Bật mí 6 thói quen kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường tuýp 2

Đối với người bệnh đái tháo đường, điều quan trọng trong quản lý bệnh không chỉ là hạ thấp lượng đường trong máu đến ngưỡng an toàn mà còn phải duy trì lượng đường trong máu ổn định. Để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường tuýp 2, bạn chỉ cần bắt đầu thay đổi một vài thói quen mỗi ngày. Duy trì được những thói quen tốt dưới đây, sẽ giúp bạn có thể sống vui – sống khỏe cùng với căn bệnh thế kỷ này.

Hiện nay, bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) đang gia tăng nhanh chóng trên thế giới và xảy ra nhiều ở cả người trẻ chứ không riêng người già. Trong đó, Việt Nam thuộc nhóm có tỷ lệ gia tăng nhanh nhất. Đã đến lúc bạn và người thân cần phải cảnh giác với căn bệnh mãn tính này. Nếu tuân thủ theo những thói quen tốt dưới đây thì bạn hoàn toàn có thể đối phó với căn bệnh này dễ dàng hơn rất nhiều!

1. Ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường

Chế độ ăn uống mỗi ngày có ảnh hưởng rất lớn đến mức đường huyết của người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống lành mạnh không bắt buộc bạn phải sử dụng các loại thức ăn đặc biệt hay bắt buộc phải ăn kiêng khem quá mức. Một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng có thể được tạo ra từ những thức ăn đơn giản hằng ngày. Nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường, bạn nên:

bệnh đái tháo đường 1

Ăn thường xuyên và không được bỏ bữa

Hiện nay vẫn có không ít người chưa quan tâm đúng tới bữa sáng, thậm chí là bỏ qua bữa ăn quan trọng nhất trong ngày này. Theo chuyên gia dinh dưỡng Jennifer Regester (Viện Đái tháo đường Friedman tại Trung tâm Y tế Beth Israel, New York, Mỹ) cho biết: “Nhiều người bệnh đái tháo đường có quan điểm bỏ bữa ăn sáng để kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, hành động này giúp cho lượng đường trong máu của họ xuống quá thấp và sau đó họ cảm thấy đói, họ sẽ có xu hướng ăn nhiều vào buổi trưa và buổi tối. Điều này gây ra sự tăng đột biến lượng đường trong máu”. Vì vậy, theo Regester thì tốt hơn hết là người bệnh nên ăn đầy đủ trong bữa ăn sáng.

Đó là lý do tại sao bạn nên thực hiện một chế độ ăn uống nghiêm ngặt, ăn các bữa nhỏ trong ngày và không bao giờ bỏ bữa. Nếu bạn thức dậy vào buổi sáng với tỉ lệ đường trong máu đã cao thì bạn vẫn nên duy trì bữa sáng nhưng có thể giảm bớt protein trong khẩu phần ăn đó.

Tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn

Đối với người bệnh đái tháo đường, chất xơ có vai trò giúp hấp thu glucose vào máu, làm giảm tốc độ tăng đường huyết sau ăn. Đặc biệt, chất xơ còn làm giảm hấp thu chất béo, giảm rối loạn lipid máu nên giúp giảm nguy cơ biến chứng mạch máu.

Ngoài ra, các thực phẩm giàu chất xơ cũng giúp người tiểu đường ngừa táo bón, tăng miễn dịch, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng tiêu hóa. Vì thế, bạn nên tăng cường thực phẩm giàu chất xơ vào các bữa ăn như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch,…

Một nghiên cứu khoa học mới công bố cho thấy, bổ sung chất xơ là “chìa khóa vàng” cho việc phòng và điều trị đái tháo đường. Theo đó, thực đơn hàng ngày có hàm lượng chất xơ cao, chất béo thấp sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 xuống mức tối thiểu. Đồng thời, bạn hãy luôn kiểm tra kỹ  lượng tinh bột đường và cố gắng chỉ tiêu thụ một mức nhất định hàng ngày vì chúng có thể chuyển hóa thành đường. Nếu bạn đang dùng insulin hoặc các loại thuốc để kiểm soát bệnh tiểu đường thì hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhiều hơn nữa.

