Bệnh tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 nặng hay nhẹ? Chắc hẳn là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và thắc mắc. Một số người bệnh cho rằng, tiểu đường tuýp 2 sẽ nặng hơn tiểu đường tuýp 1 và ngược lại. Vậy câu trả lời đúng nhất là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 nặng hay nhẹ?

Tuýp 1 hay tuýp 2 không phải là yếu tố để đánh giá mức độ nặng hay nhẹ của căn bệnh thời đại này, nhưng lại có rất nhiều người chưa phân biệt được điều này.Bản chất của 2 loại này hoàn toàn khác xa nhau.

Sự phân chia type 1 và type 2 là dựa trên cơ sở của nguyên nhân gây bệnh (việc sản xuất và sử dụng insulin của cơ thể – hormon vận chuyển đường từ máu vào tế bào), việc lựa chọn phương pháp điều trị. Một sự thật là cả bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều có mức độ nguy hiểm như nhau, nếu người bệnh không tích cực trong việc kiểm soát đường huyết. Vì vậy, bạn không nên nhầm lẫn hiểu rằng tiểu đường cấp 2 là cấp độ cao và nguy hiểm hơn tiểu đường tuýp 1.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2

Sau khi đã tìm hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường type 2 nặng hay nhẹ? Thì việc nhận biết các triệu chứng của bệnh tiểu đường là vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người. Khác với tiểu đường type 1, các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 phát triển một cách thầm nặng trong một thời gian dài và người bệnh thường không biết đến sự tồn tại của căn bệnh này. Sự thật, trong những người mới được chuẩn đoán thì có đến một nửa đã gặp phải những biến chứng thần kinh ngay tại thời điểm được chuẩn đoán.

Một số dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết bao gồm:

  • Khô miệng, khát nước liên tục, đi tiểu nhiều vào đêm.
  • Ăn nhiều nhưng vẫn có cảm giác đói.
  • Vết thương lâu lành, nhiễm trùng thường xuyên ở da. Phụ nữ có thể dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm âm đạo và bàng quang.
  • Đau, tê bì, châm chích hoặc ngứa ran ở chân tay.
  • Mắt nhìn mờ, khó tập trung.

Trên là những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường type 2, nếu bạn đang lo ngại về sức khỏe của bản thân thì hãy tới ngay chuyên khoa nội tiết để được thăm khám sớm.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 2

Các biến chứng nguy hiểm thường phát triển âm thầm trong một thời gian dài, ảnh hưởng trực tiếp bởi nồng độ đường huyết.Một khi đã mắc các biến chứng thì sức khoẻ và tinh thần của người bệnh sẽ bị sụt giảm một cách nhanh chóng. Dưới đây là một số biến chứng  nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời:

Biến chứng thần kinh

Tổn thương hệ thống thần kinh là biến chứng hầu như người bệnh tiểu đường type 2 nào cũng mắc phải. Nguyên nhân là bởi lượng đường trong máu quá cao sẽ dẫn đến làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Khi đó, các dây thần kinh không nhận được đủ các chất dinh dưỡng và oxy, từ đó dẫn đến các triệu chứng như: Châm chích như kiến bò, tê chân, nóng rát hay đau thường bắt đầu từ các ngón chân, ngón tay và lan dần lên.

Biến chứng tim và mạch máu

Theo thống kê của Chương trình phòng ngừa bệnh tiểu đường Quốc gia, trên 65% số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường là do bệnh tim mạch và đột quỵ. Khi lượng đường trong máu cao làm tăng sự lắng đọng mỡ ở thành mạch và làm chậm dòng chảy của máu, khiến các mạch máu bị hẹp không thể bơm đủ máu đến tim, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Biến chứng mắt

Người bệnh tiểu đường type 2 sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh võng mạc mắt cao hơn, do lượng đường huyết trong máu cao làm cho các mạch máu bị nhỏ lại, võng mạc bị tắc nghẽn, có thể bị vỡ gây tấy đỏ và sưng ứ gây ra tổn thương mắt. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này còn làm tăng nguy cơ một số bệnh về mắt khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và thậm chí dẫn đến mù lòa hoàn toàn.

Biến chứng chân

Tổn thương thần kinh ở chân và giảm tưới máu chân làm tăng nguy cơ các biến chứng trên bàn chân. Trong đó. Điển hình như: Vết thương không lành,cảm thấy tê và đau buốt bàn chân… Nếu tổn thương trầm trọng có thể phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân hay cả chân để cứu tính mạng bệnh nhân.

Biến chứng suy thận

Ở người bệnh tiểu đường type 2 thường có lượng đường trong máu cao, đó chính là nguyên nhân gây tổn thương các tế bào bào vi mạch thận, làm rối loạn chức năng lọc của thận và bài tiết nước tiểu, dẫn đến các vấn đề về thận. Nếu để tình trạng này kéo dài, bệnh nặng dần sẽ dẫn đến suy thận và hủy hoại chức năng của thận hay bệnh thận giai đoạn cuối không thể phục hồi được, khi đó cần phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận.

Làm thế nào để điều trị và ngăn ngừa các biến chứng của căn bệnh thời đại này, các chuyên gia y tế cho biết, hãy thực hiện các nguyên tắc dưới đây:

  • Cần phải kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp ở giới hạn cho phép là những bước quan trọng nhất.
  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ để giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng tiềm ẩn.
  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau và hoa quả tươi, ít thực phẩm giàu carbohydrate.
  • Tăng cường tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Việc vận động cơ thể giúp cho hoạt động của insulin nhịp nhàng, hỗ trợ cho quá trình vận chuyển glucose vào máu và biến thành năng lượng cho con người hoạt động.
  • Hạn chế đồ ngọt, không hút thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm căn bệnh nguy hiểm này.

Bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược cũng là cách để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường type 2 tốt nhất. Khổ qua – Có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng cường tiết insulin, cải thiện sự dung nạp glucose và hỗ trợ ổn định đường huyết. Hơn nữa, sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược như: Sa sâm, Bố chính sâm, Sâm đại hành, Nam dương sâm… có công dụng tuyệt vời trong việc phục hồi sản sinh insulin, điều khiển lượng đường trong máu hoạt động trở lại bình thường, giải độc và phục hồi các chức năng gan, phòng ngừa hiệu quả các biến chứng bệnh tiểu đường, nhất là biến chứng trên thận.

Bài viết trên, đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ?Chính bởi những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh tiểu đườngmà việc phòng tránh, phát hiện kịp thời và chữa trị là điều vô cùng cần thiết của bất kì ai. Đừng để bệnh tiểu đường có cơ hội cướp đi những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm:

0 Comments

    Leave a Reply

    XHTML: You can use these tags: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>