5 cách lựa chọn thức ăn cho người tiểu đường nên và không nên

Khi nhắc đến thức ăn cho người tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường), điều quan trọng nhất là người bệnh cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng cân bằng để vừa giúp ổn định lượng đường trong máu và vừa đảm bảo dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể hoạt động, giúp ngăn ngừa cảm giác đói và thèm ăn. Đặc biệt, là đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Hãy cùng Hạ Đường SIKAI tìm hiểu xem những thức ăn nào nên được đưa vào chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường nhé!

1.     Tăng cường rau xanh và trái cây trong thức ăn cho người tiểu đường

Ai cũng biết rau củ và trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa và chất xơ không thể thiếu trong một bữa ăn của người tiểu đường. Tuy nhiên, để tối đa hóa hiệu quả kiểm soát tăng huyết áp và bệnh tiểu đường, bạn nên cân nhắc hai lưu ý sau trong việc lựa chọn thức ăn cho người tiểu đường:

thức ăn cho người tiểu đường
Rau xanh và trái cây luôn được ưu tiên trong thức ăn cho người tiểu đường
  • Thứ nhất: Người bệnh tiểu đường nên kết hợp luân phiên nhiều loại rau củ, trái cây trong một bữa ăn là điều rất quan trọng. Bởi mỗi loại rau quả sẽ cung cấp cho cơ thể chúng ta lượng chất dinh dưỡng khác nhau. Hơn nữa, việc thường xuyên thay đổi món cũng giúp cho người bệnh không bị nhàm chán, làm cho bữa ăn gia đình thêm phần đa dạng và phong phú. Người bệnh cũng nên ưu tiên ăn rau, trái cây tươi thay vì uống nước ép hay xay nhuyễn vì sẽ giữ được lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể, rất tốt cho huyết áp và mức glucose huyết.
  • Thứ hai: Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ hay chuyên gia để xác định khẩu phần ăn phù hợp nhất cho tình trạng đường huyết của mình. Bởi vì, trong mỗi loại rau củ quả đều chứa một lượng đường nhất định. Nếu bạn ăn quá nhiều, mức đường huyết trong cơ thể có thể tăng lên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tăng nguy các biến chứng. Tùy vào tình trạng bệnh tăng huyết áp và tiểu đường, bác sĩ sẽ giúp bạn phòng tránh triệt để nguy cơ này, lựa chọn loại rau củ quả và định mức an toàn cho bạn.

Trái lại với nhóm rau xanh, trong trái cây chứa khá nhiều đường fructose là loại đường chuyển hóa nhanh nên người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn các loại trái cây ít ngọt, ăn không quá 200g mỗi ngày. Các loại trái cây có chỉ số đường cao (GI cao) như: xoài, mít, nhãn, nho, sầu riêng, dưa hấu… nên hạn chế tối đa và phải ăn sau bữa ăn chính. Thay vào đó, người bệnh tiểu đường nên ăn các loại trái cây có chỉ số đường thấp (GI thấp) như: bưởi, sơ ri, thanh long, dưa gang, táo…

2.     Nên chọn thực phẩm nguyên hạt trong khẩu phần thức ăn cho người tiểu đường

Tại Việt Nam thực phẩm nguyên hạt hiện chưa quá phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta, tuy nhiên bạn vẫn có thể mua được những loại thực phẩm này tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng dinh dưỡng trên toàn quốc. Lưu ý, đối với thực phẩm nguyên hạt trên bao bì sản phẩm sẽ có dòng chữ “Whole Grain” hay “Whole Grain Wheat”.

thức ăn cho người tiểu đường
Thực phẩm nguyên hạt “Whole Grain” là thiết yếu trong thức ăn cho người tiểu đường

Sở dĩ, các chuyên gia khuyên người bệnh tiểu đường và tăng huyết áp nên lựa chọn thực phẩm nguyên hạt vì chúng có hàm lượng chất xơ và dinh dưỡng rất cao, trong khi lượng đường và tinh bột lại thấp, có khả năng làm giảm lượng cholesterol gây hại và tăng mức cholesterol có lợi trong cơ thể từ đó giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa bệnh mỡ máu. Bên cạnh đó các chất carbs phức hợp trong ngũ cốc còn có tác dụng điều hòa sự hấp thu đường và chuyển hóa chất béo từ đó phòng tránh bệnh tiểu đường rất tốt. Chất xơ chậm tiêu hóa và hấp thu carbohydrate và không thể tăng lượng đường trong máu của bạn nhanh như ngũ cốc tinh chế (gạo trắng, bánh mì, bún, phở, mì…). Và bởi vì ngũ cốc nguyên hạt giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, nó có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng của bạn một cách hiệu quả.

Một số loại ngũ cốc nên bổ sung vào trong thức ăn cho người tiểu đường bao gồm: gạo nâu hay còn gọi là gạo lứt, yến mạch, lúa mạch, các loại bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên chất, đậu nành, các loại đậu xanh, đậu trắng còn nguyên vỏ, ngô, mè đen, lúa mỳ…

3.     Ưu tiên các nguồn chất đạm tốt

Để duy trì được các hoạt động trong ngày, người bệnh tiểu đường nên bổ sung chất đạm với lượng chiếm khoảng 13 – 20% tổng năng lượng hàng ngày (1g chất đạm cung cấp 4kcal). Lưu ý, 1g chất đạm không đồng nghĩa là 1g thịt heo hay thịt bò, thường trong 100g thịt có chứa khoảng 16 – 20g chất đạm.

