên hiệu quả hơn. Chú ý thực đơn ăn uống, kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, có những bài tập nhẹ nhàng, chế độ nghỉ ngơi khoa học, luôn giữ tinh thần lạc quan… người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sống vui, sống khỏe, sống có ích… cùng bệnh.

Hậu Nguyễn (tổng hợp)

Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? Các loại rau giúp chữa tiểu đường hiệu quả

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? Có các loại rau nào giúp cho việc chữa trị bệnh tiểu đường được hiệu quả hơn? Cùng Hạ đường SIKAI đi sâu tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì?

Vậy loại rau nào tốt cho sức khỏe của người bị bệnh tiểu đường? Rau xanh là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn gia đình, đặc biệt là cho người bị tiểu đường. Rau xanh nguồn thực phẩm bổ dưỡng và rất có lợi cho sức khỏe, rau không chứa nhiều calo mà lại giàu chất xơ.

Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? Các loại rau giúp chữa tiểu đường hiệu quả.
Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì?

Ăn rau nhiều hơn những thực phẩm khác đồng nghĩa với việc giảm được lượng carb (tinh bột và đường, một trong những nguyên nhân làm tăng đường huyết) và giảm được lượng chất béo bão hòa (thủ phạm gây ra tình trạng đề kháng insulin). Rau quả là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ. Dưới đây là những loại rau quen thuộc giúp chữa bệnh tiểu đường hiệu quả mà người bệnh không thể không biết:

– Bông cải xanh: Bông cải xanh là loại rau rất tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Bông cải xanh có nhiều chất xơ và chất chống oxy hoá. Nó cũng giàu crôm, có vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết. Sử dụng thực phẩm này cho bệnh nhân tiểu đường trong súp, món ăn mì ống và thịt hầm, hoặc xào với tỏi.

– Bí ngô: Theo những kết quả nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, bí ngô không chỉ là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một bài thuốc tốt cho bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, bí ngô có tác dụng phục hồi các tế bào trong tuyến tụy, và hoàn toàn có khả năng ngăn ngừa và chữa trị được bệnh tiểu đường.

– Rau dền: Rau dền rất thích hợp với người tiểu đường, kèm theo táo bón vì rau dền giàu Magiê – là chất có vai trò chữa trị tiểu đường, cao huyết áp, táo bón.

– Dưa chuột: Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nước ép dưa chuột chứa loại hormone cần thiết tốt cho việc sản xuất insulin của tuyến tụy, có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

– Đậu: Chế độ ăn gồm nhiều loại đậu, đỗ có thể giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Đậu là nguồn chất xơ tốt nhất trong chế độ ăn kiêng, nó không những giúp no lâu, làm giảm sự tiêu hóa thức ăn mà còn ổn định đường huyết sau khi ăn. Chính vì vậy mà đậu làm ổn định được lượng đường trong máu.

– Măng tây: Măng tây cũng là một loại rau tốt cho người bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì măng tây có khả năng giữ lượng đường trong máu ở mức độ kiểm soát và tăng cường sản xuất insulin, hormone giúp cơ thể hấp thụ glucose.

– Cà rốt: Trong khi các loại đường có các loại thực phẩm chuyển thành đường trong máu một cách nhanh chóng, thì đường trong cà rốt lại chuyển hóa ở mức độ chậm chạp. Cà rốt được cho là rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nó cung cấp beta-carotene giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tố.

– Hành tây: Hành tây có tác dụng dự phòng sự tăng đường máu. Trên lâm sàng, những bệnh nhân được uống dịch ép hành tây đã giảm đường máu đáng kể. Bệnh nhân cần uống dịch ép hành tây, mỗi buổi sáng một thìa canh, uống liền trong 1-2 tháng sẽ có hiệu quả.

– Mướp đắng: Trong mướp đắng xanh có chứa các hoạt chất charantin, glycosid steroid, có tác dụng hạ đường máu, làm chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc và đục thủy tinh thể và làm tăng khả năng dung nạp glucose của người bệnh. Mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do – một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường.

Những loại rau củ mà người bị bệnh tiểu đường cần phải tránh

Sau đây là 5 loại rau củ mà người bệnh tiểu đường cần phải tránh xa:

– Khoai tây: Khoai tây có hàm lượng tinh bột cao, có vị ngọt và béo. Do đó, loại khoai này có thể làm bạn tăng cân, tăng đường huyết nên người bệnh tiểu đường tuyệt đối tránh sử dụng loại khoai này.