Sáng ăn no và tối ăn ít

Các chuyên gia dinh dưỡng vẫn hay khuyên bệnh nhân của mình: “Ăn sáng như một vị vua, ăn trưa như một hoàng tử và ăn tối như một người ăn xin“. Lời khuyên này là tốt cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với những người bị bệnh đái tháo đường tuýp 2. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn bữa sáng lớn giàu protein và ít carbs, ăn ít vào bữa tối sẽ giúp điều chỉnh lượng đường tự nhiên trong máu. Điều này ngăn ngừa các giai đoạn tăng đường huyết, giảm nguy cơ mắc các biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

2. Tập thể dục thường xuyên

Có một câu nói nổi tiếng rằng: “Vòng bụng càng dài, vòng đời càng ngắn”, do đó, kiểm soát cân nặng là rất quan trọng. Hãy trở nên năng động hơn! Đây là một thói quen tốt, không chỉ giúp duy trì sức khỏe nền tảng, kiểm soát béo phì mà còn giúp phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường tuýp 2. Những vận động nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, thiền, yoga… sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng tối thiểu. Đồng thời, việc tập thể dục đều đặn cũng giúp bạn đốt cháy lượng glucose thừa trong cơ thể.

bệnh đái tháo đường 2
Tập thể dục đều đặn là bí quyết sống khỏe của người bệnh đái tháo đường

Các chuyên gia nghiên cứu chỉ ra rằng, việc kiểm soát cân nặng, béo phì sẽ hạn chế tình trạng kháng insulin. Khi người bệnh đái tháo đường phải điều trị bằng insulin có thể xảy ra tình trạng kháng và lệ thuộc insulin. Vì thế, tập thể dục hạn chế kháng insulin, giảm được liều lượng thuốc rất cao. Đặc biệt, khi đi bộ bạn nên kết hợp với các động tác chân tay để máu được lưu thông tới từng bộ phận trên cơ thể. Từ đó, lượng đường trong máu sẽ giảm đi đáng kể. Người bệnh kiên trì tập thể dục không những có sức khỏe mà còn đẩy lùi được nhiều bệnh tật, trong đó có bệnh đái tháo đường. Hãy dành ra 30 phút mỗi ngày để tập luyện và tập luyện ít nhất là 3 lần/ tuần.

3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

bệnh đái tháo đường 3

Theo các chuyên gia khoa nội tiết cho biết, người bệnh đái tháo đường nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất là 6 tháng/lần. Bởi vì, khi mắc phải đái tháo đường có nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch rất cao, bạn nên theo dõi thường xuyên lượng cholesterol, huyết áp và HBA1C (mức đường huyết trung bình trong 3 tháng). Bên cạnh đó, mỗi năm bạn nên đi kiểm tra mắt tòa diện một lần cũng như thăm khám để có thể phát hiện ra sớm các biến chứng như: suy thận, viêm loét bàn chân và tổn thương thần kinh…

4. Giảm bớt căng thẳng, lo âu

Căng thẳng, lo âu được biết đến là nguyên nhân phổ biến làm tăng lượng đường trong máu, khi kiểm tra lượng đường thường xuyên bạn sẽ nhận ra điều này. Giải thích điều này các chuyên gia cho biết, việc thường xuyên gặp áp lực trong công việc hàng ngày có thể làm tăng nồng độ hormone stress được gọi là norepinephrine và cortisol. Những hormone này sẽ làm tăng lượng đường trong máu và phá vỡ sự cân bằng lượng đường trong cơ thể của bạn.

đái tháo đường 4
Sống vui khỏe – tự tin cũng giúp tình trạng bệnh đái tháo đường được cải thiện

Hơn nữa, stress có thể gây nhiều tác hại hơn bạn tưởng, nó khiến bạn quên việc luyện tập hay không muốn ăn uống đúng cách. Hãy tìm một cách để giải tỏa stress cho riêng mình, ví dụ như: hít thở sâu, tập yoga, thiền, đi bộ… hoặc những sở thích khác có thể làm bạn thư giãn.