thức ăn cho người tiểu đường

Bổ sung chất đạm tốt sẽ giúp bạn có đủ năng lượng, giúp hệ tim mạch khỏe mạnh. Ngược Lại, nếu bạn bổ sung chất đạm không tốt trong thức ăn cho người tiểu đường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả huyết áp lẫn đường huyết trong cơ thể. Đây là yếu tố làm gia tăng các biến chứng nguy hiểm ở người bệnh tiểu đường. Người bệnh nên chọn các loại chất đạm dễ hấp thu, chứa ít lượng chất béo bão hòa vì giúp giảm biến chứng thận, mắt  và tim mạch. Các thực phẩm giàu chất đạm nên chọn là: Cá, các loại đậu, nấm, tàu hũ, trứng, sữa, các loại thịt gia cầm (bỏ da)…

Khi bị tăng huyết áp và đái tháo đường, bạn cần hạn chế ăn loại thịt đỏ như thịt bò, các loại da (da gà, da heo, da vịt…) và sữa tươi nguyên kem. Thay vào đó, hãy chuẩn bị bữa ăn bổ dưỡng cho gia đình với cá và các loại thịt nạc như ức gà, thịt nạc thăn…Chọn mua thịt, cá tươi sống để chế biến chứ không nên mua thịt đông lạnh, tẩm ướp, xông khói… vì hàm lượng muối và phụ gia thực phẩm cao, có thể khiến huyết áp của bạn tăng lên đáng kể.

4.     Không phải mọi chất béo đều có hại cho sức khỏe người bệnh

Chất béo vẫn là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, giúp hấp thu vitamin và là cơ chất trong tổng hợp các hormone nội tiết. Đối với người bệnh tiểu đường kèm theo bệnh rối loạn chuyển hóa mỡ hay có nguy cơ mắc phải bệnh tim mạch, điều quan trọng nhất là phải nhận biết được về việc sử dụng chất béo có lợi trong thức ăn cho người tiểu đường.

thức ăn cho người tiểu đường

Ngoài các thực phẩm chứa chất béo bão hòa (hay còn gọi là chất béo xấu) thì vẫn còn những loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh – là chất béo không bão hòa. Chất béo bão hòa (có trong thịt động vật, sữa béo, bơ, phô mai…) và chất béo chuyển hóa (dùng nhiều trong thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, thức ăn nhanh…). Khi ăn vào cơ thể, những chất béo này làm tăng lượng cholesterol gây hại, đe dọa sức khỏe của người bệnh tăng huyết áp và tiểu đường.

Ngược lại, vẫn có một số chất béo tốt cho tim mạch và mức glucose huyết của bạn. Điển hình các loại thực phẩm với chất béo lành mạnh bao gồm: hạnh nhân, lạc, hồ đào, đậu nành, hạt vừng, ô liu, dầu oliu, bơ và dầu hạt cải, óc chó… Các loại cá biển cũng có nhiều axit béo Omega-3 có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.

5.     Bao nhiêu chất bột đường là đủ trong mỗi khẩu phần thức ăn cho người tiểu đường?

Một câu hỏi mà hầu hết những người bệnh tiểu đường vẫn luôn thắc mắc, nên ăn bao nhiêu chất bột đường trong một ngày? Các chuyên gia khoa nội tiết cho biết rằng, lượng chất bột đường người bệnh tiểu đường tuýp 2 ăn trong một ngày nên chiếm từ 45 – 60% (người bình thường là 65%) tổng năng lượng. Năng lượng cho một người trưởng thành trung bình 2.000 calorie/ngày. Mức năng lượng sẽ thay đổi theo tuổi tác, mức độ hoạt động thể lực, tình trạng cân nặng và giới tính. Nếu cần giảm cân thì phải cắt giảm bớt năng lượng trong bữa ăn hàng ngày. Lưu ý, trong 1g chất bột đường cung cấp được 4kcal cho cơ thể.

thức ăn cho người tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên ưu tiên sử dụng chất bột đường như: đậu, gạo lứt, lúa mạch, yến mạch, các loại rau xanh và trái cây ít ngọt, gạo còn vỏ nguyên cám… Các chất này được cơ thể hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết, chứa nhiều chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể.

Trên đây là những cách lựa chọn thức ăn cho người tiểu đường nên và không nên mà bạn cần lưu ý. Bạn hãy chọn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe để sống vui sống khỏe giảm thiểu biến chứng của bệnh bạn nhé!

Người bệnh tiểu đường ăn cơm được không? Những điều người bệnh cần biết

“Cơm tẻ là mẹ ruột”, một món ăn quen thuộc trong mỗi gia đình người Việt Nam. Tuy nhiên, đối với người bệnh tiểu đường ăn cơm được không? Là câu hỏi “thắc mắc” của rất nhiều bệnh nhân. Để có thể hiểu rõ hơn vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Người bệnh tiểu đường ăn cơm được không?

Là một căn bệnh mãn tính, bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy thận, tim mạch, tăng huyết áp, cắt cụt chi hay mù lòa… nếu bệnh không được kiểm soát tốt. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cho bệnh nhân tiểu đường ổn định mức đường huyết, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, ThS. BS. Doãn Thị Tường Vi, Nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện 198: “Rất nhiều người tiểu đường không dám ăn cơm vì cho rằng ăn cơm sẽ làm tăng đường huyết. Do đó, họ cắt bỏ hoàn toàn cơm và các thức ăn chứa tinh bột khác. Đây là tình trạng phổ biến ở những bệnh nhân mới bị tiểu đường. Tuy nhiên, chính hành động này lại khiến người tiểu đường đối mặt với nguy cơ bị suy dinh dưỡng và hạ đường huyết quá mức, thậm chí dẫn đến hôn mê sâu và tử vong”.

Bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không?

Bệnh tiểu đường có nên ăn cơm hay không?

>> Điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả bằng thảo dược quý trong Đông Y

>> Cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả với viên uống Hạ Đường SIKAI

 

Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn những loại thực phẩm giàu carbohydrate như: ngũ cốc, mì ống, cơm trắng và các loại rau củ chứa tinh bột… nhưng phải với một lượng hợp lý và điều độ. Nếu như trước kia người Việt ăn nhiều cơm gạo trắng và vận động rất nhiều từ đi xe đạp, đi bộ, lao động chân tay… Nhưng hiện nay, đời sống đã được cải thiện, các phương tiện hiện đại phát triển, “tự động hóa” được tăng cường khiến cho vận động của con người giảm xuống đáng kể. Vì vậy, ăn nhiều cơm trắng nhưng không vận động khiến cho nguy cơ mắc đái tháo đường tăng cao.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, tại khu vực Châu Á những người ăn nhiều cơm trắng có nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn so với người ăn ít cơm trắng. Bởi vì, trong cơ thể tuyến tụy làm nhiệm vụ sản xuất insulin để cung cấp đường cho các cơ bắp hoạt động. Nhưng khi ăn gạo trắng, lượng đường được hấp thụ vào máu nhanh chóng, khiến tuyến tụy phải làm việc nhiều hơn. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, việc sản xuất insulin và hấp thụ đường sẽ giảm hiệu quả. Lượng đường tồn đọng trong máu sẽ gây hại cho thận, dẫn tới bệnh tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường ăn cơm được không? Nếu đề ra mục tiêu tinh bột cho mỗi bữa khoảng 45-60 g thì bạn chỉ nên ăn một chén cơm. Những bữa ăn bao gồm nhiều rau xanh, các loại protein và chất béo tốt cho sức khỏe cũng giúp làm giảm tác động của cơm trắng trong việc làm tăng đường huyết.

Nên thay thế thực phẩm nào cho cơm trắng

Vậy là bạn đã biết rằng, gạo trắng là nguồn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (GI=83), nhưng không nhất thiết người bệnh tiểu đường phải kiêng khem hoàn toàn tinh bột. Người bệnh vẫn có thể ăn cơm hàng ngày nhưng chỉ ở mức độ hạn chế.

Người bệnh tiểu đường ăn cơm được không? Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu khẩu phần ăn dành cho một người bình thường được khuyến nghị là 15% chất đạm, 60-65% chất đường bột và chất béo dưới 25%; thì với bệnh nhân tiểu đường , chất đường bột giảm xuống còn 45-50%, chất đạm 15-18%, chất béo cũng không nên vượt mức 25%. Đặc biệt, giải pháp tốt nhất cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 là tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây (loại không chứa nhiều vị ngọt), ngũ cốc nguyên hạt, hải sản… chúng không chỉ rất giàu chất xơ mà còn cung cấp một lượng lớn khoáng chất, có tác dụng ngăn chặn cảm giác thèm ăn, đồng thời giúp tạo ra “màng lưới” làm chậm quá trình đường hấp thu vào máu. Do đó, không may bạn ăn quá nhiều tinh bột trong bữa ăn thì việc tiêu thụ rau xanh và trái cây sẽ luôn là trợ thủ đắc lực trong việc ngăn chặn lượng đường hấp thụ vào máu.

Lựa chọn thực phẩm thích hợp

Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên các bệnh tiểu đường tuýp 2 nên thay thế gạo trắng bằng gạo nguyên cám, gạo lứt (hay còn gọi là gạo đen). Gạo lứt về bản chất là gạo còn nguyên lớp cám ngoài vỏ gạo, chính là phần chất xơ tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Gạo lứt có khả năng điều chỉnh được hàm lượng glucose trong máu ở những người bị bệnh đái tháo đường. Gạo lứt và các loại hạt nguyên chất khác làm giảm các triệu chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Gạo lứt và các hạt nguyên chất rất giàu magie, một khoáng chất tổng hợp từ 300 loại enzymes giúp quá trình bài tiết glucose và insulin.

Mẹo ăn cơm trắng mà không làm đường huyết tăng cao

Có một sự thật là rất nhiều người bệnh tiểu đường chỉ ăn ½ chén cơm mỗi bữa ăn nhưng chỉ số đường huyết vẫn tăng cao, khiến họ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy thận, đột quỵ, tim mạch, hoại tử chi hay mù lòa… Nguyên nhân là người bệnh chưa biết cách ăn đúng cách. Dưới đây là 1 số cách ăn đúng rất đơn giản, có thể dễ dàng áp dụng:

Khi bị bệnh tiểu đường tuýp 2 nên hỏi ý kiến chuyên gia

Theo chuyên gia, để giúp kiểm soát đường huyết ở mức an toàn người bệnh tiểu đường cần nắm đúng thứ tự cách ăn uống mỗi ngày. Người bệnh cần nhớ đó là ăn rau trước rồi ăn thức ăn và cơm sau (Nên ăn rau đầu tiên -> cá thịt -> cơm -> tiếp theo ăn rau lại lần cuối). Lượng chất xơ trong rau sẽ điều chỉnh tốc độ, làm chậm quá trình hấp thu đường vào cơ thể. Vì chất xơ hòa tan làm cho carbohydrate mà chúng ta ăn vào mất nhiều thời gian để được chuyển hóa thành glucose. Kết quả là sự phóng thích lượng đường hấp thu vào máu sau ăn có khuynh hướng xảy ra chậm hơn, giúp đường huyết không tăng cao sau khi ăn, và giúp làm giảm stress trên quá trình tổng hợp đường của cơ thể.

Hơn nữa, chất xơ có trong rau xanh là lượng chất cơ nên cơ thể chúng ta cần một thời gian dài mới có thể tiêu hóa hết chúng. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người ăn nhiều chất xơ sẽ cảm thấy ít đói hơn giữa các bữa ăn là vì vậy. Khi ăn chất xơ, chúng ta phải nhai nhiều hơn, dạ dày sẽ trở nên căng ra, nó sẽ gửi tín hiệu ức chế sự thèm ăn về não. Nhờ vậy, sẽ tạo cảm giác no lâu, khiến người bệnh tiểu đường ăn ít cơm và các loại chất bột đường trong bữa ăn hơn.

Theo Lương y Dương Phú Cường (Phó chủ tịch thường trực Hội Đông Y Quận Gò Vấp) – với hơn 20 năm nghiên cứu và điều trị bệnh tiểu đường cho biết, ngoài chế độ ăn uống khoa học và tập luyện đúng cách để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm bệnh tiểu đường tuýp 2, người bệnh nên kết hợp dùng với sản phẩm chiết xuất từ các thảo dược như: Khổ Qua, Sa Sâm, Bố Chính Sâm, Sâm Đại Hành, Nam Dương Sâm… để giúp tuyến tụy phục hồi sản sinh insulin, điều khiển lượng đường trong máu hoạt động bình thường trở lại. Từ đó giúp hạ và ổn định được đường huyết ở mức an toàn, phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ngăn chặn được nguy cơ mù lòa ở người bệnh tiểu đường.

Qua bài viết trên, đã giúp người bệnh có được câu trả lời “Người bệnh tiểu đường ăn cơm được không?”. Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn thực đơn hợp lý để tránh làm tình trạng bệnh thêm nặng nhé.

Bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên ăn gì?

Cao huyết áp là biến chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường, nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, suy thận, võng mạc… Vì vậy, bác sĩ luôn khuyên các bệnh nhân tiểu đường cần có chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên ăn gì?

Bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên ăn gì, là câu hỏi “băn khoăn” của rất nhiều người khi mắc phải căn bệnh thế kỉ này. Có rất nhiều người bệnh tiểu đường và cao huyết áp phải vật lộn với chế độ ăn uống kiêng khem khổ sở, để có thể điều trị và phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 2. Không cần ăn kiêng khem quá mức nếu bạn biết lựa chọn cho mình những thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn giữ được cả đường máu và huyết áp ở mức an toàn.

>> Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?

>> Top 7 thực phẩm cho người bị tiểu đường bạn không nên bỏ qua

Ăn nhiều rau xanh và trái cây

Rau xanh, trái cây ít đường chính là nguồn thực phẩm bổ dưỡng rất có lợi cho người bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Rau xanh không chỉ chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất mà còn giàu chất xơ, ít calo, có thể làm chậm lại khả năng hấp thụ đường, tránh tạo ra biến động lớn đối với đường huyết.

  • Bông cải xanh: Có chứa rất nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa. Hơn nữa, đây là thực phẩm rất giàu Crom có vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết.
  • Măng tây: Là một loại rau rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Nghiên cứu khoa học cho biết, măng tây có khả năng giữ lượng đường trong máu ở mức độ kiểm soát và tăng cường sản xuất insulin, hormone giúp cơ thể hấp thụ glucose.
  • Khổ qua: Chứa các hoạt chất charantin, glycosid steroid, có tác dụng hạ đường máu, làm chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc và đục thủy tinh thể và làm tăng khả năng dung nạp glucose ở người bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Cà rốt: Được cho là rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, bởi nó cung cấp hàm lượng beta-carotene lớn cho cơ thể giúp giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tốt.
  • Dưa chuột: Có chứa loại hoóc-môn cần thiết tốt cho việc sản xuất insulin của tuyến tụy, có lợi cho bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp.
  • Bí ngô: Không chỉ là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một bài thuốc tốt cho bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu khoa học cho biết, bí ngô có tác dụng phục hồi các tế bào trong tuyến tụy, và hoàn toàn có khả năng ngăn ngừa và chữa trị được bệnh tiểu đường.
  • Rau dền: Rất thích hợp với người tiểu đường, kèm theo táo bón vì rau dền giàu magiê – là chất có vai trò chữa trị tiểu đường, cao huyết áp, táo bón.

Ngoài ra, rau diếp cá và các loại rau màu xanh khác cũng rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Chúng chứa nhiều vitamin B có tác dụng làm giảm mức độ homocysteine, một loại axit amin nếu tiêu thụ nhiều có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim.

Ngũ cốc nguyên cám

Bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên ăn gì? Các loại ngũ cốc nguyên hạt như: Gạo lức, yến mạch và lúa mì nguyên cám là sự lựa chọn hoàn hảo cho một bữa ăn lành mạnh, đặc cho những ai mắc phải căn bệnh thời đại này. Trong ngũ cốc nguyên cám có chứa rất nhiều chất xơ, giúp kiểm soát được lượng đường trong máu, làm chậm tốc độ hấp thụ carbs trong máu và cải thiện độ nhạy insulin. Hơn nữa, ăn ngũ cốc nguyên cám còn giúp người bệnh giảm được cơn thèm ăn; từ đó giảm cân hiệu quả, giúp việc kiểm soát bệnh tiểu đường và cao huyết áp dễ dàng hơn.

