Kiểm soát cao huyết áp đối với người bệnh tiểu đường – Hết sức quan trọng!

Cao huyết áp là biến chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường, nó làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh võng mạc.

Với những người mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) đồng nghĩa với việc phải “sống chung” với căn bệnh này suốt đời. Một trong những biến chứng rất nguy hiểm của bệnh tiểu đường chính là bệnh cao huyết áp. Các chuyên gia cho biết, sự tăng cao của huyết áp là một trong những nguyên nhân gây đột tử ở người mắc bệnh tiểu đường. Chính vì lí do trên, người tiểu đường cần hiểu rõ tình trạng bệnh tật của mình và có lối sống lành mạnh để phòng ngừa được các tai biến xảy ra.

Tại sao bệnh tiểu đường lại có thể gây cao huyết áp?

Bệnh cao huyết áp và tiểu đường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Theo thống kê, bệnh tiểu đường làm tăng huyết áp gấp 3 lần so với người bình thường. Trong đó, nguy hiểm nhất là bệnh tiểu đường tuýp 2, nhóm đối tượng rất dễ bị cao huyết áp. Cao huyết áp ở người bệnh tiểu đường rất thường gặp và là yếu tố làm tăng mức độ nặng của bệnh tiểu đường.

Để giải thích nguyên nhân này, cần phải phân tích rõ hơn lượng đường (glucose) trong máu của người tiểu đường. Ở người bệnh tiểu đường luôn có lượng đường trong máu cao hơn so với người bình thường, lượng đường này kết hợp với tế bào xấu trong máu khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ hình thành lên các mảng xơ vữa động mạch, làm “tắc nghẽn” lưu thông máu, oxy lên nuôi cơ thể. Điều này, khiến huyến áp luôn cao hơn mức bình thường, đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nhồi máu não , tác mạch mãu não, đột quỵ, tai biến…

Đặc biệt, ở những bệnh nhân tiểu đường bị huyết áp cao, nguy cơ xảy ra các biến chứng mạch máu lớn, các bệnh tim mạch, bệnh về thận, về mắt càng có khả năng tăng cao gấp 5 lần so với các bệnh nhân khác. Do đó, có thể khẳng định bệnh tiểu đường gián tiếp gây ra chứng tai biến mạch máu não thông qua các căn bệnh máu nhiễm mỡ, cao huyết áp và hiện tượng xơ vữa động mạch.

Bệnh tiểu đường mà bị cao huyết áp phải làm sao?

Nếu không may bạn mắc phải căn bệnh tiểu đường, bạn phải thường xuyên theo dõi đồng thời các chỉ số đường huyết, chỉ số cao huyết áp, chỉ số mỡ máu (triglycerid, cholesterol) nhằm loại trừ được các yếu tố gây tăng huyết áp dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh tiểu đường bị cao huyết áp nên có chế độ ăn và thói quen như nào?

  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh bao gồm nhiều rau xanh và trái cây ít đường, ngũ cốc nguyên hạt, cá… Hạn chế ăn các chất béo và chất béo bão hòa, những thực phẩm chứa nhiều cholesterol. Điều này sẽ giúp người bệnh kiểm soát được trọng lượng cơ thể cũng như hàm lượng đường trong máu.

Lưu ý rất quan trọng đó là bệnh nhân mắc tiểu đường bị cao huyết áp nên ăn nhạt (không quá 1 muỗng cà phê muối mỗi ngày), thức ăn nên chế biến như luộc, hấp, tránh thức ăn xào, rán, chiên…Các chuyên gia khuyên người bệnh tiểu đường tránh xa rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích… vì đây là nguyên nhân gây cao huyết áp. Tốt hơn hết là bạn nên đoạn tuyệt với rượu và các chất kích thích.

  • Tăng cường vận động

Thường xuyên vận động cơ thể là lựa chọn hàng đầu cho người bệnh tiểu đường bị cao huyết áp. Bởi nó có ảnh hưởng tích cực đến quá trình chuyển hóa glucose trong máu cũng như khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể. Bạn nên tập luyện các bài tập có cường độ trung bình như đi bộ, đạp xe, yoga, thiền… ít nhất 30 phút mỗi ngày, 4-5 lần mỗi tuần. Ngoài ra, luyện tập thể dục đều đặn có thể giúp người bệnh giảm chứng béo phì, ngăn chặn các bệnh về tim mạch, chứng tăng mỡ trong máu và cao huyết áp.

  • Sử dụng thuốc đúng cách

Bên cạnh thực hiện lối sống lành mạnh, người bệnh tiểu đường bị huyết áp cao cũng cần phải tuân thủ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài sử dụng thuốc Tây y, nhiều bệnh nhân tiểu đường đã tìm đến cách hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bằng các thảo dược trong Đông y với những thành phần tự nhiên vô cùng thân thiện và đã nhận được những kết quả bất ngờ.

Lương y Dương Phú Cường (Phó chủ tịch thường trực Hội Đông Y Gò Vấp) cho biết, người bệnh tiểu đường  bị cao huyết áp nên kết hợp dùng sản phẩm chiết xuất từ thảo dược như: Khổ qua, Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành… để giúp tuyến tụy phục hồi sản sinh insulin, điều khiển lượng đường trong máu hoạt động bình thường trở lại, giúp hạ và ổn định đường huyết, từ đó phòng tránh được các bệnh liên quan đến cao huyết áp, tim mạch… và các biến chứng nguy hiểm khác.

Vậy là bạn đã hiểu được mối liên hệ giữa cao huyết áp và tiểu đường rồi đúng không? Như vậy, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sống vui – sống khỏe, không còn lo những biến chứng cao huyết áp nếu biết cân bằng chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày.

Nguồn bài viết: http://suckhoedoisong.vn/kiem-soat-cao-huyet-ap-cho-nguoi-benh-tieu-duong-het-suc-quan-trong-n143232.html