5. Không hút thuốc

Người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc phải các căn bệnh khác như: bệnh tim mạch, bệnh về mắt, thận, mạch máu, tổn thương thần kinh và đột quỵ… cao hơn so với người bình thường. Ngoài việc có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn trong thời gian ngắn, hút thuốc lá có thể làm trầm trọng thêm ảnh hưởng của biến chứng tiểu đường. Hơn nữa, hút thuốc còn dẫn đến đề kháng insulin, do đó làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường trầm trọng hơn. Tốt nhất là bạn hãy đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cai thuốc càng sớm càng tốt cho sức khỏe của bạn.

đái tháo đường 5
Hút thuốc làm tăng nguy cơ bị biến chứng bệnh đái tháo đường

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nguy cơ ung thư phổi được biết đến nhiều hơn, hút thuốc cũng làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim, làm hư hỏng các thành mạch máu và tăng sự tích tụ mảng bám.

6. Hạn chế dùng đồ uống có cồn

Uống 1-2 lý rượu vang mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, nhưng nó có thể dẫn đến tăng cân và tăng lượng đường trong máu ở một số người bệnh. Do đó, nếu bạn không uống nhiều bia, rượu vang và rượu mạnh, việc kiểm soát bệnh đái tháo đường sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết. Theo Hiệp hội đái tháo đường Mỹ, phụ nữ không nên uống quá 1 phần đồ uống có cồn mỗi ngày và đàn ông không nên quá 2 phần. Đồ uống có cồn sẽ làm đường huyết lên quá cao hoặc xuống quá thấp thất thường mà người bệnh không thể kiểm soát được. Bạn nên kiểm tra nồng độ đường trong máu trước khi uống và uống có chừng mực để tránh bị hạ đường huyết.

bệnh đái tháo đường 6
Cố gắng loại bỏ đồ uống có cồn ra khỏi cuộc sống hàng ngày

Cố gắng xác định xem liệu đồ uống có cồn nhất định sẽ làm tăng lượng đường trong máu của bạn nhiều hơn những đồ uống khác hay không. Nếu tất cả các dạng rượu đều làm tăng lượng đường trong máu, hãy hỏi bác sĩ xem bạn nên uống hay không.

Lời khuyên:

Theo đó, để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường tuýp 2, người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt về chế độ ăn uống, tập luyện hàng ngày, dùng thuốc và tự theo dõi đường huyết tại nhà. Trong đó, sử dụng thảo dược kết hợp trong điều trị đái tháo đường hiện nay đang được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng, bởi tác dụng giúp ổn định đường huyết lâu dài, hơn thế nữa, một số thảo dược được nghiên cứu còn giúp làm giảm chỉ số HbA1c hiệu quả, phòng ngừa các biến chứng rất tốt. Đặc biệt, không có bất cứ phản ứng phụ nào nguy hiểm cho sức khỏe, nhất là khi sử dụng thường xuyên và lâu dài.

Các nghiên cứu cho thấy, Khổ Qua Rừng giúp phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng tiểu đường thông qua cơ chế làm giảm HbA1c. Sau 12 tuần điều trị, Khổ Qua Rừng làm giảm 1% chỉ số HbA1c (từ 8,5% xuống 7,5%), điều này đồng nghĩa với việc giảm đáng kể biến chứng trên mắt, thận, thần kinh. Khổ qua còn làm giảm lipid máu nên ngăn ngừa biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.

Theo Lương y Dương Phú Cường (Phó chủ tịch thường trực Hội Đông Y – Quận Gò Vấp) – với hơn 20 năm nghiên cứu và điều trị bệnh tiểu đường cho biết, khi kết hợp trái Khổ Qua Rừng với các loại sâm quý hiếm như: Sa Sâm, Bố Chính Sâm, Sâm Đại Hành, Nam Dương Sâm… có khả năng giúp tuyến tụy phục hồi sản sinh insulin, điều khiển lượng đường trong máu hoạt động bình thường trở lại. Từ đó giúp giảm được chỉ số HbA1c hiệu quả, phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Trên đây, là những thói quen rất tốt được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng, góp phần nâng cao hiệu quả trong điều trị, giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa rủi ro do biến chứng.