Các loại cá béo

Các chuyên gia ở Đại học Rush, Chicago (Mỹ) đã chứng minh rằng, chức năng tuần hoàn của người bệnh tiểu đường được cải thiện rõ ràng khi học được bồi dưỡng với các loại cá béo giàu axit béo Omega-3 như cá mòi, cá hồi, cá thu, cá ngừ… dù mỗi tuần chỉ một lần.

Đây là nguồn thực phẩm chứa rất nhiều axit béo Omega-3 – giúp bảo vệ tim mạch, mạch máu bằng cách giảm huyết áp và cải thiện nồng độ cholesterol trong cơ thể. Hơn nữa, thực phẩm này còn giúp giảm viêm, cải thiện tình trạng đề kháng insulin, ngăn chặn sự phát triển chứng mất trí nhớ ở người bệnh tiểu đường.

Uống sữa ít béo

Sữa chua, sữa tách béo, pho-mat làm từ sữa đã gạn kem là các sản phẩm từ sữa ít béo, một nguồn dinh dưỡng không thể tách rời trong chế độ ăn DASH (chế độ ăn uống ngăn chặn cao huyết áp). Hơn nữa, các sản phẩm từ sữa ít béo có lượng đường rất thấp, là một lựa chọn tốt cho câu hỏi bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên ăn gì?

Các loại hạt

Đây là một nguồn dinh dưỡng bạn không nên bỏ qua. Các loại hạt chưa qua chế biến như hạt điều, hạnh nhân, hạt óc chó, các loại đậu… rất tốt cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Các loại hạt này có chứa nhiều chất xơ, protein và chất béo không bão hòa giúp bạn nhanh no, ít đói nên hạn chế lượng thực phẩm nạp vào.

Bổ sung thường xuyên các loại hạt trên vào các bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch (căn bệnh mà người bệnh tiểu đường và huyết áp cao có nguy cơ mắc phải cao). Một nghiên cứu tại Canada cho thấy: “Những người bệnh tiểu đường bổ sung thêm một hoặc nhiều cốc sữa đậu vào khẩu phần ăn mỗi ngày giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu và giảm huyết áp”.

Lời khuyên:

Song song với chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện đúng cách và uống thuốc đều đặn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ; người bệnh tiểu đường và cao huyết áp hoàn toàn có thể tìm đến sự hỗ trợ các sản phẩm Đông y để tăng hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Trong đó, điển hình các loại thảo dược như:

  • Khổ qua rừng: Các nghiên cứu đã chứng minh khổ qua giúp giảm lượng đường trong máu, giảm lượng HbA1C và giúp ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường rất tốt (đặc biệt là biến chứng tim mạch, thần kinh ngoại biên).
  • Sa Sâm: Là một vị thuốc quý trong Đông y. Sa sâm dùng để trị nhiều chứng bệnh như suy nhược cơ thể, kích thích hệ miễn dịch tự nhiên, chống viêm và giúp phục hồi tuyến tụy hiệu quả.
  • Bố Chính Sâm: Có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giúp bồi bổ sức khỏe cho người gầy yếu, thể trạng suy nhược và mất ngủ do bệnh tiểu đường.
  • Sâm Đại Hành: Chứa các hợp chất quinoid (Eleutherin, Isoeleutherin, Eleutherol) có tác dụng kháng sinh, chống các bệnh viêm nhiễm, giúp nhanh lành vết thương, ngăn ngừa biến chứng hoại tử bàn chân.
  • Nam Dương Sâm: Chứa rất nhiều Saponin, nhờ đó nó giúp tăng cường trí nhớ, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp tuyến tụy sản sinh insulin, ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 2.

Theo Lương y Dương Phú Cường (Phó chủ tịch Hội Đông Y – Quận Gò Vấp) cho biết, sự kết hợp giữa các thảo dược quý hiếm trên có thể giúp tuyến tụy phục hồi sản sinh insulin, điều khiển lượng đường trong máu hoạt động bình thường trở lại; từ đó giúp hạ và ổn định đường huyết, giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Đối với các bài thuốc Đông y, người bệnh có thể sử dụng lâu dài mà không gây nhờn thuốc hay kháng thuốc, cũng không gây ra các tác dụng phụ nếu lạm dụng giống thuốc Tây. Bời vì, bản chất các sản phẩm Đông y là được bào chế 100% từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, hiệu quả ổn định.

Ngoài việc thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh, các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên tập thể dục đều đặn và tiến hành giảm cân. Nghiên cứu đã chứng minh, năng động hơn và cân nặng khỏe mạnh có thể giúp đẩy lùi nguy cơ tiểu đường ở người có chẩn đoán tiền tiểu đường và giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 dễ dàng hơn.

Tiểu đường nên ăn gì để hạ đường huyết?

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì để hạ đường huyết? Luôn là câu hỏi băn khoăn của nhiều người. Bởi vì, một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giữ mức đường huyết luôn ổn định có thể giúp ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng Hạ Đường SIKAI tìm hiểu xem chế độ ăn uống cho người mắc bệnh tiểu đường ra sao?

Tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì để hạ đường huyết? Bạn có biết rằng, khi lượng đường (glucose) trong máu quá cao sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như biến chứng tim mạch, biến chứng thận, biến chứng mắt, thần kinh ngoại vi (loét bàn chân, hoại tử chi)…cho người bệnh tiểu đường. Vì vậy, thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh là điều rất quan trọng với tất cả những người mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt, là đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tiểu đường nên ăn gì?

