4 cách điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả được các chuyên gia đánh giá cao

Điều trị bệnh tiểu đường bằng Đông y hay Tây y có hiệu quả hơn? Bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân mắc tiểu đường ngày càng gia tăng. Ngoài cách điều trị bệnh tiểu đường bằng Tây y, các phương pháp tự nhiên lại được rất nhiều người bệnh ưa chuộng. Với 4 phương pháp mới điều trị bệnh tiểu đường dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát căn bệnh này dễ dàng hơn rất nhiều lần.

1.     Điều trị bệnh tiểu đường bằng thay đổi lối sống sinh hoạt

Cách điều trị bệnh tiểu đường này được áp dụng khi mới phát hiện ra bệnh tiểu đường. Lúc này, chỉ số đường huyết không quá cao, chưa gây ra biến chứng cấp tính.

điều trị bệnh tiểu đường
Cuộc sống vui vẻ, ăn uống lành mạnh là cách tự nhiên nhất điều trị bệnh tiểu đường

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

  • Người bệnh tiểu đường nên tăng cường thực phẩm giàu chất xơ trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau mỗi ngày để đảm bảo đủ lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ. Bạn nên ưu tiên ăn rau, trái cây tươi thay vì uống nước ép hay xay nhuyễn vì sẽ giữ được lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể, rất tốt cho huyết áp và mức glucose huyết.
  • Trong mỗi bữa ăn người bệnh nên sử dụng carbohydrate từ ngũ cốc nguyên hạt hoặc gạo lứt để cung cấp một nguồn năng lượng tốt mà không lo tăng đường huyết và bổ sung các chất dinh dưỡng khác vào chế độ ăn.
  • Lựa chọn thực phẩm có nguồn protein từ: đậu, đỗ, thịt nạc, thịt gà (đã bỏ da), trứng và cá, trong tất cả các bữa ăn hàng ngày
  • Nên lựa chọn các chất béo lành mạnh, như dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu hạt cải, bơ, dầu cá… và sử dụng với lượng vừa đủ.
  • Lựa chọn một số chế phẩm sữa để giữ xương chắc khỏe như sữa, pho mát và sữa chua.
  • Hạn chế đồ ngọt, đồ béo ở mức chỉ thỉnh thoảng mới thưởng thức. Đặc biệt tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác…
  • Uống ít nhất từ 6 – 8 ly nước lọc mỗi ngày.

Tăng cường vận động thể lực

Hãy trở nên năng động hơn! Đây là một phương pháp rất tốt, không chỉ giúp duy trì sức khỏe nền tảng, kiểm soát béo phì mà còn giúp phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 2. Luyện tập mỗi ngày mang lại lợi ích to lớn trong điều trị bệnh tiểu đường như: giúp giảm cân, giảm đề kháng insulin, cải thiện dung nạp glucose và nồng độ lipid máu. Ngoài ra, luyện tập phù hợp với thể trạng còn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cơ bắp dẻo dai, ổn định hệ tiêu hóa… Những vận động nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, thiền, yoga… sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng tối thiểu, đốt cháy lượng glucose thừa trong cơ thể.

Giữ tinh thần thoải mái

Áp lực công việc, căng thẳng, lo âu… là nguyên nhân phổ biến làm tăng lượng đường trong máu, bạn sẽ thấy rất rõ điều này khi kiểm tra lượng đường thường xuyên. Vì vậy, hãy tìm cho mình một cách để giải tỏa stress như: hít thở sâu, tập yoga, thiền, đi bộ… không chỉ mang lại lợi ích tương tự như vận động thể lực, mà còn giúp giảm stress oxy hóa trong tiểu đường – nguyên nhân gây đề kháng insulin và rối loạn tế bào β của đảo tụy.

2.     Cách điều trị bệnh tiểu đường bằng Tây y

Đối với Tây y, phương pháp điều trị bệnh tiểu đường hướng tới việc ổn định đường huyết thông qua chế độ ăn uống, dùng thuốc (tiêm insulin hoặc thuốc uống), giảm cân và tích cực tập luyện thể lực. Các bác sĩ Tây y sẽ căn cứ vào xét nghiệm máu, theo dõi các chỉ số đường huyết và HbA1C; kết hợp với thăm khám để đánh giá các biến chứng của người bệnh như biến chứng ở mắt, biến chứng gây tổn thương thận, đo về tình trạng huyết áp, hiện trạng kháng insulin hay hiếu hụt insulin. Sau khi được thăm khám kỹ, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hướng dẫn chế độ ăn uống, luyện tập để phác thảo phác đồ bệnh tiểu đường type 2 và cách điều trị sao cho phù hợp.

điều trị bệnh tiểu đường
Điều trị bệnh tiểu đường bằng phương pháp Tây y
  • Sử dụng Insulin: Đây là chỉ định bắt buộc đối với tiểu đường type 1, tiểu đường thai kỳ, tiểu đường type 2 có mức đường huyết quá cao, nguy cơ gây biến chứng cấp tính hoặc người suy gan, suy thận nặng.
  • Thuốc uống hạ đường huyết: Thuốc được bác sĩ chỉ định cho người bệnh sau khi thực hiện chế độ ăn uống và vận động thể lực để kiểm soát đường huyết nhưng thất bại. Các thuốc được chia theo nhóm công dụng chính như: chậm hấp thu glucose, kích thích cơ thể bài tiết insulin, tăng tác dụng glucose, giảm tân tạo glucose, giảm đề kháng insulin.

Lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn vẫn phải kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp.