– Khoai lang: Khoai lang rất tốt cho sức khỏe của con người và có thể phòng, điều trị một số bệnh như táo bón. Mặc dù khoai lang có hàm lượng tinh bột, chất béo thấp hơn so với khoai tây nhưng lại chứa glucose cao làm tăng chỉ số đường huyết. Bởi vậy, khoai lang cũng được xếp vào loại rau củ mà người tiểu đường nên tránh hoặc hạn chế dùng.

– Củ dền: Củ dền mọc dưới đất, có màu đỏ, vị ngọt thanh, giàu tinh bột và vitamin, chất xơ. Theo các bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng người đái đường nên sử dụng tốt nhất là 1 tuần ăn một lần củ dền trong khẩu phần ăn của mình nhằm tránh glucose trong máu tăng cao.

– Khoai mỡ: Khoai mỡ, khoai từ làm tăng đường huyết.  Khoai tây và khoai mỡ có lượng carbohydrate cao nên chúng được coi là những thực phẩm không nằm trong danh sách thực đơn cho người đái đường.

Cách điều trị bệnh tiểu đường tự nhiên

Trị bệnh tiểu đường không dùng thuốc là một cách trị liệu tự nhiên bằng chế độ ăn uống và vận động hợp lý sẽ nhanh chóng giúp người bệnh ổn định đường huyết để phòng ngừa biến chứng.

– Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày 4-6 bữa/ngày, không nên ăn quá nhiều trong một bữa. Nên ăn thêm bữa tối để tránh hạ đường huyết ban đêm, nhất là ở những bệnh nhân đang điều trị bằng insulin. Không nên uống rượu bia bởi vì rượu bia có thể ức chế tân tạo đường do đó dễ dẫn đến hạ đường huyết, nhất là khi bệnh nhân ăn ít hoặc không ăn. Nên ăn nhạt khi có tăng huyết áp. Nên ăn đúng bữa có thể ăn thêm 1 – 2 bữa phụ.

– Tập luyện, vận động hợp lý:

Bên cạnh cách trị bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống thì người bệnh đồng thời phải thực hiện chế độ vận động hợp lý để kiểm soát tốt đường huyết và phòng ngừa sự xuất hiện của các biến chứng.

Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? Các loại rau giúp chữa tiểu đường hiệu quả
Để trị bệnh tiểu đường tự nhiên hiệu quả, người bệnh cần duy trì một chế độ luyện tập phù hợp.

Thể dục liệu pháp là một trong những biện pháp điều trị hỗ trợ đối với bệnh nhân đái tháo đường; làm giảm cân nặng, nên luyện tập thường xuyên hàng ngày với các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, tập bơi, tập dưỡng sinh, đạp xe… nên tập nhẹ nhàng vừa phải, không nên tập quá sức.

Thể dục liệu pháp có thể làm giảm được mỡ máu, hạn chế tăng huyết áp, cải thiện được tình trạng tim mạch và có tác dụng hỗ trợ cho việc ổn định đường máu.

Trên đây là những tổng hợp và chia sẻ của Hạ đường SIKAI để giải đáp cho những thắc mắc thường gặp như: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? Có các loại rau nào giúp cho việc chữa trị bệnh tiểu đường được hiệu quả hơn?  Để có thể biết được những loại thực phẩm tốt và không tốt cho người tiểu đường bạn nên liên hệ ngay với SIKAI để được tư vấn chính xác hơn. Đồng thời, bạn nên kết hợp chế độ tập luyện thể dục thường xuyên hàng ngày với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, tập dưỡng sinh hay đạp xe… để giúp trị tiểu đường một cách tự nhiên.

Ngoài ra để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh nên sử dụng viên uống hạ đường SIKAI. Đây thành quả của sau hơn 20 năm nghiên cứu và chữa trị bệnh tiểu đường của Lương y Dương Phú Cường.

Hạ đường SIKAI – được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như: Khổ qua, Sa sâm, Bồ chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm,…giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường. Sản phẩm phù hợp cho đối tượng người có thể trạng đường máu cao, người bị tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Hậu Nguyễn (tổng hợp)