Bệnh tiểu đường có lây không? Có di truyền không?

Việt Nam hiện nay nằm trong TOP các quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh tiểu đường nhanh nhất thế giới. Tuy ai cũng biết bệnh tiểu đường cực kỳ nguy hiểm bởi diễn biến thầm lặng của nó, nhưng đa phần mọi người chưa hiểu đúng và đủ về bệnh tiểu đường. Trong đó, những vấn đề được rất nhiều người quan tâm là Bệnh tiểu đường có lây không? Lây qua đường nào? Có di truyền không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này của các bạn.

Bệnh tiểu đường có lây không? Lây qua đường nào?

Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường lây lan qua đường tình dục, đường máu, đường ăn uống hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Từ đó, họ có cái nhìn thiếu thiện cảm và hành xử phân biệt, giữ khoảng cách đối với người bệnh, ngay cả khi đó là người thân trong gia đình.

Nhưng thực ra, không giống những căn bệnh dễ lây nhiễm như: viêm gan B, ho lao, sởi, cảm cúm, sốt xuất huyết… bệnh tiểu đường hoàn toàn không thể lây lan từ người này sang người khác. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi chăm sóc và tiếp xúc với người đang bị bệnh tiểu đường.

bệnh tiểu đường có lây không
Bệnh tiểu đường KHÔNG lây nhiễm vì đây không phải bệnh truyền nhiễm

Bệnh tiểu đường có lây qua đường máu không?

Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ: Tiểu đường là một căn bệnh do rối loạn chuyển hóa mãn tính glucid, protid và lipid do cơ thể thiếu insulin hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến thiếu khả năng chuyển hóa chất đường bột (glucose) bạn ăn vào hàng ngày thành năng lượng hoạt động cho cơ thể. Hậu quả là lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến bệnh tiểu đường. Vì nguyên nhân xuất phát từ máu, nên người ta lo sợ rằng: tiểu đường có thể lây lan.

Tuy nhiên, như đã được khẳng định ở trên, kể cả khi bạn được truyền máu của người bệnh tiểu đường, bạn cũng KHÔNG THỂ mắc căn bệnh này nếu bạn kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Bệnh tiểu đường có lây qua đường ăn uống không?

Xung quanh chúng ta thấy có những người sống chung trong một gia đình và thường bị mắc bệnh tiểu đường giống nhau nên nghĩ rằng nguyên nhân do lây qua đường ăn uống. Thực chất, tiểu đường KHÔNG lây qua tuyến nước bọt, hay khi ăn uống chung, hay qua đường hô hấp như nhiều người vẫn nghĩ. Để lý giải nguyên nhân bị chung tình trạng bệnh, có thể hiểu rằng đó là do thói quen ăn uống, sinh hoạt của những người trong gia đình là giống nhau, dẫn đến lượng đường trong máu đều tăng cao chứ không phải do lây lan.

Một nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm đến 90% trường hợp do những thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt như: ăn quá nhiều đồ ngọt, chất béo, ngồi nhiều, lười vận động… Vì vậy, cả gia đình bạn nên có chế độ ăn uống khoa học hơn, vận động và tập thể dục thường xuyên hơn để mọi người cùng khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh tiểu đường cũng như các bệnh khác.

Một lần nữa khẳng định: bệnh tiểu đường không hề lây lan và đó là điều đã được nhiều nhà nghiên cứu y khoa chứng minh. Chính vì thế, thay vì quá lo lắng, các bạn hãy sống thoải mái, lành mạnh, vui vẻ và cùng giúp đỡ những người mắc bệnh tiểu đường có cuộc sống ý nghĩa hơn và nhanh khỏi bệnh.

Ngoài ra, mọi người cần lưu ý: Mặc dù bệnh tiểu đường không lây lan nhưng một số bệnh khác do vi rút gây ra như: sởi, quai bị, lại có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng đến tuyến tụy và nhanh chóng làm giảm khả năng sản sinh insulin cho cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường và nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Theo định nghĩa của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì tiểu đường thuộc bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính. Mặc dù bệnh tiểu đường không lây nhiễm song căn bệnh này lại có tính di truyền từ đời trước sang đời sau rất cao. Theo các nhà khoa học thì bệnh tiểu đường có nguy cơ di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

bệnh tiểu đường có di truyền không
Bệnh tiểu đường có tính di truyền từ đời trước sang đời sau rất cao

Cụ thể ở hai loại tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2:

Kết quả nghiên cứu về bệnh tiểu đường tuýp 1 của Trung tâm sức khỏe Cộng đồng Harvard cho thấy, bệnh tiểu đường tuýp 1 hoàn toàn có khả năng di truyền và tỉ lệ này là 10% nếu như trong gia đình, người cha bị mắc bệnh. Còn nếu chỉ có người mẹ bị bệnh thì tỉ lệ mắc tiểu đường của đứa trẻ là 4%.