Bệnh tiểu đường nên ăn gì để hạ đường huyết? Khi bị bệnh tiểu đường, dùng những loại thực phẩm lành mạnh sẽ giúp đường huyết luôn ổn định có thể giúp ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm khác.

Các loại rau củ, trái cây

Rau củ, trái cây là một nguồn thực phẩm không thể thiếu trong các chế độ ăn uống lành mạnh nói chung, và chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh tiểu đường nói riêng. Bởi vì những loại thực phẩm này chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể cũng như nâng cao sức đề kháng cao, giúp người bệnh tiểu đường có khả năng chống lại các biến chứng.

Hơn nữa, trong rau xanh hay trái cây lại chứa rấy nhiều chất xơ, hàm lượng lượng carbohydrate và lượng calo khá thấp nên người bệnh tiểu đường có thể yên tâm trong việc dùng thực phẩm này mỗi ngày mà vẫn duy trì đường huyết ở mức an toàn. Khẩu phần ăn của người bệnh tiểu đường nên có 50% râu xanh không có tinh bột. Người bệnh nên chọn các loại rau cải, rau bina, cam, chanh, bưởi, dâu tây… để bổ sung vào thực đơn hằng ngày.

Thực phẩm chứa chất béo tốt

Đối với người bệnh tiểu đường, huyết áp thường tăng cao nên người bệnh cần phải điều ổn định huyết áp bằng cách giảm hàm lượng cholesterol trong máu, cung cấp nguồn chất béo tốt từ thực phẩm. Nguồn chất béo tốt có bên trong dầu oliu, quả óc chó, quả bơ, dầu đậu phộng, hạnh nhân… sẽ giúp ích cho việc giảm nồng độ cholesterol trong máu. Người bệnh tiểu đường nên sử dụng chúng thay thế cho  chất béo có nguồn gốc từ động vật.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì để hạ đường huyết ? Đây là nguồn thực phẩm chứa rất nhiều chất xơ và protein có lợi trong kiểm soát lượng đường trong máu, làm chậm tốc độ hấp thụ carbohydrate trong máu và cải thiện độ nhạy insulin. Bạn nên ăn nhiều bột yến mạch, hạt kê, bánh mì nguyên hạt, gạo lứt, đậu lăng, đậu xanh….  vì đây là thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, chất xơ.

Cá biển, hải sản

Các loại hải sản tươi sống là trong những loại thực phẩm lành mạnh nhất mà người bệnh tiểu đường không nên bỏ qua. Đặc biệt là cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi và cá trích đều là những nguồn cung cấp axit béo Omega-3, DHA và EPA, cực kỳ tốt cho tim mạch.

Đối với những bệnh tiểu đường đang có nguy cơ bị biến chứng tim mạch hay đột quỵ, thì ăn những loại cá này để giúp bảo vệ các tế bào trên mạch máu, giảm thiểu viêm nhiễm và cải thiện chức năng của động mạch. Trong các nghiên cứu cho thấy, những người lớn tuổi bao gồm cả nam và nữ, ăn cá béo từ 5–7 ngày/ tuần trong vòng 8 tuần đã giảm được đáng kể lượng Triglyceride và các dấu hiệu viêm nhiễm.

Thịt bò

Trong các bữa hàng ngày người bị bệnh tiểu đường cũng nên bổ sung thịt nạc 1-3 bữa/ tuần, đặc biệt là thịt bò. Bởi vì, trong thịt bò có chứa rất nhiều protein, ít chất béo bão hòa, sẽ giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu. Hơn nữa, hàm lượng axit linoleic tổng hợp (CLA) có trong thịt bò có khả năng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường ở trong máu ở người bệnh.

Bệnh tiểu đường không nên ăn gì?

Không chỉ dừng ở câu hỏi ”tiểu đường nên ăn gì”, mà hầu hết người bệnh tiểu đường đều băn khoăn không biết nên kiêng thực phẩm gì? Nếu người bệnh ăn quá nhiều chất béo hay bị dư thừa calo, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách làm tăng nồng độ đường trong máu. Lúc này đường huyết tăng cao và trở nên khó kiểm soát, nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm toan ceton, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, tổn thương dây thần kinh, thận, mắt, loét bàn chân, tim… Dưới đây sẽ là những loại thực phẩm cần tránh, giúp bạn từng bước thoát khỏi gánh nặng về căn bệnh tiểu đường.

Mặc dù là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày nhưng đối với người bệnh tiểu đường thì luôn được khuyến cáo cần hạn chế tối đa cơm trắng trong mỗi bữa ăn. Không những cơm trắng mà các thực phẩm như phở, bún, bánh canh, bánh mì,… cũng cần phải hạn chế, tránh vượt quá mức cho phép. Thay vào đó người bệnh có thể sử dụng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc có lợi khác.

Chất béo bão hòa

Nên tránh xa các loại chất béo từ động vật như: thịt heo, nội tạng động vật… Đặc biệt, người bệnh không nên sử dụng thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh như mì ăn liền, xúc xích, snack,… Bởi vì chúng chứa rất nhiều cholesterol cũng như chất bảo quản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tăng nguy cơ béo phì và khó kiểm soát đường huyết trong máu.

