Insulin là gì? Chức năng của tuyến tụy đối với bệnh tiểu đường

Những ai mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) chắc hẳn đã quá quen thuộc với cụm từ “ Insulin”. Vậy Insulin là gì? Tại sao nói tuyến tụy có vai trò đặc biệt quan trọng trong cách chữa bệnh tiểu đường?

Insulin là gì?

Insulin (công thức hóa học: C257H383N65O77S6) là một loại hormone do các tế bào beta của tuyến tụy tiết ra khi chúng ta hấp thụ các loại carbonhydrat (tinh bột), protein (chất đạm), lipit (chất béo) hay cả ba khi tuyến tụy hoạt động tốt và khỏe mạnh.

insulin là gì
Ngoài ra, Insulin còn chuyển hóa mô mỡ và gan thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể

Giải thích rõ hơn điều này, các chuyên gia khoa nội tiết cho biết: “Sau mỗi bữa ăn hàng ngày, cơ thể chúng ta dung nạp và chuyển hóa thức ăn thành đường (glucose) – nguồn năng lượng chính cho mọi hoạt động trong ngày. Tuy nhiên, các tế bào không thể tự động hấp thu lượng glucose này. Lúc này, tế bào beta của tuyến tụy (pancreas) sẽ sản sinh ra insulin, một hormone đặc biệt giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng để tế bào sử dụng”. Chính bởi chức năng như trên, nhiều chuyên gia còn ví insulin như chiếc chìa khóa vàng, mở cánh cổng và đưa glucose vào bên trong tế bào để cung cấp năng lượng cho cả cơ thể.

Vai trò của Insulin đối với bệnh tiểu đường

Sau khi đã biết Insulin là gì? Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu vai trò của Insulin đối với bệnh tiểu đường như thế nào?

insulin là gì
Các nghiên cứu khoa học mới nhất đã chỉ ra Insulin có mối quan hệ mật thiết với căn bệnh tiểu đường
  • Ở người tiểu đường tuýp 1, tuyến tụy mất khả năng sản sinh (hoặc sản sinh không đủ) insulin, khiến cơ thể bị thiếu hụt hormone này. Vì không có sự trợ giúp của insulin, tế bào cũng ngừng hấp thụ glucose và lượng glucose trong máu cứ thế tăng lên không ngừng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường.

Xem thêm:

Tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

  • Ở người tiểu đường tuýp 2 thì lại khác, cơ thể họ vẫn sản sinh insulin như thường. Tuy nhiên, cơ thể người bệnh mất khả năng sử dụng insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng cho tế bào (gọi là kháng insulin). Để ứng phó, tuyến tụy lại càng phải sản sinh ra nhiều insulin hơn nhưng vẫn không thể điều hòa lượng glucose trong máu. Về lâu về dài, sự mất cân bằng này sẽ gây hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Xem thêm:

Tiểu đường tuýp 2: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Như vậy có thể thấy rằng khắc phục sự thiếu hụt insulin và giảm đề kháng insulin là mấu chốt cực kỳ quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. Nhằm cải thiện sức khỏe người bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân tiêm bổ sung các dạng insulin khác nhau và đưa mức glucose trong máu về ngưỡng an toàn. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý tiêm insulin khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ điều trị trực tiếp.

Vậy tuyến tụy là gì? Mối quan hệ giữa tuyến tụy, insulin và bệnh tiểu đường như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong phần dưới đây:

Tuyến tụy là gì?

Tuyến tụy (hay còn gọi là tụy) là một cơ quan nằm phía sau dạ dày và phía trước cột sống, một phần của hệ tiêu hóa và hệ thống nội tiết. Nó dài khoảng 15,24 cm, hình chữ nhật, bằng phẳng, đôi khi được mô tả là như chữ J. Tuyến tụy sản xuất dịch tiêu hóa và các hormon để điều tiết lượng đường trong máu. Các tế bào tuyến tụy ngoại tiết sản xuất dịch tiêu hóa, trong khi các tế bào tuyến tụy nội tiết sản xuất kích thích tố. Nó có chức năng vừa là tuyến nội tiết và ngoại tiết. Hai bệnh chủ yếu liên quan đến tuyến tụy là viêm tụy và ung thư tuyến tụy, đồng thời liên quan đến bệnh tiểu đường.

tuyến tụy là gì
Tuyến tụy sản xuất ra insulin và glucagon để điều tiết lượng đường trong máu và giúp cơ thể chuyển hóa glucose thành năng lượng hoạt động

Chức năng của tuyến tụy đối với bệnh tiểu đường

Chức năng của tuyến tụy là sản xuất dịch tiêu hóa có khả năng tiêu hóa gần như tất cả các thành phần thức ăn. Gồm hai chức năng chính là chức năng nội tiết và chức năng ngoại tiết.

Trong đó, chức năng nội tiết của tuyến tụy đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. Bởi vì, chức năng này là sản xuất các kích thích tố insulin và glucagon. Đây là hai hormone giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu. Glucose đóng vai trò cung cấp nhiên liệu cho cơ thể. Insulin sẽ giúp kiểm soát nguồn nhiên liệu đó ở mức phù hợp để đảm bảo các chức năng hoạt động của cơ thể.

Insulin giúp cơ thể hấp thụ glucose và làm giảm lượng đường trong máu, đồng thời cho phép các tế bào của cơ thể sử dụng glucose như năng lượng. Sau khi ăn chất đạm (protein) và đặc biệt là chất đường bột (carbohydrate) thì lượng đường trong máu sẽ tăng. Sự tăng lượng đường huyết sẽ phát tín hiệu đến tuyến tụy để sản xuất insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Vì vậy, nếu tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ phát triển nhanh chóng.

chức năng tuyến tụy đối với bệnh tiểu đường

Tượng tự như  insulin, glucagon là một loại protein được sản xuất trong tuyến tụy. Nó là một đối trọng của insulin, làm tăng lượng đường trong máu. Sau khi ăn khoảng 4-6 giờ, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống và kích hoạt sự sản xuất glucagon. Khi đó, tuyết tụy sẽ tiết glucagon, cơ thể sẽ ức chế sản xuất insulin.

Với chức năng quan trọng của tuyến tụy như đã nêu trên có thể hiểu rằng: sự kết hợp giữa insulin và glucagon  giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định (khoảng 0.12%). Từ đó, có thể ngăn chặn các bệnh nguy hiểm như bệnh tiểu đường và hạ đường huyết.

Phục hồi tuyến tụy – cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

Qua thông tin đã tìm hiểu chúng ta thấy rằng, nếu tuyến tụy bị suy yếu hoặc không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết cho cơ thể sẽ là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường và các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả mấu chốt quan trọng nhất đó là phục hồi chức năng và tăng cường hoạt động cho tuyến tụy, việc này sẽ giúp bình ổn đường huyết và kìm hãm được các biến chứng cực kỳ nguy hiểm có thể xảy ra.

cách chữa bệnh tiểu đường
Phục hồi tuyến tụy là mấu chốt để đường huyết được ổn định lâu dài, đẩy lùi biến chứng

Lúc này, cách chữa bệnh tiểu đường bằng thảo dược Đông y được xem là giải pháp ưu việt cho người bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu đã làm sáng tỏ lợi ích tiềm tàng khi dùng thảo dược trong điều trị bệnh tiểu đường và phục hồi tuyến tụy nhằm kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng. Trong đó, điển hình các loại thảo dược như: Khổ Qua Rừng, Sa Sâm, Bố Chính Sâm, Sâm Đại Hành, Nam Dương Sâm… có khả năng giúp phục hồi tuyến tụy sản sinh insulin một cách tự nhiên, điều khiển lượng đường trong máu hoạt động bình thường trở lại. Từ đó, không chỉ giúp hạ đường huyết mà còn giúp ổn định đường huyết lâu dài, giảm chỉ số HbA1c, ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra.

Lời khuyên của các chuyên gia, bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng kết hợp các loại thảo dược này với thuốc điều trị khác để giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm các tác dụng phụ của thuốc. Vui mừng hơn, trong cách chữa bệnh tiểu đường bằng thuốc Đông y người bệnh có thể ngưng sử sụng Tây y trong thời gian dài mà vẫn duy trì được đường huyết ở mức ổn định, khôi phục hoạt động lục phủ ngũ tạng, giúp cơ thể khỏe mạnh, an thần, ngủ ngon giấc…

Với những thông tin hữu ích trên đây về Insulin là gì? Đặc điểm cũng như những chức năng của tuyến tụy sẽ giúp bạn có những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho mình cũng như người thân. Có thể thấy, chức năng của tuyến tụy là rất quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để chống lại sự mất cân bằng hormone và đảm bảo hoạt động bình thường của cơ thể.