HbA1c là gì? Tại sao cần làm xét nghiệm HbA1c?

Khi nói đến bệnh tiểu đường hầu hết mọi người chỉ quan tâm đến chỉ số đường huyết, phòng ngừa và làm chậm quá trình xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia chỉ số HbA1c mới được coi là chỉ số “vàng” đánh giá mức độ ổn định đường huyết của người bệnh trong suốt khoảng thời gian từ 2 – 3 tháng. Không chỉ vậy, đối với những người đã mắc bệnh, xét nghiệm HbA1c còn cho phép đánh giá hiệu quả điều trị và nhận định sơ bộ nguy cơ tiến triển biến chứng do tiểu đường. Vậy chỉ số HbA1c là gì?

Chỉ số HbA1c là gì?

Chỉ số HbA1c là chỉ số xét nghiệm đường huyết quan trọng để đánh giá bạn có kiểm soát tốt đường huyết trong 2-3 tháng trước hay không. Cụ thể hơn là giúp bạn xác định được mức độ giao động đường huyết (glucose) trong máu trong 1 khoảng thời gian là bao nhiêu. Tế bào hồng cầu có tuổi thọ từ 2-3 tháng, do đó chỉ số HbA1c sẽ phản ánh sự gắn kết giữa glucose và tế bào hồng cầu trong khoảng thời gian này. Chỉ số này quá cao hoặc quá thấp đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Chỉ số an toàn ở khoảng 4 – 6%mmol/l.

HbA1c là gì

Tại sao chỉ số HbA1c là chỉ số quan trọng trong kiểm soát đường huyết?

Theo các chuyên gia khoa nội tiết, có rất nhiều người bệnh kiểm soát chỉ số đường huyết tốt và gần về ngưỡng an toàn nhưng thực tế họ vẫn mắc phải các biến chứng không mong muốn đến thận, mắt, tim mạch, bàn chân… Tình trạng này xảy ra là do người bệnh chưa hiểu rõ về nguyên lý kiểm soát bệnh cũng như các biến chứng của bệnh tiểu đường.

HbA1c

Cụ thể, song song với việc kiểm soát đường huyết là yếu tố cần, thì cần phải kiểm soát chỉ số HbA1c – mới là yếu tố đủ. Hay nói cách khác, việc kiểm soát đường huyết là cần thiết nhưng chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu trong điều trị. Bởi vì, biến chứng của bệnh tiểu đường là kết quả của cả một quá trình diễn biến kéo dài, còn đường huyết đo hàng ngày chỉ phản ánh nồng độ đường trong máu tại thời điểm đo mà thôi. Trong khi đó, chỉ số HbA1c phản ánh tình trạng đường huyết trong suốt 3 tháng gần nhất, và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thay đổi bất thường và có thể xét nghiệm ở bất kỳ thời điểm nào. Khi chỉ số HbA1c ở ngưỡng an toàn thì các nguy cơ về biến chứng tiểu đường cũng vì thế sẽ giảm.

Mặc dù chỉ số HbA1c không dự đoán biến chứng bệnh tiểu đường, nhưng kiểm soát tốt sẽ làm hỗ trợ giảm biến chứng bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu quy mô lớn cho thấy, người bệnh tiểu đường nếu giảm chỉ số HbA1c <7,2% thì:

  • Giảm thiểu nguy cơ biến chứng mù lòa tới 72%.
  • Suy thận giai đoạn cuối giảm 87%.
  • Hoại tử, cắt cụt chi giảm 67%.

Theo kết quả các nghiên cứu cũng cho thấy, cứ giảm được 1% chỉ số đường huyết HbA1c thì sẽ giảm được tới 20 đến 30% nguy cơ biến chứng vi mạch, giảm 43% nguy cơ hoại tử, cắt cụt chi, 16% nguy cơ suy tim. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên kiểm soát chỉ số này <6,5%. Tuy nhiên, chỉ số HbA1c không phải là chỉ số theo dõi đường máu hàng ngày. Mà lượng đường trong máu dao động liên tục nên cần tự kiểm tra đường huyết thường xuyên để xem bạn có kiểm soát tốt đường huyết hay không, từ đó hiệu chỉnh thuốc hoặc thay đổi lối sống sinh hoạt cho phù hợp.

Xem thêm: Chỉ số đường huyết và những điều người đái tháo đường bắt buộc phải biết

Xét nghiệm HbA1c là gì?

Xét nghiệm HbA1c là gì? Xét nghiệm HbA1c (Glycohemoglobin, A1c), là xét nghiệm máu kiểm tra lượng đường (glucose) gắn với hemoglobin trong các tế bào hồng cầu. Khi hemoglobin và glucose liên kết với nhau, một lớp đường sẽ bao bọc xung quanh hemoglobin. Lớp bao bọc này dày hơn khi lượng đường trong máu tăng thêm. Xét nghiệm HbA1c đo lường mức độ dày của lớp vỏ này. Những người có bệnh tiểu đường hoặc các bệnh khác làm tăng lượng đường trong máu có lượng đường gắn với hemoglobin nhiều hơn bình thường.

Xét nghiệm HbA1c

Việc xét nghiệm HbA1c có thể giúp bạn chẩn đoán được bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Các xét nghiệm định lượng A1c kiểm tra lượng đường trong máu trong thời gian dài ở những người bị bệnh tiểu đường. Hầu hết các bác sĩ cho rằng kiểm tra A1c là cách tốt nhất để xem xét một người đang kiểm soát bệnh tiểu đường của mình như thế nào. Xét nghiệm HbA1c cũng có thể giúp bác sĩ tiên đoán và phát hiện sớm các biến chứng do bệnh tiểu đường, chẳng hạn như suy thận, bệnh về mắt, và chân hay tê chân…

Xét nghiệm HbA1c có cần nhịn ăn không? Các kết quả xét nghiệm HbA1c không phụ thuộc vào sự thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục, hoặc các loại thuốc đã sử dụng trong thời gian gần đó.

Chỉ số HbA1c trong chẩn đoán

Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) những người có mức chỉ số HbA1c:

  • Từ 5,0 – 5,5 % là bình thường.
  • Từ 5,7 – 6,4% được xem là có nguy cơ rất cao tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 trong vòng 5 năm (hay còn gọi là giai đoạn tiền tiểu đường).
  • ≥ 6,5 % được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.

Khi nào bạn cần xét nghiệm HbA1c?

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh tiểu đường hiện tại của bạn, hoặc loại tiểu đường bạn đang mắc phải mà quyết định khả năng kiểm soát tiểu đường. Theo lời khuyến nghị của bác sĩ, xét nghiệm HbA1c nên được thực hiện 2-4 lần mỗi năm. Khi lần đầu tiên được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, nếu bạn không kiểm soát tốt lượng đường trong máu, bác sĩ có thể yêu cầu phải tiến hành xét nghiệm thường xuyên hơn.

Xét nghiệm HbA1c có cần nhịn ăn

Ngoài ra, để chuẩn đoán và sàng lọc bệnh tiểu đường, xét nghiệm HbA1c có thể được thực hiện trong các lần khám sức khỏe định kỳ hoặc khi bạn bị nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường vì có các dấu hiệu hoặc triệu chứng tăng nồng độ glucose trong máu (tăng đường huyết) như: Khát nước, tăng đi tiểu, mệt mỏi, mờ mắt, nhiễm trùng lâu lành…

Làm sao để giảm chỉ số HbA1c ?

Để đưa được chỉ số HbA1c về mức an toàn không phải là một việc làm dễ dàng đối với người bệnh tiểu đường. Nhiều bệnh nhân nghĩ chỉ dùng thuốc có thể chữa khỏi bệnh tiểu đường, nhưng đây chỉ là một phần nhỏ trong việc tầm soát bệnh. Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn, và tuân thủ một lối sống lành mạnh như: thực phẩm, lượng calorie, thời gian ăn, thói quen, chế độ luyện tập thể dục, tình trạng căng thẳng, chất lượng giấc ngủ, bệnh tật, thời tiết…. Dưới đây là một số lời khuyên giúp người bệnh tiểu đường có thể giảm được chỉ số HbA1c về mức an toàn.

Có chế độ ăn uống lành mạnh

giảm HbA1c

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột như bánh ngọt, kẹo, nước ngọt, cơm trắng, phở mì, chất béo bão hòav… Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt, cá béo, ngũ cốc nguyên hạt…

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng khoa học dành cho người tiểu đường.

Tăng cường hoạt động thể chất

Luyện tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng chuyển hóa glucose vào các tế bào. Tăng tiêu thụ đường để tạo năng lượng làm giảm chỉ số đường huyết và HbA1C. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp cho thể chất và tinh thần bạn tốt hơn và không bị căng thẳng. Bạn nên tập thể dục hàng ngày và mỗi lần tập từ 45-60 phút.

Xem thêm: Phương pháp vận động hợp lý giảm biến chứng tiểu đường.

Giữ tinh thần thoải mái

Căng thẳng, trầm cảm, tức giận, lo lắng và hoảng sợ có thể dao động lượng đường máu và HbA1c của bạn. Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ có thể giúp người bệnh tiểu đường đạt được mức HbA1c an toàn và cải thiện sức khoẻ tốt hơn. Hoocmôn gây căng thẳng khiến loại hormone khác từ tuyến tụy khó cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể. Hãy giữ cho mình thoải mái, yêu đời bằng âm nhạc, khiêu vũ, thể dục nhịp điệu, yoga hoặc thiền định ….

cách giảm HbA1c

Không bỏ bữa ăn sáng

Đây là một thói quen xấu rất nhiều người hay mắc phải. Một bữa ăn lành mạnh không chỉ giúp cho bạn có đủ năng lượng hoạt động cho cả ngày, mà còn giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn. Trong bữa ăn sáng bạn nên bổ sung nhiều chất xơ trong rau quả, ít đường, carbohydrat, ít muối và tránh các thức ăn giàu năng lượng, nhiều mỡ. Bổ sung thêm protein trong cá, sữa…

Giữ cân nặng hợp lý

Thừa cân, béo phì là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngăn chặn hormone chuyển hóa glucose thành năng lượng cho các tế bào, dẫn đến dư thừa glucose trong máu. Nhiều nghiên cứu khoa học đã xác nhận việc giảm cân giúp tăng tác dụng thuốc và hiệu quả điều trị bệnh, giúp cho người bệnh giảm được liều lượng thuốc điều trị, giảm đường huyết, giảm A1C và giảm nguy cơ biến chứng. Ngoài ra, còn hạ  cả cholesterol và huyết áp. Thậm chí chỉ cần giảm từ 5 đến 10% cân nặng người tiểu đường sẽ có sức khỏe tốt hơn.

Kết hợp giữa Đông y và Tây y nhằm làm tăng hiệu quả

Hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong điều trị bệnh tiểu đường, trong đó xu hướng kết hợp giữa Đông y và Tây y nhằm làm tăng hiệu quả, giảm chi phí điều trị đang ngày được chú trọng.

Thuốc Tây có tác dụng nhanh nhưng dùng lâu dài có thể phải tăng liều và bị ảnh hưởng các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc. Ngược lại, Đông y an toàn, lành tính nhưng chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế hoàn toàn thuốc Tây y. Do đó, phương pháp được khuyến khích hiện nay là Đông – Tây y kết hợp để phát huy ưu điểm của cả hai phương pháp. Theo Đông y, các loại dược liệu quý như: Sa Sâm, Bố Chính Sâm, Sâm Đại Dành, Nam Dương Sâm, Khổ Qua Rừng… có công dụng trong việc hỗ trợ phục hồi chức năng tuyến tụy làm điều tiết lượng đường trong máu hoạt động trở lại bình thường. Chúng cũng có thể hỗ trợ giúp hạ, ổn định đường huyết, hỗ trợ ngăn ngừa được các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Với tất cả những thông tin được chia sẻ trên đây, hi vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc xét nghiệm HbA1c trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.