Thực phẩm ngọt

Bánh ngọt, kẹo, nước ngọt đóng chai… là những thực phẩm có chứa rất nhiều đường hóa học nhân tạo, đây là nguyên nhân làm lượng đường trong máu tăng cao, làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng hạn chế tối đa những thực phẩm chứa đường tự nhiên như mía, hoa quả chín…
Bánh ngọt, kẹo, nước ngọt đóng chai… là những thực phẩm có chứa rất nhiều đường hóa học nhân tạo, đây là nguyên nhân làm lượng đường trong máu tăng cao, làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng hạn chế tối đa những thực phẩm chứa đường tự nhiên như mía, hoa quả chín…

Trái cây khô

Mặc dù trong trái cây tươi có chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhưng khi được sấy khô chúng chứa hàm lượng đường rất cao. Nếu sử dụng chúng càng làm tăng lượng đường trong máu lên cao, không còn chức năng ngăn chặn và đẩy lùi bệnh.

Sữa, bơ, phomai

Sữa, bơ hay phomai là những thực phẩm cung cấp năng lượng rất tốt cho cơ thể, nhưng nó lại hoàn toàn không phù hợp cho những ai bị bệnh tiểu đường. Vì chất béo trong những thực phẩm này sẽ là nguyên nhân làm giảm đề kháng và hạn chế sự sản xuất insulin trong tuyến tụy.

Thuốc lá, rượu, bia, thức uống có cồn

Người bệnh tiểu đường tuyệt đối phải tránh xa thuốc lá, rượu bia, thức uống có cồn… bởi những thức uống này khi kết hợp cùng thức ăn có đường khác sẽ khiến cho lượng đường trong máu gia tăng nhanh mà không kiểm soát được.

Như vậy, để kiểm soát bệnh tiểu đường tốt nhất, đòi hỏi người bệnh cần có sự kết hợp hoàn hảo của các yếu tố trong lối sống lành mạnh như chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng hợp lý. Quan trọng nhất trong việc kiểm soát bệnh để không diễn biến xấu chính là chế độ ăn uống trả lời cho câu hỏi người tiểu đường nên ăn gì?

Lời khuyên:

Song song với chế độ ăn uống lành mạnh hay tập luyện đúng cách, người bệnh cũng cần chuẩn bị cho mình 1 vũ khí “tối tân” để điều trị bệnh từ tận gốc mà vẫn bồi bổ cơ thể, phục hồi sức khỏe. Trong đó, sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên luôn được các chuyên gia và người bệnh ưu tiên hàng đầu, vì tính an toàn và mang lại hiệu quả triệt để. Trong các bài thuốc Đông y, điển hình các loại thảo dược như: Khổ qua, Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm… có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng cường tiết insulin, cải thiện sự dung nạp glucose và hỗ trợ ổn định đường huyết. Giúp hạ và ổn định đường huyết ở mức an toàn, ngăn ngừa và giảm các biến chứng do đái tháo đường gây ra.

Trên đây là những thông tin rất hữu ích cho người bệnh tiểu đường về “Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì để hạ đường huyết?”Người bệnh hoàn toàn có thể lên thực đơn hàng ngày, chế độ ăn dành cho mình với những loại thực phẩm lành mạnh & chế biến các đồ ăn kiêng thành món ăn hấp dẫn, đảm bảo dinh dưỡng mà không lo về việc tăng đường huyết.

Viên uống Hạ Đường SIKAI – được chiết xuất 100% từ các thảo dược thiên nhiên như Khổ qua, Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm,… giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường. Sản phẩm được dùng cho các trường hợp người có thể trạng đường máu cao, người bị tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Có thể bạn quan tâm: chỉ số đường huyết là gì?

Top 7 thực phẩm cho người tiểu đường bạn không nên bỏ qua

Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính, chế độ ăn uống hàng ngày có vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần lựa chọn đúng loại thực phẩm để đảm bảo lượng đường trong máu và giữ cân nặng ở mức khỏe mạnh. Vậy ăn gì để giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa các tiến triển của bệnh tiểu đường? Dưới đây là 7 loại thực phẩm cho người tiểu đường tốt nhất mà bạn không nên bỏ qua:

1. Khổ qua

Đúng như người xưa hay có câu “thuốc đắng dã tật”. Khổ qua (hay còn gọi là mướp đắng) từ lâu đã được biết đến như một vị thuốc rất quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày nói chung và là thực phẩm cho người tiểu đường nói riêng. Trong khổ qua có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như protein, lipid, vitamin C, canxi, magiê, sắt…

Top 7 thực phẩm cho người tiểu đường bạn không nên bỏ qua.

Đặc biệt, nó còn chứa các hoạt chất Charantin, Vicine, Polypeptide-P, Lectin… có công dụng tuyệt vời cho người tiểu đường như:

  • Charantin: Hoạt chất được biết đến với tác dụng làm ổn định chỉ số đường huyết.
  • Vicine và polypeptide-p (hợp chất giống insulin): Những chất này hoạt động cùng nhau hay hoạt động riêng lẻ đều có tác dụng là giảm đường huyết.
  • Lectin: Đây được xem là yếu tố chính đằng sau hiệu quả hạ đường huyết khi dùng khổ qua. Nó làm giảm nồng độ glucose trong máu bằng cách hoạt động trên các mô ngoại biên và ức chế sự thèm ăn – tương tự như tác động của insulin lên não.

Mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do – một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường.

2. Bông cải xanh

 

Top 7 thực phẩm cho người tiểu đường bạn không nên bỏ qua.

Bông cải xanh (hay còn gọi là súp lơ xanh) là một nguồn thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp của con người. Trong bông cải xanh và họ nhà rau cải như: cải xoăn, cải bẹ, cải cúc,… đều có chứa một hợp chất gọi là Sulforaphane. Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, Sulforaphane có khả năng chống viêm, kích hoạt các enzyme có chức năng bảo vệ nhằm hạn chế sự phát triển của các tế bào tổn thương, giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Loại thực phẩm cho người tiểu đường này,không chỉ chứa ít calo và carbohydates mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin C và sắt. Nó có tất cả các tính năng tuyệt vời để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn.