3.     Cách điều trị bệnh tiểu đường bằng Đông y

Ngoài phương pháp Tây y, nhiều người bệnh tiểu đường đã tìm đến các bài thuốc Đông y có thành phần từ thảo dược thiên nhiên và đã nhận được kết quả bất ngờ. Lợi ích hàng đầu của việc sử dụng thảo dược thiên nhiên chính là sự an toàn để sử dụng, có tác động tích cực trong điều trị bệnh mà không có tác dụng phụ như thuốc Tây. Tránh được vòng luẩn quẩn của việc dùng thuốc thì đường huyết giảm mà nếu ngưng thì đường lại mất kiểm soát như Tây y.

điều trị bệnh tiểu đường
Điều trị bệnh tiểu đường bằng Đông y

Quan điểm của y học cổ truyền (Đông y) xem cơ thể là một khối thống nhất, mỗi một bộ phận đều có sự gắn kết mật thiết với nhau. Do đó, để điều trị bệnh tiểu đường bằng Đông y không có nghĩa chỉ là hạ đường huyết, mà cần phải tác động lên toàn bộ cơ thể để điều chỉnh sự rối loạn và bảo vệ tính toàn vẹn cho chức năng của mỗi cơ quan. Bên cạnh đó, các bài thuốc Đông y còn lưu tâm đến các triệu chứng và biến chứng của bệnh tiểu đường kèm theo để phối hợp các vị thuốc sao cho phù hợp.

Các nghiên cứu cho thấy, Khổ Qua Rừng giúp phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng bệnh tiểu đường thông qua cơ chế làm giảm HbA1c. Sau 12 tuần điều trị, khổ qua rừng làm giảm 1% chỉ số HbA1c (từ 8,5% xuống 7,5%), điều này đồng nghĩa với việc giảm đáng kể biến chứng trên mắt, thận, thần kinh… Khổ qua rừng còn làm giảm lipid máu nên ngăn ngừa biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.

Theo Lương y Dương Phú Cường (Phó chủ tịch thường trực Hội Đông Y – Quận Gò Vấp) – với hơn 20 năm nghiên cứu và điều trị bệnh tiểu đường cho biết, sự kết hợp giữa trái Khổ Qua Rừng với các loại sâm quý hiếm như: Sa Sâm, Bố Chính Sâm, Sâm Đại Hành, Nam Dương Sâm… có khả năng giúp tuyến tụy phục hồi sản sinh insulin, điều khiển lượng đường trong máu hoạt động bình thường trở lại. Từ đó giúp giảm được chỉ số HbA1c hiệu quả, phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, các loại thảo dược trên còn có công dụng kiện tỳ vị, kiểm soát lượng đường trong máu, ổn định và ngăn ngừa mỡ máu. Giải độc gan, hạ cholesterol, an thần bổ khí, phục hồi nguyên khí giúp ăn ngon ngủ ngon.

4.     Cách Điều trị bệnh tiểu đường bằng kết hợp Đông – Tây y

Người bệnh tiểu đường thường được bác sĩ điều trị theo phác đồ của Tây y để có thể hạ đường huyết nhanh chóng nhằm ngăn chặn kịp thời các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, sử dụng thuốc tây trong thời gian lâu dài có thể khiến người bệnh gặp một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, cách điều trị bệnh tiểu đường trong những năm gần đây đang chuyển từ Tây y sang kết hợp giữa Tây y và các thảo dược Đông y, chế phẩm hỗ trợ trị tiểu đường có nguồn gốc thiên nhiên, nghĩa là sử dụng thuốc Tây kèm với thảo dược Đông Y. Nhằm đưa đường huyết về mức an toàn và ổn định lâu dài, phòng tránh được các biến chứng cấp tính và mãn tính, giảm các tác dụng phụ, giảm chi phí điều trị.

điều trị bệnh tiểu đường

Các công trình nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy ứng dụng các dược liệu Đông y với tiêu chí theo dõi chính xác của Tây y là phương pháp hiệu quả và an toàn giúp người bệnh phòng ngừa các biến chứng tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường sẽ được bác sĩ dùng các phương pháp chuẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng của y học hiện đại để chuẩn đoán, xác định nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi, các bệnh kèm theo, lượng đường huyết hay các biến chứng của bệnh… Qua đó, theo dõi chính xác mức đường huyết và các chỉ số kèm theo như mỡ máu, chức năng gan, thận.

  • Nếu mức đường huyết của người bệnh dưới 150mg/dl hoặc dưới 9mmol/L, có thể áp dụng phương pháp không dùng thuốc (kiểm soát chế độ ăn uống, tập luyện, tinh thần) và sử dụng các bài thuốc hỗ trợ từ Đông y (thuốc thang hoặc thành phẩm).
  • Nếu mức đường huyết qua điều trị như trên vẫn không giảm, hoặc đường huyết lúc đói khi khởi đầu cao hơn 150mg/dl, nên dùng các thuốc y học hiện đại phối hợp với chế độ ăn và tập luyện đúng cách. Bên cạnh đó, sử dụng kết hợp với các bài thuốc hỗ trợ từ Đông y (thuốc thang hoặc thành phẩm) để giảm các tác dụng phụ của thuốc tây mà vẫn giữ đường huyết ở mức ổn định và lâu dài.

Với phương pháp này, các bài thuốc dược liệu cần được nghiên cứu kỹ lưỡng trên lâm sàng, phối hợp với thuốc điều trị tiểu đường Tây y. Khi dùng dài ngày, phải xác định rõ hiệu quả, đồng thời đánh giá những chức năng khác của cơ thể. Các chuyên gia cũng khuyên bệnh nhân tiểu đường trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường bằng kết hợp Đông – Tây y khi thấy đường huyết về mức bình thường nhưng vẫn phải theo dõi thường xuyên. Nên 6 tháng đi khám 1 lần về đường huyết để ngăn ngừa tái phát và phát hiện kịp thời các biến chứng không mong muốn