Tỉ lệ này cao hơn hẳn đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, cho dù sự phát triển của bệnh phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường. Nếu được chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2 trước 50 tuổi, thì nguy cơ mắc bệnh của con cái khoảng trên 14% và sẽ giảm còn 7,7% trong trường hợp bạn được chẩn đoán mắc bệnh sau 50 tuổi. Con số này đạt mức 50% nguy cơ mắc bệnh nếu trẻ có cả bố và mẹ bị tiểu đường.

Tóm lại, bệnh tiểu đường KHÔNG LÂY LAN. Bạn có thể hiểu rằng: những người trong một gia đình bị mắc bệnh tiểu đường có 2 nguyên nhân: do di truyền hoặc do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học giống nhau. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn bằng cách thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao…

Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường

Những thói quen xấu trong sinh hoạt, chế độ ăn uống hàng ngày cũng có thể là những nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc phải căn bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và đột quỵ. Theo các chuyên gia khoa nội tiết cho biết, những người bị tiền tiểu đường có tới 50% nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường trong vòng 5-10 năm tới. Tuy nhiên, nếu bạn kịp thời thay đổi những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày thì có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

cách điều trị bệnh tiểu đường 409
Thay thổi các thói quen xấu trong sinh hoạt góp phần ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Và những thói quen tốt dưới đây sẽ góp phần giúp bạn giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên và có thể thoát khỏi căn bệnh tiểu đường đầy nguy hiểm này.

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Một cách phòng ngừa bệnh tiểu đường tốt nhất là để tiêu thụ nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt, salad, ngũ cốc nguyên hạt,… vì những thực phẩm này giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định, có thể làm tăng khả năng hấp thụ insulin của cơ thể tốt hơn, do đó ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Tránh xa các loại thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, thực phẩm giàu chất béo, mỡ động vật, thịt chế biến… và các loại bánh ngọt, kẹo, nước ngọt đóng chai…

Tìm hiểu rõ hơn về chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường tại đây

  • Tăng cường vận động cơ thể: Tập thể dục thường xuyên giúp bạn kiểm soát cân nặng, đốt cháy calo và nâng cao sức khỏe. Các nhà khoa học đã kết luận, luyện tập khoảng 4 tiếng mỗi tuần, tức 35 phút mỗi ngày, kết quả là giảm được 80% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nên uống 1 cốc nước trước khi ăn 30 phút và giảm khẩu phần ăn để tránh tăng cân không mong muốn.

Tìm hiểu rõ hơn về chế độ luyện tập tại đây

  • Giữ tinh thần thoải mái: Căng thẳng là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra bệnh tiểu đường. Stress kinh niên có thể làm đường máu của bạn tăng vọt, vì vậy hãy học cách kiểm soát stress. Các hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn (như tập thiền, yoga, đi bộ, thiền, ngủ sâu..) sẽ giúp bạn lấy lại sự thăng bằng này.
  • Ngủ đủ 8 tiếng một ngày: Những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm thường có nguy cơ tiểu đường cao gấp đôi, còn người ngủ quá 8 tiếng thì lại tăng nguy cơ gấp 3. Để có giấc ngủ ngon buổi tối, bạn không nên mang công việc ở cơ quan về nhà, không thức khuya.
  • Xét nghiệm máu: Có rất nhiều dấu hiệu bệnh tiểu đường rất thầm lặng. Nhưng một xét nghiệm máu đơn giản có thể tiết lộ mức độ nguy cơ của bạn. Vì vậy, hãy xét nghiệm máu định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện bệnh sớm, trước khi quá muộn.

Thay vì lo lắng bệnh tiểu đường có lây không, có di truyền không, thì bạn nên có kế hoạch phòng ngừa bệnh hiệu quả, gồm có thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường tập luyện vận động và khám sức khỏe định kỳ.

Tìm hiểu rõ hơn về Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Tìm hiểu rõ hơn về Cách điều trị bệnh tiểu đường