3. Đậu

Đậu là một trong những thực phẩm cho người tiểu đường bạn không nên bỏ qua, bởi vì chúng có nhiều tác dụng rất tốt cho người bệnh. Trong đậu có chứa nhiều chất xơ và protein khiến cho bạn cảm thấy no lâu, làm giảm sự tiêu hóa thức ăn mà còn ổn định đường huyết sau khi ăn. Một nghiên cứu tại Canada cho thấy: “Những người bệnh tiểu đường bổ sung thêm một hoặc nhiều cốc sữa đậu vào khẩu phần ăn mỗi ngày giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu và giảm huyết áp”.

Top 7 thực phẩm cho người tiểu đường bạn không nên bỏ qua.

Chỉ cần một nửa chén đậu mỗi ngày sẽ cung cấp cho cơ thể của bạn đến một phần ba lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày. Trong đó, các loại đậu như đậu lăng, đậu xanh, đậu trắng, đậu nành,… không làm tăng đường huyết lại có thể chế biến với nhiều loại thực phẩm khác nhau.

4. Cá hồi

Top 7 thực phẩm cho người tiểu đường bạn không nên bỏ qua.

Là một trong những loại cá sống môi trường nước lạnh, giàu protein và chứa nhiều axit béo omega-3 – giúp bảo vệ tim mạch, mạch máu bằng cách giảm huyết áp và cải thiện nồng độ cholesterol trong cơ thể. Hơn nữa, nó còn là thực phẩm cho người tiểu đường giúp giảm viêm, cải thiện tình trạng kháng insulin, ngăn chặn sự phát triển chứng mất trí nhớ ở người bệnh tiểu đường. Các loại cá như cá mòi, cá thu hoặc cá ngừ cũng có tác dụng tương tự.

5. Dầu ôliu

Top 7 thực phẩm cho người tiểu đường bạn không nên bỏ qua.

Trong dầu oliu có chứa hàm lượng axit amin rất cao và nhiều vitamin A, E,… rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Một chế độ dinh dưỡng giàu dầu oliu có thể phòng ngừa trên 90% các trường hợp tiểu đường type2. Các chất béo không bão hòa đơn (như axit oleic) trong dầu oliu có tác dụng tích cực với sự nhạy cảm insulin. Người bị tiểu đường type2 bổ sung 10-40g dầu oliu vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày thì việc kiểm soát đường huyết sẽ được cải thiện rõ rệt.

6. Rau bina

Top 7 thực phẩm cho người tiểu đường bạn không nên bỏ qua.

Rau bina (hay còn gọi là cải bó xôi) là một nguồn thực phẩm chứa rất nhiều vitamin K, vitamin A, megie,… giúp cơ thể bạn sử dụng insulin để hấp thụ các chất đường trong máu và quản lý đường huyết hiệu quả hơn. Hơn nữa, chất chống oxy hóa được gọi là axid alphalipoic có trong rau bina đã được chứng minh là làm giảm nồng độ glucose, tăng độ nhạy cảm insulin và ngăn ngừa oxy hóa thay đổi do stress gây ra ở người bệnh tiểu đường. Loại thực phẩm cho người tiểu đường này, cũng là một nguồn cung cấp selen, niacin, axit béo omega-3 rất tốt cho cơ thể.

7.  Bột yến mạch

Top 7 thực phẩm cho người tiểu đường bạn không nên bỏ qua.

Yến mạch là một sự lựa chọn hoàn hảo cho bữa ăn sáng lành mạnh, đặc biệt là đối với người bệnh tiểu đường. Trong yến mạch có chứa nhiều chất xơ, có lợi trong kiểm soát lượng đường trong máu, làm chậm tốc độ hấp thụ carbs trong máu và cải thiện độ nhạy insulin.Một số nghiên cứu cho thấy những người thích tiêu thụ yến mạch giảm được lượng cholesterol LDL rất đáng kể cũng như cải thiện được tình trạng kháng insulin.

Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm cho người tiểu đường hàng ngày, người bệnh cũng cần chuẩn bị cho mình 1 vũ khí “tối tân” để điều trị bệnh từ tận gốc mà vẫn bồi bổ cơ thể, phục hồi sức khỏe. Trong đó, sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên luôn được các chuyên gia và người bệnh ưu tiên hàng đầu, vì tính an toàn và mang lại hiệu quả triệt để.

Trong đó điển hình các loại thảo dược như: Khổ qua – Có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng cường tiết insulin, cải thiện sự dung nạp glucose và hỗ trợ ổn định đường huyết. Hơn nữa, sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược như: Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm… có công dụng tuyệt vời trong việc phục hồi sản sinh insulin, điều khiển lượng đường trong máu hoạt động trở lại bình thường, giải độc và phục hồi các chức năng gan, phòng ngừa hiệu quả các biến chứng bệnh tiểu đường, nhất là biến chứng trên thận.

Như vậy, người bệnh hoàn toàn có thể  sống vui – sống khỏe cùng bệnh tiểu đường, thoát khỏi nỗi lo biến chứng nếu biết lựa chọn đúng thực phẩm cho người tiểu đường.

 

Hạ Đường Sikai
Hạ Đường Sikai

Viên uống SIKAI – được chiết xuất 100% từ các thảo dược thiên nhiên như Khổ qua, Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm… giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường. Sản phẩm được dùng cho các trường hợp người có thể trạng đường máu cao, người bị tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Có thể bạn quan tâm: