Biểu hiện bệnh tiểu đường

Khi có những biểu hiện bệnh tiểu đường sau đây, hãy cẩn thận kiểm tra chỉ số đường huyết càng sớm càng tốt. đặc biệt là bệnh tiểu đường tuýp 2 bạn không nên bỏ qua, cùng tìm hiểu sau đây:

Phát hiện sớm các biểu hiện bệnh tiểu đường là yếu tố quyết định để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Nếu bạn đang gặp bất kỳ các biểu hiện nào dưới đây, hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Sụt cân bất thường – biểu hiện tiểu đường phổ biến

Bạn có biết, cơ thể của chúng ta giống như một cỗ máy vậy – cũng cần năng lượng để cung cấp cho mọi hoạt động. Và đường (glucose) là một nguồn năng lượng chính của cơ thể chúng ta, đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh và tổ chức não bộ.

Nếu cơ thể bạn sụt cân bất thường từ 2-3kg mà không rõ nguyên nhân thì đấy chính là sự giảm cân không lành mạnh. Bệnh tiểu đường khiến cho cơ thể không thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, cơ thể buộc phải lấy năng lượng từ các cơ bắp và mỡ để duy trì mọi hoạt động. Bên cạnh đó, khi bị thiếu hụt insulin sẽ dẫn đến tình trạng giảm tổng hợp protein và mỡ trong cơ thể, làm tăng quá trình tiêu hao protein, đây là nguyên nhân dẫn đến sụt cân ở người bệnh tiểu đường.

Thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều lần

Trong cơn khát, bạn uống khá nhiều nước nhưng cảm giác khát nước vẫn còn? Tại sao lại như thế? Nếu bắt đầu mắc phải bệnh tiểu đường, bạn sẽ có cảm giác khát nước nhiều hơn so với người bình thường. Bởi vì, khi lượng đường (glucose) trong máu của bạn tăng cao, cơ thể sẽ tự động tách lượng nước có trong các tế bào rồi đưa trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư thừa. Lúc này, các tế bào thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước liên tục. Đây cũng là một trong những biểu hiện bệnh tiểu đường tuýp2 thường thấy nhất.

Nếu bạn nhận thấy tần suất đi tiểu của mình nhiều hơn trước, lượng nước tiểu cũng nhiều hơn không rõ nguyên nhân thì bạn cần tìm đến ngay bác sĩ, đặc biệt là đi tiểu nhiều lần trong đêm. Nguyên nhân là do cơ thể bạn muốn loại bỏ lượng đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn nên sẽ đi tiểu nhiều hơn. Hai triệu chứng này sẽ gắn liền song song với nhau nên bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để điều chỉnh lượng đường trong máu ở mức an toàn.

Đói và mệt mỏi

Một trong nhữngbiểu hiện bệnh tiểu đường bạn dễ dàng nhận thấy là thường xuyên đói và mệt mỏi. Khi cơ thể bạn không thể hấp thu lượng đường (glucose) cần thiết do đề kháng insulin, dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng, khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Vì vậy, nhu cầu nạp thức ăn để lấy thêm năng lượng của cơ thể sẽ tăng cao để bù lại phần năng lượng bị thiếu hụt, dẫn đến cảm giác đói và mệt mỏi thường xuyên.

Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm

Nhiễm trùng và nhiễm nấm là biểu hiện bệnh tiểu đườngtuýp2 rất phổ biến. Lượng đường trong máu cao là môi trường lý tưởng để vi khuẩn, virus và nấm phát triển.Lượng đường (glucose) trong máu tăng cao làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, kết hợp với đường là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Ở phụ nữ, tình trạng nhiễm nấm âm đạo Candida, nhiễm nấm ở da, nhiễm trùng đường tiết niệu là những dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân đái đường.

5.Thị lực yếu đi

Suy giảm thị lực có thể là một trong những biểu hiện bệnh tiểu đường trong giai đoạn đầu. Khi lượng đường (glucose) trong máu cao dẫn đến sự thay đổi các chất lỏng trong cơ thể, trong đó có cả thị giác của bạn.”Chất lỏng hòa cùng đường, vì vậy nó đi vào thủy tinh thể của mắt từ đó khiến thị giác của bạn mờ đi”, bác sĩ Kellis cho biết.

Hơn nữa, bệnh tiểu đường còn làm tăng nguy cơ tổn thương võng mạc – mô thần kinh nằm ở đáy mắt quyết định chính đến thị lực của người bệnh. Điều này có thể gây ra mất thị lực, thậm chí là mù lòa. Vì vậy, bạn đến bệnh viện để thăm khám sức khỏe định kỳ, kết hợp với chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập luyện hợp lý để phòng ngừa đái tháo đường ngay từ hôm nay.

Ngứa ran hoặc tê bì chân tay

Chân và tay bị tê bì, cảm giác như kiến ​​bò ở ngón tay, bàn chân, ngón chân là biểu hiện thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường. Đó là do lượng đường (glucose) trong máu cao khiến cho bộ phận thần kinh bị hư hại nặng nề, đặc biệt là các dây thần kinh ngoại biên như ở tay và chân. Khi tình trạng này (lượng đường trong máu cao)kéo dài trong một thời gian có thể làm các dây thần kinh bị tổn hại vĩnh viễn. Vì vậy, bạn phải kiểm soát lượng đường trong máu luôn ở mức an toàn nhất có thể.

Vết thương chậm lành – biểu hiện bệnh tiểu đường tuýp 2

Nhiễm trùng, chảy máu hoặc vết thương bầm tím lâu bị lành… đây là biểu hiện bệnh tiểu đườngtuýp2 dễ nhận thấy nhất. Nguyên nhân là do mạch máu ở người bệnh tiểu đường bị tổn thương nặng vì quá nhiều đường (glucose) lưu thông qua tĩnh mạch và động mạch, làm máu khó lưu thông đến các vùng khác của cơ thể (đặc biệt là vùng da bị thương) để chữa lành vết thương. “Các vêt bị cắt, xước khó phục hồi hơn, điều đó có nghĩa cơ thể dễ bị nhiễm bệnh hơn”, bác sĩ Goundan cho biết.

Làm gì khi phát hiện biểu hiện bệnh tiểu đường?

Nếu bạn nhận thấy mình hoặc bất kỳ ai trong gia đình có các biểu hiện được liệt kê ở trên, hãy tới bệnh viện gần nhất để được bác sĩ thăm khám và chuẩn đoán. Những biến chứng nguy hiểm  của bệnh tiểu đường được xem là “cơn ác mộng” của bấy kỳ người bệnh nào, nó có thể dẫn đến việc cặt cụt bàn chân hay thậm chí là tử vong chỉ trong thời gian ngắn.

Làm thế nào để kiểm soát đường huyết ở mức an toàn, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm? Các chuyên gia y tế cho biết, hãy thực hiện các nguyên tắc dưới:

  • Thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm căn bệnh thời đại này.
  • Cần phải kiểm soát lượng đường (glucose) trong máu và huyết áp ở mức an toàn là bước quan trọng nhất, tránh để đường máu cao tăng vọt.
  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, hải sản, trứng… tránh xa các loại thực phẩm đóng hộp, giàu giàu carbohydrate, chứa nhiều đường và chất béo, thuốc lá, rượu bia… Loại bỏ nguy cơ thừa cân béo phì.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao với các bài tập nhẹ nhàng như: yoga, thiền, đi bộ, bơi, chạy bộ, gym…
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.

Bên cạnh thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh hay tập luyện đúng cách, người bệnh tiểu đường cũng nên sử dụng kết hợp với thuốc hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đườngcó nguồn gốc từ thảo dượcthiên nhiên, để đạt được hiệu quả cao trong điều trị mà không gây ra các tác dụng phụ.

Trong đó, điển hình các loại thảo dược như: Khổ qua – có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng cường tiết insulin, cải thiện sự dung nạp glucose và hỗ trợ ổn định đường huyết. Đặc biệt, sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm… có công dụng tuyệt vời trong việc phục hồi sản sinh insulin, điều khiển lượng đường trong máu hoạt động trở lại bình thường, giải độc và phục hồi các chức năng gan, phòng ngừa hiệu quả các biến chứng bệnh tiểu đường, nhất là biến chứng trên thận.

Trên đây là những biểu hiện bệnh tiểu đường mà bạn cần đề phòng. Nếu có thời gian, hãy đi xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra sức khỏe theo định kỳ bạn nhé!

Sản phẩm Hạ Đường SIKAI – được chiết xuất 100% từ các thảo dược thiên nhiên như: Khổ Qua, Sa Sâm, Bố Chính Sâm, Sâm Đại Hành, Nam Dương Sâm,… giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường.

Sản phẩm được dùng cho các trường hợp người có thể trạng đường máu cao, người bị tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

0 Comments

    Leave a Reply

    XHTML: You can use these tags: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>