Người tiểu đường bị tăng huyết áp cần lưu ý những điều gì?

Cao huyết áp có liên quan mật thiết với bệnh tiểu đường, và tình trạng bệnh sẽ tồi tệ hơn nếu mắc cùng lúc cả hai căn bệnh này. Vậy người tiểu đường bị tăng huyết áp cần lưu ý những điều gì? Làm thế nào để chúng ta giảm được các rủi ro liên quan đến bệnh này?

Người tiểu đường bị tăng huyết áp cần lưu ý những điều gì? Các chuyên gia cho biết, sự tăng cao của huyết áp là một trong những nguyên nhân gây đột tử ở người mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, người bệnh cần hiểu rõ tình trạng bệnh tật của mình và có lối sống lành mạnh để có cách điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả và phòng ngừa được các tai biến xảy ra.

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và cao huyết áp

Cao huyết áp ở người bệnh tiểu đường là tình trạng thường gặp và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đây cũng là yếu tố làm tăng mức độ nghiêm trọng (nặng) của bệnh tiểu đường. Theo như thống kê, bệnh tiểu đường làm tăng huyết áp gấp 3 lần so với một người bình thường. Trong đó, nguy hiểm nhất là bệnh tiểu đường tuýp 2, nhóm đối tượng rất dễ bị cao huyết áp.

>> Điều trị bệnh tiểu đường bằng thảo dược quý trong Đông Y

>> Bài thuốc hay từ khổ qua điều trị bệnh tiểu đường

Theo các bác sĩ bệnh viện Nội Tiết Trung Ương cho biết, nguyên nhân chính gây ra bệnh cao huyết áp ở các bệnh nhân tiểu đường là do lượng đường (glucose) trong máu cao hơn so với người bình thường, độ nhớt của máu tăng, kèm theo nó là hiện tượng co thành mạch máu và hình thành các cục xơ vữa chặn đường đi của máu. Điều này làm cản trở sự di chuyển của máu trong hệ mạch máu, gây áp lực lên thành mạch máu và tim, gây tăng huyết áp. Điều đáng nói ở đây, ở người bệnh tiểu đường bị cao huyết áp có nguy cơ xảy ra các biến chứng mạch máu rất lớn, các bệnh tim mạch, bệnh về thận, về mắt càng có khả năng tăng cao gấp 5 lần so với các bệnh nhân khác.

Do đó, đối với người tiểu đường bị tăng huyết áp cần phải điều trị đồng thời hai bệnh này để phòng ngừa biến chứng xơ vữa động mạch.

Các yếu tố làm tăng tỷ lệ người bệnh tiểu đường bị cao huyết áp

Bệnh tiểu đường không kiểm soát được đường huyết không phải là yếu tố nguy cơ duy nhất gây ra bệnh cao huyết áp. Đau tim hoặc đột quỵ sẽ được nhân lên nhiều hơn nếu các yếu tố nguy cơ khác tồn tại, ngoài bệnh tiểu đường.

Tuổi cao

Theo thời gian, tuổi càng cao thì tỷ lệ tăng huyết áp càng nhiều do thành động mạch bị lão hóa và xơ vữa, giảm tính đàn hồi, trở nên cứng hơn; làm cho huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu tăng cao hơn, gọi là tăng huyết áp tâm thu đơn thuần.

Béo phì

Béo phì là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tăng huyết áp và có liên quan chặt chẽ tới tình trạng kháng insulin. Giảm cân có thể cải thiện nguy cơ tăng huyết áp, tăng nồng độ và độ nhạy cảm  insulin . Béo phì và kháng insulin có liên quan tới các yếu tố nguy cơ khác bao gồm bệnh tim mạch.

Ít vận động

Những người bệnh tiểu đường ít vận động thể lực hay có lối sống tĩnh tại cũng được xem là một nguy cơ của bệnh tăng huyết áp. Hoạt động thể chất là biện pháp tốt ngăn ngừa kháng insulin và bệnh tăng huyết áp. Tập thể dục và giảm cân có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2, làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Uống nhiều bia, rượu

Người uống nhiều bia, rượu quá mức cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng. Đối với những người phải dùng thuốc để điều trị tăng huyết áp, việc uống bia, rượu quá mức sẽ làm mất tác dụng của thuốc hạ huyết áp; như vậy làm cho bệnh tăng huyết áp càng nặng hơn.

Căng thẳng, lo âu quá mức

Các nghiên cứu đã chứng minh được những người bị căng thẳng thần kinh, lo âu quá mức hay bị stress dễ làm tăng nhịp tim. Lúc này, các chất trung gian hóa học là adrenalin, noradrenalin làm động mạch bị co thắt dẫn đến tăng huyết áp.

Người tiểu đường bị tăng huyết áp cần lưu ý điều gì?

Nếu không may bạn mắc phải 2 căn bệnh này cùng một lúc, việc tiên phong là phải thường xuyên theo dõi đồng thời các chỉ số đường huyết, chỉ số cao huyết áp, chỉ số mỡ máu (triglycerid, cholesterol) nhằm loại trừ được các yếu tố gây tăng huyết áp dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, người tiểu đường cần lưu ý những điều sau:

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Đối với người bệnh tiểu đường bị tăng huyết áp, một chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường, kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh bao gồm nhiều rau xanh (súp lơ xanh, khổ qua, măng tây, đậu bắp, rau cải, rau cải xoắn, cải bó xôi…), trái cây ít đường (kiwi, dâu tây, bưởi, táo xanh…), ngũ cốc nguyên hạt, cá béo… Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường ngọt, thức ăn đóng hộp, nước ngọt đóng chai… Điều này sẽ giúp người bệnh kiểm soát được trọng lượng cơ thể cũng như hàm lượng đường trong máu.

Lưu ý: Đối với người tiểu đường bị tăng huyết áp nên ăn nhạt hơn so với một người bình thường (không quá 1 muỗng cà phê muối mỗi ngày), thức ăn nên chế biến như luộc, hấp, tránh thức ăn xào, rán, chiên…Các chuyên gia khuyên người bệnh tiểu đường tránh xa rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích… vì đây là nguyên nhân gây cao huyết áp. Tốt hơn hết là bạn nên đoạn tuyệt với rượu và các chất kích thích.

Thường xuyên tập thể dục

Đây được xem là giải pháp hàng đầu trong điều trị bệnh tiểu đường khi bị cao huyết áp. Bởi tập luyện thể dục có ảnh hưởng tích cực đến quá trình chuyển hóa glucose trong máu cũng như khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể. Bạn nên lựa chọn một môn thể dục mà mình yêu thích như: đi bộ, khiêu vũ, đạp xe, yoga, thiền… Duy trì tập luyện thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày, 4-5 lần mỗi tuần. Điều này sẽ giúp bạn giảm chứng béo phì, ngăn chặn các bệnh về tim mạch, chứng tăng mỡ trong máu và cao huyết áp.

Giữ tinh thần thoải mái và lạc quan

Căng thẳng, mệt mỏi hay lo âu trong công việc và cuộc sống hàng ngày có thể làm lượng đường trong tăng cao không kiểm soát được. Phần lớn người bệnh chỉ quan đến sức khỏe thể chất mà quên rằng sức khỏe tinh thần mới chính là bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu nhất mà người bệnh tiểu đường nào cũng cần. Kiểm soát tốt stress còn giúp ổn định huyết áp ở người bệnh, giải tỏa căng thẳng để có giấc ngủ ngon, cải thiện khả năng miễn dịch hay trẻ hóa não bộ,điều hòa hoạt động của hệ nội tiết, trong đó có tuyến tụy – là tuyến nội tiết quan trọng trong việc ổn định đường huyết.

Sử dụng thuốc đúng cách

Song song với chế dinh dưỡng lành mạnh, tập luyện đúng cách và giữ tinh thần lạc quan thì người bệnh tiểu đường cần phải tuân thủ sử dụng thuốc đúng cách theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Điều trị bằng thuốc là một phần quan trọng trong pháp đồ điều trị bệnh tiểu đường. Thuốc bác sĩ kê đơn có thể giúp bệnh nhân cân bằng được lượng đường huyết, huyết áp và lượng cholesterol; cũng như giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, tránh các cơn đau tim hay đột quỵ. Kèm theo đó, thuốc có thể giúp bệnh nhân điều trị chứng đau thắt ngực – một triệu chứng của đau tim.

Ngoài sử dụng thuốc Tây y, nhiều bệnh nhân tiểu đường đã tìm đến cách hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bằng các thảo dược trong Đông y với những thành phần tự nhiên vô cùng thân thiện và đã nhận được những kết quả bất ngờ. Theo Lương y Dương Phú Cường (Phó chủ tịch thường trực Hội Đông Y Gò Vấp) cho biết, người bệnh tiểu đường  bị cao huyết áp nên kết hợp dùng sản phẩm chiết xuất từ thảo dược như: Khổ qua, Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành… để giúp tuyến tụy phục hồi sản sinh insulin, điều khiển lượng đường trong máu hoạt động bình thường trở lại, giúp hạ và ổn định đường huyết, từ đó phòng tránh được các bệnh liên quan đến cao huyết áp, tim mạch… và các biến chứng nguy hiểm khác.

Qua bài viết trên, đã giúp bạn đọc hiểu được mối liên hệ giữa cao huyết áp và bệnh tiểu đường, đặc biệt là những lưu ý quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường và phòng ngừa. Như vậy, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sống vui – sống khỏe, không còn lo những biến chứng cao huyết áp nếu biết cân bằng chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày.