XÓA TAN NỖI LO: Người bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Người bị bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm? – Đây là câu hỏi của rất nhiều người quan tâm khi phát hiện mình bị tiểu đường. Bởi bệnh tiểu đường với những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Theo ước tính của các chuyên gia thì tuổi thọ trung bình của người bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ giảm đi khoảng 10 năm, còn người bị tiểu đường tuýp 1 thì có thể giảm đến 20 năm.

Tìm hiểu: Bệnh nhân tiểu đường (tuýp 1 và tuýp 2) sống được bao lâu?

Theo các nhà khoa học, những yếu tố khiến tuổi thọ của người bệnh tiểu đường giảm là do các biến chứng của bệnh gây nên.

  • Trong đó phải kể đến sự lên xuống thất thường của chỉ số glucose trong máu làm giảm thời gian sống của người bệnh.
  • Lượng cholesterol, mỡ máu và huyết áp tăng cao cũng là những nguyên nhân khiến việc lưu thông tuần hoàn máu dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: tai biến, đột quỵ, lở loét bàn chân, giảm thị lực, bệnh tim mạch….

Để tăng tuổi thọ của người bệnh tiểu đường cần ngăn chặn nguy cơ bệnh phát triển thành các biến chứng. Khi bị tiểu đường đều quan trọng là lựa chọn được phương pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa biến chứng cải thiện sức khỏe người bệnh mang đến sự thoải mái nhất khi đó việc bệnh tiểu đường sống được bao lâu không còn là mối quan tâm hàng đầu.

benh-tieu-duong-song-duoc-bao-nhieu-nam
Bệnh tiểu đường sống được bao lâu phụ thuộc vào việc điều trị, chế độ ăn uống, luyện tập hàng ngày

Yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bị tiểu đường tuýp 1

Khi biết mình bị bệnh tiểu đường tuýp 1, đa số người bệnh thắc mắc mình sẽ sống được bao lâu nữa. Theo Hiệp hội Tiểu đường quốc tế cho biết phụ nữ bị tiểu đường tuýp 1 có khả năng tử vong cao hơn gấp 13 lần so với người bình thường. Nam giới có khả năng chống lại bệnh nên khả năng đó giảm xuống còn 5 lần.

Đối với người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 (thường gặp ở trẻ vị thành niên), xảy ra khi tuyến tụy không có khả năng sản xuất hormone insulin – đây là hormone đóng vai trò kiểm soát đường huyết, khiến nồng độ đường trong máu tăng cao. Bệnh thường xảy ra ở người trẻ, trước 30 tuổi, thể trạng gầy. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gặp ở người cao tuổi hoặc người béo phì.

Biểu hiện người bị tiểu đường tuýp 1 là ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều và sụt cân nhiều. Do không có insulin, lượng glucose sẽ không đến được các mô, cơ thể buộc phải huy động nguồn năng lượng dự trữ (như chất béo) để cung cấp cho các hoạt động vì thế mà cơ thể gầy đi trông thấy.

  • Lượng đường trong máu tăng cao, khiến áp lực thẩm thấu trong máu tăng, các dịch được kéo từ các mô vào máu, làm cơ thể khát nước, buộc người bệnh phải uống nhiều và đi tiểu nhiều hơn.
  • Người bị tiểu đường tuýp 1 phải tiêm insulin thường xuyên để kiểm soát bệnh.
  • Bệnh ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt biến chứng cấp tính nguy hiểm nhất ở người bệnh tiểu đường chính là nhiễm toan ceton, hạ đường huyết nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
  • Tổn thương mắt (võng mạc), tổn thương thần kinh, tiêu hóa, chức năng tình dục, loét bàn chân, bệnh thận….

Yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bị tiểu đường tuýp 2

Có thể nói rằng chính những biến chứng của tiểu đường là thủ phạm gây tử vong đối với người bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Biến chứng của tiểu đường tuýp 2 bắt nguồn từ việc đường huyết tăng cao kéo dài khiến hệ thần kinh và hệ thống mạch máu bị tổn thương nghiêm trọng. Bệnh tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu phụ thuộc vào diễn biến của những biến chứng khiến người bị tiểu đường tuýp 2 gây ra như:

  • Biến chứng tim mạch: Đây được xem là biến chứng gây tử vong nhiều nhất ở người bệnh. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ ước tính số người bị tử vong do bệnh tim mạch cao gấp 2-4 lần so với những người bình thường và có khoảng 68% người bị bệnh tiểu đường trên 65 tuổi tử vong do bị nhồi máu cơ tim, 16% là do tai biến mạch máu não.
  • Biến chứng ở thận dẫn tới suy thận.
  • Biến chứng ở Mắt: mờ mắt, dẫn đến mù lòa.
  • Biến chứng cấp tính do lượng đường huyết tăng quá cao dẫn đến nhiễm toan ceton, tăng lực thẩm thấu.
  • Hạ đường huyết quá mức thường do dùng thuốc quá liều, vận động quá sức.

    benh-tieu-duong-song-duoc-bao-lau
    Bệnh tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu phụ thuộc vào diễn biến các biến chứng

* Xem thêm:

>>> Biến chứng thận và bệnh lý tim mạch của người tiểu đường tuýp 2 và cách phòng ngừa

>>> Cách phòng tránh biến chứng gây mờ mắt, dẫn đến mù lòa

>>> Biến chứng cấp tính – Mối nguy hại của bệnh nhân tiểu đường

Đối với bệnh tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường tuýp 2 nói riêng hiện nay vẫn chưa có cách nào trị dứt điểm hoàn toàn. Chính vì thế chỉ có cách sống lạc quan, khỏe mạnh, vui vẻ thì mới có thể kéo dài tuổi thọ của người bệnh.

Phương pháp được sống vui khỏe nhiều năm dành cho người bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm còn tùy thuộc vào diễn tiến của bệnh, nếu bệnh phát triển nhanh theo hướng xấu thì thời gian của người bệnh bị rút ngắn hơn. Vậy phương pháp nào giúp tăng tuổi thọ cho người bệnh tiểu đường?

Đối với bệnh tiểu đường thì điểm mấu chốt và cần thiết là cần kiểm soát tốt nhất lượng đường huyết ở mức cân bằng, ổn định. Chỉ số đường huyết cần đặc biệt lưu ý:

  • Lúc đói và trước khi ăn: từ 90 – 130 mg/dl
  • Sau bữa ăn khoảng 2 tiếng mức đường huyết cần duy trì ở mức: 140 – 180 mg/dl
  • Chỉ số đường huyết trước khi đi ngủ: 110 – 150 mg/dl

Người bị bệnh tiểu đường cần đặc biệt ghi nhớ 3 tiêu chí giúp lượng đường huyết luôn ở mức ổn định gồm: sử dụng thuốc + chế độ ăn uống + tập luyện mỗi ngày. Người bệnh cần thực hiện kiên trì, khoa học và đúng phương pháp.

Chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân tiểu đường được sống vui khỏe nhiều năm

Giúp đảm bảo sức khỏe cho người bệnh, hạn chế biến chứng và kéo dài tuổi thọ thì đầu tiên cần thay đổi chế độ ăn uống dành cho người bệnh:

  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong một ngày: nên chia từ 5-6 bữa/ ngày nhằm khống chế lượng đường huyết. Ngoài ra cần đảm bảo ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá nhiều trong một bữa ăn. Chế biến món ăn với dạng luộc, nấu là chính, không rang, chiên với mỡ.
  • Đảm bảo đủ dinh dưỡng để giữ cân nặng ở mức bình thường: tùy vào độ tuổi, giới tính, công việc, thể trạng mà người bị tiểu đường cần cung cấp năng lượng phù hợp.
    • Đối với cân nặng lý tưởng (BMI = 22): 30 calo/kg/ngày.
    • Với người lao động nhẹ cần 30 kcal/kg/ngày, lao động trung bình cần 35 kcal/kg/ngày, lao động nặng cần 40-45 kcal/kg/ngày.
    • Với bệnh nhân điều trị nội trú cần 25 kcal/kg/ngày.
    • Với bệnh nhân cần giảm cân, cần 20 kcal/kg/ngày.
  • Đảm bảo các chất dinh dưỡng sinh năng lượng theo một tỉ lệ cân đối:
    • Chất đạm (protid) chiếm 15-20% tổng năng lượng khẩu phần.
    • Chất béo (lipid) chiếm 25-30%.
    • Chất đường bột (glucid): 55-60%.
  • Chế độ giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa: nên ăn chế độ giàu chất xơ 30-40g/ngày
  • Bổ sung các loại vitamin bằng thực phẩm tự nhiên: Các thực phẩm tự nhiên giàu vitamin, đặc biệt vitamin nhóm B (B1, B2, PP) cũng cần có mặt trong khẩu phần ăn, vì các vitamin này giúp ngăn ngừa tạo thành thể cetonic.
  • Tránh xa các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia… bởi chúng có thể khiến lượng đường trong máu tăng nhanh một cách đột ngột không kiểm soát được.
tieu-duong-tuyp-2-song-duoc-bao-lau
Hạn chế và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường giúp bệnh nhân tiểu đường sống vui khỏe được nhiều năm hơn

* Xem thêm:

>>> Người bệnh tiểu đường NÊN ăn gì và KIÊNG ăn gì

>>> Các loại rau xanh thiên nhiên CỰC TỐT dành cho người bệnh tiểu đường

>>> Các loại trái cây người bệnh tiểu đường NÊN ĂN hoặc BẮT BUỘC TRÁNH XA

Chế độ luyện tập dành cho bệnh nhân tiểu đường được sống vui khỏe lâu dài

Các chuyên gia nghiên cứu chỉ ra việc hoạt động thể thao, luyện tập thể dục hàng ngày là một phương pháp điều trị đơn giản và không mất tiền nhưng có thể đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và hạn chế các biến chứng của tiểu đường.

bệnh tiểu đường tuýp 2 sống được bao nhiêu năm
Tập thể dục, vận động thường xuyên là phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả lại không mất phí

Vận động thường xuyên giúp cho cơ thể:

  • Giúp tiêu hao lượng đường trong máu, kiểm soát đường huyết tốt hơn trong thời gian dài.
  • Làm tăng tác dụng của insulin khi được điều trị.
  • Giúp xương ngày càng chắc khỏe.
  • Loại bỏ loại mỡ máu gây hại và tăng các loại mỡ có lợi, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
  • Giảm huyết áp và trọng lượng cơ thể. Cải thiện chức năng tim mạch, làm tăng khả năng co bóp vận chuyển máu của tim…

* Xem thêm:

>>> Cách tập thể dục và các môn thể thao PHÙ HỢP với người bệnh tiểu đường

Người bệnh kiên trì tập thể dục không những có sức khỏe mà còn đẩy lùi được nhiều bệnh tật, ổn định đường huyết. Hãy dành ra tối thiểu 30 phút mỗi ngày để tập luyện để luôn sống vui khỏe nhé.

Cách điều trị dành cho người bệnh tiểu đường được sống vui khỏe lâu dài

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường là khi tuyến tụy bị suy yếu hoặc không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết cho cơ thể. Khi chức năng nội tiết của tuyến tụy gặp vấn đề, trong khi tuyến tụy là nơi sản xuất các kích thích tố glucagon và insulin. Trong đó, insulin có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ tốt đường glucose trong máu, giúp giảm hàm lượng đường có trong máu, đồng thời cho phép các tế bào của cơ thể sử dụng glucose như năng lượng để cơ thể hoạt động.

Vì thế, để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả vấn đề mấu chốt nằm ở việc: làm thế nào để phục hồi và tăng cường hoạt động của tuyến tụy. Bởi khi tuyến tụy hoạt động tốt thì lượng đường huyết sẽ ổn định và kìm hãm tối đa các biến chứng do bệnh đường huyết tăng cao gây ra.

Điều trị bệnh tiểu đường bằng Đông y trở thành giải pháp hiệu quả và là “chìa khóa vàng” đối với người bị tiểu đường. Các nghiên cứu cho thấy sử dụng dược thảo thiên nhiên mang lại lợi ích tiềm tàng trong việc điều trị bệnh tiểu đường và phục hồi tuyến tụy, nhờ đó kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng.

Một số dược thảo thiên nhiên có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh tiểu đường như:

  • Khổ qua rừng: có tác dụng kích thích tuyến tụy nhằm tăng cường tiết insulin, cải thiện sự dung nạp glucose và hỗ trợ đường huyết ổn định.
  • Thêm sự kết hợp hài hòa của Nam Dương Sâm, Sa Sâm, Bố Chính Sâm, Sâm Đại Hành… giúp việc phục hồi sản sinh insulin, điều khiển lượng đường trong máu ổn định lại bình thường. Cũng như giải độc và phục hồi các chức năng gan, phòng ngừa tối đa các biến chứng do bệnh tiểu đường gây nên, đặc biệt là các biến chứng ở thận.

Các dược thảo thiên nhiên còn giúp người bệnh an thần, ngủ ngon giấc và khôi phục hoạt động lục phủ ngũ tạng, cơ thể khỏe mạnh….

Vấn đề quan trọng không phải là người bị bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm mà là làm thế nào để sống chung với bệnh một cách lạc quan, vui vẻ, khỏe mạnh lâu dài? Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường từ thảo dược thiên nhiên giúp giải đáp câu hỏi: người bị bệnh tiểu đường sống được bao lâu hay bị tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu? Tuy không thể rõ ràng số năm là bao nhiêu nhưng người bệnh cũng nên biết được rằng: điều trị bệnh bằng dược thảo thiên nhiên giúp hạn chế tốt nhất các biến chứng do bệnh gây nên, kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Mang đến một cuộc sống dễ chịu, vui khỏe, người bệnh không còn lo lắng về những biến chứng nguy hiểm, cả sự bất thường của đường huyết nếu biết cân bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.